Sau khi Công xã Pari bị đàn áp, quân đội của Chie liền biến thành những kẻ đi tử hình các xã viên Công xã.
Hễ ai mặc áo quần quân tự vệ quốc dân, vai có vết tích mang súng, hai tay bẩn thỉu thô ráp, thậm chí dáng vẻ giống công nhân thì đều bị giết. Chỉ cần từ một nhà dân nào đó bắn ra một viên đạn thì người cả nhà ấy đều bị bắn chết.
Một gã tiểu đoàn trưởng phản động đứng ở cửa nhà lao kiểm tra tù binh, không hỏi han gì cả, chỉ nói “bên trái” hay “bên phải”, thế là người đi sang bên trái lập tức bị bắn chết. Ở đây, trong một ngày chúng đã bắn chết 1.900 mạng người.
Bốn tên cảnh sát mặt bự thịt áp giải sáu đứa trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Vừa bước vào doanh trại, các em đã bị chúng bắn chết. Khi giương súng lên, bọn cảnh sát còn tàn nhẫn nói: “Lớn lên sẽ thành bọn côn đồ gây rối, giết đi là bảo đảm nhất!”
Gần 50 lối ra vào Pari đều đóng chặt. Quân thù lùng sục khắp nơi, bắt bớ và sát hại các xã viên Công xã. Hơn 3 vạn xã viên Công xã chết một cách thảm thương dưới bàn tay quân đội của Chie. Ngoài ra, số người bị bắt, bị giam cầm, bị lưu đày, bị trục xuất, tổng cộng lên đến 10 vạn!
Nhưng những người con ưu tú của Công xã Pari vẫn không khiếp sợ trước súng đạn của quân thù. Họ vẫn tin tưởng sâu sắc rằng, Công xã tuy thất bại nhưng nó sẽ mở ra cho nhân loại một con đường mới, giai cấp vô sản chiến đấu vì chân lý nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.
Uỷ viên Công xã 55 tuổi. Ơgien Pôchiê là một người nổi tiếng trong những người con ưu tú của Công xã.
Pôchiê sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo khổ ở Pari. Cha ông là thợ đóng gói hàng hóa, mẹ ông là thợ giặt. Từ bé ông đã phải sống cuộc sống đau khổ vì đói khát và thất học. Năm 13 tuổi, anh theo cha đi làm thợ ở nhà máy đóng gói, sau đó làm thuê ở cửa hiệu bán giấy, làm công nhân kĩ thuật vẽ bản vẽ vải in hoa. Tháng 7 năm 1830, nhân dân Pari vũ trang khởi nghĩa, lật đổ vương triều Buốcbông chuyên chế của giai cấp địa chủ quí tộc. Khi khởi nghĩa bắt đầu, Pôchiê mới 14 tuổi, năm lần bảy lượt xin được tham gia chiến đấu ở đường phố, nhưng vì tuổi còn quá nhỏ nên không được thu nhận. Thế là cậu viết một bài thơ “Tự do muôn năm” cổ vũ ý chí chiến đấu của mọi người. Năm sau, tập thơ “Thần thơ trẻ” của Pôchiê được xuất bản.
Tháng 6 năm 1848, công nhân Pari lại nổi lên khởi nghĩa vũ trang chống lại Chính phủ của giai cấp tư sản. Pôchiê tham gia chiến đấu trên chiến luỹ đường phố. Đầu năm 1865, Hội liên hiệp công nhân quốc tế do Mác và Ănggen lãnh đạo thành lập Chi bộ ở Pari. Pôchiê tập hợp hơn 500 thợ vẽ, lập ra Công hội, gia nhập Hiệp hội quốc tế và làm Uỷ viên Phân hội Pari. Sau khi chiến tranh Phổ Pháp nổ ra, “Chính phủ Quốc phòng” đầu hàng bán nước, ông lòng đầy cám phẫn viết nhiều bài thơ yêu nước như “Hãy tự vệ! Hỡi Pari”. . . động viên nhân dân chống lại bọn xâm lược, kêu gọi dùng khởi nghĩa để thành lập Công xã.
Công xã Pari được thành lập, Pôchiê làm Uỷ viên Uỷ ban phúc lợi xã hội và phụ trách công tác lãnh đạo Hiệp hội công nhân và Hiệp hội các Nhà nghệ thuật. Trong “Tuần lễ tháng 5 đẫm máu”, ông cùng các chiến sĩ chiến đấu từ đầu đến cuối trên chiến luỹ. Sau khi Công xã bị đàn áp, ông đến ẩn náu ở nhà một người bạn.
Ngày 30 tháng 5 bạn của Pôchiê giận dữ đưa cho ông một tờ báo, nói:
- Xem đây này, chúng nó đang khoác lác bậy bạ, nói anh đã bị xử tử rồi!
Pôchiê cầm tờ báo xem, thấy trên báo in rõ ràng một dòng chữ to:
“Tên cầm đầu quan trọng của Công xã, Ơgien Pôchiê đã bị xử bắn hôm qua. . .”
Ông không xem tiếp nữa, giọng bi phẫn nói:
- Đúng, đúng là chúng nó đang khoác lác bậy bạ, nhưng cũng không phải không có chuyện đó. Biết bao nhiêu bạn chiến đấu của chúng ta đã bị chúng sát hại!
Trái tim Pôchiê đang chất chứa biết bao nhiêu uất hận và đau thương! Từ tuổi ấu thơ bi thảm của mình, Pôchiê liên tưởng đến hàng triệu, hàng triệu người nô lệ trên thế giới đang sống trong đói rét; từ quá trình chiến đấu của mình, ông liên tưởng đến bao nhiêu người bạn chiến đấu vì theo đuổi chân lý mà dốc cạn bầu nhiệt huyết; từ những ngày vui sướng giai cấp công nhân được làm chủ, ông liên tưởng đến cảnh huy hoàng khi giai cấp vô sản toàn thế giới được hoàn toàn giải phóng. . . Pôchiê không nén nổi tình cảm cách mạng đang trào dâng, cầm bút viết luôn:
Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gían
Vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn
Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi.
Quyết phen này sống chết mà thôi.
Ông phảng phất nhìn thấy các chiến sĩ ưu tú của Công xã, từng người từng người ngã xuống trong vũng máu, lại có hàng nghìn hàng vạn chiến sĩ kế tiếp nhau đứng lên đập tan tành cái thế giới cũ. Công xã đã thất bại nhưng cách mạng sẽ tiếp tục. Nhất định phải rút ra bài học xương máu, chộp lấy thời cơ, giành lại thành quả lao động.
Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành
Toàn nô lệ vùng đứng lên đi
Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa
Bao nhiêu lợi quyền lợi qua tay mình.
Pôchiê ngước đầu nhìn, những cây thông, cây bách xanh tươi còn sót lại trên đồi Môngmác sừng sững kiên cường dưới ánh mặt trời rực rỡ, tỏ rõ sức sống vô hạn của chúng. “Thế nào cũng có ngày bọn ký sinh trùng và bọn rắn độc, thú dữ kia sẽ bị tiêu diệt sạch sành sanh, mặt trời đỏ tươi chiếu sáng khắp địa cầu!”. Bỗng nhiên ông cảm thấy, chỉ cần đoàn kết lại thì ngày triệt để giải phóng giai cấp vô sản nhất định sẽ đến. Thế là ông lại cầm bút viết tiếp:
Đấu tranh này là trận cuối cùng
Kết đoàn lại để ngày mai
Lanh - te - na - xi - ô - na – lơ
Sẽ là xã hội tương lai
Viết xong, ông ghi thêm ở đầu bài thơ hai chữ: “Quốc tế”.
Hơn một tháng sau, Pôchiê từ giã Pari, lần lượt lưu vong sang Anh và Mỹ. Trong 9 năm lưu vong ở nước ngoài, ông không ngừng chiến đấu, làm rất nhiều thơ, kêu gọi mọi người tìm hiểu và ủng hộ sự nghiệp của Công xã.
Mãi đến năm 1880, Chính phủ Pháp buộc phải ban bố lệnh ân xá đối với các xã viên Công xã, ông mới quay về Pari.
