UNG CHÍNH HOÀNG ĐẾ

HỒI THỨ MỘT TRĂM BỐN MƯƠI MỐT

Docsach24.com

ụ án Trương Hy, Tăng Tĩnh bung ra làm chấn động kinh hoa. Một tú tài nhỏ tuổi mà giữa ban ngày ban mặt không quản nghìn dặm đến thẳng bản doanh dã chiến khuyên chủ soái làm phản là chuyện lạ từ xưa chưa có bao giờ. Vốn những lời đồn đại đã tạm lắng xuống thì lại một lần nữa bị tung ra nhiều hơn. Có người nói Tăng Tĩnh tụ tập mười vạn binh lính ở Hồ Nam, sai Trương Hy đi Tây Ninh liên lạc, dựa thế Nhạc Chung Kỳ cùng khởi binh theo hai đường tiến đánh Trung Nguyên, nói tờ sớ của Nhạc Chung Kỳ là để thăm dò triều đình, nếu triều đình còn tín nhiệm thì sẽ bắt Trương Hy giải về Kinh. Nếu triều đình không còn tín nhiệm thì theo như cũ cản. Cũng có những người hàm hồ nói Châu Tam thái tử từ, Lã Tống quốc trên đường trở về mưu chủ trì đại kế phản Thanh phục Minh... Những lời đồn đại giống như dịch bệnh tản mát trong các quán trà, quán rượu. Ngay cả các tiểu lại trong lục bộ cũng thay đổi thói quen rệu rã trước kia, ngày ngày đi làm từ sớm tinh mơ, thăm dò từ nét mặt các viên chức ty chủ quản đến lời nói của đại sứ các bộ xem triều đình có động tĩnh gì không?

Cả Bắc Kinh đều kinh ngạc.

Mọi người không ngờ có chỉ ý tiếp theo. Mới qua ngày mồng 5 tháng Giêng, Hoằng Thời tự thân đến bộ Hình truyền chỉ:

Bọn Lý Phất, Tạ Tế Thế, Ngũ Đỉnh... kết đảng mưu gian, công kích chính nhân; Lý Phất bị cách chức, bắt giải đi Bắc Kinh giao cho bộ Hình hỏi tội. Viên ngoại lang Trần Học Hải có liên quan, nói xấu đại thần quốc gia Điền Văn Kính, tội đó không thể bỏ qua nên cũng bị cách chức. Ngoài ra các phạm nhân đều bị tra hỏi nghiêm khắc ở Đại Lý tự theo luật mà định tội. Khâm thử!

Chỉ ý được công bố, công đường bộ Hình lại hết sức yên lặng. Lý Phất làm chuyện không hay đã lâu sao hiện tại kết luận là nằm trong dự tính? Trần Học Hải chẳng qua nói năng bừa bãi, đồn đại một số chuyện nực cười của Điền Văn Kính nên không khỏi bị tội. Ngoài ra chuyện định tội Ngũ Đỉnh rất kỳ quái. Ngũ Đỉnh là lão tướng quân có nhiều công lao thời Khang Hy, bao phen bình định, trấn giữ Tây Nam hơn bốn mươi năm ai ai cũng biết, lại từng tiến cử Hoàng Chấn Quốc làm bố chính sứ Hà Nam, có thân cận chút ít với Lý Phất qua những lúc uống rượu bình thơ thôi. Còn Tạ Tế Thế vốn là người chất phác, chỉ giao thiệp sơ sơ với Lý Phất, sao lại cuốn ông ta vào đó. Vì vậy mọi người đều đứng đực ra, lén nhìn nhau không nói gì. Một hồi lâu thượng thư bộ Hình Kha Anh là người đầu tiên dập đầu nói:

- Thần xin lĩnh chỉ.

- Các vị đại nhân cũng đứng cả dậy. - Hoằng Thời đổi nét mặt tươi cười: - Ta là con mèo đêm vào nhà, chỉ mang đến những việc không hay.

Nhìn thấy Trần Học Hải vẫn còn quỳ không động đậy bèn đi đến hỏi:

- Trần Học Hải, ngươi biết tội chưa?

Trần Học Hải nhìn Hoằng Thời một lúc, dập đầu nói:

- Nô tài biết tội rồi!

Ông ta đứng thẳng lưng, tự tát "bốp" vào mặt như đập con muỗi rồi nói:

- Nô tài thối mồm!

Hoằng Thời vốn mềm tính, bị ông ta làm trò cười cũng không tức giận mà hỏi:

- Ngươi thối mồm, nói những chuyện gì về Điền Văn Kính và nói với ai?

Trần Học Hải đáp:

- Nô tài nói: Điền Văn Kính là người rất tốt nhưng phu nhân của ông ta lại làm khó dễ cho những người tốt, thật chẳng hiểu ra làm sao cả. Kỳ thực quan lại của Hà Nam hay một số khác nguyên nhiệm ở các đều là lũ không đáng coi trọng. Những người đi Hà Nam đều vô tích sự. Thân cận của Điền Văn Kính ở Hà Nam có Trương Cầu thì Trương Cầu đã là tên quan tham nhũng, chẳng phải đã làm xấu mặt Điền đại nhân đó sao? Vương gia đừng cười, nô tài thật tâm nói đó. Để nô tài nghĩ một chút! À! Nói ông ta là người như thế này: ngay cả gia quyến cũng không mang theo, khi còn làm tuần phủ, làm tổng đốc không có người thân thích nào làm giàu, ông ta chỉ biết làm việc, không ham giàu có, giống y hệt Lý Vệ. Dù ai nói gì, ông ta vẫn không phải là người xấu. Nhưng đã là người tốt thì cũng có chỗ sơ suất. Thế không phải là lạ sao? Nô tài gặp ai cũng đều nói như thế, đi đến chỗ nào cũng nói. Mồm nô tài không phải quá thối sao?

