The Fine Art Of Small Talk

Chương 12: Tận dụng tối đa mọi sự kiện kết giao

Bạn hãy học cách tận dụng tối đa những buổi gặp mặt, phỏng vấn và những sự kiện kết giao. Tiến hành theo như kế hoạch và tỏ ra tự tin khi chiêu đãi khách hàng tịa các hội nghị, chương trình thương mại và các sự kiện khác liên quan đến công việc.

Đối với những nhà kinh doanh, các sự kiện như thế mang lại cơ hội phát triển quan hệ kinh doanh và mở rộng mạng lưới. Bạn có nhận ra điều đó hay không thì việc kết giao này vẫn diễn ra hàng ngày.

Trong một buổi giới thiệu sản phẩm đặt ra những yêu cầu cao và tập trung đông người hay những buổi phỏng vấn ngặt nghèo, những cuộc trò chuyện có thể khiến tình huống phức tạp trở nên thành công. Đối thoại liên kết chúng ta cho dù bối cảnh là công việc hay xã hội.

Mọi người đều học những kỹ năng nghề nghiệp mà công việc yêu cầu, nhưng không ai coi trọng các kỹ năng trò chuyện. Khả năng giao tiếp dễ dàng với người khác từ học hỏi mà ra chứ không phải bản năng. Nắm bắt được những kỹ năng đó, bạn sẽ mở rộng mối quan hệ với mọi người và để lại thiện cảm dài lâu hơn việc chỉ trao đổi danh thiếp.

Dưới đây là một vài bí quyết bạn có thể dùng để cải thiện kỹ năng đối thoại:

Hãy là người chào hỏi trước!

Giới thiệu về bản thân. Hãy coi như mình là chủ nhà và giới thiệu những người mới đến với những người khách khác.

Mỉm cười trước và luôn bắt tay khi bạn gặp ai đó.

Tận dụng thời gian của bạn trong màn chào hỏi. Cố gắng nhớ tên mọi người và dùng chúng thường xuyên trong đối thoại.

Duy trì trao đổi bằng mắt trong mọi đối thoại. Có những người trong nhóm ba người hoặc nhiều hơn thường nhìn quanh với hy vọng sẽ có ai đó duy trì liên hệ bằng mắt thay cho họ. Thế nhưng, người ta sẽ cảm thấy không được lắng nghe nếu như bạn không nhìn họ.

Hỏi ai đó về l{ do họ tham dự sự kiện này. Bạn đang biết cách kéo họ vào câu chuyện

Tỏ ra hứng thú với mọi người. Bạn càng hứng thú bạn càng trở nên thông minh và thu hút đối với người khác.

Lắng nghe chăm chú thông tin sẽ khiến câu chuyện tiếp diễn

Hãy nhớ: người ta ai cũng muốn ở bên người khiến họ thấy mình đặc biệt, chứ không phải người “đặc biệt”. Hãy đảm nhận trách nhiệm giúp người đối thoại với mình cảm thấy như thể họ là người duy nhất trong phòng.

Dẫn dắt hội thoại. Khi có người hỏi: Công việc thế nào? Hay Mọi việc thế nào? Hãy trả lời nhiều hơn chứ đừng chỉ một câu: Không có gì. Hãy nói nhiều về bản thân bạn để người khác có thể hiểu hơn về bạn.

Cẩn thận với những người quen biết trong công việc. Bạn sẽ không muốn mở đầu đối thoại khi hỏi: “Công việc ở … của anh thế nào?”. Chuyện gì xảy ra nếu người đó vừa bị sa thải hay đang bị nghỉ việc. Hãy cẩn thận khi hỏi về vợ hoặc chồng hay người yêu của họ; bạn có thể sẽ hối tiếc vì đã làm thế.

Đừng cư xử như thể bạn là đặc vụ FBI. Đừng chất vấn bằng những câu hỏi như:

Anh làm nghề gì? Lập gia đình chưa? Có con chưa? Và Quê anh ở đâu?
Chú { đến ngôn ngữ cơ thể. Những người hay sợ hãi hoặc đau ốm sẽ khiến người khac thấy không thoải mái. Hãy cư xử thật tự tin và thoải mái thậm chí cả khi bạn không thế

Chuẩn bị trước. Dành ra vài phút trước một sự kiện để chuẩn bị nói thật trôi chảy về ba đề tài. Chúng sẽ trở nên hữu ích khi bạn rơi vào tình huống khó khăn… hay khi rơi vào một bàn có tám người chỉ mải mê với đồ ăn.

Tỏ ra hứng thú với { kiến của người khác trong hội thoại

Biết cản những người thích độc thoại. Nếu có thể, hãy đợi khi họ dừng để thở hay nghỉ và chen vào bằng lời nhận xét về đề tài của họ. Và ngay lập tức chỉnh đối thoại theo hướng và bạn mong muốn.

Chuẩn bị phương án rút lui. Bạn cần đi một vòng và gặp gỡ những người khác Đừng biến mất khỏi đối thoại. Hãy tạo ấn tượng tốt bằng cách bắt tay và nói tạm
biệt khi bạn đi.

Mọi cuộc chạm trán đều có phần mạo hiểm. Miễn là bạn luôn tìm gặp người mới và tỏ ra hứng thú với họ, bạn có thể kết bạn và tận hưởng một cuộc đối thoại sôi nổi.