Năm 1887, Pôchiê qua đời ở tuổi 71. Các bạn chiến đấu của ông đem tro xương ông chôn ở nghĩa trang Cha Lase.
Đầu mùa hạ năm 1888, nhà soạn nhạc của giai cấp công nhân Pháp Pie Đơgâytơ đã phổ nhạc bài thơ “Quốc tế” thành bài ca trang nghiêm, hùng tráng, xúc động lòng người. Ngày 23 tháng 6, trong một buổi lễ kỷ niệm do công nhân bán báo ở Linlơ tổ chức, ông đích thân chỉ huy đoàn hợp xướng biểu diễn bài hát này.
Đây chính là bài “Quốc tế ca” có cả lời và nhạc.
Sau lần biểu diễn đầu tiên, “Quốc tế ca” đã gây được tiếng vang rất lớn trong công nhân. Mọi người vô cùng yêu thích bài ca chiến đấu này, quyết định góp tiền để in. Lần đầu tiên in 6000 bản, bán hết ngay.
Từ đó, nó được lưu truyền nhanh chóng khắp nước Pháp và các nơi trên thế giới, trở thành tiếng kèn lệnh chiến đấu kêu gọi giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại, lật đổ chế độ bóc lột, mang sức mạnh của mình để giải phóng cho mình, thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
VỤ ÁN ĐRÂYPHUÝTMột buổi sáng tháng 9 năm 1894, sĩ quan phụ tá phòng phản gián Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu Lục quân Pháp đưa cặp văn kiện cho thượng tá Xăngđe. - Thưa Trưởng phòng, đây là một bức thư gửi cho Sơvác côppen mà nhân viên tình báo của ta bắt được. Sơváccốppen là tuỳ viên quân sự của Đại sứ quán Đức ở Pháp. Mấy năm gần đây, một loạt văn kiện cơ mật của Pháp không cánh mà bay. Phòng phản gián nghi ngờ Sơváccốppen đã lâu, đặc phái nhân viên tình báo tìm cách giữ lại thư từ của y, bây giờ quả nhiên bắt được. Thượng tá Xăngđe mở ngay cặp văn kiện lấy bức thư ra xem. Thư viết: “Chưa tiện gặp nên gửi thư này. Xin chuyển tới ông một vài tin tình báo bổ ích. . .” Những tin tức viết trong thư đều là tin tức cơ mật về quốc phòng của Pháp. Bức thư không ký tên, nên không biết ai viết. Thượng tá xem xong liền ra lệnh cho viên sĩ quan phụ tá: - Ông báo ngay cho hai vị phó trưởng phòng đến đây. Thiếu tá Hăngri và thiếu tá Đờ Pati lần lượt đến chỗ Thiếu tá Hăngri xem thư sửng sốt cả người, đứng ngồi không yên. Nét chữ trong thư đúng là nét chữ của Thiếu tá Estraxi, bạn thân của ông! Estraxi đã từng làm phiên dịch tiếng Đức ở Cục tình báo trước đây hai năm được điều đi làm tiểu đoàn trưởng. Quan hệ giữa hai người rất thân thiết. Hăngri biết Estraxi sống rất bừa bãi, hắn ham mê cờ bạc hết mức, tiêu xài phóng đãng, nợ nần chồng chất, trước đây hai tháng đã chủ động bán tin tức tình báo quân sự cho Sơváccốppen, Hăngri sợ chuyện xẩy ra với Estraxi sẽ liên lụy đến mình cho nên giả vờ như không biết, lại còn cùng với Xăngđe, Pati đoán già đoán non xem ai là tác giả bức thư này. Theo suy đoán của họ, người có điều kiện cung cấp những tin tức này chỉ có thể là viên sĩ quan thực tập người Do thái Thượng uý Đrâyphuýt. Đrâyphuýt sinh ra trong một gia đình tư sản giàu có, tốt nghiệp Học viện Quân sự với thành tích xuất sắc nên được chọn đưa về thực tập ở Bộ tổng tham mưu Lục quân. Khi Đrâyphuýt về Bộ Tổng tham mưu, thượng tá Xăngđe đã chính thức có ý kiến phản đối cho rằng anh ta là người Do Thái, là nhân vật nguy hiểm có khả năng làm nguy hại đến an ninh quốc gia nhất. Bây giờ Xăngđe coi anh ta là đối tượng nghi vấn để báo cáo với Bộ trưởng Lục quân. Lúc này, Chính phủ Pháp đang muốn rửa nhục về những thất bại trong chiến tranh Phổ- Pháp, đang muốn “phục thù” Đức, cho nên ngày 15 tháng 10 Bộ trưởng Lục quân đã ra lệnh bắt Đrâyphuýt vì tội gián điệp và phản quốc. Để định tội Đrâyphuýt, người ta đặc biệt mời mấy chuyên gia về chữ viết giám định nét chữ trong thư. Nhưng kết luận cuối cùng của các chuyên gia cho rằng căn cứ vật chứng chưa đủ. Phía quân đội lúc này cảm thấy việc bắt Đrâyphuýt quá khinh suất, nhưng việc này lại do Bộ trưởng Lục quân đích thân quyết định, nên để giữ uy tín cho bên quân đội, họ đành phải làm tới. Dây dưa mãi đến tháng 12. Toà án quân sự mới bí mật mở phiên tòa xét xử. Có mặt ở phiên tòa, ngoài các quan tòa, chỉ có 4 người: bị cáo Đrâyphuýt, luật sư bào chữa, Cảnh sát trưởng và Thiếu tá Pica - quan sát viên của Bộ trưởng Lục quân. Ngày thẩm vấn đầu tiên, Đrâyphuýt nêu ra đầy đủ các lý do chứng minh anh ta không biết gì về phần lớn các tin tức tình báo liệt kê trong thư nên căn bản không thể làm án. Kết quả thẩm vấn hôm ấy rất bất lợi cho nguyên cáo, rất có thể toà án sẽ tuyên bố Đrâyphuýt vô tội do không đủ chứng cứ. Thiếu tá Pica là một con người chính trực, khi báo cáo với Bộ trưởng Lục quân, ông căn cứ vào sự thật đã nói trắng ra rằng vụ án này rất khó thành. Thiếu tá Hăngri rắp tâm bao che cho Estraxi, thấy tình thế bất lợi đã đến tận phiên toà chỉ vào Đrâyphuýt nói: “Kẻ gian tế chính là anh ta!” và lấy danh dự sĩ quan tuyên thệ lời chứng của mình là thực. Sau đó, Bộ trưởng Lục quân lại bịa ra một “hồ sơ mật”, đem mấy vụ đánh cắp bí mật đã khởi tố mà chưa phá án đổ lên đầu Đrâyphuýt, lại còn đưa vào “hồ sơ mật” những tài liêu về “chứng cứ phạm tội” đã bị Thiếu tá Đờ Pati, Phó trưởng phòng Phòng Phản gián xuyên tạc, bịa đặt. Thế là bảy vị quan tòa của Tòa án quân sự nhất trí nhận định Đrâyphuýt có tội, xử tù chung thân, tước bỏ chức vụ quân đội, đày đến một nơi xung yếu trên một hòn đảo thuộc địa. Các nhân vật phản động phía quân đội dựa vào vụ án này dấy lên phong trào chống Do thái, tuyên truyền chiến tranh chống Đức. Vào một ngày tháng 1 năm 1895, nghi thức tước bỏ chức vụ quân nhân của Đrâyphuýt được tổ chức tại thao trường Học viện quân sự trước sự chứng kiến của mọi người. Quân hàm, huy hiệu trên mũ, băng lụa, huân chương đều bị lột hết. Cây kiếm cũng bị bẻ gãy đôi, vứt xuống đất: Sau đó 3 tháng, anh ta bị giải đi thụ án. Tháng 7 năm ấy, Thượng tá Xăngđe về hưu, Pica được thăng lên Trung tá, đảm nhiệm chức trưởng phòng Phản gián. Sau đó, tin tức tình báo quân sự của Pháp vẫn liên tiếp bị lộ. Một lần, bộ phận tình báo chặn bắt được thư của tuỳ viên quân sự Đức Sơváccốppen viết cho Thiếu tá