Hoằng Thời vừa nghe vừa không nhịn được cười nhưng vì đang phụng chỉ tra hỏi nên cần phải giữ tư thế, lại hỏi:

- Ngươi đã nói với Tạ Tế Thế chưa?

- Nô tài đã nói rồi! - Trần Học Hải không chần chừ nói luôn: - Nô tài gặp người thì nói. Trong bộ này không có người nào là không biết, cả trong phủ Tam da, phủ Bảo thân vương, phủ Ngũ da nô tài cũng nói rồi, chỉ ý đã hỏi đến, nô tài sao dám giấu.

Hoằng Thời nghĩ một lúc lại hỏi:

- Tạ Tế Thế đem chuyện của ngươi kể với hoàng thượng, trước khi viết tờ sớ dâng lên có bàn bạc với ngươi không?

- Chưa ạ! - Trần Học Hải cảm thấy nhẹ nhõm cả người, nét mặt giả vờ đáng thương: - Tam da à, Tạ Tế Thế là người của đạo Triết Giang, nô tài là viên ngoại lang bộ Hình, cách nhau mấy nghìn dặm, chúng thần làm sao thông tin cho nhau được. Ngay cỏ cũng không có lỗ tai dài như thế.

- Thời gian gần đây về Kinh, ngươi có gặp ông ta không?

- Tam da, nô tài không biết ông ta về Kinh. Mấy ngày gần đây trong bộ rất bận rộn, căng mắt căng tai ngóng tin tức ở Hồ Nam. ông ta quả thật lắm lời. Nếu là huyện Vĩnh Hưng thẩm vấn Tăng Tĩnh, thì trong đám tạo phản cứ thông báo một người là bắt một người. Lại sợ họ không thạo việc, bắt nhầm lương dân gây kích động, cũng lại sợ họ ngại việc, đi đến chỗ tòng phạm. Tam da, nô tài bận đến mức không có lúc nào về nhà, sao lại có thời gian tìm tên khốn nạn Tạ Tế Thế nói chuyện không đâu vào đâu! Lại nữa...

- Được rồi! Được rồi!

Hoằng Thời vừa tức vừa buồn cười, khoát tay nói:

- Thế là không gặp mặt nhau?

Nhớ đến trong chỉ ý có từ "cách chức", Hoằng Thời bèn nói:

- Người đâu, bỏ mũ của Trần Học Hải xuống.

Trần Học Hải ngăn tên quan viên đang đi đến, tự tháo mũ xuống, vừa xoay khuy mũ có tua đỏ vừa cười nói:

- Chiếc mũ này không mất tiền mua, lại không mất tiền bỏ đi, thật có ý nghĩa với thế sự ngày nay, giống như Điền chế đài bỏ tiền mua ngọc dát mũ để đội cho chắc chắn thì cũng là mua đồ dùng vậy. Những gì thật sự thì không thể coi thườ

Ông ta trao mũ, khấu đầu tạ ơn, nhìn thấy Hoằng Thời sắp đi, bèn đuổi theo mấy bước nói:

- Tam da, ngài còn thiếu nô tài một bữa tiệc...

Hoằng Thời lên kiệu đi đến Sướng Xuân viên, trong lòng không khỏi buồn cười. Vừa mới xuống kiệu ở cửa Song Áp đã thấy tiểu thái giám Lý Lai Tô đứng đó bẩm báo:

- Nô tài đợi đã lâu, hoàng thượng đang chờ gặp ngài ở Đạm Ninh cư. Xin lão da hãy qua đó!

Hoằng Thời gật đầu rảo bước.

Tiến vào Đạm Ninh cư, Hoằng Thời lập tức thấy bầu không khí khác thường, Ung Chính không ở gác Đông Noãn mà ngồi ở chính điện, Chu Thức, Phương Bao, Trương Đình Ngọc, Ngạc Nhĩ Thái, Doãn Chỉ, Doãn Lộc, Doãn Lễ và Hoằng Lịch đều nghiêng người đứng hầu ở bên cạnh. Một viên quan lục phẩm mặc lễ phục cò diệc, mũ xà cừ đặt dưới đất đang ra sức kể lể:

- Việc của Hán Vũ Đế Lệ thái tử là tấm gương nghìn đời cho các bậc đế vương. Không những a-ca mà ngay cả thái tử cũng không nên can dự vào việc người khác. Hoàng tử cần tu thân dưỡng tính, sau khi vua qua đời sẽ đặt kỳ vọng vào họ. Đó là cái lý vậy.

Hoằng Thời ngạc nhiên, hướng về phía nhà vua rồi đứng sát lại cạnh Hoằng Lịch thì thầm hỏi:

- Đó là ai

Hoằng Lịch cũng thì thầm nói:

- Chủ sự bộ Công Lục Sinh Nam. Hắn vừa đốp chát với hoàng thượng.

Hoằng Thời nhìn lên, quả nhiên thấy nét mặt Ung Chính xám lại, ông nhìn chằm chằm Lục Sinh Nam mà nói:

- Lời của ngươi không tránh khỏi tội lỗi. Không lập thái tử là việc Thánh tổ định ra. Nay trẫm làm chủ thiên hạ, cũng không lập thái tử. Thiên hạ có chỗ nào chưa ổn không? Ngươi nói Thánh tổ không nên phế thái tử còn trẫm nên lập thái tử ư?

Lục Sinh Nam ngẩng cao đầu nói:

- Thánh tổ không lập thái tử cho nên xảy ra hỗn loạn trong anh em hoàng thượng. Theo gương Thánh tổ không dễ đâu! Con cháu sau này, hoàng thượng có thể khiến họ giống ngài được sao?

