Vạn Huê Lầu diễn nghĩa

hồi thứ bốn mươi ba

Khi Thiên Tử ngự giá đến Trần Châu thì Bao Công đi trước đến ra mắt Lý Thái Hậu trước để báo tin.

Lý Thái Hậu hỏi:

- Vậy Bao đại nhân về trào đã phân biện việc ấy xong chưa?

Bao Công tâu:

- Án ấy đã minh bạch nên tôi cùng Thánh Thượng ngự giá đến đây rước nương nương về cung.

Lý Thái Hậu mừng rỡ nói:

- Oan khúc của tôi như thế này mà nay đã tra ra, thiệt là ơn của đại nhân rất trọng. Nếu không có đại nhân gánh vác việc này thì chắc thân tôi suốt đời phải chịu cực khổ.

Quách Hải Thọ nghe nói xen vào:

- Nếu vậy thì Thánh Thượng cũng không phải là minh

quân. Ai đời mẹ ruột mà lại bỏ ra thân thể như vậy, lại nhìn người khác là mẹ thì mang tội bất hiếu biết là nhường nào?

Bao Công nói:

- Người nói như vậy thật là quấy lắm. Vả chăng khi ấy Thánh Thượng còn thơ ấu mà biết đâu đến việc trớ trêu như vậy Người phải suy xét cho kỹ chẳng nên nói bậy mà phạm đến uy tín của Thánh Thượng.

Lý Thái Hậu nói:

- Con ơi! Lời Bao đại nhân nói đó là phải lắm, con đừng có nóng nảy mà lỗi đạo quân thần. Con cứ làm thinh đứng bên mẹ đây mà thôi.

Quách Hải Thọ nói:

- Lời mẫu thân đã dạy con đâu nào dám cãi.

Bao Công lại tâu:

- Xin nương nương hãy thay đổi đồ cung trang đi, vì

chút nữa đây Thánh Thượng sẽ đến ra mắt nương nương và  nghinh tiếp nương nương cùng trở về.

Lý Thái Hậu nói:

- Thân tôi bị nạn bấy lâu, ăn mặc rách rưới đã quen rồi, bây giờ cũng chẳng nên mặc đồ hoa mỹ làm chi nữa.

Bao Công nói:

- Xưa khác, nay khác, lúc trước nương nương bị nạn thì không ai biết, còn nay thì cũng tỷ như cây khô mà trổ bông, đã trở lại bậc quốc mẫu rồi, lẽ nào lại ăn mặc rách rưới như vậy?

Lý Thái Hậu nói:

- Đại nhân đã nói cạn lời như vậy thì tôi cũng nghe theo, song để Thánh Thượng đến đây, mẹ con gặp nhau rồi tôi sẽ thay đổi cung trang cũng chẳng muộn.

Thái Hậu nói vừa dứt lời thì cỏ quân sĩ chạy đến báo với Bao Công:

- Thánh giá đã đến rồi.

Bao Công lật đật ra tiếp giá. Khi ấy Thiên Tử không muốn kinh động đến Quốc mẫu nên không cho các quan hộ giá theo đông, chỉ đi tới năm vị đại thần vào đó mà ra mắt Thái Hậu.

Thiên Tử đến nơi quỳ dưới đất, còn các quan cũng quỳ theo. Bao Công tâu với Thái Hậu rằng:

- Thánh Thượng đến đây đang quỳ trước mặt nương nương đó.

Lý Thái Hậu nghe nói thì mừng rỡ, lật đật lấy tay quờ lia quơ lịa, song quơ không tới. Còn Thiên Tử thấy thân thể Thái Hậu như vậy thì lòng đau như dao cắt, nước mắt nhỏ xuống ròng ròng, bèn quỳ xê lại bên Thái Hậu mà tâu:

- Con đã quỳ gần bên mẹ đây.

Thái Hậu nghe nói thì đưa tay quơ nhằm vai Thiên Tử, bỗng khóc òa lên nói:

- Hoàng nhi ơi. Mẹ con ta cách nhau đã gần hai mươi năm, nay ngỡ là đã không gặp mặt nhau được nữa. May mà mẫu tử tương phùng như vậy thì cũng nhờ ơn Bao đại nhân lắm.

Nói rồi vùng khóc lớn lên. Thiên Tử thấy vậy cũng khóc sướt mướt, không nói ra lời.

