"Thưa thiếu tá, người trưởng ga có tin cho thiếu tá"
Tôi vươn vai và nhìn ra ngoài. Xe tôi đậu được bảo vệ trên toa của chiếc xe lửa đã chạy suốt đêm để nhập với Tập Đoàn Quân 12 của tướng Wenck vừa mới được thành lập ở vung núi Harz. Tôi ngủ trên xe vì nó thoải mái hơn bất cứ chỗ nào trên đoàn tàu. Nghĩ rằng sẽ đến gần Leipzig lúc trời sáng, tôi đã ra lệnh đánh thức tôi dậy ở Eilenburg để tôi có thể dùng xe 2 bánh ghé thăm vợ tôi, Lilo, và đứa con mới sinh, Klaus, ở Leizig và sau đó đón đoàn tàu chạy chậm chạp ở thành phố gần đó. Nhưng bây giờ chúng tôi chưa đến Eilenburg, mà ở Bautzen. Tôi bước ra xe, leo xuống toa xe lửa và đi và trạm.
"Ông có tin cho tôi hả?" Tôi hỏi người trưởng ga.
"Jawohl, Ngài Thiếu Tá, tôi mới nhận được lệnh đưa đoàn tàu của ông về phía bắc, hướng Berlin" (Jawohl: Yes, sir)
Lời nói của người trưởng ga làm tôi giật mình: "Đường sắt bị gián đoạn hả?" Tôi hỏi, ráng tìm lý do tại sao chúng tôi bị di chuyển về hướng bắc.
"Thưa không, giao thông chậm nhưng không bị ngắt quãng"
Tôi cảm ơn anh ta và trở về đoàn tàu. Họ có thể đưa chúng tôi về Berlin và đưa chúng tôi về núi Harz qua đường khác. Nhưng hy vọng thăm Lilo và Klauscủa tôi bị tắt ngấm. Dù sao thì cũng trái lệnh khi thăm gia đình, nhưng tôi quyết định không để mất cơ hội thăm gia đình khi có thể. Nhưng bây giờ thì không thể được nữa rồi.
Khoảng 11 giờ sáng, chúng tôi đến vòng đai xe lửa phía nam của Berlin. Vừa lăn bánh vào ga ngầm ở Neukolln, tiếng còi báo động máy bay vang rền. Trưởng ga cho tôi biết chúng tôi không thể tiếp tục di chuyển cho đến khi báo động chấm dứt. Tôi cho 1 toán bảo vệ đoàn tàu, phần còn lại vào tránh bom ở những hầm trú ẩn trong khu vực.
Là sĩ quan hành quân của Quân Đoàn cơ giới 56, tôi kiểm soát cuộc chuyển quân từ Silesia, nơi chúng tôi đã đụng độ với quân Nga, cho đến núi Harz, Đại Tá Von Dufving, tham mưu trưởng quân đoàn 56 Cơ Giới và người chỉ huy trực tiếp của tôi đã đến núi Harz trước để chuẩn bị.
Đại Úy Kafurke, Thiếu Tá Wolff (sĩ quan quân số quân đoàn), và tôi đi vào hầm trú ẩn đầy người, hầu hết là dân chúng. Những người dân tỏ vẻ sợ sệch và lo âu. Không ai nói gì cả, nhưng họ không tỏ vẻ oán hận chúng tôi vì tiếp tục chiến đấu, như 1 số người dân bắt đầu có tư tưởng này.
Còi báo động vẫn tiếp tục nhưng chúng tôi không nghe tiếng nổ nào. Tôi quyết định ra ngoài để nhìn. Đường xá vắng tanh, và những chiếc máy bay đồng minh đang bay trên cao. Không có 1 tiếng súng phòng không nào từ quân Đức bắn lên. Tôi nhìn những chiếc máy bay ném bom, tự hỏi, như mọi khi, không biết có Michaelis - 1 người bạn Do Thái của tôi từ thời trung học, đã dọn qua Anh từ 1938 - trên những chiếc máy bay đó không. Cuối cùng, khoảng 4 giờ chiều, mọi sự im lặng trở lại, mọi người trở về đoàn tàu. Chúng tôi rời ga 1 cách chậm chạp. Nhưng, tôi chợt để ý, đoàn tàu chạy về hướng Đông!
