Luật Đời & Cha Con

Chương 8

Thời gian công tác ở Nga cho cơ quan, Đại đã tranh thủ thiết lập được một đầu cầu cho công ty tương lai của mình. Nguyễn Bình, chính là đầu cầu ấy. Về Việt Nam, anh làm thủ tục đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần mang tên Sao Việt. Hai anh em bàn nhau mãi. Cái tân ấy là để nhớ một thời cùng mang ngôi sao Quân kỳ trên mũ, trên cầu vải. Anh đăng báo tuyển nhân viên văn phòng, thư ký, kẽ toán. Đại kéo mấy anh em trong các đơn vị mà anh từng quen biết ra làm với mình. Trong đó có chủ nhiệm hậu cần quân khu người: đã phải thanh toán tiền mua trâu cho anh theo giá thị trường năm nào. Anh cảm thấy yên tâm hơn, tin cậy hơn ở những người đồng ngũ ấy. Công ty Sao Việt sẽ gom hàng bên mình đánh sang Nga. Bên ấy Bình đã lập xong chi nhánh, làm các thủ tục hành chính để có thể hoạt động hợp pháp, sẽ chọn những mặt hàng ăn được đánh về. Những công-ten-nơ chạy đi, chạy lại, nhịp nhàng như con thoi. Cũng lạ, làm ăn thời kỳ này sao mà ngon thế. Số vốn anh em góp, cứ nhảy tung tưng theo cấp số nhân. Chẳng mấy chốc công ty đã mua được ô tô riêng. Trước, trụ sở chỉ có một phòng giao dịch, nằm sâu trong ngõ, giờ đã là ba phòng, trong một toà nhà ba tầng, ở ngay mặt phố nhà binh, không kể kho tập kết hàng.

Anh thấy hài lòng với công việc, đi về đã thấy vui vui như ngày nào, mỗi khi về phép.

Buổi trưa, văn phòng tổ chức nấu ăn. Chợ gần, bếp gas, nồi cơm điện, rau cỏ, thịt cá, người bán làm sẵn cả rồi. Chỉ việc rửa sạch sẽ, nổi lửa lên, đã thấy mùi thơm ngào ngạt. Chỉ cần bốn mươi phút đổ lại, đã được bữa cơm ba món, với bát canh ngon lành.

Hôm nào nóng bức anh bảo: "Làm bữa bún cạnh thịt nấu chua nhé!". Thế là anh em, chú cháu xi xụp vừa ngon, vừa rẻ, vừa sạch sẽ. Biết giám đốc thích ăn bún kiểu ấy, thỉnh thoảng các nhân viên lại làm, mặc dù anh không bảo. Vốn tính kỷ luật của người lính, Đại bao giờ cũng đến trước giờ làm việc đúng 15 phút, để giao việc cho nhân viên đầu giờ, trước khi đi giải quyết những việc giao dịch ở đâu đó. Hôm nào, đến công ty anh cũng có một tách cà phê nóng đặt sẵn trên bàn. Hình như nghe tiếng giầy lên, ai đó mới nhấc từ bát nước sôi cách thuỷ mang ra.

Ai làm việc này đây?

Một cô gái đứng dậy:

- Thưa, cháu ạ!

- Sao biết chú thích cà phê đen mà pha?

- Hôm mấy chú cháu đi uống giải khát, chú gọi cà phê đen. Cháu thấy chú uống rất ngon lành, nên cháu pha, để chú uống đầu giờ cho tỉnh táo giải quyết công việc cho tốt.

- Cảm ơn cháu. Thế ai mua hộp tầng đựng công văn giấy tờ này?

- Cháu mua ạ!

- Sao cháu dám tự tiện mua?

Cháu thấy có nhiều loại công văn, giấy tờ, nếu để chồng lên, dù đã được cho vào từng cặp ba dây riêng, vẫn không tiện bằng để trong từng ngăn thế nây, dễ lấy hơn, nên cháu mua.

- Thế nếu chú không cho thanh toán thì sao?

- Cháu nghĩ là nó cần thiết nên cứ mua đã, nếu không được thanh toán, thì chú cứ coi như cháu mua tặng văn phòng, để phục vụ cho công việc. Không sao đâu ạ cũng không nhiều tiền lắm đâu ạ!

