Văn Mẫu Lớp 11

Nhận xét về thơ mới (năm 1930 - 1945) Hoài Thanh viết ""Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế"" (theo cuốn thi nhân Việt Nam). Ý kiến của em về nhận xét trên

*Đặt vấn đề:

Giới thiệu về phong trào Thơ Mới. (...)

Chú ý đến đặc điểm chính của Thơ Mới là cái mới, lạ, chất phương Đông kết hợp với phương Tây, hòa quyện làm nên một phong trào thơ ca với những tác phẩm và những nhà thơ tiêu biểu. Xôn xao bởi nó có nhiều cái mới, cái lạ. Và "buồn" bởi cái thế sự lúc bấy giờ và tâm sự của những nhà thơ Mới, họ của nhạy cảm, với bản thân mình và với xã hội đương thời - thơ ơ, dửng dưng.

Nó được thể hiện qua câu nói của Hoài thanh trong "Thi nhân Việt Nam" (Trích dẫn câu của Hoài Thanh.)

* Giải quyết vấn đề:

- Giải thích câu nói của Hoài Thanh (mở rộng thêm chút nữa từ cái chú ý trong phần mở bài).

- Chứng minh qua những bài thơ đã được học:

+ Vội vàng:

Xuâm Diệu - "nhà thơ mới nhất trong nhà thơ mới" - đã đem đến cho làng thơ VN cái vẻ phương Tây đầy mới lạ, ông đem đến sự "xôn xao" mà mãi lâu sau khi ông đến người ta mới "quen" được với nó.

Chứng minh cái "xôn xao" mà Xuân Diệu đem tới:

"Tôi muốn tắt nắng đi

Cho hương đừng bay đi"

Khẳng định cái "tôi" của mình.

Xuân Diệu - người đã đến, "đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới", khám phá thiên nhiên, đất trời, cái đẹp nhân gian.

Nhưng cũng chất chứa trong ông là nỗi buồn, nỗi buồn với khát khao giao cảm mà ngưòi đời thì dửng dưng.

"Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời".

Tuy nhiên, khát vọng yêu thương của Xuân Diệu không bao giờ vơi cạn, cho nên cái buồn của ông luôn chất chứa khát khao, dù lúc vui hay là lúc buồn thì ông luôn có một niềm khát khao đó.

+Đây thông Vĩ Dạ:

Hàn Mặc Tử gây xôn xao bởi cái "điên" của ông

Nhưng thực là buồn nhiều hơn. Nỗi đau thể xác khiến ông bấn loạn về tinh thần, đau đớn nhưng luôn khát khao giao cảm.

"Gió theo lỗi gió mây đường mây..."

+ Tràng Giang.

Tuy nhiên, nỗi buồn của Huy Cận là nỗi "buồn thế hệ" (cuộc đời vô tâm, rồi thêm nỗi buồn quê hương), cái buồn cô đơn lạc, lõng, cái buồn thẳm mà "ta trở về hồn ta cùng Huy Cận".

Có lẽ Huy Cận là một nhà thơ "buồn" của phong trào thơ Mới.

(dẫn chứng từ bài thơ)

+ Có thể chứng minh thêm ở bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ.

"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

=> Chốt lại vấn đề: Câu nói của Hoài Thanh đã khái quát được một cách đầy đủ và sâu sắc về phong trào thơ Mới, gây nhiều "xôn xao" nhưng cũng thực "buồn".

Mỗi nhà thơ đều là một cơn gió reo vui mang đến những nốt nhạc lạ, muôn nhạc điệu. Nhưng cuộc đời thờ ơ quá, dửng dưng quá => nỗi buồn tha thiết "nhưng động tiên đã hết, tình yêu không bền, say đắm rồi cũng bơ vơ...".

* Kết thúc vấn đề:

(Trích dẫn lại câu của Hoài Thanh) => Câu nói giúp ta hiểu thêm về phong trào thơ Mới một cách đầy đủ, và sâu sắc. Câu nói đúng đắn của một nhà phê bình làm ta khắc ghi sâu hơn cái "điệu" của một thời kì của thơ ca Việt Nam