Nghìn lẻ một ngày

LỜI TỰA

 Chúng tôi có được những truyện kể này nhờ tu sĩ Moclet(l), người mà nước Ba Tư tôn vinh là một trong những nhân vật vĩ đại của xứ sở họ. Ngài là vị Trưởng các giáo sĩ thành phố Ispahan. Ngài có mười hai đệ tử cùng bận những tấm áo chùng bằng len trắng giống như nhau.

Các vị quý tộc cũng như dân chúng ai cũng đặc biệt sùng kính ngài vì ngài là hậu duệ trực hệ của đức Mahômêt; mọi người đều cảm thấy ngại ngùng khi đứng trước mặt ngài bởi ngài là một nhà truyền giáo uyên thâm. Ngay bản thân quốc vương Sat-xôliman cũng trọng vọng ngài tới mức mỗi lần tình cờ gặp ngài trên đường, vua đều vội vã xuống ngựa và tiến đến hôn đôi bàn đạp bộ yên cương của ngài.

Thời còn trẻ tuổi, tu sĩ Moclet đã nghĩ tới chuyện dịch ra tiếng Ba Tư những hài kịch ân Độ từng được chuyển ngừ sang tất cả 'mọi ngôn ngữ Đông phương; ngay trong Thư viện của Hoàng gia ta cũng có lưu trữ một bản dịch tiếng Thổ Nhĩ Kỳ mang nhan đề Al-farage bad al- shidda, có nghĩa là Niềm vui sau nỗi buồn. Nhưng nhà dịch giả tiếng Ba Tư ấy lại muốn công trình mình mang tính độc đáo, ngài đã chuyển các hài kịch ân Độ thành dạng truyện kể và đặt tên là Hezaryec, tức Nghìn lẻ một ngày Ngài ký thác bản viết tay của mình cho ông Pétisde La Croix là người từng giao du thân thiết với ngài tại thành phố Ispahan năm 1675, thậm chí còn cho phép ông được sao chép lấy một bản.

Thoạt nghe tưởng như bộ Nghìn lẻ một ngày chúng là gì khác ngoài một bản rập theo khuôn mẫu bộ Nghìn lẻ một đêm. Quả vậy, hai bộ sách cùng chung một hình thức.  Tuy nhiên.ý đồ của.hai bộ. truyện lại có sự.trái ngược, giống như đầu đề của chúng. Nghìn lẻ một đêm là câu chuyện một nhà vua căm ghét đàn bà, còn Nghìn lẻ một ngày lại  là câu chuyện.một nàng công chúa ác cảm với. đàn ông.

Cũng  có thể nghĩ bộ truyện  này gợi ý để sáng tác nên bộ truyện kia; song bởi vì các.truyện kể A rập không. hề. ghi niên đại,  cho nên khó đoán định rằng các truyện" A Rập được sáng tạo nên trước hay sau các truyện Ba Tư.

Dù thế nào đi nữa, bộ Nghìn lẻ một ngày vẫn có  thể mua vui cho những ai từng cảm thấy thú vị khi đọc bộ  Nghìn lẻ một đêm, bởi hai bộ cùng mô tả những phong tục tương tự như nhau bằng sức tưởng tượng sống động chẳng kém gì nhau. Có điều những độc giả nào đọc bộ truyện A Rập mà nghĩ rằng nàng Sêhêrazat động cơ không được trong sảng cho lắm, vì qua các truyện nàng đặt ra và kể lại để cố thuyết phục vua Sang rằng trên đời có những người phụ nữ chung tình, ấy là vì mục đích kéo dài cuộc sống của nàng là chính, chứ chưa hẳn nhằm giải thoát quốc vương ân Độ khỏi những định kiến sai lầm đối với đàn bà; tôi nghĩ các vị độc giả ấy chẳng tìm được lý do nào để có thể chê trách tu sĩ Moclét về mặt đó. Bà nhũ mẫu Xútlumơmê tự đề ra cho mình từ đầu mục tiêu làm sao khắc phục mối ác cảm của nàng công chúa đối với các đấng mày râu, lúc nào bà cũng chăm chăm hướng vào cái đích ấy Đúng là trong tất cả mọi truyện bà kể, tất cả mọi đức ông chồng hoặc mọi đấng tình quân đều là người chung thủy. Độc giả thấy rõ bà nhũ mẫu luôn nghĩ tới việc chữa cho công chúa Farucna khỏi căn bệnh ngộ nhận, tuy thế bà vẫn không vì sự cần thiết không được rời xa mục tiêu đã định ấy mà làm biến dạng những tình tiết vô cùng phong phú chứa đựng trong các tác phẩm văn chương thuộc loại hình này(2). 

  

  

  

 

Chú thích.

(1) Nguyên bản tiếng Pháp: Mocles.

(2)Tựa của Pétisde La Croix viết năm 1710 (PQ).