- Chú nói thế thôi. Nếu ai cũng có ý thức vun vén cho công ty như thế thì tốt lắm. Tiếng Anh của cháu thế nào?

- Thưa cũng tạm dùng được trong giao dịch văn phòng ạ! Cháu đang theo học chương trình C đấy ạ!

- Được thế thì tốt! Cháu cố gắng làm cho tốt công việc được giao. Gái có công, chồng chẳng phụ. Chết thật! Chú xin lỗi, đấy là ca dao tục ngữ gì đấy, thuận mồm thì chú nói thôi, không có ý gì đâu nhớ!

- Cháu cũng chỉ xem đấy như một lời động viên của giám đốc với nhân viên thôi ạ!

Hai chú cháu cùng cười, như để xí xoá câu nói không đúng đối tượng của Đại.

Thảo Tần đi dạy về. Vợ chồng chị ở với bố mẹ chồng tại nhà C khu lắp ghép năm tầng Giảng Văn.

Vừa về đến đầu hồi dãy nhà mình chị đã thấy người đứng chật sân chở trẻ con giữa hai dãy nhà A và B.

Người đứng chật tất cả hành lang các tầng dãy nhà A. Tất cả các cửa sổ, các chuồng cọp mặt sau dãy nhà B từ tầng một đến tầng năm, nhìn sang dãy nhà A đều đen kịt những đầu người là đầu người.

Mọi người đều dồn mắt vào một vật từ tầng năm nhà A, lủng lẳng trên một sợi dây, lúc xoay ngang, lúc xoay dọc, thả từ từ xuống đất. Tất cả mọi người đều nín thở, hồi hộp theo dõi với tất cả sự lo lắng, cảm thương và oán giận, nguyền rủa. Cùng một lúc mà có mấy trạng thái tình cảm như thế ở mọi người là một điều cực kỳ phi lý. Nhưng đó là tình cảm thật của tất cả những người đang có mặt ở đấy, của tất cả những người sau đó mới biết chuyện qua báo chí, qua truyền miệng. Tần cũng phải dừng lại, bởi mọi người đứng nghẽn mất lối đi. Cũng còn vì tò mò chị dán mắt vào cái vật đang từ tù thả từ tầng năm xuống. Xung quanh chị, mỗi người nói một câu.

- Nó mà đứt dây nhỉ?

- Nó mà tuột dây nhỉ?

Không ai dám nói hết câu. Bởi nghe ghê quá, kinh khủng quá. Không dám nói ra. Không nỡ nói ra. Nó nhẫn tâm. Không thể tưởng tượng được sẽ như thế nào nếu nó tuột dây, đứt dây. Rồi Tần cũng không thể không nói:

- Sao liều thế không biết?

- Có ai học được chữ ngờ đâu? - Bà tóc đã điểm bạc đứng bên cạnh hưởng ứng.

- Nhà ấy toàn đàn bà con gái thôi. Sao lại táo gan thế nhỉ?

- Chịu thật đấy. Trần đời chưa thấy bao giờ!

- Cầu mong cho ông cụ không làm sao! - Chị tóc ngắn như thạo tin giải thích.

- Nhà ấy có anh con rể. đâu làm kỹ sư xây dựng, kiến trúc, hay cơ khí gì đấy. Chắc người ấy quyết định việc này.

- Mà cũng chả còn cách gì khác.

Bà mặc áo cánh, dáng chừng ở nông thôn ra trông cháu, phũ mồm chửi:

- Mả cha nhà nó chứ! Sao chứng nó ngu thế nhỉ!

- Cơ mà bác chửi ai đã chứ? - Anh thanh niên, áng chừng cũng là cán bộ ngạc nhiên quay lại hỏi:

- Chửi mấy thằng xây dựng!

- Ấy chết. Cháu cũng là dân xây dựng đây. Sao bác lại chửi chúng cháu? Phải chửi mấy thằng thiết kế chứ? Mấy thằng vẽ kiểu chứ bác.

- Ừ thì bác chửi mấy thằng ấy vậy.

