Sợi Nắng Lúc Hoàng Hôn

Chương 10

 – Cô ngồi xuống rồi hãy nói! Đợi chị ấy một chút xíu!

Bà Lý Linh trở lại bàn chưa kịp ngồi xuống thì bà Linh đã kêu lên:

– Chẳng lẽ đây là...ủa tôi có nhìn lầm không. Là bà cô phải không?

Bà Dạ Hương cười - Nụ cười thật bí ẩn:

– Là tôi...chắc cô dễ dàng nhận ra vì tôi không thay đổi. Còn cô cũng thế thôi.

Bà Linh đứng lên:

– Tôi biết rồi có phải chị biết tôi có cổ đông ở Navi hay không?

– Cô cũng thông minh đấy!

– Chị muốn gì?

– Làm những gì có thể...

– Chị cũng thật là thâm thúy...

– Nhưng không tàn nhẫn như các người. Tôi đã là kẻ từ cõi chết trở về.

– Tôi...tôi...không ngờ người đầu tư vào công ty lại là chị còn chị thì biết, chị quả là “thâm độc”.

– Tôi độc hay các người tàn nhẫn? Nếu tôi không gặp may tôi đã chết từ lâu rồi. Còn ai tàn nhẫn hơn các ngươi.

– Tôi hận, tôi ghét chị!

– Tôi có làm gì mà cô hận... người nói ra điều đó là tôi, cô có hiểu không?

- Tôi không thù hận thì thôi...các ngươi mà cũng biết hận... các người chỉ biết ác...tàn ác...thì có.

– Chị im đi! Thật là...Rất may cho tôi không đưa anh tôi đến đây.

– Sợ là có người muốn gặp để xem tôi sống chết thế nào?

– Chị thật là...tự tin.

Bà Lý Kinh bỏ đi và kéo tay Cát An. Mọi người ngớ ngẩn, bà Dạ Hương nén tiếng khóc nhưng nước mắt cứ chảy dài. Đặng Thanh đến bên và đặt tay lên vai bà Hương. Ông nói:

– Chị đừng quá xúc động...Người hiền sẽ gặp may thôi. Nếu không gặp may chị đã được cứu sống và đã không có ngày hôm nay. Cũng như em tin là chị sẽ tìm gặp đứa con mà chị tưởng đã chết. Cả mẹ và con lúc đó cuộc sống thật mong manh “ màn treo trước gió”nhưng cho đến bây giờ chị đã được như thế này và sau bao nhiêu năm thăm dò tin tức. Cho đến lúc này không phải là mọi việc đã sắp tốt đẹp rồi sao? Em tin rằng con của chị vẫn khoẻ và đang sinh sống ở thành phố này.

Bà Dạ Hương lên tiếng trong tiếng nấc nghẹn:

– Xin lỗi các bạn! Tôi là người khốn khổ nhất. À! Bữa ăn...như thế này...Thôi chúng ta hãy ăn đi, nếu xem tôi như người quen thì hãy giúp tôi một chuyện. Tôi sẽ nói để mọi người biết. Cô ấy...tôi nói là Lý Linh, cô ta là em gái của gã đàn ông bội bạc, tàn nhẫn, ích kỷ và cô ta cũng hết sức độc địa. Chính gia đình họ mà đặc biệt mà Lý Nguyên,Lý Linh, họ bắt tôi phải bỏ đứa con...rất may tôi không làm...chắc mọi người ngạc nhiên lắm. Tôi được biết Lý Linh đang đầu tư vốn vào công ty Navi là do anh trai cô ta ở bên Mỹ về...Tôi muốn đầu tư để sau này tìm lại đứa con gái cho con làm ăn. Mẹ con gặp nhau nếu muốn đi, nếu nó muốn ở lại tôi sẽ ở lại với con. Tôi bất hạnh trên đường tình cảm. Tôi chỉ là đứa trẻ lớn lên được các sư nuôi dạy...Vì vậy con tôi cũng được lớn lên như thế...

Hương Nhu bàng hoàng khi nghe chuyện nhất là cậu Lý Nguyên đã từng bỏ rơi người đàn bà này. Trời ơi! Thật là tàn nhẫn. Thật tội cho người phụ nữ bất hạnh này...cầu trời cho bà ấy tìm gặp được đứa con gái đáng thương của bà ấy...nghĩ đến cả nhà chú thím nếu biết được bà Dạ Hương còn sống và cũng là một Việt Kiều hơn thế nữa bà lại là người có cổ phần lớn nhất ở Navi. Trong khi Lý Nguyên đã bị Lý Linh làm tiêu hao tài sản. Thật là! Hương Nhu vui sướng và nhất định sẽ kể cho ông nghe tin này.