Qua một lúc, Thiên Tử mới nói được:

- Mậu hậu ơi. Con làm đến bậc Thiên Tử, giàu có bốn biển, vào đài ra các, mà để thân mẹ chịu cực khổ như vầy thiệt là tội rất lớn, nay còn mặt mũi nào mà ngồi chốn ngài vàng sửa trị thiên hạ nữa? Tội ấy đáng muôn thác. Nếu mẹ không bắt tội con thì cũng phế con xuống lập lên người khác để trị vì thiên hạ.

Các vị đại thần tâu:

- Việc này không phải tại lỗi Bệ hạ đâu, vì khi đó Bệ hạ còn nhỏ, lẽ nào lại biết Được gian kế như vậy, bây giờ Bệ hạ lại định tội bất hiếu cho mình, chúng tôi e không nhằm quốc pháp, xin Bệ hạ đừng nói đến việc ấy nữa. Ngày nay là ngày mẫu tử đoàn viên, xin rước nương nương về trào đặng cùng hưởng phú quý thì hay hơn.

Lý Thái Hậu than:

- Bây giờ tôi đã ra thân tàn tật và chịu khổ đã quen rồi, cũng chẳng cần về chốn cung vi làm chi nữa. Để tôi ở lại lò gạch này cho qua ngày đoạn tháng thì hơn.

Thiên Tử nghe Thái Hậu nói như vậy thì tâu:

- Mẹ ơi! Xin mẹ chớ nói lời ấy. Nếu mẹ có lòng nhân từ không làm tội con, vậy con xin rước mẹ trở về cung vi đặng phụng dưỡng thì con mới an lòng. Nếu mẹ không đi thì con không chị hồi trào đâu. Con quyết ở đây hôm sớm cùng mẹ mà thôi.

Nói rồi khóc òa lên.

Thái Hậu nói:

- Thân mẹ mù lòa như vầy, dẫu có về cung cũng chẳng vui gì mà lại còn làm mất thể diện của con nữa.

Thiên Tử nghe nói như vậy càng đau xót hơn nữa, liền bước ra ngoài chấp tay khấn vái trời đất:

- Ngày nay mẹ con tôi đã được đoàn viên, mà mẹ tôi vì bị mù lòa mà không chịu theo tôi về triều, tôi không thể nào bỏ mẹ tôi mà đi cho được, cúi xin Hoàng Thiên Hậu thổ giúp cho mẹ tôi hết mù lòa, để tôi đưa mẹ tôi về cung nuôi dưỡng.  Nếu được như vậy, tôi hứa sẽ xuất kho mà bố thí cho nhân  dân tại Trần Châu này, và tha thuế 10 năm cho dân chúng rồi  đại xá tù nhân, để mọi người an hương ân đức.

Vái rồi vừa bước vào trong thì Lý Thái Hậu đôi mắt bỗng sáng lên.

Lý Thái Hậu mừng rỡ nói:

- Hoàng nhi ơi? Bây giờ con mắt của mẹ đã lần lần sang tỏ rồi. Thật là trời phật đã thương mẹ con ta.

Thiên Tử và các quan đại thần đều vui mừng không biết nói sao cho hết. Quách Hải Thọ nhảy tới reo vui, nói:

- Thánh Thượng vái có mấy lời mà mẹ tôi mắt đã sáng ra rồi, nếu biết vậy thì bấy lâu nay tôi đã khấn vái cho mẹ tôi  sáng mắt ra, đâu để đến bây giờ.

Thiên Tử nghe Quách Hải Thọ nói như vậy thì hỏi Thái  vậy chớ người này là ai mà lại kêu Mẫu hậu bằng mẹ vậy?

Lý Thái Hậu nói;

- Nó là Quách Hải Thọ, vẫn là con nuôi của mẹ đấy, bấy lâu nay mẹ cũng nhờ nó nuôi dưỡng nên mới sống được đến ngày nay.

Thiên Tử nói:

- Nếu vậy thì đáng làm ân huynh của con lắm.

Bèn day lại nói với Quách Hải Thọ:

- Xin ân huynh ngồi lại đặng trẫm lạy một lạy mà đền ơn lao khổ.

Nói rồi vừa muốn lạy thì Quách Hải Thọ vội vã tâu:

- Xin Bệ hạ chờ làm như vậy mà lỗi đạo tôi thần.

