Tranh Bá Thiên Hạ

Chương 703-2: Thiên uy ((2))

Ngũ mạch khí xoáy tụ lại trong tay Phương Giải sau đó nhanh chóng phát triển. Khí xoáy xoay như bánh xe bay tới đỉnh đao. Ngũ mạch khí xoáy này cực kỳ quỷ dị. So về khí thế, thoạt nhìn không thể bằng được một đao kia. Nhưng một đao khí phách kia lại bị ngăn cản trong một giây đồng hồ.

Đối với cao thủ mà nói, một giây là quá đủ rồi!

Đúng vậy

Một giây là đủ rồi.

Ngay lúc Phương Giải ngăn cản một đao kia, ngay lúc Phác Hổ vẫy tay đón lấy đại chùy treo ở bên cạnh con bò già rồi lao ra ngoài.

Kiếm ý!

Kiếm ý dày đặc và lăng liệt!

Xuất hiện ngay phía sau Phác Hổ.

Phương Giải gặp qua rất nhiều cao thủ sử dụng kiếm, cảm nhận qua rất nhiều kiếm ý mà sức người không thể ngăn cản được. Chẳng hạn như Trầm Khuynh Phiến, chẳng hạn như Hạng Thanh Ngưu. Thậm chí hắn từng thấy qua Trung Thân Vương Dương Kỳ ra tay. Nhưng kiếm ý hôm nay, không giống với những người khác. Kiếm ý của Trầm Khuynh Phiến là lạnh lẽo thẳng tới nội tâm. Kiếm ý của Hạng Thanh Ngưu là cuồng bạo, hình tán thần không tiêu tán. Kiếm ý của Dương Kỳ là tranh giành, dám tranh giành với thiên hạ.

Kiếm ý tới phía sau này, là quỷ dị.

Quỷ dị tới cực hạn.

Một kiếm này dường như không nhanh lắm, nhưng Phương Giải lại cảm thấy, bất kể phòng ngự thế nào, thì một kiếm này cũng tìm ra chỗ sơ hở để đâm vào. Bản thân hắn còn có cảm giác đó, huống chi là Phác Hổ?

Bởi vì một kiếm này, là đâm về phía Phác Hổ.

Phác Hổ đang tiếp lấy đại chùy xông về phía trước, phía sau không đề phòng. Mà lực chú ý của Phương Giải đều đặt trên một đao kia, cho nên kiếm ý lựa chọn thời cơ rất thích hợp để xông tới. So với lúc ở sông Lạc Thủy Phác Hổ giơ một tay nâng thuyền, cơ hội này còn tốt hơn.

Trong phòng không có người nào khác.

Cho nên không thể nghi ngờ rằng.

Người xuất kiếm chính là Đàm Thanh Ca.

Mà một kiếm vừa xuất, khí chất trên người Đàm Thanh Ca liền thay đổi. Lúc này trường kiếm treo ở thắt lưng đã nằm trong tay y, kiếm ý tràn ngập trên thân kiếm. Cho nên không rõ ràng cho lắm, một kiếm này rốt cuộc xuất phát từ chỗ nào. Rõ ràng kiếm ý tới sau lưng Phác Hổ, nhưng Phương Giải không cảm thấy được sự uy hiếp. Rõ ràng kiếm ý lao tới theo đường thẳng, nhưng lại không nắm bắt được quỹ tích của nó.

Đàm Thanh Ca nói rằng mình không biết dùng kiếm.

Phương Giải vì đón khách, nên không mang theo đao trên người.

Hắn đang dùng một tay ngăn cản đao ý cuồng bạo, tay kia thì đẩy về phía trước, muốn dùng khí xoáy để tiếp một kiếm của Đàm Thanh Ca.

Nhưng ngay lúc Phương Giải tưởng rằng mình sẽ ngăn cản được một kiếm này, thì kiếm ý đột nhiền vòng qua khí xoáy, đâm vào lưng Phác Hổ.

Keng!

Vang lên một tiếng giòn tan.

Thân hình của Phác Hổ hơi lảo đảo, nhưng không ngã xuống.

Không biết từ khi nào, cây quạt lớn xuất hiện ở sau lưng y, ngăn cản một kiếm kia! Lúc Phác Hổ đi tới cửa, vốn đã bỏ cây quạt ở cạnh cửa rồi. Mà khi kiếm ý xông tới, cây quạt giống như tự có ý thức bay tới, ngăn cản một kiếm cho Phác Hổ!

Phương Giải chợt tránh người sang một bên, đao ý chém xuống, cắt đôi căn phòng.

Bụi bặm nổi lên!

Căn phòng sụp xuống, có một bóng đen nhảy ra ngoài.





Một kiếm của Đàm Thanh Ca tưởng chừng như là một kiếm khó giải, nhưng bởi vì cây quạt mà thay đổi. Lúc này Phương Giải mới nhìn rõ, cây quạt buộc vào một sợi tơ rất nhỏ, mà đầu sợi tơ ở trong tay của Phác Hổ!

Phương Giải ngẩn ra, nói cách khác, Phác Hổ đã đoán được Đàm Thanh Ca sẽ đâm một kiếm vào sau lưng y, cho nên y cố ý đặt cây quạt ở cửa. Y đặt ở đấy, là đợi Đàm Thanh Ca ra tay.