Sau những ngày từ Đà Lạt dự đám tang của sư Diệu Hoa...Bà Dạ Hương rất đau lòng dẫu sao sự ra đi như thế vẫn khoẻ hơn nằm liệt mấy năm trời sau cơn tai biến, cầu mong cho sự thiêu thoát.

Vẫn còn may mắn cho bà Dạ Hương khi bà và Đặng Thanh đến, được chứng kiến lúc tẩm liệm cho sư...mấy sư cô phát hiện trong áo tràng của sư ở lại áo có mảnh giấy ghi đôi dòng “phật tử Huệ Tâm – Làng hoa Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh...”. Đây sẽ là con đường duy nhất để tìm ra manh mối.

Lo tang chế cho sư xong, Dạ Hương tặng cho chùa một số tiền lớn và bà cầu nguyện sư về phù hộ cho bà tìm được con. Bà Dạ Hương cho lập mộ sư Diêuh Hoa và xin ảnh của bà để thờ kính.

Trở về Sài Gòn bà Dạ Hương ngã quỵ vì quá mệt mỏi nên sinh bệnh. Đặng Thanh và Thuỳ Nhiên đến gặp ông của Hương Nhu để nhờ giúp đỡ.

Gia đình Hương Nhu được cô kể cho nghe chuyện bà Dạ Hương rất thích và thương bà ai cũng muốn gặp. Nếu có người ở làng hoa Gò Vấp thì chắc chắn ông sẽ biết. Ai cũng mong ông tìm giúp bà Dạ Hương. Ông nội nói với Đặng Thanh:

– Hôm nào đưa cô Dạ Hương đến đây!

Ông Thanh thấy thái độ trầm tĩnh của ông Nghiêm nên lo lắng hỏi:

– Bác có biết người phật tử tên Huệ Tâm hay không? Nghe nói bà ở làng hoa Gò Vấp.

Ông Nghiêm cười nói:

– Có thể tôi có biết đó...Đợi cô Dạ hương khoẻ mời đến đây!

Thuỳ Nhiên vui sướng:

– Ông nói thật hở ông?

– Cái con nhỏ này, chẳng lẽ không biết ông lại nói biết... yên tâm đi, ông có biết phật tử Tuệ Tâm.

– Cháu biết ngay mà, ông là người dồi dào kinh nghiệm. Ông ơi! Có điều này thật là không hay nghe cô Dạ Hương nói cậu Nguyên là...

– Ừ! Lý Nguyên là người như vậy đó! Không ngờ mọi người lại kỳ lạ như vậy. Đây là một sự thật vô cùng độc đáo...

Nghe ông nói, mọi người không hiểu gì. Còn ông thì cứ trầm tư, băn khoăn.

Nhìn vẻ trầm ngâm của ông không ai dám hỏi thêm điều gì và họ ra về. Ông Nghiêm bàng hoàng và một mình tự bỏ ra vườn. Tại sao mọi việc lại đến như trong mơ như có sự sắp đặt mới hoàn hảo như vậy. Đằng này...Trời ạ!....Thảo nào cái tên “ Hương Nguyên”...tức là Lý Nguyên và Dạ Hương...Trời à! Thật là Hy Hữu...Người phụ nữ kia là người phụ nữ như thế nào? Đúng như lời Hương Nhu kể thì đáng thương vô cùng...bị phụ tình mà người đó lại là Lý Nguyên...Thật may cho Dạ Hương lúc sanh xong trong tình thế đầy nguy kịch – có thể là bó tay...Bà được một phái đoàn nhân đạo lúc ấy đưa ra nước ngoài chữa trị....Đứa bé thì được nuôi ở bệnh viện một thời gian...có sư cô đến nhận nghe nói đó là sư đã từng nuôi người mẹ....Một bi kịch của người mẹ nếu như Huệ Tâm...Huệ Tâm không mang về khi ấy có lẽ...con bé bây giờ sẽ ra sao? Trời ơi! Phải xa con bé cả nhà sẽ buồn vô cùng...nhưng không thể ích kỷ với người mẹ quá bất hạnh như vậy. Điều mà ông Nghiêm lo lắng là con trai và con dâu của mình, dốc hết cả tình thương lo lắng cho một đứa bé mất mẹ, vất vả khó khăn vô cùng mới nuôi lớn và cho ăn học thành đạt. Trời ạ! Thật tội...phút chốc chỉ là ba mẹ nuôi mà thôi...Những gì ông nghe Hương Nhu và Thuỳ Nhiên kể đã khiến ông lo lắng bàng hoàng... Và, chẳng còn nghi ngờ gì nữa...mảnh giấy của sư Diệu Hoa...với dòng chữ...điều đó đã nói thật rõ ràng rồi...

