Sắc đẹp người phụ nữ thường được tác giả trình bày dưới hai dạng: hoặc miêu tả chi tiết hoặc chỉ khẳng định bằng đôi lời ngắn gọn. Dù dưới dạng nào, sắc đẹp người đàn bà đều có sức hấp dẫn không thể nào cưỡng lại: Tình yêu thường đến bắt chợt, ngay lần gặp gỡ đầu tiên, gây nên tiếng sét ái tình. vấn đề thú vị là trong xã hội trung cổ theo đạo Hồi, sự phân biệt nam nữ đạt đỉnh cao, người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà hoặc đứng trước mặt đàn ông- trừ trường hợp đấy là cha, chồng hoặc anh em trai của mình- buộc phải luôn luôn đội chiếc khăn xùm xụp trên đầu và mang một tấm mạng dày che mặt, làm sao nàng tạo nên tiếng sét đối với chàng trai? Sự tài tình của dân gian thể hiện qua những tình huống khá bất ngờ. Có những sắc đẹp dữ dội, đưa đến cái chết hoặc điên khùng cho những chàng trai nào chẳng may nhìn thấy: công chúa nước Casơmia bỏ mạng che mặt ra những buổi đi săn bắn; công chúa nước Carim qua những buổi ở sân chơi cầu; cô con gái cưng duy nhất của hoàng đế nước Trung Hoa hấp dẫn bao nhiêu hoàng tử nước ngoài lũ lượt đến Bắc Kinh tự nguyện tìm nguy cơ mất mạng, chỉ thông qua một bức họa truyền thần và lời đồn đại về sắc đẹp cá lặn chim sa cửa nàng; thậm chí di ảnh một bà vợ của đại đế Xalomon thời thượng cổ làm vẫn một vị hoàng tử trẻ đời sau mê mẩn đến mức bôn ba qua bốn biển năm châu mong tìm gặp cho bằng được.
Tiếng sét ái tình thường hay xảy ra trong tình huống hất sức ngẫu nhiên. Chàng Abuncaxem nhìn thấy dung nhan người đẹp Đilara trong dinh cơ thâm nghiêm của ngài thống đốc nhờ ngọn gió vô tình một lần vén bức rèm che cửa sổ phòng nàng. Cậu hầu phòng Ha xan nếu không mải vì buồn rầu mà thơ thẩn quá muộn trong vườn ngự uyển, làm sao gặp được công chúa Zêlica giữa đêm khuya thanh vắng. Quốc vương Narixađôlê đi đến phải lòng nàng Zainep chỉ do tội của ông bạn Abđeraman quá khoe khoang sắc đẹp của người yêu mình.
Để cuốn hút người đọc (hoặc người nghe chuyện), phần còn lại do tài năng người kể chuyện quyết định, nhờ nhiều chi tiết khá bất ngờ. Chàng Malec cậy một chiếc hòm gỗ biết bay để chở chàng đến đáp xuống trên nóc biệt thự nàng công chúa được canh phòng cẩn mật không kém một pháo đài. Hoàng tử Hocmo cải trang thành một cậu giúp việc làm vườn bị bệnh chốc đầu thì mới nhìn thấy mặt công chúa nước Carim. Cũng có những trường hợp "đời thường" hơn, như mua chuộc một cô hầu gái, nhờ một viên hoạn nô mang thư từ trao đổi, cải trang thành đàn bà để thâm nhập nơi cung cấm... Giữa bao nhiêu cô gái, cô nào cũng được tác giả mô tá rất đẹp rất xinh, tưởng không còn ai có thể đẹp xinh hơn nữa, bỗng ngôi sao chính xuất hiện. Và chỉ cần nàng cất tấm mạng che mặt, đủ gây nên tiếng sét ái tình. Tấm mạng che mặt hạn chế quyền tự do của người phụ nữ, nhưng nó lại là công cụ hữu hiệu gây nên cú sốc cho các chàng trai khi người đẹp vô tình hoặc cố ý bỏ mạng ra. Tiếng sét đầu tiên tai hại thật đấy, song dù sao cũng mới gây cú sốc ban đầu. Để cho các chàng trai thật sự mê mẩn, người đẹp còn cần có duyên ngầm, giỏi cách ứng xứ, có đức hạnh, đầy thông minh trí tuệ, thậm chí học vấn giỏi giang hơn cả những vị đại học sĩ uyên thâm nhất ở triều đình hoàng đế nước Trung Hoa.
Cuối cùng, cũng như truyện dân gian ở tất cả mọi nơi, tình tiết nàng Kiều tái hồi Kim Trọng không thể nào thiếu. Những người yêu sở dĩ phải trải qua bao gian nan, cách trở ấy là vì duyên số thứ thách sự kiên định và lòng chung thủy đối với người mình trót yêu, "trên đời chỉ nên yêu một lần, và đã yêu thì yêu đến trọn đời", như lời khúc hát của nàng Zêlica. Người xưa vốn ưa chuộng các truyện tình kết thúc có hậu.
PHÉP THẦN.
