Mùa Xuân Ở Căn Nhà Cũ

Chương 52: Cốm đường

Làm bánh dày xong, Trình Nặc liền thu xếp bắt đầu làm cốm đường.
Hồi nhỏ không có nhiều đồ ăn vặt năm mới, cốm đường chính là quà vặt của tụi nhỏ. Hễ mỗi lần Tết đến, nhà nhà đều làm một gói to để bọn trẻ ăn đỡ thèm.


Thứ tự các bước làm cốm đường rất phức tạp, còn phức tạp hơn bánh dày nhiều. Đầu tiên là nấu nước đường. Trình Nặc đã thỉnh giáo thím Ngô trước, biết lúa mạch cần phải ngâm cho tới khi nảy mầm mới dùng được, vì vậy cô đã chuẩn bị sẵn từ trước rồi. Ngâm lúa mạch một ngày rồi đặt trong giỏ cho ráo nước, qua khoảng một tuần, nó bắt đầu nảy mầm.


Vì phần lớn trên cù lao toàn là người già, ăn cốm đường không được, nên số người đến làm cốm đường cũng không đông lắm, chỉ có mấy nhà có con mới làm cùng Trình Nặc.


Vào sáng sớm ngày lúa mạch lên mầm, thím Ngô liền dẫn theo mấy bác gái đến giúp. Nấu nước đường khá mất thì giờ, nấu từ sáng cho tới tối, phải tiêu tốn một ngày.


Dùng lò đất trong phòng bếp, giữ được lửa là bước quan trọng nhất, Trình Nặc chưa làm bao giờ nên dĩ nhiên không biết. Thím Ngô không cho cô động thủ, cô bèn lấy máy ảnh, đặt trên giá ba chân mà quay video.


Trình Nặc cho rằng nấu nước đường chỉ cần dùng đến lúa mạch, lúc làm rồi mới biết, còn phải trộn thêm khoai lang đỏ. Khoai lang đỏ cũng là do nhà thím Ngô trồng đem tới. Đầu tiên rửa sạch khoai lang đỏ rồi cắt thành miếng lớn, đặt trong nồi nấu chín, lại lấy xẻng cơm đè cho nó vụn ra, chêm nước, cuối cùng rải lúa mạch lên trên, đậy nắp nồi lại, xung quanh dùng khăn lông bịt kín, nấu lửa nhỏ hai ba giờ.


Trong thời gian này không có việc gì, Trình Nặc chuyển bàn nhỏ ở sân sau ra phơi nắng, lấy hạt dưa mua trước đó ra, lại rót trà, mời thím Ngô cùng các bác gái ngồi nói chuyện.
Tông Lãng thấy tạm thời mình không giúp được gì, bèn chào một tiếng rồi đến lều lớn.


Anh đi rồi, mấy người thím Ngô lại hàn huyên với nhau, rồi hàn huyền đến chuyện Tông Lãng hồi bé.


“Thằng bé đúng là thủ lĩnh càn quấy!” Có một bác gái nói, “Trong đám con nít, nó nhỏ nhất, nhưng lại thành đứa dẫn đầu. Bác nhớ có một năm cũng sắp đến năm mới, trong thôn có trộm chuyên tới trộm gà vịt. Tên tiểu tử ấy bèn dẫn mấy người,t rời chưa sáng đã đến bến phà canh chừng, đợi tới khi trôm đến. Cũng không đánh đập gì hắn ta đâu, mà chỉ lôi của quý của hắn ra, lại cởi áo bông cho gió sông thổi cho hắn đông cứng, phải kêu cha gọi mẹ, cuối cùng mới đưa đến đồn cảnh sát.”


Nói tới đây liền bắt đầu, mọi người kể rất nhiều chuyện Tông Lãng hồi nhỏ nghịch ngợm phá phách. Nhà thím Ngô ở gần nhà Tông Lãng nhất, cũng biết được nhiều nhất, ngay cả chuyện cũ hồi bé anh tè dầm cũng kể ra.


Trình Nặc nghe mà cười không ngừng, trong đầu tưởng tượng ra đứa bé ngịch ngợm phá phách.