Estraxi. Loại công việc này vốn dĩ do Phó trưởng phòng Hăngri xử lý, vừa đúng lúc ấy ông ta nghỉ phép vắng mặt nên lá thư được trực tiếp giao đến tay Pica. Pica theo lệ thường lấy hồ sơ của Extéchađi ra đọc, “Nét chữ này trông rất quen, Pica sau khi xem bản báo cáo do Extéchađi tự tay viết, lẩm nhẩm nói một mình: “Giống y như nét chữ trong bức thư của vụ án Đrâyphuýt”. Ông rút trong hồ sơ vụ án Đrâyphuýt ra một bức thư, đem đối chiếu thì nét chữ quả nhiên giống hệt! Sau đó, ông kiểm tra xem xét lại “hồ sơ mật”, phát hiện tài liệu trong đó căn bản không đủ để định tội. Ông đi đến kết luận, chính Extéchađi là người đã viết lá thư kia, có quan hệ rất đáng nghi với viên tuỳ viên quân sự Đức, còn Đrâyphuýt là người bị oan. Pica báo cáo sự việc này với Phó Tổng tham mưu trưởng, và đề nghị xét lại vụ án. Không ngờ viên Phó tổng tham mưu trưởng vì sợ danh dự quân đội bị tổn thương, đã từ chối bắt Estraxi và chỉ thị cho Pica không được nói ra sự thật với bên ngoài. Pica nhiều lần trình bày với cấp trên về sự lợi hại, được mất của việc xét lại vụ án, khuyên nên kịp thời sửa chữa sai lầm, nhưng ý kiến đúng đắn của ông vẫn không được chấp nhận. Ít lâu sau, ông bị điều khỏi chức vụ, đi nhận nhiệm vụ mới ở nước ngoài. Pica âm thầm hạ quyết tâm: “Ta quyết không thể mang cái bí mật này xuống mồ!” Sau đó nửa năm, Pica được về Pari nghỉ phép mấy ngày. Ông tìm một luật sư, nói cho ông ta nghe chân tướng của sự việc, nhờ luật sư báo cho các nhân vật đáng tin cậy trong Quốc hội quan tâm đến vụ án này biết. Ít lâu sau, một số nhân vật thông cảm với cảnh ngộ bất hạnh của Đrâyphuýt nhận ra nét chữ của Estraxi. Thế là người nhà của Đrâyphuýt viết thư cho Bộ trưởng Lục quân, chính thức yêu cầu xem xét lại vụ án Đrâyphuýt, đồng thời tố cáo Estraxi. Pica cũng sẵn sàng ra làm chứng trước toà án. Trong khi đó, tên Hăngri đê hèn, xấu xa dùng trăm phương nghìn kế tìm cách chứng minh tội danh của Đrâyphuýt .Y lại một lần nữa đưa những thư từ giả vào “hồ sơ mật”, thậm chí làm giả cả thư của Đrâyphuýt gửi cho Đức hoàng và thư trả lời của Đức hoàng gửi cho Đrâyphuýt, để chứng minh rằng Đrâyphuýt đúng là gián điệp của Đức. Vị Bộ trưởng Lục quân mới cũng như một số quan chức khác trong lòng đều biết rõ Estraxi là gián điệp thật sự, nhưng lại gợi ý riêng cho hắn lấy cớ ốm yếu xin thôi việc để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Vậy là Estraxi vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Khi người nhà của Đrâyphuýt tố cáo y, bên quân đội lại sợ y nhát gan tự sát hoặc chạy trốn ra nước ngoài, vì vậy đã cử Hăngri thay y viết lời biện hộ khi thẩm vấn. Quả nhiên, Tòa án quân sự tuyên bố Estraxi vô tội, được tha bổng; còn Trung tá Pica kiên quyết ra tòa làm chứng thì lại bị bắt “vì tội vu cáo” và sau khi được thả ra đã bị tước quân tịch. Xoay quanh việc minh oan cho Đrâyphuýt, nước Pháp dấy lên một phòng trào xã hội bảo vệ dân chủ rất rầm rộ. Trong đấu tranh, Pica càng kiên định. Ông viết thư cho Thủ tướng Pháp chứng minh rằng “tội chứng” gán cho Đrâyphuýt là giả. Vị Bộ trưởng Lục quân mới quá ngượng đâm khùng, ra lệnh bắt Pica nhưng không thể không ra lệnh thẩm tra lại “tội chứng”. Viên Thượng uý được lệnh thẩm tra “tội chứng” trước nay chưa hề nhúng tay vào vụ án này. Anh nhanh chóng phát hiện ra những dấu vết làm giả của Hăngri, trước những tội chứng rành rành, Hăngri buộc phải thừa nhận. Y bị bắt ngay tại trận, hôm sau tự sát. Tình thế đột nhiên đảo ngược, cả thảy 3 vị tướng trong đó có Bộ trưởng Lục quân đã phải xấu hổ xin từ chức. Estraxi sợ tội, trốn ra nước ngoài. Tháng 8 năm 1899, Toà án quân sự lại mở phiên tòa xét xử vụ án Đrâyphuýt. Mọi người đinh ninh rằng Tòa án sẽ tuyên bố Đrâyphuýt vô tội. Không ngờ, Tòa án vẫn kết luận Đrâyphuýt phạm tội làm gián điệp, chỉ giảm án xuống 10 năm khổ sai. Sự tuyên án này gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong các giới nhân sĩ Pháp, các nước trên thế giới cũng phản ứng mạnh mẽ. Thư từ và điện báo phản đối tới tấp gửi đến, nhiều nước còn biểu tình chống Pháp. Trước lực lượng dân chủ khí thế rầm rộ, Thủ tướng mới của Pháp sợ sẽ dẫn tới tình hình bất ổn bèn đưa ra một biện pháp giải quyết có tính chất chiết trung: Trên nguyên tắc, duy trì án cũ; lấy danh nghĩa Tổng thống xá tội cho Đrâyphuýt. Sau khi được đặc xá, Đrâyphuýt viết cho Tổng thống Pháp một lá thư: “Chính phủ Cộng hòa đã trả lại tự do cho tôi. Nhưng tự do mà mất danh dự, đối với tôi thật chẳng có ý nghĩa gì. Từ nay trở đi, tôi sẽ tiếp tục sửa chữa những sai lầm đáng sợ về tư pháp mà cho đến nay tôi vẫn còn bị nó hại” Suốt 7 năm sau đó, với sự ủng hộ của các giới nhân sĩ, Đrâyphuýt tiếp tục ra sức đấu tranh để khôi phục lại danh dự. Mãi đến tháng 6 năm 1906, Cơlêmăngxô - lãnh tụ phái cấp tiến luôn ủng hộ việc xét lại vụ án lên làm Thủ tướng, vụ án Đrâyphuýt cuối cùng mới được giải quyết. Tháng 7 năm ấy, Tòa án tối cao tuyên bố Đrâyphuýt vô tội. Đrâyphuýt, người chịu 12 năm oan khuất, cuối cùng khôi phục lại được danh dự. Đrâyphuýt được thăng lên thiếu tá, được nhận Huân chương quân đoàn vẻ vang tại thao trường Học viện quân sự - nơi mà trước kia đã cử hành nghi thức tước bỏ chức vụ quân nhân của anh. Trung tá Pica cũng trở về lại quân đội, thăng làm Chuẩn tướng và đảm nhiệm Bộ trưởng Lục quân. Năm 1930, hồi ký “Chân tướng vụ án Đrâyphuýt” của Sơváccốppen, tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Đức ở Pháp được xuất bản. Giờ đây, chính là từ phía Đức đã chứng thực Đrâyphuýt trong sạch, vô tội. Tháng 6 năm ấy, vợ của Sơváccốppen gửi quyển hồi ký này cho Đrâyphuýt, kèm theo bức thư nói chồng bà luôn luôn muốn chứng minh Đrâyphuýt là người bị hại, song do nhiều nguyên nhân nên lúc sinh thời ông chưa làm được như nguyện. Cuốn sách thuật lại kỹ càng Sơváccốppen và Estraxi đã đi lại với nhau bí mật như thế nào, vì vậy càng làm sáng rõ một số tình tiết trong vụ án. Vụ án Đrâyphuýt phản ánh một cách tập trung sau chiến tranh Phổ- Pháp, mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ nước Pháp đã trở nên gay gắt, đồng thời bộc lộ sự giả dối của nền dân chủ tư sản. |
