Thầy Hayao Kawai là nhà tâm lý học mà tôi vô cùng yêu mến. Thầy mất vào năm 2007. Thầy là một chuyên gia về trường phái Tâm lý học phân tích, từng làm giám đốc Sở Văn hóa, được nhiều người biết đến.
Thầy Hayao Kawai từng xuất bản cuốn sách mang tên "Bạn hiểu trái tim con người đến đâu?" Tôi thực sự bị ảnh hưởng bởi Cuốn sách này.
Trong cuốn sách, thầy viết "Vào lúc nhà tâm lý nghĩ rằng họ đã hiểu thì cuộc đời của họ với tư cách nhà tâm lý cũng kết thúc". Tôi luôn luôn lo lắng vì gặp phải toàn những thứ mình không hiểu, nhưng rồi tôi lấy lại được tinh thần, " À, không hiểu cũng chẳng sao cả." Cuốn sách cho tôi thấy rằng: Điểm mấu chốt không phải việc than vãn về những thứ không hiểu, mà là bản thân tự biết rằng mình không hiểu nên sinh ra buồn phiền.
Sau khi nhận ra điều đó, tôi nhận ra rằng không được rơi vào cạm bẫy mang tên "Sự ổn định".
Nếu cứ mãi nghĩ rằng "Thế này là được rồi, cứ như hiện tại là đủ rồi" thì con người sẽ không khao khát những thứ cao hơn nữa, và dừng việc phát triển tại thời điểm ấy.
Dư âm của "sự ổn định" vô cùng bị lực. Nếu chỉ muốn ổn định mà không phát triển thì con người sẽ cảm thấy việc đối mặt với bản thân thật khổ sở. Khi bạn biết chấp nhận thực tế, chính kiến của bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ. Ngược lại, việc trốn tránh chỉ khiến bạn biện minh đủ mọi lý do và dần rơi vào cách sống theo chuẩn mực của người khác.
Những người cầu tiến luôn thách thức bản thân. Nhưng một khi họ lãng quên cảm giác hướng về phía trước, họ sẽ rơi vào trạng thái chỉ mong muốn ổn định.
Nếu không có những trải nghiệm khó khăn, bạn cũng sẽ tách mình ra khỏi khoảng thời gian để đối mặt với bản thân. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng nghe theo người khác thay vì chính bản thân mình.
Nếu bạn cảm thấy mình đang khao khát "Sự ổn định" trong khi nên tiến về phía mục tiêu và mơ ước, tôi mong bạn hãy một lần đối diện với chính bản thân mình.