Phận Đàn Bà

Phận Đàn Bà - Chương 4

...Sáng hôm sau, khi gà còn chưa gáy, chị Đài mới thiu thiu ngủ được một chốc thì thầy đã lôi dậy:

- Mày về nhà mày đi,không tí dân làng người ta lại dị nghị....

- Ơ hay! Ai hỏi nào? Nếu ai hỏi,con sẽ bảo con về nhà chơi, thiếu đếch gì lí do. Chẳng mấy khi con được về thăm thầy,thăm bu, thăm mấy chị em mà thầy nỡ đuổi con hả thầy. Thầy yên tâm, con không làm khó thầy đâu, con chơi một tí con đi bây giờ.

Thầy chị nghe con gái nói thế thì khô g nói năng gì nữa. Với ông,chị ở hay không không quan trọng, chỉ sợ đến khi nhà ông bà Tư sang đây gây khó dễ, lại chửi xa xả vào mặt thầy bu chị là không dậy được con thì ông nghĩ mới nhục thôi.

Đúng thật là không đâu bằng nhà mình, dù có nghèo khó thế nào đi nữa,chứ như ở nhà Chức, giàu có thật đấy nhưng chị ở cứ như thể có ai bóp cổ chị,khó thở mà ngột ngạt lắm. Chị thích như thế này, sống ở nhà gianh vách tre, ba bề bốn bể là đồng lúa mát rượi,chị muốn ôm trọn cả gia đình mình vào lòng, dù thầy chị vẫn khó tính, cáu bẳn, dù xã hội này họ không coi trọng gia đình chị vì nhà chị tận bốn năm đứa vịt giời thì có làm sao!thiên hạ có nuôi sống gia đình chị được ngày nào đâu mà sợ:

- Này nhớ! Chị bảo,ở nhà phải ngoan,không được quấy,cho thầy bu còn làm việc kiếm tiền đong gạo...

Chị Đài vừa bế đứa em út ra chuồng lợn, vừa dứt rau lang cho mấy con lợn con ăn rồi thủ thỉ với em. Ngày xưa chị ở nhà, việc gì cũng đến tay, đến khi chị đi, tuy nhà đỡ cơ cực nhưng những việc vặt chả ai làm. Lắm lúc chị nghĩ sao đời chị nó khổ quá thể, nếu không vì gia đình, chắc chị bỏ đi biệt xứ cho đỡ mệt.

- Đài!con Đài đâu, lên đây thầy gọi.

Giọng thầy chị lại vang lên, nhưng không còn hằn học, không còn tức chị như ban tối. Chị đặt đứa em xuống cho nó tự chơi rồi chạy xộc vào trong nhà. Thì trước mắt chị, bà Tư, cùng chồng chị đang ngồi đấy. Thấy chị, bà Tư không những không giận,mà còn toe toét cái mồm ra cười,Chức cũbg chẳng nói gì, hắn uống bát chè xanh mà thầy chị mời cái ực một nhát rồi ngoảnh ra chỗ khác chẳng thèm nhìn chị. Tự nhiên thấy bà Tư, chị lại sợ khiếp vía, vẫn cái điệu bộ thành phố, vẫn cái cử chỉ nhã nhặn của người văn minh, có tiền. Nhưng sao đôi mắt bà cứ hiểm hiểm làm chị không dám nhìn thẳng, chị chợt nhớ ra tối hôm qua chị bỏ về nhà mình mà chưa hề nói với ông bà Tư tiếng nào. Chị sợ xoắn hết cả người, đôi chân lấm lem còn nguyên bùn đất cứ vò vào nhau liên hồi.

Ngồi đối diện bên ghế kia, thầy chị nhìn có vẻ áy náy, lo lắng lắm. Ông sợ nhất là bị người giàu chửi rủa. Nhất là khi con gái làm dâu mà bị người ta mắng vốn thì nhục nhã để đâu cho hết. Thấy chị đứng như tượng, ông đập bàn ra uy nạt con với thông gia:

- Đài! Mau quỳ xuống xin lỗi bu chồng mày đi, mày hư lắm con ạ! Thầy dạy mày thế nào...