VỤ ÁN ĐRÂYPHUÝTMột buổi sáng tháng 9 năm 1894, sĩ quan phụ tá phòng phản gián Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu Lục quân Pháp đưa cặp văn kiện cho thượng tá Xăngđe. - Thưa Trưởng phòng, đây là một bức thư gửi cho Sơvác côppen mà nhân viên tình báo của ta bắt được. Sơváccốppen là tuỳ viên quân sự của Đại sứ quán Đức ở Pháp. Mấy năm gần đây, một loạt văn kiện cơ mật của Pháp không cánh mà bay. Phòng phản gián nghi ngờ Sơváccốppen đã lâu, đặc phái nhân viên tình báo tìm cách giữ lại thư từ của y, bây giờ quả nhiên bắt được. Thượng tá Xăngđe mở ngay cặp văn kiện lấy bức thư ra xem. Thư viết: “Chưa tiện gặp nên gửi thư này. Xin chuyển tới ông một vài tin tình báo bổ ích. . .” Những tin tức viết trong thư đều là tin tức cơ mật về quốc phòng của Pháp. Bức thư không ký tên, nên không biết ai viết. Thượng tá xem xong liền ra lệnh cho viên sĩ quan phụ tá: - Ông báo ngay cho hai vị phó trưởng phòng đến đây. Thiếu tá Hăngri và thiếu tá Đờ Pati lần lượt đến chỗ Thiếu tá Hăngri xem thư sửng sốt cả người, đứng ngồi không yên. Nét chữ trong thư đúng là nét chữ của Thiếu tá Estraxi, bạn thân của ông! Estraxi đã từng làm phiên dịch tiếng Đức ở Cục tình báo trước đây hai năm được điều đi làm tiểu đoàn trưởng. Quan hệ giữa hai người rất thân thiết. Hăngri biết Estraxi sống rất bừa bãi, hắn ham mê cờ bạc hết mức, tiêu xài phóng đãng, nợ nần chồng chất, trước đây hai tháng đã chủ động bán tin tức tình báo quân sự cho Sơváccốppen, Hăngri sợ chuyện xẩy ra với Estraxi sẽ liên lụy đến mình cho nên giả vờ như không biết, lại còn cùng với Xăngđe, Pati đoán già đoán non xem ai là tác giả bức thư này. Theo suy đoán của họ, người có điều kiện cung cấp những tin tức này chỉ có thể là viên sĩ quan thực tập người Do thái Thượng uý Đrâyphuýt. Đrâyphuýt sinh ra trong một gia đình tư sản giàu có, tốt nghiệp Học viện Quân sự với thành tích xuất sắc nên được chọn đưa về thực tập ở Bộ tổng tham mưu Lục quân. Khi Đrâyphuýt về Bộ Tổng tham mưu, thượng tá Xăngđe đã chính thức có ý kiến phản đối cho rằng anh ta là người Do Thái, là nhân vật nguy hiểm có khả năng làm nguy hại đến an ninh quốc gia nhất. Bây giờ Xăngđe coi anh ta là đối tượng nghi vấn để báo cáo với Bộ trưởng Lục quân. Lúc này, Chính phủ Pháp đang muốn rửa nhục về những thất bại trong chiến tranh Phổ- Pháp, đang muốn “phục thù” Đức, cho nên ngày 15 tháng 10 Bộ trưởng Lục quân đã ra lệnh bắt Đrâyphuýt vì tội gián điệp và phản quốc. Để định tội Đrâyphuýt, người ta đặc biệt mời mấy chuyên gia về chữ viết giám định nét chữ trong thư. Nhưng kết luận cuối cùng của các chuyên gia cho rằng căn cứ vật chứng chưa đủ. Phía quân đội lúc này cảm thấy việc bắt Đrâyphuýt quá khinh suất, nhưng việc này lại do Bộ trưởng Lục quân đích thân quyết định, nên để giữ uy tín cho bên quân đội, họ đành phải làm tới. Dây dưa mãi đến tháng 12. Toà án quân sự mới bí mật mở phiên tòa xét xử. Có mặt ở phiên tòa, ngoài các quan tòa, chỉ có 4 người: bị cáo Đrâyphuýt, luật sư bào chữa, Cảnh sát trưởng và Thiếu tá Pica - quan sát viên của Bộ trưởng Lục quân. Ngày thẩm vấn đầu tiên, Đrâyphuýt nêu ra đầy đủ các lý do chứng minh anh ta không biết gì về phần lớn các tin tức tình báo liệt kê trong thư nên căn bản không thể làm án. Kết quả thẩm vấn hôm ấy rất bất lợi cho nguyên cáo, rất có thể toà án sẽ tuyên bố Đrâyphuýt vô tội do không đủ chứng cứ. Thiếu tá Pica là một con người chính trực, khi báo cáo với Bộ trưởng Lục quân, ông căn cứ vào sự thật đã nói trắng ra rằng vụ án này rất khó thành. Thiếu tá Hăngri rắp tâm bao che cho Estraxi, thấy tình thế bất lợi đã đến tận phiên toà chỉ vào Đrâyphuýt nói: “Kẻ gian tế chính là anh ta!” và lấy danh dự sĩ quan tuyên thệ lời chứng của mình là thực. Sau đó, Bộ trưởng Lục quân lại bịa ra một “hồ sơ mật”, đem mấy vụ đánh cắp bí mật đã khởi tố mà chưa phá án đổ lên đầu Đrâyphuýt, lại còn đưa vào “hồ sơ mật” những tài liêu về “chứng cứ phạm tội” đã bị Thiếu tá Đờ Pati, Phó trưởng phòng Phòng Phản gián xuyên tạc, bịa đặt. Thế là bảy vị quan tòa của Tòa án quân sự nhất trí nhận định Đrâyphuýt có tội, xử tù chung thân, tước bỏ chức vụ quân đội, đày đến một nơi xung yếu trên một hòn đảo thuộc địa. Các nhân vật phản động phía quân đội dựa vào vụ án này dấy lên phong trào chống Do thái, tuyên truyền chiến tranh chống Đức. Vào một ngày tháng 1 năm 1895, nghi thức tước bỏ chức vụ quân nhân của Đrâyphuýt được tổ chức tại thao trường Học viện quân sự trước sự chứng kiến của mọi người. Quân hàm, huy hiệu trên mũ, băng lụa, huân chương đều bị lột hết. Cây kiếm cũng bị bẻ gãy đôi, vứt xuống đất: Sau đó 3 tháng, anh ta bị giải đi thụ án. Tháng 7 năm ấy, Thượng tá Xăngđe về hưu, Pica được thăng lên Trung tá, đảm nhiệm chức trưởng phòng Phản gián. Sau đó, tin tức tình báo quân sự của Pháp vẫn liên tiếp bị lộ. Một lần, bộ phận tình báo chặn bắt được thư của tuỳ viên quân sự Đức Sơváccốppen viết cho Thiếu tá Estraxi. Loại công việc này vốn dĩ do Phó trưởng phòng Hăngri xử lý, vừa đúng lúc ấy ông ta nghỉ phép vắng mặt nên lá thư được trực tiếp giao đến tay Pica. Pica theo lệ thường lấy hồ sơ của Extéchađi ra đọc, “Nét chữ này trông rất quen, Pica sau khi xem bản báo cáo do Extéchađi tự tay viết, lẩm nhẩm nói một mình: “Giống y như nét chữ trong bức thư của vụ án Đrâyphuýt”. Ông rút trong hồ sơ vụ án Đrâyphuýt ra một bức thư, đem đối chiếu thì nét chữ quả nhiên giống hệt! Sau đó, ông kiểm tra xem xét lại “hồ sơ mật”, phát hiện tài liệu trong đó căn bản không đủ để định tội. Ông đi đến kết luận, chính Extéchađi là người đã viết lá thư kia, có quan hệ rất đáng nghi với viên tuỳ viên quân sự Đức, còn Đrâyphuýt là người bị oan. Pica báo cáo sự việc này với Phó Tổng tham mưu trưởng, và đề nghị