Điều mà ông vui hơn hết là Lý Nguyên đã thua cuộc và Dạ Hương thật khéo khi lúc đầu Lý Linh đã mua lại cổ phần và sau đó...cũng phải nhường lại cho Đặng Thanh cũng chỉ vì con gái. Bên đó có lẽ cay cú lắm...cũng là một bài học để họ ngộ ra việc mình đã làm...

Mặc dù họ muốn gặp ngay người phụ nữ khốn khổ đó nhưng ông Nghiêm lại muốn người phụ nữ đó khoan hãy đến, thật mâu thuẩn trong lòng ông; suốt buổi chiều ông cứ đu tới đi lui ngắm nhìn vườn cúc đã là niềm vui sướng nhất trong đời ông, với ông hoa cúc là tinh khôi nhất từ tấm lòng của ông, của vợ ông và con cháu của ông. Huệ Taam thường đi chùa và rất sành đạo nên có pháp danh là Huệ Tâm, khi đem đứa bé về mọi người chỉ biết rằng nó cũng khó mà mạnh khoẻ bởi người mẹ đang trong tình thế nguy kịch...Nghĩ đến gia đình, Lý Linh thật không ra gì, Lý Nguyên là anh trai của Lý Linh – là một gã đàn ông tàn ác...thật xấu xa tệ bạc làm sao!

Bà Dạ Hương tìm đến nhà ông Nghiêm. Sau khi chào hỏi ân cần bà được ông Nghiê tiếp chuyện bằng những câu như tra vấn. Bà trả lời và rất ngạc nhiên trước thái độ của ông Nghiem. Ông còn hỏi:

– Cô gặp Lý Nguyên lúc nào vậy?

– Dạ hồi cháu học ở Sài Gòn. Cháu sống với các sư và đặc biệt là sư Diệu Lê...

– Sau này cháu có gặp lại cậu Nguyên hay không?

– Cháu không muốn gặp lại bây giờ.

– Cháu có để lại gì cho con mình hay không?

– Dạ cháu chỉ để lại cho ai nhận nuôi con bé. Cháu đặt tên là Nguyên Hương...Nguyên là từ tên họ của Lý Nguyên, còn Hương là Dạ Hương.

– Cái tên đó nghe hay đó! Cháu à! Cháu còn để lại gì nữa không?

– Dạ mảnh giấy ghi tên với sợi dây bùa với cái mặt vàng hình Phật quan âm...Mặt dây chuyền này của sư Diệu Lê ở Nha Trang tặng cho cháu khi cháu vào Sài Gòn để học...Cháu nguyện với lòng lúc nào cũng hướng về Phật sẵn sàng cùng chùa làm phước để cho con cháu được sống trong bình yên...

– Còn Lý Nguyên, cháu có ý định gặp cậu ta không?

Dạ Hương lắc đầu:

– Với cháu con người đó không ra gì cả. Cháu khinh anh ta, hận em gái...Nói chung cả nhà anh ta...

– Thật là tội nghiệp cho cháu...Cháu có biết Lý Nguyên là sao đối với gia đình chúng tôi không?

Bà Dạ Hương hoảng hốt nói:

– Cháu xin lỗi vì không biết!

– Không! Gia đình đó tuy là thông gia nhưng tôi cũng không hài lòng về cách sống của con cái gia đình thông gia...

– Vậy sao bác? Vậy mà Hương Nhu chẳng nói gì? Chỗ bà con như thế mà sao Lý Linh lại đối xử tệ với Hương Nhu như thế?

– Còn tệ hơn nữa...Chỉ vì thù hận cá nhân người lớn mà lại đối xử với cả mấy đứa nhỏ...Nói chung nghe câu chuyên đau lòng của cháu nên tôi mới sẵn sàng giúp đỡ.

– Cháu muốn biết hiện giờ, bà Huệ Tâm ở đâu? Bà ấy ở đâu?

