- Vả Tiên Quân của ta là cùng vua Thế Tôn nhà Hậu Châu với Tống Thái Tổ đều có đại chí trong thiên hạ, nay cõi bờ đã thuộc về nước Tống rồi, lẽ đâu ta chiếm cứ một chỗ này mà thôi sao?
Quan Gián Nghị là Hô Diễn Đình quì tâu:
- Tôi nghe nói vua Tống là chúa thông minh, lại mạnh mẽ, các nước đều qui hàng, chúa công có một góc đất mà binh tướng chẳng bao nhiêu, chống cự với nước Tống sao nổi? Chi bằng đầu phục để khỏi dấy binh can cự lập nghiệp.
Lưu Quân nghe tâu còn đang do dư, thì có quân Khu mật phó sử là Âu Dương Phương quì tâu:
- Hô Diên Đình âm mưu với Tống, nên khiến chúa công như vậy. Vả đất Hà Đông địa thế hiểm trở, các vị đế vương trước cũng nhờ địa thế mà dựng nên cơ nghiệp. Nay nếu không tranh chấp thi bờ cõi ai nấy giữ, lẽ nào lại chịu đầu hàng kẻ khác? Xin chúa công chiếu theo luật nước mà chém Hô diên Đình đi, để răn chúng. Nếu nước Tống có đem binh đến tôi xin ra sức cự địch cho.
Lưu Quân nghe theo dạy đem Diên Đình ra chém.
Quốc cựu là triệu Toại tâu:
- Mấy lời của Diên Đình tâu đó là lời trung, chẳng phải âm mưu với Tống, nếu chúa công nghe lời đem chém thì Tống trào sẽ đem binh đến đánh nước ta. Nếu chúa công không muốn dùng Diên Đình nữa thì cắt chức mà đuổi về dân gia, như vậy phải trọn nghĩa vua tôi.
Lưu Quân nghe lời tâu, bèn khiến lột chức Hô Diễn Đình đuổi ra khỏi trào.
Diễn Đình tạ ơn lui ra, nội ngày ấy đem vợ con về Phong Châu. Âu Dương Phương chưa bằng lòng còn muốn lập mưu mà giết Diên Đình, bèn đòi bộ hạ mình là Trương Thanh, và Lý Đắc bảo:
- Hai ngươi hãy đem ít trăm quân lén theo Hô Diên Đình thừa dịp mà giết nó, sau này ta sẽ trọng thưởng.
Hai tên ấy lãnh mạng dẫn vài trăm quân theo sau.
Bấy giờ Hô Diễn Đình đi cùng gia quyến đến trạm Thạch Sơn thì trời đã gần tối bèn vào đó tạm nghỉ.
Đêm ấy hai vợ chồng buồn rầu, mới dạy quân đem rượu ra uống cho giải khuây. Qua canh hai, nghe ngoài quán có tiếng la om sòm và lửa cháy tưng bừng.
Có ngư vào báo:
- Có ăn cướp đến!
Diễn Đình đang say vội hối gia quyến chạy cho mau để lánh nạn, nhưng chưa kịp ra đã bị Trương Thanh và Lý Đắc xốc vào bắt cả gia quyến mà giết hại, lại lấy sạch của cải mà đi. Lúc ấy vợ Hô Diên Đình là Lưu thị bồng một đứa con nít chạy vào một nhà xí nên trốn khỏi. Đến lúc canh tư, Lưu thị mới tỉnh hồn than:
- Dè đầu bọn ta bị ăn cướp sát nhân như vậy, làm cho mẹ con không có nơi nương tựa.
Than rồi khóc lớn. Xảy nghe sau lưng có tiếngngườỉ hỏi:
- Người đàn bà kia, có việc gì đến chỗ này than khóc như vậy.
Lưu thị nghe hỏi quay đầu lại thì thấy đó là người lạ mặt.
Người ấy hỏi tiếp:
- Nàng là ai mà đến đây chỉ có một mình?
Lưu thị nói:
- Tôi là người ở xứ này, vợ của quan Gián Nghị Hô Diên Đình mới đây cách chức đuổi về xứ sở, đi đến nơi đây rủi bị ăn cướp giết hết, may còn một mình tôi và đứa bé này trốn khỏi mà thôi. Nay tôi không biết dựa vào đâu để sống đỡ.
Người ấy nghe nói cũng than dài:
- Ta đây cũng ở Hà Đông làm chức Lương Viên tên là Ngô Trang, bọn giết chồng nàng khi nãy là gia tướng của Âu Dương Phương tên là Trương Thanh và Lý Đắc. Nàng phải bồng con mà trốn đi chỗ khác nếu ở đây ắt không toàn mạng.