xét lại vụ án. Không ngờ viên Phó tổng tham mưu trưởng vì sợ danh dự quân đội bị tổn thương, đã từ chối bắt Estraxi và chỉ thị cho Pica không được nói ra sự thật với bên ngoài. Pica nhiều lần trình bày với cấp trên về sự lợi hại, được mất của việc xét lại vụ án, khuyên nên kịp thời sửa chữa sai lầm, nhưng ý kiến đúng đắn của ông vẫn không được chấp nhận. Ít lâu sau, ông bị điều khỏi chức vụ, đi nhận nhiệm vụ mới ở nước ngoài. Pica âm thầm hạ quyết tâm: “Ta quyết không thể mang cái bí mật này xuống mồ!” Sau đó nửa năm, Pica được về Pari nghỉ phép mấy ngày. Ông tìm một luật sư, nói cho ông ta nghe chân tướng của sự việc, nhờ luật sư báo cho các nhân vật đáng tin cậy trong Quốc hội quan tâm đến vụ án này biết. Ít lâu sau, một số nhân vật thông cảm với cảnh ngộ bất hạnh của Đrâyphuýt nhận ra nét chữ của Estraxi. Thế là người nhà của Đrâyphuýt viết thư cho Bộ trưởng Lục quân, chính thức yêu cầu xem xét lại vụ án Đrâyphuýt, đồng thời tố cáo Estraxi. Pica cũng sẵn sàng ra làm chứng trước toà án. Trong khi đó, tên Hăngri đê hèn, xấu xa dùng trăm phương nghìn kế tìm cách chứng minh tội danh của Đrâyphuýt .Y lại một lần nữa đưa những thư từ giả vào “hồ sơ mật”, thậm chí làm giả cả thư của Đrâyphuýt gửi cho Đức hoàng và thư trả lời của Đức hoàng gửi cho Đrâyphuýt, để chứng minh rằng Đrâyphuýt đúng là gián điệp của Đức. Vị Bộ trưởng Lục quân mới cũng như một số quan chức khác trong lòng đều biết rõ Estraxi là gián điệp thật sự, nhưng lại gợi ý riêng cho hắn lấy cớ ốm yếu xin thôi việc để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Vậy là Estraxi vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Khi người nhà của Đrâyphuýt tố cáo y, bên quân đội lại sợ y nhát gan tự sát hoặc chạy trốn ra nước ngoài, vì vậy đã cử Hăngri thay y viết lời biện hộ khi thẩm vấn. Quả nhiên, Tòa án quân sự tuyên bố Estraxi vô tội, được tha bổng; còn Trung tá Pica kiên quyết ra tòa làm chứng thì lại bị bắt “vì tội vu cáo” và sau khi được thả ra đã bị tước quân tịch. Xoay quanh việc minh oan cho Đrâyphuýt, nước Pháp dấy lên một phòng trào xã hội bảo vệ dân chủ rất rầm rộ. Trong đấu tranh, Pica càng kiên định. Ông viết thư cho Thủ tướng Pháp chứng minh rằng “tội chứng” gán cho Đrâyphuýt là giả. Vị Bộ trưởng Lục quân mới quá ngượng đâm khùng, ra lệnh bắt Pica nhưng không thể không ra lệnh thẩm tra lại “tội chứng”. Viên Thượng uý được lệnh thẩm tra “tội chứng” trước nay chưa hề nhúng tay vào vụ án này. Anh nhanh chóng phát hiện ra những dấu vết làm giả của Hăngri, trước những tội chứng rành rành, Hăngri buộc phải thừa nhận. Y bị bắt ngay tại trận, hôm sau tự sát. Tình thế đột nhiên đảo ngược, cả thảy 3 vị tướng trong đó có Bộ trưởng Lục quân đã phải xấu hổ xin từ chức. Estraxi sợ tội, trốn ra nước ngoài. Tháng 8 năm 1899, Toà án quân sự lại mở phiên tòa xét xử vụ án Đrâyphuýt. Mọi người đinh ninh rằng Tòa án sẽ tuyên bố Đrâyphuýt vô tội. Không ngờ, Tòa án vẫn kết luận Đrâyphuýt phạm tội làm gián điệp, chỉ giảm án xuống 10 năm khổ sai. Sự tuyên án này gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong các giới nhân sĩ Pháp, các nước trên thế giới cũng phản ứng mạnh mẽ. Thư từ và điện báo phản đối tới tấp gửi đến, nhiều nước còn biểu tình chống Pháp. Trước lực lượng dân chủ khí thế rầm rộ, Thủ tướng mới của Pháp sợ sẽ dẫn tới tình hình bất ổn bèn đưa ra một biện pháp giải quyết có tính chất chiết trung: Trên nguyên tắc, duy trì án cũ; lấy danh nghĩa Tổng thống xá tội cho Đrâyphuýt. Sau khi được đặc xá, Đrâyphuýt viết cho Tổng thống Pháp một lá thư: “Chính phủ Cộng hòa đã trả lại tự do cho tôi. Nhưng tự do mà mất danh dự, đối với tôi thật chẳng có ý nghĩa gì. Từ nay trở đi, tôi sẽ tiếp tục sửa chữa những sai lầm đáng sợ về tư pháp mà cho đến nay tôi vẫn còn bị nó hại” Suốt 7 năm sau đó, với sự ủng hộ của các giới nhân sĩ, Đrâyphuýt tiếp tục ra sức đấu tranh để khôi phục lại danh dự. Mãi đến tháng 6 năm 1906, Cơlêmăngxô - lãnh tụ phái cấp tiến luôn ủng hộ việc xét lại vụ án lên làm Thủ tướng, vụ án Đrâyphuýt cuối cùng mới được giải quyết. Tháng 7 năm ấy, Tòa án tối cao tuyên bố Đrâyphuýt vô tội. Đrâyphuýt, người chịu 12 năm oan khuất, cuối cùng khôi phục lại được danh dự. Đrâyphuýt được thăng lên thiếu tá, được nhận Huân chương quân đoàn vẻ vang tại thao trường Học viện quân sự - nơi mà trước kia đã cử hành nghi thức tước bỏ chức vụ quân nhân của anh. Trung tá Pica cũng trở về lại quân đội, thăng làm Chuẩn tướng và đảm nhiệm Bộ trưởng Lục quân. Năm 1930, hồi ký “Chân tướng vụ án Đrâyphuýt” của Sơváccốppen, tuỳ viên quân sự Đại sứ quán Đức ở Pháp được xuất bản. Giờ đây, chính là từ phía Đức đã chứng thực Đrâyphuýt trong sạch, vô tội. Tháng 6 năm ấy, vợ của Sơváccốppen gửi quyển hồi ký này cho Đrâyphuýt, kèm theo bức thư nói chồng bà luôn luôn muốn chứng minh Đrâyphuýt là người bị hại, song do nhiều nguyên nhân nên lúc sinh thời ông chưa làm được như nguyện. Cuốn sách thuật lại kỹ càng Sơváccốppen và Estraxi đã đi lại với nhau bí mật như thế nào, vì vậy càng làm sáng rõ một số tình tiết trong vụ án. Vụ án Đrâyphuýt phản ánh một cách tập trung sau chiến tranh Phổ- Pháp, mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ nước Pháp đã trở nên gay gắt, đồng thời bộc lộ sự giả dối của nền dân chủ tư sản. |
Hàng ngày, cứ sáng sớm là thư ký tốc ký lại đến ngôi nhà lầu phía trái trường Đại học Pêtécbua để ghi chép công trình của Menđêlêép (Dmitri Invanovitch Mendeleiev (1834-1907)) “Nguyên lý hóa học”.
Trường Đại học Pêtécbua là trường Đại học nổi tiếng của Nga. Là một giáo sư, Menđêlêép có những điều kiện làm việc và sinh hoạt rất tốt. Trong nhà ông, ngoài phòng làm việc và phòng thí nghiệm, còn có nhiều phòng dùng cho sinh hoạt. Ông có thói quen nói cho người thư ký tốc ký ghi rồi chỉnh lý thành văn, sau đó ông xem lại, sửa chữa thành bản thảo. Quyển 1 của “Nguyên lý hoá học” sắp xuất bản, bây giờ ông đang nói để ghi quyển 2.