- Nhưng bác bảo chúng nó ngu là ngu ở chỗ nào?

Đối thoại thế, cãi vã thế, nhưng không ai nhìn ai.

Kể cả những đôi trai gái vụng trộm đang hú hí trong buồng thấy chuyện lạ cũng nhìn ra. Kể cả người đang nấu nướng, giặt rũ cũng ngừng tay. Tất cả đều chú mục, lo lắng, hồi hộp. Hồi hộp đến nín thở, đến đứng tim, theo dõi cái vật vẫn cứ lủng lẳng, vẫn cứ lúc xoay ngang, lúc xoay dọc, bởi trên đoạn đường khốn nạn chưa đầy hai chục mét từ tầng năm xuống tầng một, nó hết va vào tường lại chạm vào hành lang. Rồi lại mắc lại ở mấy cái ăng ten nhà ai. Đến lúc đó, lại phải có người chạy xuống lấy gậy, đấy cho nó ra xa. Nó lại xoay, nó lại quay ngang, quay ngửa. Nó lại va đến "uỳnh" vào tường nhà, làm cho mọi người lại đau đớn thót tim lại, chân tay rụng rời.

Mãi rồi nó cũng xuống được tầng bốn, rồi tầng ba. Nhưng đến tầng hai, thì nó đụng vào một vật bằng sắt nhô ra khỏi hành lang. Đấy là một công trình đầy tính sáng tạo của người nghèo yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh, hoa lá. Chủ nhân căn hộ này đã thiết kế một cái giá chạy dài suốt căn hộ. Cái giá này được gá treo vào thành hành lang, đua ra ngoài không gian chừng 35 - 40cm, có thành cao 20cm để khỏi rơi. Trên công trình ấy chủ nhà đặt những chậu cây cảnh, mấy khóm hoa cho vui mắt, ngày ngày tưới tắm cho vui đời. Lẽ ra, người nhà của cái vật đang lủng lang, lơ lửng kia phải cầm sẵn mấy cái gậy, do mấy người khoẻ chực sẵn ở đấy Khi nó xuống gần đến đấy thì phải cùng đẩy ra.

Nhưng vì đây là lần duy nhất làm nên không có kinh nghiệm, không lường hết được. Mà dây thả lúc ấy xuống hơi nhanh. Thế là thả trúng vào giá sắt đặt cây cảnh.

Giá sắt này, được thiết kế đủ chịu được mấy cái chậu thôi giờ phải chịu tải trọng gấp năm mười lần như thế nên bửa ra. Trước khi bửa ra, nó đã đè nát đám cây hoa, làm vỡ bảy tám cái chậu mà nó đè phải. Mảnh sành, sứ, đất, cây lá cứ thế rơi ào ào xuống phía dưới.

Nghe tiếng kêu của những người đứng xem, trên tầng năm tuy biết có sự cố. Nhà có cây thì bật ra hai tiếng hét trái ngược nhau. Bà chủ nhà thì hét lên:

- Giời ơi! Phá hỏng hết nhà người ta rồi. Đền đi nhớ!

Ông chủ nhà thì quát vợ.

- Bà có im cái mồm đi không? Người ta đang nẫu ruột nát gan ra, ai mà lường hết được?

Mấy người từ tầng năm vội lao theo cầu thang chạy xuống. Nhưng chỗ nào cũng chật cứng những người là người, nên mãi mời xuống đến nơi.

Bà già ban nãy mắng ai đó ngu, vẫn dán mắt theo dõi, nói với anh làm nghề xây dựng:

- Tôi bảo chúng nó ngu vì không biết nghe các cụ ta dậy. Thế mà cũng học là học cái gì cơ chứ?

- Thế các cụ ta dạy gì ạ?