Bao Công nói:

- Bệ hạ vì lòng thương mẹ mà không nghĩ đến thân mình, thật đáng quý, nhưng Bệ hạ không nên làm như vậy mà bỏ đạo vua tôi.

Thiên Tử nghe Bao Công nói như vậy thì vòng tay nói

với Quách Hải Thọ:

- Trẫm nhờ có ân huynh thay mặt trẫm mà bảo vệ Mẫu hậu bấy lâu nay, nên mẹ con trẫm mới có ngày đoàn viên. Vậy trẫm xin mời ân huynh về trào đồng hưởng vinh hoa với trẫm.

Quách Hải Thọ lật đật quỳ xuống tâu:

- Vả Bệ hạ là con, tôi cũng là con. Bệ hạ chỉ mang ơn sanh thành, còn tôi mang ơn dưỡng dục. Bệ hạ biết đến nghĩa trọng, lẽ nào tôi không biết trả ơn dày. Xin Bệ hạ chớ nói đến việc trả ơn mà lỗi niềm tôi chúa.

Thiên Tử bước đến đỡ Quách Hải Thọ dậy, nói:

-  Ân huynh miễn lễ.

  Lúc ấy Thái Hậu thấy các quan quỳ dưới đất thì nói:

- Các vị hiền khanh miễn lễ.

Thiên Tử khiến các quan thi lễ cùng Quách Hải Thọ. Các quan đều vâng lệnh, duy chỉ có một mình Bàng Hồng mặt có vẻ buồn vì nghĩ rằng mình là đương triều nhất phẩm mà lại phải thi lễ với một thằng ăn mày như vậy thì hổ thẹn lắm

Tuy suy nghĩ như vậy song không dám cãi lệnh.  Quách Hải Thọ cũng đáp lễ với mấy vị đại thần, nhưng rất ngượng ngập, vì từ nhỏ đến giờ chưa biết lễ nghi là gì cả. Bao Công tâu với Lý Thái Hậu:

- Xin nương nương thay đồ cung trang đặng lên kiệu mà về trào.

Thái Hậu nói:

- Vậy thì Hoàng nhi và các quan hãy lui ra, rồi ta sẽ theo sau.

Thiên Tử vâng lời dẫn các quan lui ra.

Lúc ấy Bao Công khiến thái giám và các cung nữ đem đồ cung trang vào dâng cho Thái Hậu. Thái Hậu thay đổi cung trang xong thì Thiên Tử lại khiến đem y phục trao cho Quách Hải Thọ thay đổi. Quách Hải Thọ lắc đầu nói:

- Tôi mặc đồ rách rưới lâu nay đã quen rồi, chẳng nên thay đổi long bào làm chi.

Thái Hậu nói:

- Con ơi! Bấy lâu nay rách rưới thì mẹ con ta cùng chịu với nhau, nay mẹ đã đổi cung trang thì con cũng phải mặc long bào mà cộng hưởng phú quý cho vui lòng Hoàng nhi.

Thiên Tử nói:

- Ân huynh đã chịu cực khổ với Mẫu hậu bấy lâu, nay  mẹ con trẫm đã sum họp, thì trẫm là con, ân huynh cũng là con, trẫm bực nào thì ân huynh cũng bậc nấy. Vậy xin ân huynh hãy thay đổi cho vui lòng mẫu hậu.

Quách Hải Thọ nói:

- Không phải là tôi không tuân chỉ, song lâu nay tôi ở nơi quê mùa. Không thông hiểu lễ nghi, xin Bệ hạ để tôi ở lại đây cho an phận.

Thái Hậu nói:

- Con đừng nói như vậy. Vả con với Thánh Thượng tuy có tình anh em, song còn phải giữ niềm tôi chúa. Chúa với tôi cũng như cha với con, vậy con phải vâng lời chỉ bảo mà về trào sống gần gũi với mẹ như bấy lâu nay.

  Quách Hải Thọ nói:

- Mẹ đã dạy như vậy con đâu dám cãi.

Nói rồi liền thay đổi y phụ, cùng Thái Hậu bước lên kiệu, còn Thiên Tử bước lên long xa cùng các quan trở về Biện kinh.

Về đến nơi, các quan trào đều ra khỏi thành nghênh tiếp Thiên Tử truyền dọn yến tiệc thết đãi để chúc mừng việc đoàn viên.