Hoằng Thời lúc này mới nhìn rõ. Lục Sinh Nam là một thanh niên khoảng ba mươi tuổi, khuôn mặt đầy đặn, đôi mắt sáng nhìn thẳng, cổ vươn lên phía trước, bất kể lúc nào cũng có vẻ không coi ai ra gì. Khỏi phải nói, thần thái đó làm chủ sự ở nha môn bộ cũng dễ khiến người ta sửng sốt. Hoằng Thời lại nhìn Ung Chính, thấy vua tức đến xanh mặt, ông nói, giọng trầm đục đáng sợ:

- Ngay Thánh tổ cũng không ở trong mắt ngươi. Ngươi có muốn làm thần tử nữa không. Trẫm và các công thần tả hữu theo hầu Thánh tổ mấy chục năm mà còn không biết Thánh tổ có chuyện không làm những việc còn lại. Ngươi đã tài giỏi như thế, xin hãy dạy bảo một chút.

Lục Sinh Nam nghiêng tai lắng nghe. Vẻ mặt ngạo mạn của anh ta khiến người ta không muốn nhìn. Anh ta dập đầu rồi đứng thẳng người lên nói:

- Lúc cuối đời Thánh tổ không lập thái tử chắc chắn sẽ tiếc hận. A Kỳ Na, Tái Tư Hắc vì thế mới dám nhòm ngó ngôi vị, phải rơi vào vòng tù tội. Cũng vì thế mà không có thái tử. Nếu tiên đế sớm định người kế vị, quần thần sẽ tin tưởng. Anh em yên ổn, sao còn có những lời đồn đại nữa?

Ung Chính hướng về phía trước thăm dò, cười nhạt nói:

- Ngươi trước đây thay A Kỳ Na khuất phục trời. À! Ta nhớ ra rồi! Lúc đầu A Kỳ Na mưu việc làm loạn, trong số mấy chục tên quan ở Kinh dâng tờ sớ kêu gọi mọi người hưởng ứng có ngươi!

Lục Sinh Nam như được đặt ở ngoài vòng sống chết, gân cổ nói:

- Có thần ư! Hoàng thượng hạ chiếu cần người nói thẳng, lẽ nào lại bỏ đi rồi sao? Thiên hạ rộng lớn nhường này. Hoàng thượng nắm thiên hạ trong tay mình, liệu có được dài lâu không? Từ thời Chu đến nay, nước lớn chưa bao giờ tồn tại quá năm trăm năm, cũng vì thế mà Tần Thủy Hoàng nuôi tham vọng, cắt đặt chế độ quận huyện. Chủ nhân càng nặng về uy, càng dễ gặp họa. Tần Thủy Hoàng chuyên quyền tàn bạo, người tuy phẫn nộ nhưng không dám nói, tuy muốn báo thù nhưng không dám nổi lên. Nuôi sự thâm hiểm tất sẽ gặp ác độc. Lẽ nào không nên tỉnh ngộ ra!

Nói xong dập đầu xuống đất.

Lúc này những người trong điện mặt tái mét. Triệu kiến Lục Sinh Nam là kiến nghị của Trương Đình Ngọc, vốn là để nghe ý kiến về việc Nhạc Chung Kỳ chế tạo sáu nghìn chiến xa. Ai ngờ Lục Sinh Nam nói hết những lời bàn tán lưu truyền trong dân gian về Nhạc Chung Kỳ, xin nhà vua trước hết dập tắt những lời đồn nhảm trong dân gian, dùng binh mà không phải nghi ngờ gì cả: Đã thế lại chuyển hướng sang công kính nhà vua, giống như quan tòa phán xử vậy. Lục Sinh Nam nếu như khấu đầu nhận tội là được rồi. Tính tình ngạo mạn của anh ta đến chết vẫn không chừa, càng nói càng hăng, không dừng lại đợi mấy vị tướng quân đại thần nghĩ ra cách cứu vãn tình thế nên mới đến nông nỗi này. Trong mắt Hoằng Lịch, anh ta là người có tính khí không hay, dễ khiến người khác không bằng lòng, đã nói thì khó mà dừng lại bèn than thầm trong lòng: "Bỉ nhân hãy thôi đi".

Lúc đó, ngay cả Trương Đình Ngọc, Phương Bao cũng đành bó tay.

- Đúng là những từ lợi hại! - Mắt Ung Chính lóe lên, nét mặt nhà vua giả như hân hoan: - Từ Tần Thủy Hoàng đến nay có hơn hai trăm nhà vua, ngươi không nhìn nhận một ông vua nào ra gì! Thánh tổ cũng không ra gì trong mắt ngươi, huống gì trẫm cũng chỉ là hoàng đế tầm thường! Ngươi là nhân tài hiếm có xưa nay, lại là đồng hương với Tạ Tế Thế, lại được Lý Phất trọng dụng. Xưa kia ngươi có Bát da làm thủ lĩnh lớn hại vua hại nước, nay ngươi lại có Lý Phất, quan hệ với Ngũ Đỉnh, lôi kéo Hoàng Chấn Quốc, Tạ Tế Thế lập một "tiểu đảng". "Bằng đảng luận" mà trẫm ngự chế thì các ngươi chưa xem đến. Ngay đến "Tứ thư Ngũ kinh" của Thánh nhân các ngươi cũng không coi ra gì? Có giỏi thì ngươi hãy đóng vai Gia Cát Lượng để ta thành A Đẩu. Các ngươi như quên rồi sao? Trẫm bốn nhăm năm làm hoàng a-ca, không hề hưởng một chút bổng lộc, nói một lời cũng phải trông trước trông sau. Trẫm đi trong lửa, nước, lo lắng việc của lục bộ, mà dân gian lại xuất hiện những kẻ cứng cổ cứng đầu như thế này sao? Trẫm lưu lại Lưu Thiên Hoàng Thủy thị sát công trình trị thủy sông Hoàng Hà, các ngươi có chui vào ống quần của trẫm không? Các ngươi đã đánh mất đi cái nghĩa trung quân, sao ta còn giữ lại tình quân thần làm gì? Quân đâu!