- Các cụ đã tính toán hết cả rồi. Làm gì cũng phải biết lo xa. May quần phòng khi cả dạ. Làm cửa phòng khi bưng mâm. Ngày xưa quần một ống hay hai ống, đều rộng rãi, chứ không bó chít lấy mông, lấy đùi như bây giờ. Có thế, đến lúc chửa mới vừa chứ! Đâu có quần, váy riêng lúc chửa. Còn làm nhà thì phải tính lúc nhà có đám. Đám cưới, đám giỗ, khách khứa đông đúc, người ra kẻ vào, hai người bưng hai mâm cỗ ra vào không chạm nhau. Người mình, ai cũng sợ chết đường chết chợ. Ốm đau sầu não đâu cũng cố mà về nhà, chết giữa nhà mình, quanh con cháu mình, bà con hàng xóm mình. Chúng nó làm nhà thế này, làm sao mà đưa áo quan vào, áo quan ra được. Nghe bà hàng xóm bảo, ông cụ kia, nhất quyết không chịu đi bệnh viện, vì biết mình không qua khỏi "Tao chết ở nhà tao. Chúng mày muốn làm thế nào thì làm" "Nhưng mà… " "Thì phá cửa ra. Mấy ngày trước khi đi, ông cụ đã quyết như thế! Không nhẽ con cháu khiêng bố ra liệm ở chiếu nghỉ cầu thang. Anh con rể đành lắp một cái palăng xích để thả quan tài bố vợ xuống thế này.

Nhu cầu về nhà ở ngày một cao. Quỹ nhà của thành phố không thể nào đáp ứng nổi. Nhà của nhà nước cho thuê với giá như cho không, không tài nào đủ để sửa chữa những ngôi nhà đã xuống cấp nhanh chóng. Chỉ trừ trường hợp có nguy cơ sụp đổ mới phải sửa chữa, mà cũng chỉ sửa chữa đối phó thôi. Có những khu nhà khung gỗ, sàn gỗ, lợp ngói, tính chỉ sử dụng mười mười lăm năm. Giờ đã trên ba mười năm rồi.

Những khu lắp ghép xây hơn hai chục năm trước, cố làm cho nhanh, thật tiết kiệm diện tích, tiết kiệm nguyên vật liệu, trần thấp lè tè, có hơn khu nhà xây là có công trình phụ riêng, theo kiểu căn hộ khép kín, giờ mới bộc lộ những bất cập, bất tiện, như cảnh trên. Và cũng đã xuống cấp thảm hại, giờ thì khác rồi. Nhà đã có thể xây được vài chục tầng rồi. Bây giờ thành phố chủ trương, một là xây những khu cao tầng (trên mười tầng) để tiết kiệm quỹ đất, với kết cấu khung bê tông, diện tích các căn hộ tương đối rộng, so với các căn hộ lắp ghép trước thì gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba, bốn lần. Vì nó không chỉ dành cho các căn hộ tái định cư, từ những khu giải phóng mặt bằng, lấy diện tích xây dựng các công trình công cộng, công trình giao thông v.v… mà còn để bán cho người có thu nhập cao. Hai là cấp đất cho cán bộ tự xây nhà ở. Những người được cấp đất sẽ phải đóng một số tiền để đền bù hoa lợi và xây dựng cơ sở hạ tầng. Số tiền phải đóng, so với giá trị chuyển nhượng của nó trên thị trường ngầm, chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Trước kia, cán bộ thì được ở nhà xây, nhà lắp ghép, nhân viên thì ở nhà cấp bốn lợp ngói, dột quá thì phủ một lớp giấy dầu lên. Đang ở đấy mà đước đề bạt là được lên nhà xây, nhà lắp ghép. Bây giờ dân ở nhà cấp bốn được xây nhà. Thế là dăm ba chục thước vuông, lấn trước, lấn sau, đầu hồi thì lấn được cả ba phía. Làm cái nhà cao ngất ngưởng. Các vị cán bộ ở nhà xây, nhà lắp ghép giờ mới thấy thất cách, liền chạy đất để làm nhà. Nhà xây, nhà lắp ghép bây giờ chỉ còn cho thuê hoặc bán lại cho những cặp vợ chồng trẻ mới lập gia đình, chưa có điều kiện mua đất làm nhà mới.

Gia đình cán bộ như Trần Kiên mà vẫn còn ở nhà lắp ghép là lạ lắm.