Khi tôi nhận lệnh xuống tàu ở Muncheberg, khoảng 50km từ mặt trận Nga, rõ ràng là chúng tôi sẽ trở lại đánh với quân Nga - Và tim tôi chùn xuống. Chúng tôi xuống tàu ở Muncheberg, và tôi lái xe đén Waldsieversdorf, nơi tôi được biết là bộ tự lệnh sẽ được bố trí. Đại Tá Von Dufving đã ở đó với toán tiền quân. Ông ta là 1 người nhỏ con, dáng dẻo dai với đôi mắt mầu đen.
"Tôi nghĩ là ai đó đã lột lon chúng ta" Ông nói, với 1 chút giận dữ và cay đắng, "Rõ ràng là chúng ta đổi chỗ cho 1 toán tham mưu quân đoàn khác" Tướng tư lệnh của chúng tôi được thay đổi đi nơi khác, và tư lệnh mới chưa đến.
Ở Waldsieversdorf, chúng tôi được biết rằng chúng tôi thay thế cho ban tham mưu quân đoàn gồm 2 sư đoàn lính dự bị- Trong khi biết chắc rằng đây là trung tâm của cuộc tấn công sắp đến của quân Nga! Chúng tôi suy luận rằng viên tướng tư lệnh đã chuyển đi có liên hệ chính trị đến bộ tư lệnh tối cao nên giành chỗ của chúng tôi ở vùng núi Harz và đẩy chúng tôi đến Tập Đoàn Quân sô 9 này. Họ biết khu vực này, họ biết các sư đoàn, họ biết tình hình chiến sự và họ có những thiết bị liên lạc cần thiết. Còn chúng tôi thì hoàn toàn xa lạ với khu vực này, không biết ai trong các sư đoàn trong khu vực và các quân đoàn, sư đoàn lân cận. Và chỉ có khoảng 50% điện thoại và 35% thiết bị vô tuyến vì chúng tôi mới rút ra từ mặt trận Silesia. Và với sự thiếu thốn, chúng tôi phải gánh lấy trách nhiệm khó khăn là chỉ huy lực lương phòng thủ cơ động chống lại kẻ địch có quân số và thiết bị gấp bội lần. Vị tư lệnh mới, tướng pháo binh Helmut Weidling, vẫn chưa đến nơi. Chúng tôi không thể làm được gì. Von Dufving và tôi lãnh trách nhiệm từ những người bàn giao, và họ biến mất dạng 1 cách nhanh chóng.
Tướng Weidling đến nơi sang hôm sau, 13/4/1945. Von Dufving biết Weidling từ trước, chỉ tôi biết Weidling thích và không thích thứ gì, và tôi làm theo lời khuyên Von Dufving khi tôi trình diện Weidling, báo cáo tình hình cho ông ta 1 cách vắn tắt nhưng súc tích. Ông rất lịch sự và vui vẽ, toi nghĩ là tôi đã gây 1 ấn tượng tốt cho ông. Điều này rất quan trọng cho công việc ở thời gian sắp đến khi tôi là sĩ quan hành quân cho ông ta.
Buổi chiều, Tướng Weidling cùng Wolff và tôi đi thị sát tình hình trong vùng và liên lạc với các sư đoàn dưới quyền cũng như các đơn vị lân cận. Ông ta tra hỏi chúng tôi trong chuyến đi để tìm hiểu kinh nghiệm chiến đấu của chúng tôi và sẽ giúp được bao nhiêu cho ông. Tình hình mặt trận cho chúng tôi thấy quân Nga đang chuẩn bị cho 1 trận tấn công trên toàn chiến tuyến. Quân Nga đã thành lập 2 đầu cầu phía tây của sông Oder, và chúng tôi còn giữ được 1 phần ở phía đông con sông ở Kustrin và Frankfurt. Không ảnh cho chúng tôi thấy pháo binh Nga đặt cứ 1 khẩu cho 10 mét! Nhiều pháo đội hạng nặng, 12 khẩu 1 pháo đội, được đặt trên 1 đường thẳng, dọc theo đường lộ hay đường xe lửa, và không cần nguỵ trang. Pháo binh Nga được bảo vệ bởi phòng không trước đây, nhưng bây giờ không cần thiết vì Luftwaffe không còn tồn tại như là 1 lực lượng chiến đấu nên pháo binh không còn sợ nguy hiểm. Quân Nga cũng có 1 hệ thống tiếp vận vô tận như xe tăng và mọi thứ khác. Rõ ràng là chúng tôi không có hy vọng chận đứng họ. Chúng tôi ước đoán rằng quân Nga áp đảo chúng tôi 6:1 cho bộ binh, 10:1 về pháo binh, 20:1 về xe tăng và 30:1 về máy bay chiến đấu.
