Con đường mòn chắc chắn là dễ đi hơn con đường rừng chưa ai đặt chân đến, nhưng chắc chắn cũng có nhiều người chen chân mà đi. Vì thế họ thường bị kẹt trong đám đông nên tiến rất chậm.
Người “đắc lực” trái lại luôn luôn tìm một công việc khó khăn. Họ không thích lê chân trên những con đường mòn. Họ phải tự vạch một con đường mà chưa ai đặt chân đến. Con đường mới ấy thường khó đi, họ có thể gặp nhiều trở ngại, nhưng họ thường tiến rất nhanh vì chắc chắn ít có người đi.
Trong một bi kịch của Botrel, nhân vật chính: Tướng Du Gueslin, bao nhiêu lần vào sanh ra tử phò vua Tây Ban Nha để dẹp loạn, sau khi ông ta đã làm xong nhiệm vụ, đặt vui ngồi trở lại trên ngai vàng, ông ta bèn khoát áo ra đi. Các tướng sĩ ngạc nhiên hỏi lý do, ông ta đáp:
“Tôi ra đi bởi tôi không còn thấy thú nữa phụng sự một ông vua đã đắc thắng”.
Nếu bạn có thể bắt chước vị tướng anh hùng ấy để nói: “Tôi đi tìm một công việc khó khăn hơn vì tôi không còn thấy hứng thú làm công việc dễ dàng”. Bạn quả là một người “đắc lực”.
Ghét những công việc dễ dàng, nhàn hạ, nhưng công việc đúc sẵn; luôn luôn tìm những công việc khó khăn, những công việc cần nhiều cố gắng, cần nhiều sáng kiến; không thích “ăn cỗ” người khác đã đọn sẵn mà chỉ hãnh diện ngồi vào “mâm cơm” tự mình làm lấy, đó là tinh thần của người “đắc lực”, tinh thần của người tự lập.
Có đặng cái tinh thần “đắc lực” ấy bạn mới có điều kiện để làm những việc lớn, để giữ những chức vụ quan trọng, để điều khiển.
Cũng có thể chúng ta gặp những người thích “ăn cỗ” hơn “làm cỗ” mà thành công; song đó là nhờ cái “lưng họ mềm” chứ không phải do chân giá trị con người họ. Sự thành công là sự thành công nhứt thời vì nó tùy thuộc vào người thứ hai.
Người “đắc lực” dám nhận lấy những công việc khó khăn, biết cố gắng để tự mình doạn lấy “mâm cơm” cho mình ăn, có thể đi đến thành công chậm hơn nhưng luôn luôn họ có thể tự hào rằng họ đã “thẳng lưng” mà đi. Hơn nữa sự thành công của họ sẽ vừng bền vì nó do chính mình họ chứ không tùy thuộc vào ai cả.
Thưa bạn, chắc bạn đã rõ: không riêng gì ở nước ta mà ở đâu cũng thế, người ta có thể “dùng” những người thích “ăn cỗ”, song người ta chỉ “trọng” những người biết “làm cỗ’.