Soán Đường

Quyển 3 - Chương 3: Giết Hạ Nhược Bật và Cao Dĩnh

Hai người nhìn nhau, nhịn không được mà cười to.

- Đúng rồi, Thế Tích và Hoành Nghị đâu?

- À, lại đi tới trúc viên tìm tên tiểu tử kia mà chơi đùa... Ha ha, hiện tại đệ cũng hiểu ra tên tiểu tử kia thật sự có tài hoa, hơn nữa rất biết nông sâu, ba năm không minh, bỗng nhiên nổi tiếng. Oanh động bằng bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa, ta vài ngày trước thử đọc qua mấy quyển sách, lúc đầu thì có cảm giác thô tục nhưng đọc kỹ thì đúng là không tệ, tiểu tử kia đúng là khó lường, gia phụ nói không sai, nếu như không ép được thì cứ thuận theo tự nhiên đi.

- Hoành Nghị hôm nay có quan hệ với hắn không tệ, tương lai không chừng có thể được hắn giúp đỡ, nếu như hắn thật sự có thể giúp đỡ Hoành Nghị, vậy thì khi nó chấp chưởng An Viễn đường, cho dù không lấy được Kinh Đường thì cũng được.

Nhan Sư Cổ khẽ nói:

- Đại huynh có thể nghĩ như vậy thì rất tốt.

Trịnh Nhân Cơ cởi bỏ khúc mắc, khôi phục phong thái tiêu sái ngày xưa, hắn lập tức sai người lấy rượu, cùng cạn chén với Nhan Sư Cổ.

Hai người lấy Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đọc cùng với uống rượu, có tình tiết thì tán thưởng, có tình tiết thì mắng to không ngớt, kỳ thật Nhan Sư Cổ trong lòng cũng không thoải mái, trong người đè nặng tư vị của tên tiểu yêu kia không hề dễ chịu, hắn khuyên giải Trịnh Nhân Cơ, không phải là khuyên giải chính mình hay sao? Tâm Tình sau đó ngược lại thoải mái hơn rất nhiều.

Hai người này đang uống rượu hăng say thì Trịnh Vi Thiện đột nhiên hấp tấp chạy tới:

- Đại công tử, xảy ra chuyện lớn.

- Vi Thiện ngươi vừa vặn tới, lại đây uống một chén.

Trịnh Vi Thiện trên danh nghĩa là quản gia của Trịnh gia nhưng hắn là tộc nhân Trịnh thị nên Trịnh Nhân Cơ đối với hắn rất khách khí.

- Đại công tử đừng uống nữa, thực sự xảy ra chuyện lớn rồi.

Nhan Sư Cổ bỏ chén rượu xuống cất tiếng hỏi:

- Đã xảy ra chuyện gì?

- Trường An truyền tới một tin tức, bệ hạ tru sát Cao Dĩnh và Hạ Nhược Bật, mệnh cho Thiên Ngưu vệ ra tay, hôm nay Dũng tướng Bùi Nhân Cơ đại nhân đã suất lĩnh thiên ngưu vệ đến Lạc Dương, áp giải nhà hạ Nhược Bật, nói là muốn sung quân biên tái...

Trịnh Nhân Cơ giật nảy mình, lập tức tỉnh rượu.

Tùy Đế Dương Kiên từ khi soán Chu đến nay, danh thần danh tiếng xuất hiện nhiều lần nhưng nói đến xuất sắc nhất thì ngoài Cao Dĩnh còn có ai khác?

Chỉ là Cao Dĩnh tranh giành với thái tử, đứng sai đội ngũ.

Độc Cô hoàng hậu còn sống, cũng thương tiếc tài hoa của Cao Dĩnh, nhiều lần nói bóng nói gió hi vọng cao Dĩnh có thể bỏ thái tử Dương Dũng, ủng hộ Dương Quảng, chỉ là Cao Dĩnh đâm lao phải theo lao, về công về tư hắn không bỏ thái tử Dương Dũng, khiến cho Độc Cô hoàng hậu rất tức giận, sau đó Tùy Đế Dương Kiên bị Độc Cô hoàng hậu xúi giục bãi miễn chức quan, Dương Quảng mới thuận lợi trở thành thái tử.

Sau đó xảy ra chuyện hán vương Dương Lượng tạo phản.

Ở trong thâm cung có lời đồn truyền ra, Dương Quảng loạn trong giặc ngoài lại một lần nữa dùng hai người Cao Dĩnh và Hạ Nhược Bật.

Cũng không phải hắn coi trọng tài hoa của hai người này mà là tình huống lúc ấy, Cao Dĩnh và Hạ Nhược Bật là hai người thích hợp nhất để ổn định thời cuộc, hai người ra tay khiến cho đám quan lại nhà Tùy lập tức được ổn định.

Dương Quảng mới có thể trong một thời gian ngắn dẹp loạn sĩ mã Sơn Đông.

Hiện nay thời cuộc đã ổn định lại.

Dương Quảng đế vị vững chắc, không ai có thể rung chuyển.