Có thể nhìn ra được, sắc mặt của Phác Hổ cực kỳ khó coi.

Không phải vì một kiếm này làm y bị thương, mà là vì một kiếm này cuối cùng lại xuất ra.

Trên cây quạt, có một vết rách.

Trong lòng y, cũng có.

Không chờ y có phản ứng gì, Đàm Thanh Ca bỗng nhiên bay lên đánh về hướng Phác Hổ. Lửa giận thiêu đốt trong mắt của Phác Hổ rồi tràn ra ngoài. Phương Giải vừa định đi tới, thì đao thứ hai ở ngoài cửa lại xông tới, vẫn cực kỳ khí phách, mà mục tiêu lần này chính là Phương Giải!

Phương Giải không thể không dùng toàn lực ứng phó, mà Phác Hổ thì quay người lại đối mặt với Đàm Thanh Ca.

Sau đó, Phác Hổ hơi sửng sốt.

Bởi vì y phát hiện sắc mặt của Đàm Thanh Ca có chút không đúng.

Khóe mắt

Có một giọt nước mắt.

Cho nên y ra tay chậm nửa nhịp, vô thức dừng lại nội kình đã đưa ra ngoài.

Oành!

Một áp lực mà Phác Hổ chưa từng cảm nhận từ trên trời rơi xuống. Đó là một cỗ năng lượng không thể kháng cự. Giống như một cây cột lớn tới mức không thể hình dung, từ trời rơi xuống đè lên đầu Phác Hổ. Mà trên thực tế, đó không phải là cây cột, mà là một ngón tay.

Thật giống như thiên thần xuyên qua đám mây ấn một ngón tay xuống dưới, nhằm nghiền chết một người. So với ngón tay này, đao ý bên ngoài cửa lớn, và kiếm khí của Đàm Thanh Ca đều nhỏ bé không đáng kể. Một chỉ vừa ra, tất phải có người chết.

Chỉ ra, thiên uy!

Biến cố mà Phương Giải đau đầu suy nghĩ, rốt cuộc đã tới.





Từ trước tới nay Trung Nguyên có một truyền thuyết.

Truyền thuyết kể rằng từ xa xưa không biết vì sao bầu trời bắt đầu sụp xuống, vạn vật thế gian đều vô cùng hoảng sợ. Không ai biết cách ngăn lại bầu trời không rơi xuống. Nếu bầu trời rơi xuống vạn vật trên mặt đất sẽ chết theo. Lúc này, một cụ rùa không biết đã sống bao nhiêu vạn năm đi ra từ biển rộng, dùng thân thể vô cùng lớn của mình để chống trời.

Vạn vật vui mừng khôn xiết, đều khen ngợi công đức của cụ rùa. Cụ rùa im lặng không nói gì, thần thái bi thương. Vạn vật không biết cụ rùa bi thương điều gì, chúng nó tụ xung quanh cụ rùa vừa múa vừa hát, mừng cho bầu trời không bị rơi xuống. Hát hò tới khi mệt mỏi, vạn vật mới tán đi.

Chỉ còn cụ rùa đơn độc chống đỡ bầu trời.

Cũng không biết qua bao nhiêu năm, cụ rùa rốt cuộc không kiên trì được nữa mà hấp hối. Cụ rùa đã quá yếu rồi, không thể đứng thẳng được nữa. Trời bắt đầu rung chuyển, sụp xuống theo cụ rùa. Vạn vật đều chạy tới, trách cứ cụ rùa vì sao không tiếp tục chống trời. Chúng nó tức giận kêu gào, hận không thể xé cụ rùa ra làm muôn mảnh. Chúng nó cảm thấy, bởi vì cụ rùa, mà thế giới của bọn chúng sắp sụp đổ rồi.

Cụ rùa chảy xuống một giọt nước mắt, thần sắc bi thương đó vạn năm vẫn không thay đổi.

Lúc trước cụ rùa đứng lên chống trời, các sinh linh khác đều cảm ơn cụ rùa. Nhưng rất nhiều năm qua đi, các sinh linh khác không còn cảm ơn nữa, chúng nó dần cảm thấy cụ rùa nên đứng ở đó, chống trời là trách nhiệm của cụ rùa.

Thấy cụ rùa sắp gục xuống, các sinh linh đều cực kỳ hoảng sợ. chúng nó tụ lại một chỗ, rốt cuộc thảo luận ra một biện pháp.

Chúng nó chặt đứt bốn chân của cụ rùa, rồi chia ra đặt bốn phía.

Lại nhiều vạn năm qua đi, sinh linh đã quên cụ rùa, lúc nhìn thấy bốn cây cột ở phía chân trời, đều khen ngợi đây là lễ vật mà ông trời ban cho sinh linh.

Hiện tại, một cây cột khổng lồ như vậy từ trên trời rơi xuống, trong lòng ai mà chả hoảng sợ?

Đó là một ngón tay.

Nghe nói sau khi cụ rùa chết, thần linh trên trời bay xuống, cảm động với tấm lòng của cụ rùa, liền phong cụ rùa làm Tứ Thần Thú, hay còn gọi là Tứ Tượng.

Một ngọn tay này, là Tứ Tượng Chỉ.