Chúng tôi lái xe đến vùng đồi ở phía bắc Seelow, nơi có thể quan sát được mặt trận từ sông Oder, cả 2 phía của Kustrin. Chỏm đồi Seelow, khoảng 17km từ sông Oder, được coi như là tuyến phòng thủ thứ 2, ngoại trừ không có quân phòng thủ. Nó chỉ được dùng để làm tuyến phòng thủ nếu chúng tôi có cơ hội rút lui. Chúng tôi cũng ghé thăm tướng Mummert, tư lệnh sư đoàn xe tăng mới thành lập Muncheberg, được đặt dưới sự chỉ huy của chúng tôi. Chúng tôi biết được các thiết bị của sư đoàn này tốt nhưng không đầy đủ, và binh sĩ được huấn luyện và kinh nghiệm nhưng làm việc với nhau chỉ được vài ngày. Sư đoàn Mucheberg thật sự là cột sống của chúng tôi. Bộ tư lệnh tối cao dã biết cuộc tấn công cuối cùng sẽ diễn ra ở đây, đường dẫn đến Berlin, nên đã gởi những người lính cuối cùng đến Muncheberg. Sư đoàn xe tăng này đã được thành lập 1 cách vội vàng.
Sau buổi ăn tối ở sư đoàn xe tăng, chúng tôi đến sư đoàn xe tăng 20 SS, 1 sư đoàn khác của quân đoàn. Sư đoàn này cũng không đươc trang bị đầy đủ cho chiến đấu, vì nó mới đánh nhau dữ dội cùng chúng tôi ở Silesia. (Tất cả các đơn vị SS chiến đấu là Waffen SS, nghĩa là họ là lính chiến đấu, khác với SS chính trị, canh giữ các trại tập trung).
Khi trở về, tôi cố gắng gọi về cho Lilo nhưng đường dây không nối được, tôi gọi cho mẹ tôi thì được biết rằng quân Mỹ đang ở ngoại ô Leipzig!
"Siegfried, mẹ phải làm gì bây giờ?"
"Ở nhà, nếu đánh nhau thì xuống hầm" Đừng rời khỏi thành phố, mẹ sẽ trở thành những người tỵ nạn. Đừng liều nghe mẹ, những gì xảy ra cho những người tỵ nạn rất kinh khủng."
Cuộc nói chuyện bị kiểm tra (đường dây này không được dùng cho việc cá nhân), và 1 giọng nói của phụ nữ ngắt giữa chừng và hỏi mục đích của cú điện thoại, nên tôi phải dừng. Tôi chỉ có thể hy vọng là mẹ tôi, Lilo và Klaus sẽ an toàn. Tôi cố gắng đánh đuổi những ý nghĩ không vui và vô ích ra khỏi đầu và cố gắng tập trung và công việc.
Quân đoàn 56 Cơ giới của chúng ta bây giờ là lực lượng dự bị của Tập Đoàn Quân thứ 9, được chỉ huy bởi tướng Busse. Hai quân đoàn khác của Tập Đoàn Quân thứ 9 đóng ở sông Oder và vòng quanh các đầu cầu của quân Nga. Chúng tôi ở phía sau, làm lực lượng trừ bị phòng khi phòng tuyến bị chọc thủng hay cần tiếp viện.
Cuộc tấn công của Nguyên Soái Zhukov bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng ngày 14 tháng 4, khi trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử chiến tranh, hơn 40 nghìn khẩu đại bác, cùng khai hoả vào phòng tuyến. Là lực lượng dự bị, chúng tôi ở phía sau. Chúng tôi có thể quan sát rõ toàn bộ khu vực, từng nơi trận đánh xảy ra. Tướng Busse đã đoán trúng thời gian tấn công của quân Nga nên đã cho bộ binh tránh pháo ngay trước khi trận pháo kích bắt đầu. Chúng tôi nhìn thấy máy bay thả bom và đạn pháo nổ khắp nơi. Với kinh nghiệm chiến trường, chúng tôi có thể đoán được tình hình mặt trận ở phía trước. Chúng tôi có thể nghe tiếng vang rền của đạn pháo, hoả tiễn và bom, và chúng tôi nhìn thấy chiều sâu của tiếng phòng ngự và nhận định được tình hình phòng thủ ra sao.