Menđêlêép thông minh hơn người, hơn nữa lại rất có ý thức về sự nghiệp. Năm 1857, khi thành phó giáo sư trường Đại học nổi tiếng này, ông mới 23 tuổi. Bốn năm sau, ông đã được bổ nhiệm làm giáo sư. Nhưng khi viết quyển 2 của bộ sách này, ông gặp phải khó khăn.
“Quyển này bao gồm việc miêu tả các nguyên tố hóa học. Nhưng trật tự của chúng sắp xếp như thế nào đây?” Menđêlêép đã suy nghĩ rất lâu, vẫn không có cách gì giải quyết vấn đề phức tạp này.
Ông quyết định tạm dừng công việc nói để người thư ký ghi, mở vở ghi chép ra, dùng bút chì gạch gạch xóa xóa, thử tìm một số quy luật nào đó trong việc sắp xếp các nguyên tố.
Bỗng nhiên, ông đứng dậy kêu to:
Anđôn!
Anđôn là người giúp việc trong gia đình Menđêlêép, nghe tiếng ông, gọi liền vội chạy tới.
- Mau lên, đến phòng thí nghiệm lấy mấy tờ giấy dầy mang đến đây.
Anđôn đi ngay và nhanh chóng mang về một cuộn giấy dày. Anh ngơ ngác nhìn chằm chằm ông chủ, chẳng hiểu ông định làm gì.
- Nào, nhanh lên giúp tôi cắt cái này ra! - Menđêlêép vừa nói vừa dùng sổ ghi chép ra hiệu gạch ô trên tờ giấy rồi cắt mẫu trước - Tất cả các phiếu cắt ra đều phải to cỡ này. Cứ theo thế mà cắt!
Các phiếu cắt xong, ông viết rõ trên mỗi tấm tên nguyên tố, nguyên tử lượng, công thức hóa học và tính chất chủ yếu của nguyên tố.
Thường ngày, Menđêlêép làm việc từ sáng sớm cho đến 5 giờ rưỡi chiều; 6 giờ rưỡi “ăn trưa”, sau đó tiếp tục làm việc cho đến khuya. Nhưng lần này thì ngoại lệ, ông làm việc một mạch 3 ngày 3 đêm! Ông sắp xếp các tấm phiếu đã viết xong thành từng nhóm. Khi thì xếp thế này, khi thì xếp thế kia, hy vọng có thể xếp thành một thứ tự thể hiện được mối liên hệ nội tại giữa các nguyên tố, để định ra một bảng biểu. Nhưng chẳng có kết quả gì!
Mệt nhọc trong một thời gian như vậy, ông không còn chịu được nữa, cuối cùng ngủ thiếp đi. Nhưng giấc ngủ cũng không ngăn được ông tiếp tục suy nghĩ, trong đầu ông bỗng nhiên hiện ra một bảng biểu tuần hoàn các nguyên tố mà ngày đêm ông suy nghĩ, các nguyên tố đều được xếp - đúng theo ví trí mà chúng phải chiếm.
Menđêlêép giật mình tỉnh giấc. Ông lập tức cầm bút viết ngay trên một tờ giấy cái biểu vừa mới xuất hiện trong đầu óc, Thử đi thử lại, ông phát hiện chỉ có một chỗ phải sửa.
Menđêlêép xúc động đến run cả người. Ông phấn chấn bước chậm rãi trong phòng, lẩm nhẩm một mình: “Hừ, hóa ra tính chất của các nguyên tố và nguyên tử lượng của chúng có mối quan hệ có tính chất tuần hoàn”. Sau đó, ông cầm bút chì viết ở góc trang một hàng chữ: “Bảng nguyên tố thử xếp căn cứ vào nguyên tử lượng của các nguyên tố và tính chất hóa học gần giống của chúng”.
Như vậy là Menđêlêép, 35 tuổi, đã phát hiện ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học trong sự sắp xếp giản đơn theo thứ tự các ký hiệu nguyên tố hóa học. Lúc bấy giờ, có những nguyên tố chưa phát hiện, nhưng ông đã đễ sẵn chỗ trống cho chúng trong bảng tuần hoàn. Tháng 3 năm 1869, bảng tuần hoàn nguyên tố được công bố.
Menđêlêép thôi viết “Nguyên lý hóa học”, tiếp tục nghiên cứu việc sắp xếp theo thứ tự các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Năm sau, ông công bố một luận văn quan trọng. Căn cứ vào định luật tuần hoàn, ông báo trước và miêu tả tỉ mỉ 3 loại nguyên tố mà giới khoa học bấy giờ chưa phát hiện ra: Bo, Nhôm và Silic.
Một số nhà khoa học chế giễu ông: “Thật là liều lĩnh! “Nguyên tố chưa tìm ra mà lại có thể biết nguyên tử lượng và tỉ trọng của nó!”.
Một số nhà khoa học lại còn châm biếm ông: “Thật là nghĩ vớ nghĩ vẩn!”
Cả thầy giáo dạy ông cũng khuyên ông: “Nên thận trọng làm một số công việc về hóa học. Đừng làm những công việc không liên quan nữa!”
Nhưng Menđêlêép không cho rằng đây là “liều lĩnh”, “nghĩ vớ nghĩ vẩn” và cũng không cho rằng đây là “việc không liên quan”. Ông vững tin rằng định luật tuần hoàn là khoa học, nó nhất định sẽ được thực tiễn kiểm nghiệm. Nhưng ông biết phải kiên nhẫn chờ đợi, vì nguyên tố mới không phải dễ dàng phát hiện, chưa biết chừng vài năm hoặc có khi cả đời cũng vẫn chưa thấy được sự thắng lợi của nó.
5 năm sắp trôi qua, trên thế giới vẫn chưa có một nhà khoa học nào phát hiện ra nguyên tố mới. Vì vậy, tính chất khoa học của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học của Menđêlêép vẫn không có cách gì để được chứng minh.
Ngày chứng minh cho vị trí khoa học của bảng tuần hoàn nguyên tố cuối cùng đã đến Mùa thu năm 1875, Menđêlêép thấy trên báo của Viện Khoa học Pháp một thông tin về phát hiện nguyên tố mới Ga. Tính chất của nguyên tố này rất giống với tính chất của loại Al mà ông đã báo trước.
Nhưng thông tin nói, nhà khoa học Pháp đã phát hiện ra Ga cho biết qua đo lường, tỷ trọng của loại nguyên tố mới này là 4,7, mà căn cứ theo sự tính toán của Menđêlêép lại là 5,9! Rốt cuộc ai đúng?
Menđêlêép viết ngay cho nhà khoa học Pháp một lá thư báo cho ông ta biết rằng, xét về tính chất của Ga mà ông ta phát hiện, thì đó chính là loại Al mà ông đã dự báo trước vào năm 1869, và theo ông, tỷ trọng mà ông ta đã đo được không đúng.
Đọc thư của Menđêlêép, nhà khoa học Pháp kia rất ngạc nhiên. Ông không sao hiểu được, Menđêiêép không có Ga trong tay, chỉ dự đoán là nguyên tố này có khả năng tồn tại, tại sao lại dám kết luận đầy tự tin rằng tỷ trọng của Ga mà ông đo được là sai? Nhưng với thái độ khoa học, ông vẫn tiến hành đo lại và kết quả là 5,94. Menđêlêép đã đúng!
Thế là nhà khoa học Pháp này, bằng phương pháp thực nghiệm đã chứng minh cho dự đoán của Menđêlêép, từ đó chứng thực tính khoa học của định luật tuần hoàn. Đây có thể nói thắng lợi đầu tiên của định luật tuần hoàn.
Sự việc này đã gây tiếng vang rất lớn trong giới khoa học. Menđêlêép nổi tiếng khắp thế giới. Nhiều nhà khoa học dựa vào bảng tuần hoàn nguyên tố của Menđêlêép để tìm tòi những nguyên tố còn chưa được phát hiện. Phòng thí nghiệm cửa hàng chục nhà khoa học ở châu Âu đều khẩn trương làm việc. Cả trăm, cả nghìn nhà khoa học khát vọng có được phát hiện mới.