Chị ấm ức mở to đôi mắt ngấn nước nhìn thầy mình như muốn hỏi rằng chị đã làm sai ở đâu? Chỉ vì người ta đánh chị và chị chạy về nhà mình là sai thì chị không cam lòng:

- Ấy ấy! Khô g phải quỳ! Không phải quỳ! Ông anh khó tính quá! Cháu nó còn bé, đừng trách. Tôi sang đây chỉ là đón cháu nó về thôi,chứ có ý gì mắng mỏ cháu nó đâu. Đài!chuẩn bị tí theo Bu về nhà nhé.

Cái giọng của bà Tư nghe sao mà ngột ngào quá thể, ngọt đến mức ngộ độc mất. Chị nhìn bà,gật đầu một cái, chị biết bây giờ mà nói không đi, chắc chắn thầy chị sẽ không để chị yên. Ông vẫn hạ thấp mình tôn bà Tư lên, chị nhìn một bên là thầy đẻ ra chị, cái áo ông mang vá chằng vá đụp, da ông đen sạm nhăn nheo. Còn bên này bà Tư ăn mặc sang trọng,quần áo bằng lụa láng bóng, cổ đeo ngọc trai, chân đi hài. Nhìn như thể hai thế giới đối ngược nhau hoàn toàn. Thầy nhìn bà Tư tha thiết:

- Gia đình tôi học hà h thấp kém, không biết dậy cháu. Sang bên ấy trăm sự nhờ ông bà, cháu nó mà có cứng đầu, mà hư đốn, ông bà cứ đánh nhừ tử cho chừa....

- Không đâu! Cháu nó ngoan lắm,tôi thương nó như con gái,lỡ lòng nào tôi lại đánh hử ông?ông yên tâm, về nhà tôi, tôi sẽ không để cháu nó khổ...

Nói dăm ba câu bà Tư lại cười the thé. Ngày xưa chị thấy bà hiền lành lắm, ấy thế mà từ ngày hôm qua, trong mắt chị bà ấy là một con người hoàn toàn khác, bà như đang đeo một tấm mặt nạ cho thiên hạ hiểu sai lệch đi con người thật của bà. Giờ chị đâu đâu nhìn gia đình này cũng chỉ là giả tạo, cãi nhau thế coi như xong,huề vốn!vàng cưới bà lại đủng đỉnh cầm, còn chị thì bị người khác hiểu lầm rằng chị mang vàng đem cất. Đúng là buồn cười....

Đến gần trưa, bà Tư xin phép về,Chị Đầu nghe nói thế thì van xin:

- Bu ơi! Bu cho con ăn bữa cơm ở nhà rồi đi được không bu....

- Không được!Bu chồng mày nói, thì mày cứ nghe đi. Ở đây làm gì có cơm cá thịt gà các thứ đâu mà mày thèm.Sang bên ấy, cái gì mà không có. Toàn đòi ăn cái vớ vẩn,sướng không biết đường sướng...

Chị khóc lóc van xin nhưng thầy chị nhất quyết không cho. Ông cứ nghĩ con gái sang đấy là sống hạnh phúc ấm no lắm. Nhưng chị có cần mấy thứ phù du ấy đâu, chị chỉ thèm ăn cơm muối vừng, hay vài con cá khô là ấm dạ. Chứ bên ấy thức ăn thì nhiều, nhưng chị chưa bao giờ thấy nó ngon lành cả.

Chị cứ xin, thầy cứ đuổi, mẹ chị trong buồng trông ra thương con quệt bước mắt. Bà chạy ra vườn bẻ cái tàu lá chuối, xới cơm cùng ít muối vừng rắc lên trên, chạy ra dúi vào tay con:

- Đây!cơm với muối vừng đây rồi, con mang đi mà ăn. Đừng xin thầy con nữa, không ông ấy đánh cho thì khổ.

Bu cầm chặt lấy tay chị như van xin, đôi mắt chị nhìn như thấu tận đáy lòng bà. Bà muốn nói rằng:"Hãy đi đi, đừng làm khổ bu nữa,mày mà còn ở đây thì thầy mày sẽ lại mượn rượu chửi bu mất". Chị nhìn bu chảy hai hàng nước mắt ròng ròng, nhỏ vào cả cái nắm cơm bà cho mà mặn. Chị không nài nữa, ngoan ngoãn ra xe theo bà Tư đi về....