Khu đồi Seelow khoảng 10 cây số phía sau mặt trận, và vùng đất giữa Seelow và sông Oder bằng phẳng và trống trải. Mặc dù bằng phẳng và không cây cối, nhưng những đầm lầy làm cho xe tăng không hoạt động hữu hiệu nên quân Nga cũng có những trở ngại. Chúng tôi bỏ ra vài tiếng đầu của trận đánh để chuẩn bị chiến đấu cơ động khi lâm trận. Báo cáo của các sư đoàn đang chiến đấu từ tuyến trước cho biết rằng cuộc tấn công của quân Nga được tổ chức với sức mạnh vô biên. Ngày đầu, các sư đoàn ở tuyến đầu ngăn chận được các đợt tấn công, mặc dù cũng có 1 vài lổ thủng sâu đến tận chổ chúng tôi. Là quân dự bị, chúng tôi ở trong tình trạng ứng chiến, chờ lượt nhảy vào vòng chiến, nhưng tướng Busse không cho phép chúng tôi được tham chiến vì đây là lực lượng dự bị duy nhất của ông.
Quân Nga tiếp tục tấn công suốt đêm và quyết liệt hơn vào tảng sáng. Những trận pháo kích và mưa bom không ngớt bắt đầu lan đến khu vực của chúng tôi. Chúng tôi biết là không thể chận địch ở vùng trước mặt Seelow, nhưng chúng tôi có thể dùng những điểm cao ở Seelow làm một tuyến phòng thủ hữu hiệu.
Mặc dù chúng tôi biết đây là trận đánh quyết định trước Berlin, và cũng biết rằng, với cảm giác đau đớn, không thể ngăn chặn được, Và dù cho chúng tôi có muốn đánh liều 1 cách tuyệt vọng cho đến khi quân đồng minh chiếm Berlin từ phía tây, thì thành phố cũng sẽ bị chia sẽ 1 phần cho Hồng Quân. Và nếu chúng tôi muốn tử thủ, thì sẽ không có quân dự bị, và không có tiếp viện thì tình hình sẽ vô vọng. Vùng đồng quê khoảng chừng 70km giữa Berlin và sông Oder tương đối bằng phẳng với 1 vài khu đồi. Phía tây của Seelow có rất nhiều hồ và rừng. Nhưng những đường rừng cũng đủ để cho xe tăng và xe cơ giới dùng được. Chỉ có 1 chướng ngại thiên nhiên duy nhất cho xe tăng Nga là hồ.
Trong khi chúng tôi lập kế hoạch tác chiến và tra bản đồ từ những người tiền nhiệm, chúng tôi không tìm thấy dữ kiện nào của tuyến phòng thủ gần Berlin. Vì chúng tôi phải chiến đấu trong vùng này, chúng tôi hỏi tập đoàn quân 9 về những thông tin cần thiết. Chúng tôi nhận được vài bản đồ phát họa nhưng không thấy gì về tuyến phòng thủ quanh Berlin. Khi tôi hỏi thêm 1 lần nữa thì viên sĩ quan hành quân nổi giận và nói rằng anh ta không có thông tin chi tiết và đó không phải là việc của chúng tôi! Có lẽ họ thật sự chẳng biết gì hơn chúng tôi, hay họ không muốn cho chúng tôi biết cho đến khi thực sự cần thiết vì sợ chúng tôi rút lui quá sớm. Nhiều người to nhỏ tại sao chính phủ không thương lượng để chấm dức cuộc chiến vô vọng này- Cho dù phải đầu hàng không điều kiện- Và bộ tư lệnh tập đoàn quân không tin chúng tôi, vì sợ chúng tôi đầu hàng.
Quân Nga mất 3 ngày mới đến được Seelow, mặc dù họ có đông quân và pháo binh hơn. Họ cũng có máy bay trinh thám đem lại cho họ nhiều lợi điểm hơn chúng tôi. Địa hình đồi ở vung Seelow làm cho quân Nga tiến lên khó khăn hơn. Qua đêm thứ 2, tuyến phòng thủ của chúng tôi vẫn vững, nhưng chúng tôi không thể chịu đựng thêm 1 đợt tấn công nào nữa.
Bộ tư lệnh quân đoàn được bố trí dưới tầng hầm của 1 biệt thự ở Waldsieversdorf. Lính liên lạc chạy mô tô luôn luôn sẵn sàng đem lệnh đi khắp nơi. Họ luôn luôn biết được vị trí của các đơn vị. Khi cần ra các đơn vị, Weidling dẩn theo 1-2 người lính liên lạc, vì sợ hệ thống dây điện thoại bị quân Nga nghe trộm, nên ông gởi lính liên lạc chạy tin.