Người xưa đều tin có thần linh. Thần linh tồn tại song song với con người, chen vào cuộc sống con người, mang đến cho người bất hạnh hoặc mừng vui. Đấy là đặc điểm của mọi đa thần giáo. Đạo Hồi được xây dựng trên nền tảng nhất thần, chỉ tin vào một Thượng đế tối cao, vẫn chấp nhận mọi thần linh do lịch sử để lại hoặc mới được trí tưởng tượng sáng tạo thêm. Nhưng họ đặt mọi thần linh ác cũng như hiền dưới quyền uy của Đấng tối cao, như thể mọi chư hầu, quan lại ở bất kỳ đâu đâu đều phải chịu quy về khuất phục trước uy vũ một đức hoàng đế độc đoán chuyên quyền
Thần linh có quyền . năng vượt quá sức người trần thế song lại sống không máy khác con người. Thần linh cũng yêu thương giận ghét, cũng thù hận hoặc biết ơn người khác y hệt người trần. Nàng công chúa thần linh Sêhêristani không thể không phải lòng hoàng tứ Ruvansat bởi nhìn thấy chàng cực kỳ tuấn tú khôi ngô. Hai anh em thần linh Ađi và Đahy xấu xí dị hình đấy, vẫn dành mấy trăm năm đi tìm cho bằng được những cô gái dưới tuổi hai mươi chịu yêu thương mình. Người nào đeo chiếc nhẫn có dấu ấn đại đế Xalomon, người ấy sẽ được mọi thần linh tuân lệnh, mọi dã thú sợ hãi và tránh xa. Tuy nhiên, đứng cao hơn tất cả mọi thần là Đấng đại tiên tri Mahômêt của Đức Alah. Thông qua lời cầu nguyện của Đại tiên tri, Thượng đế sẽ bắt bão tố sẽ bất thần nổi lên đúng lúc, hoặc trở lại trời yên biển lặng khi cần.
Bên cạnh thần linh có vai trò các phù thủy. Những người này nhờ dày công tu luyện đã tạo được cho mình quyền năng to lớn. Có phù thủy độc ác thích biến các chàng trai và cô gái thành những con hươu. Lại có những bậc hiền, chỉ lo làm việc thiện, cho phép các con vật hất hạnh ấy lấy lại hình người. Nhờ công phu tu luyện, một tu sĩ già theo đạo Bà La Môn có thể bắt thần linh làm nô lệ hầu hạ mình, hoặc cho một người nhập linh hồn của mình vào một con vật mới chết chưa lâu. Các phép thần là thủ pháp giúp người kể chuyện sáng tạo nên nhiều chi tiết bất ngờ nhất, giúp tác giả gỡ một cách dễ dàng và vui vẻ những cái nút cực kỳ rối rắm trót thắt lại ngay từ đầu. Bao nhiêu câu chuyện diễn ra trong một không gian trải dài từ bờ Địa Trung Hải tới giữa Thái Bình Dương, nếu không cậy đến phép thần, làm sao người kể chuyện có thể xứ lý theo ý muốn? Và rết cuộc, cũng như những con người trần thế, thần linh có đẹp có xấu, có thiện có ác; ai làm điều thiện sẽ được trả công, ai gây cái ác sẽ bị trừng phạt.
CƯỘC SỐNG THỜI TRUNG CỔ.
Ngay tại Lời thưa trước khi trình bạn đọc bộ truyện Nghìn lẻ một ngày, F.P. De La Croix đã nói rõ, ông tự đề ra mục tiêu giới thiệu với độc giả bức tranh sinh động mô tả sinh hoạt người dân Đông phương thời Trung cổ. Các "bậc uyên bác" không còn lý do trách nhà Đông phương học,'sao lãng phí thời gian làm nhưng chuyện vớ vẩn như thế",bởi các truyện ông kể ra "không chỉ thú vị mà còn bổ ích". Ông thưa: "Tác giả chủ ý ghi chính xác địa danh những nơi diễn ra sự việc, và qua các câu chuyện, mô tả phong tục, tập quán nhiều dân tộc khác nhau ở châu á.. Nếu khung cảnh câu chuyện diễn ra tại xứ Tarta, độc giả sẽ nhận thấy người dân ở đây sinh hoạt khác hẳn người sống ở thành trong nguyên tác của F.P.De La Croix, và có ghi chú thêm đôi điều thiết nghĩ cần thiết cho người đọc Việt Nam ta.
Lời giới thiệu (cũng như phụ lục) có tham khảo một phần tư liệu do Paul Sebag sưu tầm và sắp xếp. Bắt tay dịch bộ Một nghìn lẻ một ngày, chúng tôi cũng lại vấp phải một số khó khăn như khi dịch Một nghìn lẻ một đêm. Đây là những truyện được người đời sau kể lại dựa vào các truyện cổ Ba Tư thông qua các bản dịch tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, và thực hiện theo "phong cách kể chuyện của các tác phẩm văn học Pháp thế kỷ thứ XVIIII" Chúng tôi cố gắng bám sát nguyên tác, tuy đôi khi nghe hơi lạ tai, hy vọng giữ được bầu không khí "ngoại lai" (exotique). Một khó khăn là cách xưng hô. Thông thường người tâu bệ hạ" phải xưng "thần". Dùng lối nhân xưng như vậy suốt cả ngàn . trang sách.sẽ rất nặng nề. Bởi vậy, cũng như với bộ Nghìn lẻ một đêm, người dịch xin phép cho người kể chuyện được xưng "tôi" một cách thoải mái. Về thực chất, các truyện kể không nhất thiết để hầu "bệ hạ" nghe, mà đây là người kể chuyện dân gian thuật lại trước công chúng đông đảo, theo phong cách những người kể chuyện rong thời xưa. Chúng tôi tin, chỉ cần sau vài ba chục dòng, người đọc sẽ quên đi triều đình vua chúa mà bị cuốn hút theo nội dung các câu chuyện dân gian.
Hà Nội, 2004.
Phan Quang