Ung Chính cười độc ác nói với thị vệ:

- Hãy lột quan phục của hắn, dẫn hắn đến miếu Ngục Thần hẻm Dưỡng Phong, giam cùng một chỗ với Tạ Tế Thế, Hoàng Chấn Quốc. Chờ giải Lý Phất và Ngũ Đỉnh về Kinh. Sau khi Đại Lý tự bộ Hình thẩm vấn xong, kẻ có tội tất sẽ phải nhận tội!

Lục Sinh Nam không chờ người đến giải đi, vội khấu đầu nói:

- Vạn tuế, thần nguyện nói hết mà chết.

Ung Chính khoát tay nói:

- Đi mà nói ở công đường bộ Hình!

Mấy tên thị vệ chẳng nói chẳng rằng túm lấy Lục Sinh Nam kéo đi, chân anh ta không chạm đất.

Lục Sinh Nam tung người lên nói:

- Chết thì chết. Việc này thật đáng hổ thẹn!

Rồi ngng lên trời cười ha hả. Khi anh ta bị kéo đi xa rồi vẫn nghe tiếng hét:

- Giết kẻ anh hùng, lột da người anh hùng, một mảnh cũng lưu danh muôn đời!

Những người trong điện đều thất sắc.

- Tên điên rồi!

Gân xanh trên trán Ung Chính giật giật, ông bưng chén trà lên uống, chén nước đã nguội lạnh, bèn thốt lên: "Thanh thản" và ném vỡ tan chiếc chén, cười dữ tợn nói:

- Có lúc lưỡi dao có hiệu quả hơn Tứ thư, giống như tên khốn nạn Lục Sinh Nam này. Bộ Sử lại còn bảo đảm hắn là người tài năng trong sạch. Truyền chỉ xuống thượng thư bộ Sử, thị lang, chủ sự ty khảo cũng đều phạt bổng một năm cho nhớ.

Nói xong xuống ngự tòa, đi về phía gác Đông Noãn hỏi:

- Hoằng Thời, truyền chỉ qua bộ Hình rồi chứ?

Hoằng Thời vừa bước vào vừa bẩm báo đã truyền chỉ rồi. Là người có trí nhớ tốt, ông ta kể lại hết mọi chuyện Trần Học Hải đã nói. Ung Chính cười nói:

- Thiên hạ to rồi. Dạng người nào cũng có. Phạm Thời Tiệp làm Thuận Thiên phủ doãn, nắm người của phủ ta, trẫm lúc đó còn hoàng a-ca nắm giữ bộ.Nói đến việc thả người, ông ta nhất định đòi thẩm vấn. Lão Thập tam xoắn tai ông ta mắng cho một hồi, ông ta cười hì hì mới thả người ra.

Hoằng Lịch thấy Ung Chính bớt tức giận, cười theo nói:

- Hoàng a-ma nói đúng đấy. Quân tử hay tiểu nhân cũng từ người chủ mà ra. Như nhìn về tội lỗi của Lục Sinh Nam mà nói, thực ra cũng không phải là không hòa giải nổi mà chẳng qua đó cũng là kẻ ngông cuồng mà thôi. Chúa thượng đừng tức giận anh ta làm gì.

- Các ngươi không hiểu. - Ung Chính thở dài. - Lại còn Dương Danh Thời, ngày hôm qua nói về chuyện này đến một giờ đồng hồ. Đương nhiên ông ta không giống Lục Sinh Nam. Lục Sinh Nam không những là tên ngông cuồng mà sau hắn còn có âm mưu khác. Trẫm cũng không đối xử giống nhau được Chứng kiến của A Kỳ Na và Dương Danh Thời có điểm giống nhau nhưng Dương Danh Thời hoàn toàn tận trung, muốn tìm cách phò tá trẫm trị thiên hạ tốt hơn. Những gì ông ta nói đều đã bàn bạc với trẫm. Trẫm thích đối xử với người tốt, người xấu khác nhau. Dương Danh Thời là người có học vấn, phẩm chất tốt, không biết đặt điều bao giờ.Nhưng thiên hạ có mười bảy tỉnh sung tiền hoa hồng vào quỹ công, cải đổi tiền dưỡng liêm, lại không có loạn lạc, ngân khố cũng tăng, có thể thấy chế độ của trẫm không tồi với những điều đó. Ông ta nói đã nghĩ ra rồi. Trẫm nói đã nghĩ ra rồi thì hãy trở về làm tổng đốc Vân Quý. Quân tử không kết bè đảng, kết bè đảng không phải là quân tử. Dương Danh Thời, Tôn Gia Kiềm là quân tử, trẫm vẫn nhìn Lý Phất và Dương, Tôn giống nhau, không ngờ Lý Phất lại đê tiện đến thế!

Ung Chính nói một thôi một hồi, lúc này mọi người mới rõ, kỳ thực trong lòng Ung Chính muốn xử lý dư đảng của Doãn Tự nhưng cũng chưa thể xử lý một cách thái qu

Nhưng Ung Chính đang tức giận, lại nói những lời dõng dạc như có lý lắm cho nên không ai dại gì húc vào ông lúc này! Trương Đình Ngọc nghĩ việc quân cơ còn nhiều, không thể để cho vụ Lý Phất làm mất thì giờ bèn nói:

- Lý Phất, Tạ Tế Thế đã là con chim trong lồng, chờ bộ phân xử sau đó mới cân nhắc xem xét. Hiện giờ có hai việc lớn không thể xem nhẹ. Nhạc Chung Kỳ tụ tập mười vạn quân lính ở Tây Ninh, Cam Túc, Thiểm Tây, có mưu lớn, lương thực đều từ Tứ Xuyên chở đi. Chỉ một cân lương thực phải hao mất mười bẩy cân lương khác. Kho ở Tứ Xuyên đều thúc Du Hồng Đồ vận chuyển nhanh lên, một mình Du Hông Đồ làm sao có thể làm được? Nhưng lần này cần gấp rút chuẩn bị cho Tứ Xuyên trồng vụ xuân. Lục Sinh Nam là người cai quản chế tạo chiến xa của Nhạc Chung Kỳ, anh ta đã làm hỏng việc, nhưng xe cũng vẫn cần phải làm. Một số việc này chúng thần lo liệu được. Nhưng vụ Tăng Tĩnh rất khẩn trương, cần phải gấp rút cho người áp giải đến Bắc Kinh giao cho bộ Hình xét xử. Vụ Hồ Nam khiến trong kinh sư có nhiều lời đàm tiếu, lục bộ cũng không còn lòng nào làm việc, nô tài đã đến đấy thăm dò tin tức nhưng cầu xin hoàng thượng hạ chiếu, hạn thời gian giải Tăng Tĩnh đến để cho lòng người được an!

- Rất tốt - Cứ nói đến việc hành chính, Ung Chính như quên hết bực tức. Hôm qua ông đã nhận được tờ sớ xử sơ thẩm vụ Tăng Tĩnh ở Hồ Nam, hôm nay triệu tập quần thần lại cũng là để bàn bạc việc này nhưng bị Lục Sinh Nam cắt giữa chừng. Nhà vua trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Thì dựa theo ý kiến của Trương Đình Ngọc, lập tức giải về Kinh. Vụ Tăng Tĩnh, Trương Hy đã được khám phá. Chẳng qua vụ án này không thể giao cho bộ Hình cũng như không thể giao cho Đại Lý tự. Bộ Hình xử vụ Lý Phất

Hoằng Lịch nói:

- Vụ Trương Hy Tăng Tĩnh để cho bộ Hình thụ lý, thẩm vấn ở Hồ Nam có nhiều bất tiện. Bộ Hình nếu có ít người quá thì điều người ở các bộ khác đến giúp!

Ung Chính nói:

- Chỉ là sơ thẩm ở Hồ Nam, đương nhiên cần đưa về Kinh. Chẳng qua lần này trẫm tự mình xử ấy do quân cơ sắp đặt, không giao cho bộ Hình xử, ban bố cho thiên hạ biết!

Mọi người nghe xong đều cảm thấy có chút gì như ngoài sức tưởng tượng. Từ xưa, việc hoàng đế tự thân xét hỏi chỉ có là chuyện trên sân khấu, là điều các nhà tiểu thuyết dã sử muốn làm một việc "tân kỳ" cho độc giả thưởng thức. Ung Chính không thích xem kịch sao lại có thể ngồi ở Minh đường xét xử mà phạm nhân lại là hai tên nhỏ bé không đáng kể? Hoằng Lịch càng nghĩ càng thấy không ổn nhưng chàng là người rất thận trọng, muốn nghe thật rõ ý Ung Chính rồi mới nói. Doãn Lộc lại thấy chuyện mới mẻ liền cười nói:

- Đó là vụ án kỳ lạ muôn đời, chẳng qua hoàng thượng tự xét hỏi mới ra đầu ra cuối được. Thần đệ đã tận mắt chứng kiến phong thái thiên tử ngồi ở công đường. Tăng Tĩnh nói là đọc "Xuân thu đại nghĩa" của Lã Lưu Lương nên nuôi ý tạo phản. Thần kiến nghị bắt cả Lã Lưu Lương hỏi tội. "Xuân thu đại nghĩa", "Tri kỷ lục", "Tri tân lục" đều phải lập tức ngừng xuất bản!

- Hiện tại bây giờ thì chưa được. - Ung Chính cười nói: - Cả nhà Lã Lưu Lương đã sớm bị quản thúc, nghịch thư cũng đã kiểm tra đến nguyên bản. Nguyên bản này Lã Lưu Lương giấu rất kỹ. Ông ta trung thành với triều đại đã mất, tức ông ta trung thành với triều đại trước nhà Minh vong. Nhưng ông ta không tuẫn tiết mà lại nắm việc khảo hạch tú tài của triều ta. Đã thất tiết thì nên kéo dài hơi thở đã tàn, tắm mình trong triều đình của ta, lại không an phận, viết nghịch thư bên xấu triều đình ta, còn tập hợp văn đồ làm phản. Tăng Tĩnh là học trò của ông ta đã kích động Nhạc Chung Kỳ làm phản. Các ngươi không biết, vừa mới có cấp báo, Sơn Đông có Nghiêm Hồng Quỳ cũng là học trò của ông ta, đã chửi triều Thanh ta trong nhật ký của hắn. Trẫm cho rằng Tăng Tĩnh, Trương Hy chỉ là những kẻ cuồng dại đi theo kẻ lừa bịp, hung thủ chính là "Đông Hải phu tử" Lã Lưu Lương ở Triết Giang, còn có cả Nghiêm Hồng Quỳ, là môn sinh được yêu quý của Lã Lưu Lương. Nhật ký viết Hải La Nhĩ động đất làm chết bốn nghìn người Mãn, cảnh bi tráng, nước dâng ngập, lụt lội còn làm chết hơn hai vạn người Mãn, lập tức có thơ viết: "hồng thủy cũng hiểu ý người, sao trời không biết lại cho rằng biết?". Thật là có tất cả cái ác trong một tấm lòng. Không biết người Mãn Châu ta có hiềm khích gì với họ mà họ lại có lòng dạ hiểm ác làm vậy? - Ung Chính mở những tờ mật tấu gấp của Hồ Nam, Thanh Hải, Triết Giang và Sơn Đông ra, càng xem ông tức giận, đập đánh "bốp" xuống án:

- Táng tận lương tâm đến mức này! Tăng Tĩnh là do Lã Lưu Lương xúi bẩy còn có thể tha thứ. Lã Lưu Lương, Nghiêm Hồng Quỳ thích làm loạn, mê hoặc lòng người, tuy đã chết nhưng tội đó khó mà tha thứ. Lệnh cho tuần phủ Triết Giang bắt cả nhà Lã thị, chờ chỉ ý xử lý!