Cuối cùng, lúc 6 giờ ngày 16 tháng 4, chúng tôi thật sự lâm trận ở Seelow khi được lệnh chỉ huy các sư đoàn đã lâm chiến bên cạnh 2 sư đoàn hiện có. Từ giờ trở đi, chúng tôi làm việc ngày đêm, chỉ ngủ chừng 1-2 tiếng khi điều kiện cho phép. Weidling đi đến các sư đoàn để xem xét tình hình đôn đốc việc phòng thủ. Chúng tôi lái xe đến 2 sư đoàn mới nhập vào quân đoàn và thảo luận với tư lệnh sư đoàn. Bộ tư lệnh sư đoàn 9 nhảy dù đang bị pháo khi chúng tôi đến nơi. Ở đây, tôi gặp lại một người bạn thân lúc còn ở trường tham mưu, thiếu tá Engel, nhưng không có thời giờ để hàn huyên.
Tư lệnn sư đoàn 9 nhảy dù là 1 thiếu tướng già và bị đưa ra mặt trận vì bất đồng ý kiến với Goring. Weidling lập tức yêu cầu thay thế người, và sáng hôm sau, 1 người lính nhảy dù trẻ, Đại Tá Hermann, lên thay thế. Quân đoàn 101 của Tập đoàn quân 9 ở phía phải chúng tôi, và 1 quân đoàn cơ giới của tập đoàn quân số 3 phòng thủ bên trái.
Sáng hôm sau, 17/4, quân Nga gia tăng những đợt tấn công mới với thêm nhiều lính và xe tăng vào mặt trận. Sư đoàn 9 Nhảy Dù phá huỷ 40 xe tăng, và quân Nga vẫn tiếp tục tiến lên, liên tục đẩy lùi chúng tôi về phía sau. Ở vài nơi, quân Nga đã tiến tới những khu vực cao của Seelow. Tuy nhiên sư đoàn xe tăng Muncheberg vẩn chưa được tung vào trận. Sư đoàn này đưọc đong ở phía tây Seelow, sẵn sàng nhập cuộc nếu phòng tuyến bị chọc thủng. Tình hình trở nên nghiêm trọng khi sườn trái, nơi tiếp giáp với các đơn vị bạn bị chọc thủng, nhưng chúng tôi đã phản công và lấp được chổ thủng. Tối đến, chúng tôi quyết định rút lên vùng đồi 2 bên Seelow để tránh việc các đơn vị bị chia cắt và tiêu diệt. Và chúng tôi lại hình thành 1 tuyến phòng thủ mới.
Seelow bị đổi chủ vài lần trong trận đánh. Vài chiếc xe tăng Nga chọc thủng tuyến phòng thủ, và bộ binh tiến theo sau. 1 khoảng trống nhỏ mở ra, nhưng tuyến vẫn giữ được bên trái và phải của lổ hổng. Quân Nga phải dừng lại đợi tiếp viện. Trong khi đó, quân Đức liền tung ra các tiểu đoàn dự bị phản công và đẩy lùi quân Nga. Khi quân tiếp viện Nga tới, họ lại tấn công chiếm thị trấn rồi hết quân, quân Đức tung thêm lực lượng dự bị chiếm lại 1 lần nữa. Những từ ngữ lạnh lùng trên giấy nhìn bình thường, nhưng mỗi lần bị chiếm đi chiếm lại, lính Nga và Đức chết đau đớn và kinh hoàng.
Quân Đức chiến đấu một cách mãnh liệt, dù quân số bị áp đảo 1:10 và các quân số sư đoàn nhanh chóng bị tiêu hao. Hàng ngày, chúng tôi càng bị nhiều thiệt hại, bị thiệt hại nhiều mà không cản nỗi được quân Nga. Và quân Nga bắt đầu chọc thủng phòng tuyến. Chúng tôi chống giữ ở giữa, nhưng quân Nga tràn vào 2 bên sườn, cố gắng đánh vòng qua phía bắc và nam Berlin. Họ có thể bao vây chúng tôi, nhưng vì lý do nào đó, họ không thực hiện. Có thể họ nghĩ rằng chúng tôi phòng thủ mạnh ở phía đông Berlin nên tránh điểm mạnh mà vòng qua thành phố. Nếu họ biết rằng Berlin chỉ phòng thủ bởi lực lượng Thanh Niên Hitler và dân quân, họ đã đánh tan chúng tôi và Berlin đã nằm trong tay họ. Khi sườn bị hở, chúng tôi phải rút lui. Phía sau Seelow là những vùng đồi và phía sau đó có rất nhiều hồ. Chúng tôi quyết định dùng vùng đồi làm tuyến phòng thủ mới.