Nói rồi bỏ đi ra. Lưu thị đang lúc sợ sệt, lại nghe ngoài quán có tiếng la ó um nữa. Té ra là lũ lâu la khác tràn vào bắt Lưu Thị đem nộp cho chủ trại mình là Mã Trung.
Mã Trung thấy nàng liền hỏi:
- Nàng ở đâu? Bồng con tới đây có việc gì?
Lưu thị thuật lại hết các việc. Mã Trung nói:
- Có người báo rằng: Trong quán này có một vị quan lớn bị ăn cướp, nên ta muốn đến mà khiến chúng nó phải chia cho ta, nay lại gặp việc khốn của nàng như vầy, thôi nàng hãy chịu theo ta về nhà nương náu mà nuôi con, đặng ngày sau có báo cừu cho chồng nàng như vậy ước đặng chăng?
Lưu thị nói:
- Tôi bị oan lớn này, còn là thân, tôi xin vâng lời đại vương dạy.
Mã Trung dẫn Lưu Thị về nhà thì trời đã gần tối, mới kêu gia quyến, mà bảo dọn dẹp chỗ cho mẹ con Lưu thị ở, rồi Mã Trung trở ra sơn trại.
Lưu thị ở an rồi, bèn mướn người lén tới quán kiếm thây chồng mình mà chôn, xong xuôi trở về chăm chỉ nuôi con, chờ ngày báo oán.
Lưu Thị ở đó bảy năm thì con đã lớn, Mã Trung đặt tên là Phước Lang. Mã Trung lại đem đến thầy mà cho học. Phước Lang tập việc binh pháp, đến khi mười lăm tuổi thì bắn hay và võ nghệ cũng giỏi, thường hay cầm cây hồn thiết thương, không ai cự lại, Mã Trung thấy vậy mừng thầm, bèn đặt tên lại là Mã Táng.
Ngày kia Mã Táng đi với Mã Trung dạo chơi ngoài đường, thấy một tốp đang khiêng một tấm bia lớn có đề sáu chữ. "Thượng Thụ Quốc Âu Dương Phương", Mã Trung ấy thấy tấm bia ấy thì có sắc giận.
Mã Táng hỏi:
- Cớ gì cha thấy tấm bia đá đó mà nổi giận như vậy?
Mã Trung nói:
- Vì thấy bia để tên của Âu Dương Phương thì cha nhớ lại cách đây mười lăm năm nay tên ấy giết Hô Diên Đình và cả gia quyến người, chớ chi cha biết đặng con cái của Hô Diên Đình còn sót lại ở đâu thì cha sẽ bảo hộ đặng mà trả thù cho người.
Mã Táng nghe nói, cũng đem lòng giận và nói:
- Nếu tôi là con của Hô Diên Đình thì tôi nguyện hết sức mà trả thù ấy.
Mã Trung nói:
- Ý cha tưởng mẹ rõ biết việc ấy lắm, ngươi hãy về mà hỏi lại.
Khi Mã Táng về tới nhà mới than hỏi mẹ có tích làm sao mà Âu Dương Phương giết Hô Diên Đình và gia quyến của người.
Lưu Thị nghe con hỏi đến sự tích ấy, bèn khóc òa mà thuật lại hết các việc đầu đuôi rồi nói:
- Con thiệt là con của Hô Diên Đình, còn cha con bây giờ đây là kế phụ.
Mã Táng nghe rồi liền té xuống bất tỉnh nhân sự, Mã Trung hay đặng chạy đến mà cứu tỉnh.
Mã Táng khóc rằng:
- Nay con nguyện đi trả thù ấy cho đặng.
Mã Trung nói:
- Vả Âu Dương Phương ở Hà Đông làm quan lớn, quyền thế to có quân sĩ cũng đông, phải chờ dịp làm mới đặng. Vậy từ nay kêu ta bằng chú mà thôi, và cứ theo họ gốc của người kêu là Hô Diên Táng.
Táng lạy thưa và nói:
- Nếu chú có mưu kế chi báo thù đặng thì xin giúp tôi với, ơn ấy dầu sống thác ngàn năm cũng ghi vào lòng.
Mã Trung đương lúc tìm mưu kia kế nọ, xảy có người vào báo nói:
- Có Kiến Trung tới thăm.
Mã Trung lật đật ra rước vào, bèn khiến Diên Táng ra mắt.