Vì những tờ sớ này được chuyển gấp đến cho nên trừ Ung Chính còn những người khác đều chưa được đọc. Ngạc Nhĩ Thái, Phương Bao, Trương Đình Ngọc cảm thấy Tăng Tĩnh, Trương Hy là chính phạm, nhưng hiện giờ Ung Chính bẻ lại, thậm chí nhà vua hình như còn có ý bao che mà thay thếằng Lã Lưu Lương, Nghiêm Hồng Quỳ đã chết? Thật không hiểu nổi! Chu Thức nghe đến cái tên quen thuộc "Nghiêm Hồng Quỳ" thì mới nhớ ra, vào giữa thời Khang Hy bản thân ông đã từng tiến cử Nghiêm Hồng Quỳ vào Quốc sử quán sửa chữa "Minh sử". Lập tức ông hoảng loạn, vừa định mở miệng nói thì Hoằng Lịch đã nói:

- Tăng Tĩnh, Trương Hy là hung thủ chính tạo phản, dựa theo luật nên phanh thây tùng xẻo. Nhi thần còn chưa xem bản sớ tấu nhưng nghe a-ma vừa mới dạy bảo, việc Lã, Nghiêm nên xử lý ở ngoài vụ án. Như thế thì cũng rõ rồi!

Hoằng Thời cũng vội nói:

- Nhi thần cho rằng lão Tứ nói phải.

Doãn Chỉ, Doãn Lộc đều lập tức không khâm phục Ung Chính xử nghiêng lệch Tăng Tĩnh như thế nhưng Doãn Lộc là người ba phải, dù thế nào cũng không nói gì. Doãn Chỉ cười nói:

- Tăng Tĩnh, Trương Hy thông đồng với nhau âm mưu tạo phản, khuyên dụ đại thần quốc gia làm loạn. Thần cho rằng tội đó không thể bỏ qua. Nay Lã Lưu Lương, Nghiêm Hồng Quỳ chết đã nhiều năm. Họ là những người còn lại của triều Minh, nên có bêu riếu triều đình ta cũng không phải là chuyện lạ. Chỉ cần tiêu hủy đốt sách của chúng là được rồi!

- Lão Tam không đúng rồi!

Ung Chính gần đây càng ngày càng không ưa Doãn Chỉ, cẩm thấy ông ta chỉ thích đọc sách, có vẻ luôn thiếu thời gian lo việc quốc gia nhưng lại có thời gian du hý, thưởng ngoạn phong cảnh. Vì thế mà Ung Chính chặn lời ông ta:

- Nhà ngươi ăn no sách rồi! Thiếu Chính Mão nhiều phen dụ người phản lại nước Lỗ. Khổng Tử xem xét bảy ngày thì giết hắn. Tội của hắn có năm điều đạt tâm mà hiểm, bao biện, lôi kéo quân thần, gây lời thị phi, hay thù dai. Khổng Tử nói chỉ phạm một trong năm điều đó thì không tránh khỏi tội chết. Tội của Lã Lưu Lương lớn hơn tội của Thiếu Chính, vả lại môn sinh của hắn có tác phẩm mê hoặc lòng dân, có mưu kế bí mật phản nghịch làm loạn. Tội đó há chỉ đốt sách là xong ư? Tăng Tĩnh, Trương Hy cố nhiên cũng liên quan nhưng tội của bọn họ bị người khác dụ dỗ mà không tự biết, tạo nên tội tày trời, đến kẻ đần độn thảo dân cũng không thể không phiền lòng!

Ông quay qua hỏi Chu Thức:

- Chu sư phó nói gì đi chứ? Trẫm thấy ngươi hình như muốn nói?

Chu Thức ho nhẹ một cái để trấn tĩnh, nói:

- Nếu theo luật, Tăng Tĩnh, Trương Hy đều có tội. Việc này thiên hạ đều đã biết, thần cho rằng hay là xử công khai. Bắt đầu từ luật pháp mới mà ra ân, đó là chuyên quyền dân chủ. Nhưng dù thế nào họ cũng phạm mười tội ác, không nên cho rằng họ bị người dụ đỗ mà miễn tội chết. Thần hết sức tán đồng việc hoàng đế truy cứu tội Lã Lưu Lương. Tội của hắn quả thực lớn hơn tội của Tăng, Trương. Nếu ta coi nhẹ việc này, sẽ có người theo gương Tăng Trương làm loạn. Sẽ có những nhân vật giống Lã Lưu Lương, làm ra những sách vở bất lợi, phá hoại phong khí quốc gia. Thần không phải giờ mới nói điều này mà đã nghĩ đến từ khi thần tiến cử Nghiêm Hồng Quỳ đi sửa "Minh sử". Nghiêm Hồng Quỳ tuy cự tuyệt chiếu vời nhưng thần tự thấy mình nhìn lầm người nên cũng có tội. Giờ Nghiêm Hồng Quỳ đã là nghịch tặc, thần tự thấy có tội, xin hoàng thượng hãy xử phạt

Nói xong, Chu Thức quỳ xuống. Ung Chính vội nói:

- Hoằng Lịch hãy kéo Chu sư phó dậy. Đó là chuyện xưa rồi! Ngươi chẳng đã nói không biết đó thôi. Có thể thấy cái tâm sáng láng của ngươi rồi. Trẫm không những không xử tội ngươi mà còn muốn mọi người học tập ngươi. Ngươi nói tội của Lã Lưu Lương cũng rất xác đáng, thật là một vị lão thành mưu quốc, đúng là có cái tâm của người quân tử. Trẫm không chủ trương nghiêm trị Tăng Tĩnh. Trương Hy bị đánh vẫn không khai. Nhạc Chung Kỳ để lấy được khẩu cung phải kết nghĩa kim lan với Trương Hy, thề thốt cùng trời đất. Trẫm có giết Tăng Tĩnh, Trương Hy cũng vô dụng thôi. Như thế là lại đánh một đòn vào sau lưng Nhạc Chung Kỳ. Hậu thế sẽ đánh giá ta thế nào?