Thế là những cuộc chạy xin cấp đất bắt đầu. Tuỳ vị thế cơ quan xin đất, tuỳ mối quan hệ với các cơ quan chức năng, giúp thành phố quản lý quỹ đất. Nếu quan hệ với chính quan chức thành phố thì tốt quá rồi. Nhưng nếu không biết đường, lại phớt lờ các cơ quan chức năng thì cũng xôi hỏng bỏng không. Nhưng xét cho cùng thì lại tuỳ thuộc vào thủ tục đầu tiên - tiền đâu?

Ngay cả các cơ quan trung ương cũng xin được. Cơ quan nào cũng xin được, nếu tìm đứng địa chỉ và biết lễ độ khi làm thủ tục đầu tiên ấy. Nói không ngoa, bất kỳ cơ quan cán bộ nào cũng xin được, không kể anh ta đang ở nhà do nhà nước cấp, miễn là có tiền đóng góp.

Ai không có, thì đã có người đóng giúp, để rồi họ mua luôn suất của ta, trả cho ta số tiền chênh lệch gấp nhiều lần số tiền phải đền bù. Cả thành phố nháo nhào lo chạy đất. Cơn sốt đất bắt đầu nóng dần lên. Nóng lên từng ngày. Đi đâu cũng thấy nói chuyện đất. Chuyện bản đồ quy hoạch đất.

Văn phòng kiến trúc sư trưởng làm chức năng quy hạch ấy.

Hàng xóm không ai biết, vì sao dạo này nhà Vũ Sán hay có khách thế. Vẫn biết, đã là công chức mà lại ở văn phòng Kiến trúc sư Trưởng thành phố thì việc người ta đến tận nhà cậy nhờ việc nào việc nọ là chuyện bình thường. Nhưng nhiều đến mức phải chờ ngoài đường, phải đứng đi ở đầu phố, chờ cho không còn khách mới vào là chuyện không bình thường. Thế nghĩa là chủ nhà không thê tiếp hai người khách khác nhau cùng một lúc. Nhưng dù hai người cùng đi với nhau thành "đoàn" cho vui, mà vì một lẽ tế nhị chỉ hai người biết với nhau lại là chuyện khác nữa.

Tiếng gõ cửa ngập ngừng, Sán nói dòng ra:

- Mời vào! Mời anh chị ngồi chơi. Thế có việc gì, liệu tôi có giúp được không mà không đến cơ quan, phải đến tận nhà thế này?

- Dạ, thưa anh, chả là em định mua một miếng đất nên phiền anh cho biết chỗ ấy quy hoạch của thành phố thế nào?

- Đúng đấy, mua đất mà không nắm được quy hoạch là vô cùng nguy hiểm. Phải chỗ nằm trong chỉ giới quy hoạch, nay mai nhà nước xây dựng, hay mở đường là… trắng tay. Ờ thì có đền bù, nhưng anh chị biết rồi, chuyện đền bù chỉ có ý nghĩa tượng trưng thôi, cho nó phải phép ấy mà, vì thế phải biết chính xác, phải xem cẩn thận.

- Vâng, chúng em cũng biết thế? Có người vừa mua xong, đùng một cái, thành phố công bố quy hoạch, thế là…coi như mất trắng.

Trong khi người bán, do biết được quy hoạch, bán vội đi bán rẻ đi một tí, không dền dứ, không tiếc rẻ nữa, thế là thắng to. Người này lại lấy tiền bán được, tìm mua chỗ khác. Lại nhờ biết được vùng này sẽ mở đường, nhưng không biết con đường sẽ mở đến đâu, tim đường là chỗ nào, lòng đường đến đâu, lề đường đến đâu. Khi nắm chắc rồi, anh ta mới mua một cái nhà cấp bốn, xập xệ như nhà chị Dậu ấy, bỏ không từ lâu rồi. Đến lúc công bố quy hoạch, chỗ ấy trở thành mặt đường. Nhà có mặt tiền ngay mặt đường, thì bằng hốt tiền mặt rồi còn gì. Thần tài đến gõ cửa rồi còn gì.

- Thế anh chị định xem ở quận nào, đường nào, phố nào?

Chúng em xem ở đường Trần Hưng Đạo và đường Lê Thánh Tông, cũng ở gần ngay đấy, cùng một phường ạ!