Bốn năm sau, quả nhiên lại phát hiện được nguyên tố mới. Năm 1879, một vị giáo sư hóa học Thụy Điển phát hiện một nguyên tố kim loại đặt tên là Scanđi. Nó hoàn toàn phù hợp với tính chất của loại Bo mà Menđêlêép đã miêu tả. Như vậy là định luật tuần toàn thu được thắng lợi lần thứ 2. Cả những người trước đây phản đối Menđêlêép cũng vui mừng nhận rằng đây là thắng lợi thật sự trong sự nghiệp của ông.
Một hôm, Menđêlêép nói với người thầy của mình:
- Thưa thầy, việc nghiên cứu lý thuyết của tôi cuối cùng đã thành “sự nghiệp” rồi.
Ông thày cảm khái nói:
- Anh đừng giận nhé! Chúng tôi là người của thế hệ cũ. Người ta đã sáng tạo rất nhiều lý thuyết nhưng biết bao nhiêu lý thuyết đã bị lật đổ! Cho nên chúng tôi đã quen hoài nghi mọi lý thuyết mới. Nhưng định luật tuần hoàn của anh lại hoàn toàn là một việc khác. Nó sẽ làm cho thanh danh anh rạng rỡ, nền khoa học của Nga nổi tiếng trên toàn thế giới cùng với tên tuổi của anh. Khi nghĩ rằng đây là công lao của đồng bào mình, tôi sẽ vui mừng xiết bao!
Menđêlêép cũng xúc động sâu sắc:
- Lúc bấy giờ, tôi cũng không ngờ tôi có thể sống đến ngày tính chính xác của định tuần hoàn được chứng thực. Bây giờ, những dự đoán ấy một lần nữa lại được chứng thực, tôi mới dám mạnh dạn tự hào nói rằng định luật tuần hoàn dùng được một cách phổ biến.
- Đúng thế, anh sẽ được thừa nhận một cách phổ biến! - Ông thầy rớm nước mắt nói.
Năm 1886, một nhà hóa học Đức cũng phát hiện thêm một nguyên tố mới- Giecman, tính chất của nó giống với loại Silic mà Menđêlêép đã dự đoán. Như vậy là định luật tuần hoàn thu được thắng lợi lần thứ 3.
Về sau, tính chất của một số nguyên tố khác mà Menđêlêép đã từng dự đoán cũng được thực tiễn chứng thực như vậy. Thế là định luật tuần hoàn với tư cách là một định luật cơ bản đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của hóa học và vật lý học hiện đại.
Ba lần thắng lợi của định luật tuần hoàn đã đem lại tiếng tăm rất lớn cho Menđêlêép. Nhiều trường Đại học và Viện Khoa học trên thế giới tặng ông những danh hiệu vẻ vang, gửi đến ông các bằng danh dự, mời ông đi giảng dạy, vậy mà ông lại bị gạt ra ngoài Viện Khoa học của nước Nga đế quốc. Năm 1890, Menđêlêép lúc này đã 60 tuổi đích thân chuyển đơn yêu sách của học sinh sinh viên cho viên Bộ trưởng Giáo dục, nhưng đã bị viên Bộ trưởng từ chối không nhận. Menđêlêép tức giận xin từ chức, rời khỏi trường Đại học Pêtécbua nơi ông đã công tác hơn 30 năm.
Tháng 1 năm 1907, Menđêlêép qua đời. Hàng nghìn hàng vạn người đã dự lễ tang ông. Trong hàng ngũ những người đưa tang có người giương lên một băng biểu ngữ rất lớn, trên đó vẽ bảng tuần hoàn nguyên tố mà nhà hóa học vĩ đại này đã lập ra.
Đèn điện là công cụ chiếu sáng thông thường của mọi nhà. Nhưng bạn biết không, nó ra đời mới có 100 năm đấy. Nói đến lai lịch nó, có một câu chuyện rất cảm động. Trước khi đèn điện ra đời, người ta đã bước đầu nắm được tri thức về điện.
Đầu thế kỷ thứ 19, một nhà hóa học Anh dùng 2000 cục pin và hai que than, làm ra cái đèn hồ quang đầu tiên trên thế giới. Nhưng ánh sáng nó rất mạnh, chỉ có để lắp đặt ở đường phố hoặc trên quảng trường, khi cháy có tiếng kêu chích chích, dùng cũng không được lâu do đó không thích hợp với các gia đình bình thường. Phổ biến lúc bấy giờ là dùng đèn dầu hỏa hoặc đèn hơi ga. Loại đèn này, khi cháy có khói đen và mùi hôi, phải thường xuyên thêm nhiên liệu, cọ rửa bóng đèn, hơn nữa lại rất dễ gây hỏa hoạn. Cho nên nhiều nhà khoá học đều suy nghĩ, tìm cách làm ra đèn điện có thể cung cấp cho các gia đình bình thường sử dụng.
Người phát minh trước tiên loại đèn điện này là Êđixơn (Thomas Alva Edison (1847- 1932)) 32 tuổi. Nói cũng khó tin, ông chỉ đi học ở trường có 3 tháng. Êđixơn sinh năm 1847 ở thành phố Milăng bang Ôhaiô Mỹ. Thời niên thiếu, ông làm nghề bán báo, buôn bán vặt; thời thanh niên, làm người đưa thư, sửa máy móc điện báo. Ông là một người ham mê thực nghiệm khoa học. Trước khi phát minh ra đèn điện, ông đã phát minh máy điện báo tự động, giúp bạn chế tạo ra máy chữ đầu tiên trên thế giới, lại còn phát minh cả máy hát. Thời bấy giờ, Êđixơn đã rất nổi tiếng.
Tháng 9 năm 1878, Êđixơn quyết định tiến công vào cái lô cốt chiếu sáng bằng sức điện này. Ông định ra mấy nguyên tắc cho loại đèn mà ông muốn thí nghiệm: chí ít nó phải giản tiện như đèn khí ga; có thể đặt ở mọi nơi, sử dụng thích hợp ở trong, ngoài nhà trong mọi điều kiện; dùng được lâu, khi dùng không có tiếng kêu, không có mùi hôi, không có khói; không ảnh hưởng gì tới sức khỏe người sử dụng.
Êđixơn bắt tay vào thí nghiệm đèn “bạch nhiệt”. Nguyên lý của loại đèn này là bỏ một vật chịu nhiệt vào một bóng thủy tinh. Dòng điện chạy qua đốt nó nóng đến trình độ sáng trắng thì ánh sáng sẽ được tỏa ra.
Trước hết phải tìm được một chất chịu nhiệt thích hợp. Ông dùng than để thí nghiệm trước, kết quả là chỉ một lúc nó nứt vỡ.
Êđixơn cầm cái bóng thủy tinh lên, lật qua đảo lại xem mãi: “Rốt cuộc, đây là do nguyên nhân gì?”. Bỗng nhiên, ông nghĩ ra: “Có lẽ, trong này có không khí, trong không khí có ôxy, mà ôxy thì giúp cho nó cháy!” Thế là ông lấy cái máy hút chân không do ông tự tạo, hút hết không khí trong bóng thủy tinh ra, rồi lại cho điện chạy. Quả nhiên đèn không tắt ngay, nhưng chỉ được 8 phút đèn lại tắt.
Êđixơn mừng rỡ nói với người trợ thủ:
- Điều này chứng minh rằng chân không đối với đèn “bạch nhiệt” có ý nghĩa rất quan trọng dùng sợi than không thích hợp, dùng bạch kim thử xem sao?
Người trợ thủ nói:
- Vâng, điểm chảy của bạch kim cao, dùng có lẽ tốt hơn - Nói xong, anh đến kho vật liệu lấy bạch kim đến.
Êđixơn dùng bạch kim thử đến mấy lần, kết quả đều không được như ý. Ông băn khoăn, điểm chảy của bạch kim cao so với các kim loại nhưng vẫn đứt, đủ thấy còn phải động não suy nghĩ thêm về kết cấu của đèn điện. Nếu cho một vật gì dẫn nhiệt vào, nhiệt độ cao của dòng bạch kim sẽ bị phân tán ra, đó chẳng phải là cách kéo dài thời gian đèn sáng sao? Cải tiến như vậy, quả nhiên thời gian phát sáng của đèn kéo dài ra nhiều, nhưng chốc chốc nó tự động tắt, lại tự động sáng, vẫn chưa được như ý.