Nói đùa một lúc, đợi đến khi nấu xong lúa mạch trong nồi, thím Ngô lại dùng xẻng cơm khuấy dọc nồi, thấy đã được rồi thì vớt cặn trong nồi ra, lọc lấy nước. Sau đó, mới thực sự là nấu nước đường.


Dùng lửa nhỏ nấu từ từ, thỉnh thoảng khuấy cái để đáy nồi không bị khô. Một nồi nước đầy ụ, đến cuối cùng chỉ còn lại gần nửa nồi nước đường. Quá trình này mất nhiều thời gian hơn, từ buổi sáng nấy cho đến tối. Thế nên sau khi thím Ngô dặn Trình Nặc cách giữ lửa thì ra về với các bác gái trước. Làm xong cốm đường, e phải chờ đến ngày mai.


Lúc này Tông Lãng từ lều lớn quay về, lại đem cho Trình Nặc một giỏ dâu tây. Số dâu tây trước đó cô đã làm thành mứt dâu cả rồi, chỉ chừa một giỏ nhỏ, đã ăn hết từ lâu.


Trình Nặc rửa một dĩa, dọn ghế ngồi bên bếp, vừa nhìn nước đường trong nồi vừa ăn dâu tây. Đang ăn thì nảy ra ý tưởng mới lạ, cô cầm đũa thọc vào trái dâu, rồi lại quét một vòng trong nồi nước đường, để khô là thành kẹo hồ lô.


Vui vẻ cầm kẹo hồ lô đi tìm Tông Lãng, thấy anh đang chơi với Tiểu Lang. Những ngày sống chung sau này, rốt cuộc Tiểu Lang cũng chịu gần gũi với anh. Trình Nặc cầm kẹo hồ lô đút cho anh ăn, hỏi: “Có ngọt không?”
“Ngọt.”
Trình Nặc cười kiêu ngạo, “Em nấu đường đấy.”


Có lẽ vì ăn kẹo hồ lô mà ngọt miệng, Tông Lãng mở lời: “Em không phải nấu đường, mà là mật.”
Nấu cuộc sống thành mật, ngày ngày đều sôi sục bong bóng.
***
Ngày hôm sau, Trình Nặc dậy từ sớm, cầm máy ảnh ra ruộng đi một vòng.


Sáng sớm trên cù lao Hà Diệp có vẻ yên bình rõ rệt. Xa xa có tiếng còi tàu mơ hồ truyền đến, trong thôn gà gáy chỏ sủa, người dậy sớm thì đi loanh quanh giữa rộng. Có nhiều nhà vẫn còn dùng lò đất, có thể nhìn thấy khói bếp lượn lờ.


Đường mòn trong ruộng có sương bám, giẫm lên kêu tí tách, Trình Nặc cầm mấy ảnh, chụp mấy bức ảnh buổi sáng ở nông thôn, không khỏi nhớ tới ‘đào hoa nguyên ký’ của Đào Uyên Minh.


Về lại nhà, Tông Lãng đã làm xong bữa sáng, vừa ăn xong thì mấy người thím Ngô lại đến. Mỗi người bọn họ đều đã nấu xong nước đường ở nhà, hôm nay mang đến để cùng làm cốm.


Làm cốm đường, ngoại trừ nước đường ra còn phải dùng đến nếp. Ngâm xong thì hấp chín rồi phơi khô, mấy ngày trước Trình Nặc đã chuẩn bị cả rồi. Phòng bếp quá nhỏ, sợ di chuyển bất tiện nên lúc làm cốm đường thì vẫn ở ngoài sân trước, dùng lò đất tạm thời trước đó dùng hấp bánh dày.


Rửa sạch nồi lớn, đốt lửa. Dùng muối hột rang khô nếp. Nghe thím Ngô nói, trước kia đều dùng loại cát đặc biệt để rang, giờ không ai dùng nữa, tạm thời cũng không tìm được nên lấy muối hột thay.


Lửa cháy rất mạnh, trong nồi sắt có khói xanh bốc lên, rang đến khi muối hột đổi màu thì cho cơm nếp phơi khô vào, nhanh c