- Tức là hai địa điểm khác nhau, hai mảnh đất, hai cái nhà khác nhau. Phải nói cho rõ ra. Dù anh chị là hai vợ chồng, hay cùng đi với nhau cho vui, thì ta cứ phải xác định rõ là sẽ xem mấy điểm quy hoạch. Ta tính là tinh điểm quy hoạch cần xem mà nói với nhau. Dù một người xem, mà xem tới ba điểm quy hoạch thì cũng cứ phải tính là ba đơn vị để thanh toán với nhau. Luật chơi nó như thế!

- Chúng em cứ ngỡ… chúng em cứ tưởng… nên chúng em chỉ chuẩn bị… cho một lần xem.

- Ai bảo anh chị thế? Thế một lần anh chị đến xem, xem cho cả anh em họ hàng, nội ngoại, bạn bè xa gần, chúng tôi cũng tính là một à? Cũng phục vụ hết à? Nếu thế thì sẽ lập tức nẩy sinh ra dịch vụ đi xem quy hoạch để lấy tiền. Ngon ơi Thôi, nói ngắn gọn, anh chị xem hai điểm hay một điểm?

- Chúng em xem hai điểm nhưng… chỉ chuẩn bị cho một địa điểm.

- Thế thì về chuẩn bị cho đầy đủ đã rồi hãy quay lại! Thế nhớ, anh chị có thấy ngoài ngõ có bao nhiêu khách chờ tôi tiếp không? Đấy, thế thì khẩn trương lên, kẻo người khác lại mua đúng mảnh đất anh chị định mua cũng nên.

Một vị khách khác:

- Thưa anh, em là Hùng - Người nói đứa danh thiếp ra - bạn với anh Trung - bạn anh. Anh Trung đã có lời với anh, nên hôm nay em đến…

- Gớm lằng nhằng quá, làm sao mà nhớ được, điện thoại gọi suốt ngày suốt đêm. Thôi, cậu có việc gì cứ nói ngay, giúp nhau được gì, tôi giúp ngay.

- Thưa anh, em muốn được anh cho xem bản đồ quy hoạch quận Lâm Du ạ!

- Có đấy, quận này là trọng điểm xây dựng phát triển sang phía đông thành phố ta đấy. Giá đất ở đấy rồi sẽ vọt lên cho mà xem. Sao lắm người muốn xem bản đồ quy hoạch Quận này thế không biết! Này, nhưng mà cậu muốn xem bản đồ nào?

- Dạ, thưa anh, bản đồ… bản đồ quy hoạch ạ!

- Thì hẳn là thế! Nhưng bản đồ quy hoạch nào chứ? Có hai bản đồ quy hoạch, quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch tổng thể thì chỉ có thể xem đại thể, đại khái thôi, phải có hàng chục héc ta thì mới cần đến nó. Còn bản đồ quy hoạch chi tiết thì tỷ lệ đây, biết được đến từng mét vuông cơ. Lợi hại vô cùng là lợi hại. Ăn nhau là ở cái cụ thể, chứ cái tổng thể thì để cho các đại gia vốn liếng cả chục triệu đô la. Đúng không?

- Vâng! Đúng thế ạ!

- Thế là cậu biết luật chơi rồi. Đây, giá xem quy hoạch chi tiết đây. Một lần cho một địa điểm đấy. Hai địa điểm thì nhân đôi.

- Đến thế kia hả anh?

- Ơ cái cậu này! Trên mặt trăng rơi xuống đấy à? Mà cậu nên biết là, bây giờ người ta đã có bản đồ quy hoạch mặt trăng rồi đấy nhớ. Người ta đã bắt đầu chia bán đất trên mặt trăng rồi đấy nhớ! Người ta đã có câu lạc bộ những người ngoài hành tinh đấy nhớ! Báo ta đang hẳn hoi. Thử hỏi, nếu cậu biết được quy hoạch, cậu trúng một mảnh đất - bởi người ta cần là cần đất, chứ nhà thì đập đi, để làm gì - cậu mà trúng một mảnh đất ấy à? Không phải hàng trăm triệu mà hàng ngàn triệu đấy Lẽ ra khi ấy, cậu phải trả tôi theo tỉ lệ, chứ không phải mỗi lần xem một điểm tôi chỉ lấy cậu có từng ấy đâu. Mà này, cậu có vẻ do dự thì phải. Thế cậu không biết một mình tôi thì không xong à? Trên tôi không có ai à? Trên người trên tôi không có ai à? Không ai biết người giữ bản đồ quy hoạch khi chưa công bố là cầm trong tay cẩm nang mua bán nhà đất à? Tôi làm sao ăn được một mình. Nó móc họng tôi ra ngay. Cậu hiểu chưa? Thế cho nên… Thôi nhé, chưa thông thì về thảo luận lại với vợ, bao giờ thuận vợ thuận chồng hãy đến. Mà nói thật nhớ, để cho đàn bà nhúng vào chuyện nhà đất là chỉ có rách việc thôi đấy.