Lúc ấy Tào Hoàng Hậu, Bàng Quí Phi đi với tam cung lục viện đến đó mà triều kiến Lý Thái Hậu. Triều kiến xong, Lý Thái Hậu truyền chỉ ai về cung nấy, rồi than với Thiên Tử rằng:

- Nay về đến đây được thấy cung viện như vầy thật là phước lớn. Song nhớ lúc còn ở nơi Trần Châu nếu không có Bao đại nhân thì không biết đến bao giờ mới được trở lại nơi đây

Thiên Tử nói:

- Vậy để xong việc triều đình con sẽ cho người đến Trần Châu trùng tu miếu võ, chẩn tế nhân dân. Còn bây giờ Quách Hòe đã đem lòng độc ác như vậy thì cứ phải luật mà hành  hình. Còn Lưu Thái Hậu thì cũng không nhẹ và Địch Thái Hậu cũng có tội khi quân nữa. Tuy vậy phận làm con, không  lẽ dám định án đấy.

Lý Thái Hậu nói:

- Vả chăng ngày ấy Trần Lâm cứu Hoàng nhi về cho Địch Thái Hậu bảo dưỡng, thì Địch Thái Hậu tuy không có  công đẻ song cũng có công nuôi, sanh dường đạo đồng thì Địch Thái Hậu cũng như mẹ, thiết là có công mà không có tội cho hết. Còn Lưu Thái Hậu tuy có lòng độc dữ, song cũng là vợ lớn của Tiên đế thì cũng là đích mẫu của Hoàng nhi rồi. Đạo làm con không lẽ định tội cho đích mẫu. Bây giờ mẹ con ta được đoàn viên thì Hoàng nhi phải xóa bỏ hết những chuyện ấy, chẳng nên nhắc đến nữa. Còn Trần Lâm có công cứu chúa, ơn ấy phải đền. Khấu cung nga có lòng nhân ái thì phải âm phong và lập miếu phụng từ. Duy có một mình Quách Hòe tội

ấy rất nặng, không thể thứ dung. Phải giao cho Bao Công tra  xét mà định tội.

Thiên Tử nói:

- Mẫu hậu phán như vậy thật là có nhân từ.

Vừa nói dứt lời thì có cung nga đến báo:

- Từ ngày thành giá ra khỏi kinh thành thì Lưu Thái Hậu đã đóng cửa cung mà tự vận rồi.

Thiên Tử hỏi:

- Khi trẫm mới về đây sao không báo trước cho trẫm hay?

Cung nữ tâu:

- Khi ấy Chánh hậu nương nương nói Thái Hậu mới về, đang lúc vui mừng nên không cho báo việc hung tin như vậy.

  Lý Thái Hậu nghe xong thì rơi lệ nói:

- Thế khi Lưu Thái Hậu sợ tôi mà liều mình chăng? Không dè ta có lòng rộng dung như vậy mà Lưu Thái Hậu không biết.

Thiên Tử hỏi cung nữ:

- Vậy chớ đã tẩm niệm rồi hay chưa?

Ngày ấy, Thiên Tử truyền chỉ tẩm liệm Lưu Thái Hậu xong thì chọn chỗ đất khác mà an táng, song không cư tang.

Ngày thứ Địch Thái Hậu ra mắt Lý Thái Hậu thì cũng muốn noi theo việc lễ mà triều bái tung hô, song Lý Thái Hậu không cho, dắt tay mời ngồi và trò chuyện cùng nhau. Địch Thái Hậu cũng sợ Thiên Tử bắt tội khi quân nên có ý khép nép, té ra Lý Thái Hậu chẳng những không nói đến tội mà còn tạ ơn:

- Trong khi con tôi bị nạn đó, nếu không có hiền tẩu bảo bọc thì còn đâu nối trị ngôi trời đặng ơn ấy thiệt là lớn.

 

Cung nữ tâu:

- Chánh hậu nương nương nói Lưu Thái Hậu là người có tội, phải chờ Bệ hạ về xem thử thế nào đã rồi sẽ tẩm liệm.

Lý Thái Hậu nói:

- Vậy Hoàng nhi hãy nghĩ tình Tiên đế mà làm theo lễ an táng nơi Hoàng lăng.