Vua nói như chuyện trẻ con. Ai cũng biết lời thề trong lời khai của Nhạc Chung Kỳ chỉ là giả dối. Hoàng đế sao lại phải gánh lời nói giả dối của ông ta. Mấy người nghe đều vừa tức vừa buồn cười, không ngờ Ung Chính lại tin tiếng lóng của Triết Giang và lại có ý nghĩ cũ rích như thế. Nhưng lúc này mà nói gì thì sẽ lập tức liên quan đến Nhạc Chung Kỳ. Ông ta đang thả ngựa xuất binh ở bên ngoài, không nên nói lời kỵ húy làm Ung Chính mất vui. Thế là mọi người đứng yên không nói gì, như điếc như mù.

- Các ngươi đã xem thư Tăng Tĩnh gửi Nhạc Chung Kỳ chưa?

Trong chốc lát, Ung Chính đã mở bức thư đưa cho Hoằng Thời:

- Trẫm cũng bị liệt mười tội trạng lớn. Những lời đàm tiếu trong kinh sư thật là một tập đại

Trương Đình Ngọc nhìn lên bức thư, cặp mắt ông nảy lửa. Tội danh nhà vua có mười điều: mưu giết cha, bức mẹ, tham của, hiếu sát, dâm dục, chuyên quyền, giết người trung nghĩa, giết anh, ham rượu chè, giết em. Trương Đình Ngọc thoáng rùng mình. Phỉ báng độc ác như thế sao Ung Chính có thể khoan thứ cơ chứ? Muốn thể hiện mình là vị vua nhân đức khoan thứ sao? Ý nghĩ này vừa lóe lên, ông lập tức phủ định. Bản thân Ung Chính cũng tự nói mình quá quắt... Nghĩ đến đó, đột nhiên một ý nghĩ lóe lên trong đầu Trương Đình Ngọc: Hoàng đế muốn thể hiện mình "Quang minh chính đại", không việc gì là không thể làm rõ với thiên hạ! Cũng muốn thừa cơ bày tỏ một chút niềm căm giận với những lời đồn đại không có nguyên do, mượn vụ Tăng Tĩnh để thoải mái tuyên bố với quốc dân.

Trương Đình Ngọc cũng là người quá mẫn cảm, đoán được thâm ý của hoàng đế, lúc này ông thấy không nên nói gì mà chờ mọi người nói.

Hoằng Thời mặt trắng bệch, gân cổ nói:

- Người như thế không thể khoan thứ. Nhi thần ngu muội, thực không thể hiểu nổi?

Ông ta và Doãn Tự bất đồng ở chỗ này. Ông ta không đồng ý mà phủ định việc lên ngôi hợp pháp của Ung Chính. Ung Chính là người cướp ngôi. Ông ta vừa nói vừa lén nhìn Hoằng Lịch, thấy Hoằng Lịch mặt đỏ lừ, tay nắm bức thư nghiến răng đứng đực ra.

Ung Chính thấy mọi người rất khó nhất trí với nhau, nghĩ một lát rồi mỉm cười nói:

- Nếu đơn nhất luận tội, Tăng, Trương không khỏi bị nhục hình. Trẫm nói thực, kở phong thư này ra trẫm đã khóc. Trong mơ trẫm cũng không ngờ trong thiên hạ có người bàn tán về trẫm như thế. Nhưng trẫm vốn tính trời sinh "lúc sắp chết cũng không kinh sợ, không có lý do nào làm cho phẫn nộ", trẫm đã đạt được điều đó. Vả lại, trẫm vốn cần, kiệm, liêm chính, ái dân, trăm đời hoàng đế cũng không bằng trẫm. Trẫm mà là hoàng đế bình thường thì khó mà chịu nổi chuyện này. Cho nên trẫm không cho phong thư này là phỉ báng, chỉ xem nó như chó ngựa thôi. Chó ngựa cắn nhau thì chúng tức nhau, phải tính sao đây?

Nhà vua ung dung rời xa bếp lò, từ từ quỳ xuống nói:

- Cho nên đây là việc lạ, người lạ từ trên trời rơi xuống. Gặp chuyện lạ không phải dễ. Trẫm ít khi được xử lý một chuyện kỳ lạ như thế này. Các ngươi hãy chờ xem!

Trương Đình Ngọc cúi rạp người nói:

- Vạn tuế! Mặc dù là chó điên cắn chủ cũng phải tru di. Qua một số việc nói trong thư, nô tài cho rằng mật xử là tốt nhất. Cho nên vạn tuế hãy để cho phòng Thượng thư xử, sẽ ổn thỏa hơn để cho bộ xử. Nghịch thư tuy có nói mười tội trạng nhưng đều là chuyện bịa đặt của Tăng, Trương. Tốt nhất là lần theo đầu mối, tìm ra nguồn gốc những lời đồn đại!