Mặc dù vậy, tin tức này truyền ra đã làm xôn xao cả nước Mỹ, thậm chí lan đến Anh, làm cho giá cổ phiếu khí ga ở Luân Đôn sụt xuống mất 12%. Một nhà đại tư bản Mỹ tên là Moócgăng dự tính không lâu nữa đèn điện sẽ thay cho đèn khí ga, buôn đèn điện sẽ phát tài to, cho nên đã kết hợp với mấy người nữa góp được 300.000 đô la, cử đại biểu đi thương lượng với Êđixơn, nói là họ muốn cùng với ông chung vốn mở công ty đèn điện. Êđixơn đang lúc thiếu tiền để làm thí nghiệm nên cũng đồng ý.
Khoản tiền 5 vạn đô la để chế tạo thử nhanh chóng đến tay Êđixơn. Ông sắm thêm thiết bị, xây thêm mấy phòng và mở rộng số nhân viên công tác lên đến 200 người.
Công việc chế tạo thử được khẩn trương tiến hành, nhưng thành công dường như còn xa vời vợi. Êđixơn dùng thử kim loại hiếm như bari, titan, nhôm. . . đều không được như ý, mà số tiền 5 vạn đô la kia thì dùng đã gần hết rồi.
Một buổi tối, Êđixơn khêu chiếc đèn khí, lấy giấy bút ra viết toàn bộ các loại vật liệu chịu nhiệt mà mình nhớ được. Ông viết rồi lại nghĩ, nghĩ rồi lại viết. Cuối cùng đếm, có đến 1600 loại! Ngày hôm sau, ông bố trí nhân lực, đem 1600 loại vật liệu chịu nhiệt ra bắt đầu phân loại thí nghiệm; đồng thời cải tiến phương pháp và thiết bị hút không khí, cố gắng làm cho trong bóng thủy tinh đạt đến độ chân không cao hơn.
Thử đi thử lại, vẫn thấy dùng bạch kim là thích hợp nhất. Nhờ cải tiến phương pháp hút chân không, tuổi thọ của đèn đã kéo dài được 2 giờ. Nhưng giá bạch kim quá đắt, dùng nó làm bóng đèn, Ai mua nổi?
Một hôm, đang ngồi trên ghế suy nghĩ chặng sau nên dùng vật liệu gì để thí nghiệm, ông tiện tay lấy một cuộn sợi bông trên bàn chơi. Bỗng nhiên trong đầu ông loé lên một ý nghĩ, ông liền kéo đứt một đoạn sợi bông, đặt nó trên lửa bếp hơ rất lâu; sợi bông cháy đen, biến thành than. Ông cẩn thận cho nó vào bóng thủy tinh, thí nghiệm, hiệu quả hết sức tốt, ông bất giác lẩm nhẩm một mình: “Than, than, vẫn phải là than! Than còn tốt hơn bạch kim!”
Quả là một bước ngoặt, Êđixơn liên tục làm thí nghiệm, tuổi thọ của bóng đèn bỗng chốc kéo dài tới 13 tiếng rưỡi, về sau được đến 45 tiếng.
Mọi người mừng vô cùng, Êđixơn lại chẳng nói năng gì. Ông im lặng rất lâu rồi nói:
- Không được, chúng ta còn phải tìm vật liệu khác!
Các người giúp việc nghe ông nói thế đều ngạc nhiên:
- Sáng được 45 tiếng đồng hồ mà vẫn chưa được sao?
- Chưa được, còn lâu! - Êđixơn lắc đầu nói - Tôi muốn nó, có thể sáng trên 1000 tiếng đồng hồ. Nếu đem nó ra cho mọi người sử dụng thì tốt nhất là phải được 1.600 tiếng”.
Mọi người tính thử, mỗi ngày thắp hơn 4 giờ, 1600 giờ có thể dùng được một năm! Điều này đương nhiên là rất hợp với mong muốn, nhưng còn phải tìm ra vật liệu khác.
Êđixơn căn cứ vào tính chất của sợi bông, quyết định đi tìm tòi vật liệu sợi bóng đèn mới trong sợi thực vật.
Thí nghiệm mới được tiến hành hầu như không kể ngày đêm. Êđixơn lục tìm trong thư mục về thực vật học, tìm thấy được thứ gì là lại cho thử. Thậm chí cả lông bờm ngựa, râu tóc người cũng được đem làm sợi đốt để thí nghiệm. Thí nghiệm không ngừng mở rộng. Tuổi thọ bóng đèn cũng càng ngày càng kéo dài ra. Đến tháng 5 năm 1880, qua thí nghiệm 6000 loại vật liệu sợi thực vật, bóng đèn đã có thể liên tục thắp 300 giờ.
Thời tiết dần dần nóng lên. Một hôm tại phòng thí nghiệm, Êđixơn đang mải suy nghĩ về việc xây dựng nhà máy đèn điện, bỗng nhiên cảm thấy rất oi bức, liền thuận tay vớ lấy một cái quạt nan để quạt. Đang quạt một ý nghĩ thoáng nảy ra, ông xé tan chiếc quạt, lấy ra một mảnh, dùng kính hiển vi quan sát kỹ càng rồi vui mừng cười ré lên. Sau khi than hóa mảnh quạt, ông cho nó vào bóng thủy tinh, cho điện chạy, thế là đèn sáng liền trong 1200 giờ!
Các người giúp việc đều nghĩ: “Lần này chắc ông ấy đã thỏa mãn”, nhưng không Ai dám nói ra - Thấy Êđixơn liên tục giở sách, một người không nhịn được, bèn hỏi:
- Thế nào, vẫn còn cần tìm vật liệu mới?
Lần này, Êđixơn không nói “còn lâu” như trước, mà giọng hăm hở:
- Các anh xem, trên thế giới có bao nhiêu là tre, chúng ta phải tìm kỹ mới được.
Mọi người bây giờ mới thở phào. Êđixơn làm việc gì cũng không thích dây dưa. Ông chọn ngay mấy người cho đi các vùng sản xuất tre trên thế giới chọn mua hàng mẫu mang về tiến hành thí nghiệm, so sánh. Qua đối chiếu, phát hiện ra một loại tre Nhật Bản rất thích hợp cho việc sản xuất sợi đốt. Thế là ông cử người đi Nhật, tiếp xúc với nông dân địa phương, đề nghị họ trồng thật nhiều - loại này và ký hợp đồng mua cho họ. Đồng thời, ông cho xây dựng nhà máy phát điện, mắc hệ thống dây điện trên quy mô lớn. Ít lâu sau, hàng triệu bóng đèn điện rẻ, đẹp đã được cung cấp cho thị trường để mọi người chọn dùng.
Người lắp đèn điện ngày càng nhiều, khi sử dụng không đúng đã xẩy ra những sự cố khó tránh khỏi. Để bảo đảm an toàn cho các hộ dùng điện, Êđixơn lại nghĩ ra cách lắp một đoạn dây chì vào một chỗ nào đó của dây điện. Điểm chảy của dây chì thấp hơn điểm chảy của dây điện, nếu dòng điện trên đường dây quá mạnh, nhiệt độ quá cao thì dây chì chảy trước, dòng điện lập tức bị ngắt không dẫn đến bốc cháy. Đây chính là “sợi bảo hiểm” sớm nhất.
Đèn sợi tre đã được xã hội dùng trong nhiều năm. Về sau, Êđixơn, dùng sợi hóa học thay thế, chất lượng bóng đèn lại được nâng cao. Đến năm 1906, mới đổi dùng sợi Vônphơram làm sợi đốt. Đây chính là bóng đèn điện người ta đang dùng phổ biến ngày nay.
Êđixơn thọ 84 tuổi. Cả đời ông đã có trên 1000 phát minh. Trong lĩnh vực kỹ thuật điện ảnh, ngành khai thác mỏ; kiến trúc, công nghiệp hóa chất, ông cũng đã có không ít phát minh nổi tiếng. Cho nên người ta gọi ông là “Vua phát minh”