– Thật ra tôi chỉ muốn biết cho rõ hơn một chút thôi, để cháu lo lắng mãi cũng tội. Cháu hãy xem những thứ này...

Ông Nghiêm mở một gói giấy được gói thật kỹ, sau lớp giấy là chiếc túi vải nhỏ, ông nói:

– Cháu hãy xem trong đó có gì?

Bà Dạ Hương run run, mở trong chiếc túi vải...Trời ạ!....Một sợi dây bùa với chiếc mặt vàng hình đức Phật Bà Quan Âm...và tờ giấy ghi ngày tháng năm sinh cùng với cái tên Nguyên Hương...

Bà hét lên và bất ngờ ôm chầm lấy ông Nghiêm rồi xá lạy:

– Cháu đội ơn trời Phật, đội ơn ông...Huệ Tâm là ông hay sao?

– Cháu à!....Huệ Tâm là bà nhà của tôi, bà nội của Hương Nhu...

– Còn Hương Nguyên của cháu?

Ông Nghiêm chợt lo lắng. Ông nói:

– Bây giờ đến lúc khó khăn vô cùng...bởi vì làm sao nói để Nguyên Hương của cháu hiểu đây?

– Ý của ông là?

– Từ cái tên đó, chúng tôi đã đổi lại cho phù hợp với vườn hoa cỏ thảo dược nhà tôi.

– Thật sao ông? Có phải là cô bé Hương Nhu hay không? Nếu quả thật như thế, trời ơi!....ông thật có tấm lòng...cháu rất mến cô bé Hương Nhu dù chỉ mới gặp vài lần...

– Ừ! Nó đấy! Chúng tôi yêu thương nó và nó tỏ ra thật hiếu thảo!

– Ông ơi! Bây giờ chúng ta phải làm sao đây?

– Tôi cũng không biết nữa. Rối lắm...nhưng người lớn phải bàn bạc trước rồi mới lựa lời mà nói, không dễ dàng dì bọn nhỏ nó tiếp nhận đâu!

– Vâng! Cháu hiểu...Cháu thật may mắn. Lần này trở về vừa tìm được con một cách dễ dàng, vừa có cả một công ty để đầu tư...Cháu sẽ tùy vào Hương Nhu, con bé muốn làm gì, ở đâu? Cháu sẽ cho cháu toại nguyện, cũng xin ông nhận cháu là con cháu trong nhà. Cháu mong sẽ có điều kiện để giúp cho gia đình ta...cháu không biết phải nói điều gì? Đối với cháu bây giờ...một hạnh phúc quá lớn mà cháu vừa tìm được.

Bà Dạ Hương đến bên bàn thờ và đốt hương khan nguyện bà nội Hương Nhu. Sau đó ông nội dẫn bà đi dạo vườn cúc. Dạ Hương như trút được nỗi đau từ bao lâu nay, chất chứa trong lòng, rồi đây cả Lý Nguyên, Lý Linh cũng phải ngỡ ngàng...Điều này vô cùng lý thú đây.

Những ngày qua êm đềm trong sự dỗi hờn vu vơ, Hương Nhu như trải qua một cơn mơ dài theo câu chuyện đầy đau khổ của bà Dạ Hương. Càng hiểu chuyện của bà cô càng quý bà hơn, Đặng Thanh, Thùy Nhiên và Việt Khương biết chuyện rất vui sướng nhưng vẫn chưa ai nói điều này với Hương Nhu. Thật đột ngột đến ngỡ ngàng có thể khiến cho cô từ sự yêu thương kính trong kính trọng thành hụt hẫng chăng? Nghĩ thế chưa ai dám thổ lộ điều gì? Tất cả đều do ông dặn dò. Ông bảo “ hãy để cho Hương Nhu có một tình cảm thật lòng với Dạ Hương đã”.

Việt Khương đưa Hương Nhu đến nghe nhạ ở phòng trà nhạc Trịnh. Anh muốn nàng cảm nhận hơn về những triết lý trong lời ca nhạc Trịnh. Tiếng hát tuyệt vời của một cô ca sĩ trẻ:

“ Sống trong đời sống Cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không?

Để gió cuốn đi Để gió cuốn đi...

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông Ôi trái tim đang bay theo thời gian Những khi chiều tới Cầu có một tiếng cười Để ngậm ngùi theo lá bay Rồi nước cuốn trôi Rồi nước cuốn trôi...