Kiến Trung hỏi:
- Cháu trai này là ai vậy?
Mã Trung nói:
- Con nuôi của ta, tên là Hô Diên Táng đó.
Nói rồi bèn hỏi Kiến trung tới thăm hay có việc chi?
Kiến Trung nói:
-- Tôi mới đoạt của bọn cường nhân đặng một con ngựa tốt lắm, tên là Ô long mã, tôi muốn đem tới Hà Đông mà bán cho Âu Thừa tưởng, nhân dịp đi ngang qua đây ghé thăm anh.
Mã Trung nói:
- Nếu em có ngựa tốt, xin nhường lại cho cháu, vì nó đương cần kiếm một con như vậy.
Kiến Trung nghe nói liền chịu cho. Mã Trung lòng mừng, bèn hối trong nhà dọn tiệc mà đãi Kiến Trung. Đang khi ăn uổng, Mã Trung bèn thuật hết các việc của Hô Diên Đình cho Kiến Trung nghe.
Kiến Trung nghe nói rất giận và nói:
- Anh chớ, tôi có một kế giết Âu Dương Phương đặng!
Mã trưng hỏi:
Em có kế xin cho anh biết.
Kiến Trung kêu Diên Táng lại gần mà dặn: Nay ngươi muốn quyết ý trả thù cho cha ngươi, vậy ngươi hãy đem con ngựa này dâng cho âu Thừa Tưởng mà làm lễ ra mắt. Hễ va đặng con ngựa này chắc sao cũng hỏi người muốn làm quan hay không, thì ngươi đừng vội đi, cứ xin ở hầu hạ mà thôi, như vậy chắc va mừng mà cho ngươi vào ở trong nhà thì ngươi hãy thừa cơ mà giết va.
Táng cúi lạy lãnh kế.
Khi tiệc xong rồi, Kiến Trung từ giã mà về sơn trại, còn Hô Diên sáng qua ngày sau từ giã cha mẹ, rồi lên ngựa đi.
Nói về Hô Diễn Táng đi tới Hà Đông hỏi thăm dinh của Âu Dương Phương mà đến, kẻ giữ cửa vào thưa rằng:
- Kẻ tiểu nhân có một con ngựa tốt lắm, đến dâng cho Thừa tướng làm lễ ra mắt.
Dương Phương nói:
- Ngươi quê quán xứ nào, tên họ chi?
Vô Diễn Táng thưa:
- Tôi họ Mã tên Táng ở Phong Châu:
Phương hỏi:
- Con ngựa của ngươi giá đáng bao nhiêu?
Táng thưa:
- Nó thật vô giá!
Dương Phương nghe vậy mới nghĩ thầm:
- Thằng này chắc muốn việc chi đây chớ chẳng không?
Liền kêu vào nhà để dò hỏi, thì Diên Táng nói không tham tiền, chẳng muốn quan chức, chỉ xin hầu hạ Thừa tướng, để sống cho thỏa ý mà thôi.
Dương Phương thấy Diên Táng diện mạo khôi ngô, ra dáng con nhà, lại xin ở làm tôi tớ, liền chấp nhận làm gia tướng.
Một đêm kia, nhằm tiết trung thu, Dương Phương cùng phu nhân dọn tiệc ở vườn hoa để thưởng nguyệt.
Khi Âu Dương Phương uống rượu đã say. Diên Táng nghĩ thầm:
- Lúc này còn chưa ra tay thì biết chừng nào mới xong được.
Diễn Táng nghĩ vậy liền rút dao ra, xảy thấy ở ngoài có người xách lồng đèn bước vào mời du Dương Phương đi ngủ. Diên Táng lật đật cất con dao than thầm:
- Thằng này chưa tới số! Vậy phải chờ dịp khác sẽ ra tay.
Bấy giờ Triệu Toại sợ để Âu Dương Phương làm thừa tưởng lâu ngày thì sanh rối rắm trong nước, bèn vào chầu tâu với Lưu Quân:
- Âu Dương Phương có tội giết kẻ tướng sĩ, âm mưu hại người trung lương, nếu chúa công không trừ khử, tôi e trong nước sẽ loạn lạc.
Lưu Quân nghe tâu liền hội quần thần, và giao cho Đinh Quới tra xét mọi việc, rồi giáng cấp Âu Dương Phương xuống là Đoàn huyện xứ. Âu Dương Phương mắc cỡ nên dâng biểu từ chức mà về quê quán.