Thiên Tử nói:

- Việc ấy không được đâu. Tuy Lưu Thái Hậu là người nguyên phối phối của Tiên đế mặc lòng, song làm đến tội ấy cũng không thua gì Võ Hậu đời Đường, vì cũng có lòng muốn làm tuyệt dòng nhà Tống. Nếu bây giờ còn an táng nơi Hoàng lăng e khi con cũng bị tội với Tiên đế nữa. Thôi, con cũng cho lấy lễ mà tẩm liệm, nhưng không được chôn vào Hoàng lăng.

Thái Hậu thấy Thiên Tử nói như vậy thì làm thinh, không nói gì nữa.

Địch Thái Hậu nói:

- Việc ấy tuy cũng có công, song lấy theo quốc pháp thì cũng không khỏi tội khi quân. Nay nương nương cùng Thánh Thượng rộng lòng không định tội là may, xin chớ nói đến công ơn nữa.

Lý Thái Hậu nói:

- Tuy hiền tẩu nói như vậy, song theo ý tôi xét thí chẳng có tội chi cả.

Nói vừa dứt thì Thiên Tử đến cung mà triều bái Địch  Thái Hậu. Kế đó Dư Thái Quân cũng đến chầu Lý Thái Hậu nữa.

Lý Thái Hậu truyền dọn tiệc thết đãi. Ăn uống xong đến chiều tối mới về.

Hôm sau, Thiên Tử lâm trào hỏi Bao Công:

- Khấu cung nữ có lòng nhân ái, vì cứu trẫm mà phải liều mình như vậy, còn Trần Lâm thì cũng có công cứu chúa, song một đáng mất, một đáng còn, hai đàng đều có ơn rất nặng theo ý khanh tưởng phải phong thưởng bậc chi cho xứng?

Bao Công tâu:

- Khấu cung nữ công cán rất lớn, xin Bệ hạ gián chỉ mà di táng linh cữu nơi Hoàng lăng, rồi truy phong Thiên Phi nguyên mẫu, lập miếu mà phụng thờ. Còn Trần Lâm có lòng trung nghĩa xin Bệ hạ phong đến tước công, rồi cho an nhàn dưỡng lão, sống thì hưởng lộc triều đình, chết thì đem tên vào Thái miếu. Còn Quách Hoè có lòng độc ác, bày mưu sâu kế độc thì phải chịu tội rút ruột, cắt lưỡi và phân thây.

Thiên Tử nói:

- Vậy thì trẫm giao cho khanh cứ theo án ấy mà thi hành.

Bao Công tâu:

- Vả Quách Hòe và Trần Lâm đều là nội giám hết, mà Trần Lâm có lòng nhân ái, Còn Quách Hòe thì gian tà, một đàng hại chúa, một đàng cứu chúa, hai nẻo cách nhau, xin Bệ hạ cho Trần Lâm đến giữa pháp trường mà coi xử tội Quách Hòe cho vui lòng, đẹp mắt.

Thiên Tử nhậm lời, phán:

- Phán đoán như Bao khanh thật vừa ý trẫm.

Liền hạ chỉ tuyên triệu Trần Lâm trước khi bãi triều. Các quan ai về dinh nấy.

Bao Công về đến dinh liền sai quân thẳng đến thiên lao bắt Quách Hòe đem ra pháp trường xử tội.

  Quân sĩ dẫn Quách Hòe đến nơi thì Bao Công và Trần Lâm đã có mặt.

Bao Công cười, nói:

- Quách Hòe và Trần công công đều là nội giám mà một đàng vinh hiển như vầy, còn một đàng thì bị hành hình thế ấy, thật khác xa nhau.

Nói rồi khiến quân khiên ra một thùng nước để giữa pháp trường và căng Quách Hòe ra xử tội lăng trì.

Lúc ấy quân sĩ vâng lời cầm dao mở ruột Quách Hòe, rồi rút ruột ra, cắt bỏ vào thùng nước, còn thịt thì xé ra từng miếng. Trần Lâm thấy Quách Hòe kêu la om sòm thì vỗ tay cười lớn nói:

- Quách Hòe! Bởi ngươi ăn ở bất nhơn, độc ác nên mi mới bị tội như vậy. Thật đáng kiếp.

  Nói rồi cười ngất cho đến hụt hơi mà chết. Quân sĩ thấy vậy đỡ Trần Lâm dậy, nhưng đã lạnh ngắt không còn cứu được nữa. Bao Công bảo quân sĩ giữ thi hài rồi trở về triều báo lại với Thiên Tử.