Trương Đình Ngọc đoán rõ dụng ý của Ung Chính nhưng ông ta vẫn không thể đồng ý với biện pháp của Ung Chính. Vì mười tội trạng ấy Ung Chính không thể tiếp thu. Hoằng Lịch, Hoằng Thời vẫn ôm hận. Lúc Khang Hy trao quyền kế vị cho Ung Chính thì bản thân Trương Đình Ngọc là tể tướng cũng không thể gánh vác nổi trách nhiệm về việc Ung Chính lên ngôi. Nhưng nhìn từ góc độ nào, nói gì thì nói đó thật là kế sách hoàn hảo... Trương Đình Ngọc dừng lại một lát rồi nói:

- Sau khi xử xong, nô tài cho rằng nên để nha môn tư pháp y luật trị tội để răn bảo hậu thế!

Ông ta cảm thấy hết trách nhiệm, đã "có lời nói trước", bèn dừng lại, mặc nhiên lui lại sau.

Ung Chính quá mệt mỏi, lại cần phải phê tờ sớ nên cười nói:

- Các ngươi là quần thần, đương nhiên nghĩ như thế. Chờ giải tội nhân đến Bắc Kinh rồi bàn sau. Các ngươi cần gặp trẫm lúc nào cứ đề nghị, tránh làm uổng phí thời gian, thối thịt như Tăng, Trương. Vụ Lý Phất cần xử gấp. Tội khi quân ngạo mạn của Lục Sinh Nam không thể tha thứ. Thế nhé! Các ngươi lui!... Lão Thập Tam lại ốm, để Doãn Lễ đi thăm. Lần này cũng không biết thế nào? Chà! Có quá nhiều việc buồn chán.

- Xin vâng!

Mọi người nhất loạt quỳ xuống rồi đi ra. Hoằng Thời thấy Doãn Lễ từ nhà Vận Tùng qua vội đứng lại chờ, đến khi hai người ngang hàng nhau, Hoằng Thời cười nói:

- Thập thất da từ chùa Thanh Phạn qua phải không? Thập tam thúc thế nào rồi? Vạn tuế vừa nhắc xong.

Doãn Lễ vẫn rảo bước nói:

- Giả Sĩ Phương đang ở đó. Cứ nói chuyện nhé!

Nói xong thì đi ra.

Hoằng Thời lấy rảo bước đến nhà Vận Tùng, quả nhiên thấy Giả Sĩ Phương mặc đồ đen, đầu đội mũ vỏ dưa, lưng thắt dải lụa đang đứng trước án xem Dinh báo. Ông rảo bước vào nói:

- Lão Giả, con trâu này đen như cục than, pha với khuôn mặt trắng bệch không có chút máu giống hệt kẻ vô thường. Vừa nhìn thấy Thập thất da, nét mặt ông ấy có vẻ không vui. Thập tam thúc khỏe không?

- Đại hạn của Thập tam gia đã đến! - Vẻ mặt tư lự, Giả Sĩ Phương nói: - Cái thân thần là để viếng ông ta, nếu Tam da nói được hai chữ vô thường. Dòng dõi quý tộc, vương tôn công tử, phúc mệnh đầy trời rồi cũng đến lúc hết. Nếu biết tu nhân tích đức thì trời mới tặng cho toàn phúc, toàn thọ. Tam da nói đúng đấy!

Hoằng Thời ngồi trên ghế cười nói:

- Thời Hậu Đường, hoàng đế cầu trường sinh, nuôi không biết bao nhiêu là đạo sĩ, cuối cùng vẫn chẳng thấy được thần tiên thật. Giống như ngươi cũng chỉ là "thần tiên giả" mà thôi. Ngươi hiểu được ý trời ư? Nhìn thấy quỷ cơ? Ta không tin!

Giả Sĩ Phương cười nói:

- Bần đạo ở đây là bất đắc dĩ thôi. Cũng biết kết cục chẳng tốt đẹp gì nhưng đành phó mặc. Bần đạo khuyên Tam da hãy tuyệt đối cẩn thận. Ngôi vua sẽ không về tay ngài đâu!

Hoằng Thời giống như bị người khác nhìn thấu tâm can, nhìn chằm chằm Giả Sĩ Phương hồi lâu, cười khanh khách nói:

- Đạo sĩ ta khuyên ngươn phận một chút. cứ cho rằng ngươi được hoàng đế tin dùng, nhưng đừng quên gốc gác của mình.

Giả Sĩ Phương nói:

- Bần đạo thân phận thấp hèn, không cần phải xem lại thân phận làm gì. Ngày xưa tính tình ngang ngược, gây tội ở sư mẫu, cũng đắc tội với không ít kẻ tài giỏi khác thường. Trong tay bần đạo không có kiếm gỗ thì hiện tại không trở về với giới giang hồ được, cần phải ứng phó với một số việc vụn vặt ở đây! Tam da, vận mệnh quân tướng ở trời, không phải ở ma quỷ. Thập tam da số mệnh đã hết, bần đạo cũng không cứu được ông. Nếu ngài quá ham muốn, việc đó sẽ hại bản thân ngài. Thật đấy. Nghe lời nói phải của bần đạo thì không hỏng việc!

- Ngươi nói ta hại hoàng thượng, hại Thập tam da. Vậy chứng cứ đâu?

Giả Sĩ Phương cười:

- Trong lòng ngài thôi. Trên đầu có thánh linh, dưới đất có Diêm Vương. Thần thánh biết hết đấy!

Hoằng Thời bị người trù úm, nhìn chằm chằm Giả Sĩ Phương. Chưa kịp nói thì Cao Vô Dung đã ho nhẹ, từ bên ngoài bước vào, thi lễ trước Hoằng Thời rồi nói với Giả Sĩ Phương:

- Hoàng thượng cho đòi tiên sinh đến nói chuyện!

- Vâng mệnh!

Giả Sĩ Phương bước đi, Cao Vô Dung theo đằng sau nhẹ giọ

- Sao nét mặt Tam da có vẻ khó chịu. Ông ấy ốm à?

- Trời sắp mưa rồi.

Giả Sĩ Phương nhìn đám mây hồng trôi trên bầu trời, không trả lời câu hỏi của Cao Vô Dung.