Lưu Quân nhậm lời, truyền cấp xe cộ chở gia tài Âu Dương Phương về Hồn Châu.
Khi về tới nhà bà con quyến thuộc đến thăm viếng chật trong ngoài.
Bấy giờ vào tháng chín, nhân ngày sanh của Âu Dương Phương, gia đình dọn tiệc đãi bà con, Tối đến vợ chồng Âu Dương Phương vui say cho đến gần canh hai. Diên Táng ở ngoài hiên một mình, than thầm:
- Bấy lâu nay ta muốn trả phụ thù mà chưa được, hay trời không chịu giúp mình chăng.
Nói rồi lau nước mắt, trở vào phòng ngủ, trong giấc mộng thấy ngoài cửa có một số người mình máu tươi, chạy đến trước cửa kêu lớn:
- Cha mẹ ngươi bị Âu Dương Phương sát hại, mà nay ngươi chưa báo thù còn đợi chừng nào?
Diễn Táng nghe nói giật mình thức dậy, lại nghe có tiếng quân kêu:
- Bớ Mã Táng! Tướng công cho đòi ngươi, phải đến mau.
Diên Táng lật đật cấp theo một cây đao, chạy vào phòng, thì Âu Dương Phương nói:
- Ta bữa nay uống rượu đã say rồi, vậy ngươi hãy hết lòng canh giữ cho ta ngủ.
Diễn Táng nghĩ:
- Thằng này tới số rồi, ta phải ra tay mới được.
Lúc ấy đã gần canh tư, Diễn Táng nhìn thấy mọi người đều ngủ hết bèn rút dao trở vào phòng, chụp đầu Âu Dương Phương hỏi lớn:
- Ngươi có biết ta là con của Hô Diên Đình hay không?
Âu Dương Phương nghe nói thất kinh, năn nỉ:
- Xin tha cho ta thì nhà cửa, châu báu, tài sản này ta sẽ cho ngươi hết.
Diễn Táng không nghe, rút dao đâm vào bụng Âu Dương Phương rồi bỏ chạy. Gia quyến Âu Dương Phương đang xôn xao, Diên Táng chạy ra nhà trước thấy một bà già quì gối xin tha mạng.
Diễn Táng nói:
- Bà không can chi. Hãy vào nhà lấy tiền bạc và châu báu với tôi.
Bà già theo Diên Táng vào dọn một xe tiền bạc và châu báu rồi chở đi, còn Hô Diễn Táng lấy máu của Âu Dương Phương đề bốn câu thơ trước cửa,rồi lên ngựa đi thẳng về nhà thưa với mẹ:
- Nay con đã giết được Âu Dương Phương, lại được vàng bạc châu báu đem về đây nữa.
Lưu Thị nghe nói rất hài lòng.
Qua ngày sau, Diên Táng đến thăm Mã Trung.
Mã Trung hỏi:
- Ngươi đã trả được phụ thù chưa?
Diên Táng nói:
- Nhờ uy đức của chú nên cháu đã giết được Âu Dương Phương rồi, lại đề bốn câu thơ trước cửa để làm dấu tích.
Mã Trung thất kinh nói:
- Nếu Hớn vương biết được, thì bọn ta ắt bị tru di. Vậy ngươi hãy mau mau sửa soạn trốn qua núi Hạ Lan, ở cùng hai chú ngươi là kiến Trung và Kiến Lượng mà ty nạn.
Hô Diên Táng vâng lời từ giã ra đi.
Lời Bàn
Tham vọng con người là nguồn gốc của lòng ganh tỵ. Đã ganh tỵ thì không còn biết trọng nhân tính.
Những kẻ ganh tị lợi dụng sơ hở của kẻ khác để củng cố địa bị của mình. Hành động của kẻ ganh tỵ bao giờ cũng muốn hại người khác, chính vì vậy mà sanh ra mọi oán thù trong cuộc sống.
Lưu Quân một lãnh chúa nghe lời kẻ ganh tỵ, đuổi người trung nghĩa, không hiểu được lòng của kẻ can gián mình, thì đó là một vị vua không sáng suốt.
Phụ thù là một trách nhiệm đối với con cái. Làm con không thể sống chung những kẻ giết cha mình thì đó cũng là lẽ thưởng tình đốt với những người con có hiếu. Những đứa con có hiếu không thể dung tha kẻ đã làm hại cha mẹ mình, dù phải hy sinh tất cả cuộc đời, Diên Táng giết Âu Dương Phương, tuy là tàn ác nhưng đứng về đạo hiếu lại rất thỏa đáng.