Thiên Tử nghe tin than:

- Trần Lâm có công cứu trẫm, chưa được hưởng phong thường mà đã lìa trần.

Bèn truyền chỉ văn võ thay mắt mình mà lo việc tống táng.

Còn Quách Hải Thọ lâu nay chịu cảnh bần hàn đã quen, nay về triều thấy việc nghi lễ rườm rà không muốn ở trào,

nên vào tâu cùng Lý Thái Hậu xin trở về Trần Châu, Lý Thái Hậu nghe tâu buồn bã nói:

- Con ơi Mẹ con ta bấy lâu chịu rách rưới đói nghèo, nay mẹ đã tai qua nạn khỏi rồi thì còn phải ở đây vui hưởng vinh hoa với mẹ thì mẹ mới an lòng.

Quách Hải Thọ nói:

- Mẹ ơi! Con là người bần hàn, thuở nay không biết lễ nghi chi hết, nay con ở đây lâu chừng nào, thì lòng con thêm thẹn với bá quan văn võ chừng ấy. Vì con xét mình văn không biết một chữ, võ không biết một chiêu, xin mẹ cho con trở về Trần Châu mà thủ phận thanh bần mà con vui hơn là ở nơi đây trong vinh hoa phú quý. Vả lại từ Trần Châu đến đây cũng chẳng bao xa, khi nào nhớ mẹ con đến thăm cũng chẳng khó gì. Còn thân mẹ bây giờ đã có Thánh Hoàng chăm sóc, sớm tối có người hầu hạ, nên con an lòng không lo đến việc ấy nữa. Xin mẹ đừng trách con không biết vâng lời.

Lý Thái Hậu cũng biết lòng hiếu thảo của Quách Hải

Thọ,song vì không muốn sống trong cảnh phồn hoa, nên muốn trở về với thôn dã. Vì vậy Lý Thái Hậu nói:

- Con đã quyết chí không muốn ở lại đây thì để mẹ nói với Thánh Thượng xin sai người qua Trần Châu lập vương phủ cho con ở, vậy con chờ đợi ít ngày nữa, lúc lập xong vương phủ con hãy trở về.

Quách Hải Thọ nghe nói như vậy thì cũng vui lòng.

Ngày kia, Lý Thái Hậu dạo khắp các cung mà xem nhơn phẩm thế nào. Khí thấy Bàng Quí Phi, tuy là môi son má phấn, mày liễu mặt hoa, nhưng dưới chân mày có một chỗ sát khí, thì biết không phải là người thuần lương, bèn thừa dịp nói với Thiên Tử rằng:

- Mẹ xem Bàng Quý Phi không phải là người hiền hậu, chắc là có tánh hay đố kỵ. Vậy Hoàng nhi không nên yêu dấu cho lắm, mẹ e ngày sau nó cũng không khác chi Lưu Thái Hậu. Con khấu cung nữ và Trần Lâm đã chết rồi mà chưa được truy phong, vậy Hoàng nhi hãy lo việc ấy, còn Quách Hải Thọ nằng nặc xin trở về Trần Châu, liệu bề không ép được, con cũng nên gia phong quyền tước và sai người lập vương phủ cho nó về Trần Châu mà ở.

Thiên Tử vâng lời, hứa sẽ chu toàn mọi việc.

Lời bàn.

 

Lý Thái Hậu bị tai nạn, sống khổ cực gần hai mươi năm, không tham danh vọng, nên lúc trở về triều không chút oán thù. ấy bởi Lý Thái Hậu thấy được bả vinh hoa phú quí là miếng mồi tham vọng, làm cho lòng con người tàn nhẫn, ác độc.

Vì tình mẹ con được tương ngộ nên Lý Thái Hậu trở về triều, chớ không phải vì tham lam phú quý. Chính vì lẽ đó mà lòng Lý Thái Hậu trở nên từ tâm, quên hết hận thù.

Còn Quách Hải Thọ, một chàng trai chất phát, sống giữa thôn dã, chỉ biết có tình người. Không tham lam giầu sang, nên không thích ở lại triều đình. Ấy cũng là bản chất của con người không có lòng tham, chen chút trong danh lợi.

Từ xưa, những kẻ xa lánh lợi danh thường hay tìm cảnh sống với núi non đồng ruộng, ấy cũng chính vì họ đã từng chán ngán mùi thế sự mà tránh xa việc tranh đoạt lợi danh.