Thêm sau khi hắn dăng cơ theo mưu trí của Bùi Thế Củ đã phân rã các nước Tây Vực, đánh tan dân tộc Thổ Dục Hồn, sau đó thiết lập bốn quận, những người hắn hoài nghi lúc trước cũng dần dần bị diệt trừ, mà Lạc Thành đã được xây dựng, Dương Quảng tạm thời thoát được sự lũng đoạn của quý tộc đồng thời tăng thêm sự khống chế đối với các thế gia vọng tộc Quan Đông.

Cao Dĩnh Hạ Nhược Bật cũng trở thành hai cái đinh trong mắt của hắn.

Lần này Dương Quảng đi ra ngoài dã ngoại, thực hiện đại yến giữa thảo nguyên hồ tộc, Cao Dĩnh Hạ Nhược Bật lại nói, bệ hạ quá mức xa hoa rồi.

Hết lần này tới lần khác, câu nói này truyền tới tai của Dương Quảng.

Hắn đang lo không có cơ hội thu thập hai người đó, hai người lại tự động tới cửa, cho nên trong một lần thiết triều, hắn nói hai người có tội danh phạm thượng, hại chết cả hai, thê thiếp bị sung làm nô tài, mà tộc nhân thì bị sung quân tới biên cương. Trong chuyện này rất khó nói Dương Quảng đúng hay sai, nhưng đế vương rắp tâm người bình thường không thể phỏng đoán, có lẽ hắn dùng cách đó để cảnh cáo những quý tộc quan lũng kia cũng nên.

------------------------

Lá trúc xanh mượt, ở cuối thu trước ánh nắng mặt trời mà lắc qua lắc lại.

Ánh sáng buổi chiều chậm chạp dịu đi, mới vừa rồi còn chiếu rọi lá trúc mà giờ này chỉ còn lại một số tán cây mà thôi, khiến cho rừng trúc càng trở nên tịch mịch, thêm phần khí tức thanh nhã.

Ở bên hàn lang của Trúc lâu một lùm tùng hoa cúc tách mầm ra, nghiêng dưới ánh nắng mặt trời, chập chờn qua lại.

Ngày mùa thu, đã thanh thản đi vào hoàng hôn.

Trịnh Ngôn Khánh lười biếng ngồi lên trên một chiếc ghế trúc ngoài hành lang, nhắm mắt lại nghe tiếng xì xào của lá trúc mùa thu.

Nhoáng một cái, đã bốn năm rồi.

Hắn từ hài đồng cũng đã trở thành một thiếu niên, bốn năm qua xảy ra rất nhiều chuyện nhưng cùng với hắn không hề có một chút quan hệ nào, hắn không làm thơ nữa, chỉ đọc sách viết chữ, suốt ngày cưỡi ngựa nhàn tản ở dưới núi Long Môn, làm một ẩn sĩ.

Ngoại giới truyền lưu đủ mọi lời đồn.

Có người nói Bán Duyến Quân đã hết thời, hắn đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Cũng có người nói Bán Duyến Quân đang tích súc, tích súc càng mạnh thì càng tài tình, một khi xuất hiện nhất định khẽ làm cho cả thiên hạ khiếp sợ.

Cũng mặc kệ người khác nói thế nào, Ngôn Khánh đều ngoảnh mặt làm ngơ.

Năm trước Tùy Đế Dương Quảng đã xác lập khoa cử, tại Trường An tuyển sĩ tử.

Đỗ Như Hối vâng mệnh phụ thân mà trở về quê quán, dùng làm một bài luận mà trở thành tiến sĩ đầu tiên. Chuẩn xác mà nói, bài luận Nguyên Đạo của Trịnh Ngôn Khánh ảnh hưởng rất nhiều đến bài luận này của hắn, thế nên rất nhiều người nói rằng Đỗ Như Hối nhờ đi theo Bán Duyến Quân mới được như vậy.

Đỗ Quả lúc này thân thể đã không còn khỏe như lúc trước nữa.

Thanh thế của Đỗ gia đã không còn như xưa, phụ thân của Đỗ Như Hối đảm nhiệm chức Trường Sử Xương Châu nhưng mấy năm nay vẫn chưa được thăng cấp, hiển nhiên tiền đồ không rõ ràng. Đỗ Như Hối lần này đậu tiến sĩ rõ ràng có chỗ tốt cực lớn đối với Đỗ gia, cũng chính vì vậy mà thúc thúc Đỗ Yêm của hắn cũng thuận lợi tiến vào trường Quốc Tử Giám hơn.

Đỗ Như Hối đậu tiến sĩ xong được làm Công Tào huyện ở Trường An.

Đã có công danh, Đỗ Như Hối không cách nào có thể tiêu dao như trước, dưới sự thúc giục của người nhà, Đỗ Như Hối không thể không cáo biệt Trịnh Ngôn Khánh, đi Trường An làm việc. Đỗ Như Hối đi lần này làm cho sinh hoạt của Ngôn Khánh giảm rất nhiều niềm vui, chỉ là Tô Đông Pha không phải đã nói: Trăng khi tròn khi khuyết, người có lúc thăng lúc trầm, việc gì cũng khó có thể cưỡng cầu.

Có chia ly mới có đoàn tụ.