Soán Đường

Quyển 3 - Chương 4: Thập tự bát pháp

Ngôn Khánh cũng không nhớ trong lịch sử Đỗ Như Hối có làm tiến sĩ hay không, nhưng hom nay thấy hắn tiến bộ như vậy thì trong lòng cũng vô cùng cao hứng, vài năm ở chung, Đỗ Như Hối mũi nhọn dần lộ ra, càng ngày càng có khí chất cay độc, có lẽ hắn đang trở thành Phòng Mưu Đỗ Đoạn trong lịch sử.

Một hồi bước chân êm ái khiến cho Ngôn Khánh tỉnh thanh mộng.

Hắn mở to mắt, đứng lên từ trên ghế trục.

Là tiểu nha đầu kia lên!

Trịnh Ngôn Khánh duỗi lưng mệt mỏi ra, quay đầu hướng về phía trúc lâu mà nhìn, vào lúc này mà tiểu nha đầu kia còn ở trong nhà bếp, chắc hẳn là bận rộn cơm tối với bọn Mao Tẩu, hai ngày nay bọn họ thần thần bí bí thật khiến cho người khác kỳ quái. Lại nói tiếp, tuổi tác của Mao Nha tuy lớn hơn Trịnh Ngôn Khánh nhưng chỉ là một tiểu cô nương mà thôi.

Ngôn Khánh vuốt vuốt cái mũi rồi xoay người đứng lên.

Ngôn Khánh từ từ đi xuống, chỉ thấy con tuấn mã đang chạy tới trước mặt của hắn, lắc đầu vẫy đuôi phát ra thanh âm phì phì.

- Ha ha, tản bộ đã quay về rồi.

Trương Trọng Kiên đưa cho Ngôn Khánh con bạch long mã này, hôm nay đã trở thành một con ngựa cao lớn

Bình thường tản bộ ở vùng phụ cận trong Trúc Viên, Ngôn Khánh cũng không câu thúc nó quá nhiều, con ngựa này hiện tại đã biến thành đại mã, lại thêm bốn vó trắng tuyết như ngọc, cho nên Ngôn Khánh đã đặt cho nó một tên rất hay: Ngọc Đề Tuấn.

Trong lịch sử, Đường Thái Tông Lý Thế Dân có tám con tuấn mã trong đó có một con ngựa tên là Bạch Đề Ô.

Trịnh Ngôn Khánh dứt khoát đặt tên con ngựa của mình là Ngọc Đề Tuấn tương tự như vậy.

Ngọc Đề Tuấn khẽ dụi đầu vào ngực Ngôn Khánh, Ngôn Khánh ôm lấy đầu ngựa của nó, nhẹ nhàng vuốt ve, sau đó lại vỗ vỗ.

Ngọc Đề Tuấn lúc này mới cảm thấy mỹ mãn.

Ở trên con đường nhỏ của khu rừng trúc, một chiếc xe từ từ tiến tới.

Người đánh xe đúng là Mao Vượng bị thọt, hắn đứng ở giữa ba tòa trúc lâu, nhả xuống xe, hướng về phía Trịnh Ngôn Khánh mà thỉnh an, sau đó kéo rèm xe lên, chỉ thấy ở bên trong là ba lão giả, người cầm đầu dĩ nhiên là Trịnh Thế An, bốn năm qua tóc của ông cũng đã bạc trắng hơn nhiều.

Ở phía sau ông là một lão đầu cao to hơn hai mét.

Ông vừa xuống xe đã hướng về phía Ngôn Khánh mà nói:

- Ngôn Khánh oa nhi, con thế nào rồi, lâu rồi sao con không đến thăm ta?

- Chào Đại Chuy gia gia.

Trịnh Ngôn Khánh bước lên, cung kính hành lễ.

Lão giả bên cạnh Hùng Đại Chuy niên kỷ lớn nhất, tóc và lông mi đều đã biến thành màu trắng, khuôn mặt mang theo dáng vẻ tươi cười.

- Đi tới chỗ ngươi làm gì, nhìn ngươi rèn sắt sao?

- Ngôn Khánh oa nhi con chớ có để ý tới tên Đại Chuy tử này, ừ Ngôn Khánh con ngày càng trở nên tuấn tú rồi, so với lần trước ta gặp con thì đã cao lên không ít, chỉ là con đừng học tên Đại Chuy Tử này, lớn lên trở thành một thằng ngốc.

Trịnh Ngôn Khánh mỉm cười tiến tới hành lễ:

- Bái kiến Vương gia gia.

Lão đầu này chính là Vương gia gia ngày xưa là mãnh hổ tùy tòng dưới trướng của Trịnh Vĩ. Năm nhân thọ, lão nhân cầm đầu tiến tới ngăn cản Trịnh Nhân Cơ chính là Vương Chính này, hắn tuổi tác so với Trịnh Thế An và Hùng Đại Chuy đều lớn hơn, là người uy vọng nhất ở Thiên Tân Kiều phố.