Trên xe, chị ngồi một mình, còn xe kia mẹ con nhà Chức ngồi chung. Chị biết họ coi khinh chị, sợ chị bẩn thỉu ngồi chung. Chị chẳng sao, chung hay riêng không quan trọng. Mở từ từ lớp lá chuối mà bu nắm cơm muối vừng cho chị, hương thơm mùi lá chuối quyện cùng mùi cơm nóng xen vừng bùi bùi,ngọt ngọt chị lại khóc như mưa. Ngoái cổ lại nhìn ngồi nhà xập xệ cứ khuất dần, khuất dần vào rặng tre san sát. Chị cứ vừa ăn vừa khóc cho đến khi về đến nhà chồng. Biết khi nào, chị mới được ăn cơm nhà mình thêm lần nữa...

Vào trong,vẫn không ai nói chị câu nào, bây giờ như bản mặt bà Tư đã lộ diện, sắc bén như dao không hé răng nửa lời. Vứt cái túi xách xuống ghế, bà quay sang nói chị:

- từ lần sau,dẫu có làm sao thì cấm bỏ về nhà nhớ chửa. Cái thứ đàn bà có chồng độ g tí là bỏ đi, động tí là về nhà thầy bu đẻ có gì mà hay ho. Người nói ra kẻ nói vào thì giấu mặt vào đâu.

Bà Tư mắng chị xa xả, chị vẫn tỉnh bơ, chính bà là người đặt điều cho chị,khiến Chức đánh chị trước mà giờ bà còn lên mặt dậy chị. Chị không nghe, chị xuống dưới bếp cơm nước cho xong. Sờ sờ túi áo tìm diêm thì chị lại lôi ra được cái dây buộc tóc người đàn ông xa lạ ấy cho. Chị giơ lên xem, đúng thực quả đắt tiền, lấp lánh và xinh xắn lắm. Đôi dép chị để lại cho bu, có đám cưới đám xin thì bu mang ra đeo cho người ta đỡ cười. Còn chị, chị chỉ lấy cái dây buộc tóc này, dù chẳng dám đeo sợ dãn thì hỏng,nhưng lâu lâu lôi ra ngắm cũng thấy hay hay. Đời chị nào dám mơ mua được, nay có rồi, chỉ cần xem thôi cũbg đủ mãn nguyện. Trên đấy còn vương vấn mùi thơm của nhà giàu,như mùi nước hoa vậy. Người nhà giàu đi đâu cũng phát ra mùi thơm lắm, chị cứ ngửi là cứ bị cuốn theo cái mùi đê mê ấy không thôi....

Nấu cơm xong, chị dọn lên sập cho bà Tư và Chức ăn,ông Tư nay lên huyện không có ở nhà, chỉ còn ba người. Chị xới cơm cẩn thận đặt ra chỗ từ g người:

- Bu tưởng nãy con ăn nắm cơm của bu đẻ rồi thì không cần ăn nữa. Giờ ăn được thêm cơ à.

Bà Tư nhìn chị mỉa mai, chị biết, chị cũng chẳng cần ăn thêm. Thấy chị không nói gì, bà lại dạy:

- Mẹ nói rồi, ngoan cứ nghe theo mẹ, mẹ sẽ không để con thiệt thòi....

- Nhưng chỗ vàng ấy....

- Thôi!không nhắc chuyện ấy nữa, chẳng ai nghe con đâu. Mất rồi thì thôi, bu đâu có trách. Bu chỉ muốn nói với con một điều, ở đời người đã chỉ nghe theo người có tiền, chứ người không có cắc lẻ nào, kể cả con nói sự thật cũng chẳng ai tin con đâu. Nghe bu, cứ ngoan ngoãn ở đây, bu sẽ đền đáp cho con xứng đáng. Con mà bỏ về lần nữa,,đừng có trách bu. Không ai thèm chứa chấp một đứa bỏ chồng đâu.

Câu đầu bà còn nhẹ nhàng, câu sau bà đã lên giọng dọa nạt, Chị Đài im bặt không nói năng gì. Bà ấy nói đúng, ai nghe người nghèo nói bao giờ. Người giàu, họ có thể chuyển sai thành đúng, chị mà không nghe, cả nhà chị sẽ khổ. Đấy!Từ khi lấy chồng chị khôn ngoan và hiểu ra biết bao nhiêu là chuyện.