Hãy nghiêng đời xuống Nhìn suốt một mối tình Chỉ lặng nhìn không nói năng...”.

Lời ca thiết tha và giọng Việt Khương cũng tha thiết bên tai nàng:

– Em thấy lời ca này thế nào?

– Thật triết lý!

– Ừ! Anh rất thích những lời này:

'' Cần có một tấm lòng- Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi - Để gió cuốn đi..." – Vâng! Em cũng thích lời này. Anh à! Cô Dạ Hương có hy vọng gì không?

– Có chứ! Ông biết mà...

– Vậy sao? Em thấy...

– Họ đã tìm được hạt ngọc đó.

– Ở đâu vậy anh?

Việt Khương choàng tay qua vai HươngNhu, anh hỏi:

– Em thấy nếu con gái cô gặp lại cô nó sẽ như thế nào?

– Thế nào là sao anh?

– À! Cô gái đó có giận mẹ hay không? Có nhìn bà ấy không?

– Em nghĩ một người mẹ phải sống trong hoàn cảnh như vậy... gặp lại mẹ....

Trời ơi! Vui sướng biết ngần nào? Còn cha mẹ, ông bà anh chị em của cô bé thì sao?

– Anh này hỏi gì kỳ vậy...Mỗi sẽ có một vị trí...em thấy bà Hương tội qúa!

Khi biết cậu Lý Nguyên của em Cát Vân là người đàn ông tàn nhẫn đó và cả thím em nữa, trời ơi! Bỗng dưng em càng ghét họ hơn và càng kính yêu và khâm phục bà Dạ Hương.

– Ngộ nhỡ cô con gái giận mẹ thì sao?

– Trời đất! Giận gì mà giận. Không phải là bà mẹ lúc đó rơi vào căn bệnh.

Nếu không có dịp may kỳ diệu đó... Người mẹ sẽ ra sao...Hương Nhu chỉ nói được đôi lời chưa trọn ý, nước mắt nàng đã trào dâng và không kiềm được tiếng nấc. Nàng vội vã rời chỗ ngồi và chạy nhanh ra ngoài. Việt Khương cũng chạy theo trong lòng đầy xúc cảm.

– Hương Nhu, Hương Nhu đợi anh với!

– Hãy đưa em gặp bà ấy ngay!

– Tại sao vây?

– Anh đừng... có tàn nhẫn nữa.:. Hãy nói đi!

– Nói sự thật đi! Em chịu đựng được cũng như em...không phải là đứa con vô tình đâu... hãy nói cho em biết đi!

Việt Khương ôm chằm Hương Nhu và nói:

– Được rồi, anh đưa em lại chỗ cô Dạ Huơng...

– Có phải cô ấy là...

– Em đã biết rồi đó. Nào lên xe anh đưa đến chỗ của mẹ em!

Hương Nhu nấc to lên:

– Trời ơi! Mẹ ơi! Người mẹ đau khổ của tôi!

– Tại sao lại giấu em? Có phải emlà đứa tệ bạc lắm không?

– Không phải... Em thật tuyệt vời! Chỉ tại mọi người sợ em hụt hẫng đau khổ rồi lại giận hờn vì cho rằng mẹ đã bỏ em.

– Không...Không bao giờ... Mẹ em...Người mẹ bất hạnh của em. Anh hỏi em lời ca nào em thích nhất, em cũng vậy:

“Cần có một tấm lòng - Để làm gì anh biết không? Để gió cuốn đi - Để gió cuốn đị.?”.

Việt Khương nắm chặt tay Hương Nhu.

Trong lòng anh dạt dào niềm vui sướng vì Hương Nhu đã hiểu. Không thể nào giấu và đợi chờ cơ hội. Biết đâu đến lúc đó cô bé dù giận, giận thật thì nguy ơi là nguy... Nghĩ đến hình ảnh hai mẹ con gặp nhau. Việt Khương không kiềm được dòng nước mắt và cố phòng xe thật nhanh...

– Chắc là mẹ.... mẹ sẽ vô tình kinh ngạc khi em tìm đến phải không anh?

– Ừ!

– Em biết làm gì bây giờ?

– Em biết phải làm gì mà sao hỏi anh?

Hương Nhu lẩm nhẩm:

''Mẹ ơi! Mẹ ơi! Có phải đây là một giấc mơ, một giấc mơ thật diệu kỳ phải không mẹ?

Việt Khương phóng xe thật nhanh. Hương Nhu nao nao dậy sóng trong lòng.

Hết