Trịnh Thế An đã nói với Ngôn Khánh, nếu bàn về khí lực Hùng Đại Chuy là nhất.

Nhưng nói về dũng mãnh hung hãn thì không ai có thể so sánh được với Vương Chính, năm đó lúc Trịnh Vĩ chinh chiến, từng bị cường đạo vây quanh, Vương Chính chém giết liên tục hai mươi ba người, cũng vì trận chiên này, mà Trịnh Vĩ đã gọi Vương Chính là Vương lão hổ.

Vương Chính tủm tỉm khoát tay nói:

- Ngôn Khánh oa nhi chớ đa lễ.

- Ha ha, nghe mũi to nói, hôm nay là sinh nhật con, Vương gia gia không biết con thích gì, chỉ là nghe nói con cũng tập võ hơn nữa công phu cũng không kém nên mang cặp đao này cho con, mong con cũng không cự tuyệt.

Nói xong, Vương Chính lấy từ trong xe một đôi hoành đao màu sắc sặc sỡ ra.

Một lớn một nhỏ, một dài một ngắn, hoành đao dài ước chừng hơn một mét, mà tiểu hoành đao thì hơn nửa mét, vỏ đao dùng da trâu mà làm thành, trên đó không có chút trang trí nào.

Trịnh Thế An nhìn thấy thì không khỏi giật mình:

- Lão Vương đây chính là vật tổ truyền nhà ông.

- Cái gì là vật tổ truyền?

Vương Chính cười nói:

- Đó là lúc trước ta đánh lừa các ngươi đó. Đây là cặp đao mà ta mang theo giết giặc ở Lê Dương cùng với đại tướng quân, lúc đó các ngươi nguyên một đám giống như sói nhìn chằm chằm vào, ta đành phải nói đó là vật tổ truyền... Ha ha, từ khi Đại tướng quân trở về, Thập tự đao này đã không còn uống máu nữa.

Vương Chính thuận tay rút đại hoành đao ra khỏi vỏ.

Tà dương như máu chiếu vào hoành đao, tạo thành một vòng huyết hồng, chắc hẳn năm đó, thanh hoành đao này từng giết người không ít, đao mới rút ra khỏi vỏ đã có mùi tanh nhàn nhạt, Vương Chính thu đao, nhét vào trong tay của Ngôn Khánh.

- Đại trượng phu không giết người, làm sao xứng là đại trượng phu.

- Ngôn Khánh oa nhi, năm đó ta bằng một đôi Thập tự đao này mà đã giết hơn trăm người, hôm nay tặng cho con, hai ngày nữa ta sẽ ở lại đây dạy cho con Thập Tự Bát Pháp, ha ha, đừng lo lắng, chiêu số rất đơn giản.

Cái gọi là thập tự bát pháp chính là thứ mà Trịnh Vĩ truyền thụ cho Vương Chính khi sử dụng đao pháp này.

Nhưng sau khi Trịnh vĩ chết, ngoài Vương Chính thì không có ai dùng nữa, thậm chí ngay cả Trịnh Đại Sĩ cũng không dùng.

Ngôn Khánh vội vàng cảm tạ nhận lấy cặp đao.

Lúc này Mao Nha từ trong phòng bếp tiến ra, vấn an sau đó đứng ở phía sau lưng Ngôn Khánh.

Hùng Đại Chuy cười ha hả:

- Ta vốn muốn chế tạo binh khí làm lễ vật cho ngươi nhưng Vương đại ca đã mang Thập tự đao tặng cho thì ta cũng khó khăn rồi, đáng tiếc ta không chế được giáo nếu không cũng tặng cho ngươi một thanh.

Chế giáo không phải là một chuyện dễ dàng.

Trịnh Ngôn Khánh theo cuốn sách Mã Giáo Phổ mà Lý Cơ để lại biết rằng muốn chế được một cây giáo tốt không chỉ cần phải có kỹ thuật rèn cao mà mỗi cái giáo đều có yêu cầu đặc thù, nói cách khác người bình thường chế giáo chỉ có thể có hình chứ không có thần, cho nên mỗi cây giáo tốt đều có giá trị thiên kim.

Hùng Đại Chuy tay nghề không kém, chế tạo đao kiếm cũng là thượng thừa...

- Nhưng nói đến chế tạo giáo....

Hùng Đại Chuy không khỏi tiếc nuối mà nói:

- Nhắc tới sông Lạc, chế giáo không ai qua được Chu Sơn Ngôn thị, tuy nhiên sau đó Ngôn gia bị họa diệt môn, một trăm hai mươi bảy người gặp nạn, Ngôn Hổ sau đó cũng mai danh ẩn tích, lại chưa từng nghe qua tin tức về hắn, không biết nhiều năm này, Ngôn Hổ còn sống hay đã chết.

Trịnh Ngôn Khánh giật nảy mình, quay đầu nhìn lại Hùng Đại Chuy.