Người thanh niên làm như đã hiểu ra:

- Em xin vâng.

Cái thông tin mà bà Phụng đánh hơi được qua một người bạn, hoá ra là thật.

Hôm nay đi làm về, không biết có gì vui mà ông Hoè có vẻ phấn khởi tệ? Ông đi thẳng vào phòng ăn.

Bà Phụng đang ngồi nhặt rau muống, không ngẩng lên, chỉ chào lấy lệ? Ông Hoè đến sát chỗ vợ ngồi, giọng vừa bí mật, vừa mừng rỡ:

- Bà này, cái chuyện bà nói hôm họp gia đình ấy, thành chính thức rồi đấy.

Đã không mừng vui hưởng ứng thì chớ, bà Phụng còn giội cho ông một gáo nước lạnh:

- Tin thời sự của ông, tôi biết tỏng từ lâu rồi!

Ông Hoè chưng hửng, nhưng cũng hỏi vớt vát:

- Thế bà định xoay xoả thế nào?

Không ngờ bà Phụng đã không trả lời thì chớ, lại hỏi:

- Tôi cũng định hỏi ông câu ấy đấy?

Không biết trả lời ra sao, ông đành thú nhận sự bất lực của mình:

- Thôi bà bàn với thằng Đại xem thế nào. Cộng các tiêu chuẩn, chế độ chính sách. Tôi và bà được hưởng cũng chỉ được một phần nào thôi…

Nói xong, ông xách cặp sang phòng ngủ. Ông không hề biết chuyện bà đã mua được toàn bộ nhà ông Huy ở tầng trên? Ông Huy đã đưa ngay chìa khoá cho bà sau khi nhận tiền, viết giấy chuyển nhượng. Bà đã họ dọn dẹp, quét tước sạch sẽ. Rồi đóng cửa lại. Như không có gì xảy ra. Chì mấy chiếc khoá bà mới thay vào chứng tỏ quyền sở hữu đã sang tay bà. Bây giờ chuyện hoá giá nhà mới đến. Phương thức chuyển nhượng thế nào? Không cần biết. Tính toán cụ thể thế nào? Không cần biết. Bà ung dung ngồi chờ. Nhà nước đã bán cho người nhà nước mua thì cũng phải tính toán làm sao để cho người ta mua được chứ. Nghĩ thế, bà cứ việc ung dung ngồi chờ. Chờ hoá giá nhà, nhưng việc hoá giá nhà với bà, không phải là điều quan trọng nhất.

Nhớ lần hai mẹ con vào nhà ông Huy, điều thấp thỏm không yên là ông Huy sẽ nêu vấn đề ấy ra. Nhưng ông ấy đã không nêu ra. Làm sao biết mà nêu ra được?

Đấy là vấn đề đất. Phần đất xung quanh ngôi nhà ấy, lẽ ra ông Huy phải được một nửa, thì ông Huy lại không hề ý thức được quyền lợi của mình. Đành rằng đất không có quyền sở hữu, mà chỉ có quyền sử dụng, nhưng đất lại đi liến với nhà. Không phải chỉ là đất ngôi nhà ấy chiếm, mà còn là đất xung quanh. Ăn nhau là ở đất xưng quanh ấy chứ. Nhưng khi ông Huy bán nhà cho bà thì đất vẫn chỉ là đất, cho ban ngày chó ỉa, ban đêm lũ mèo hoang đông đực gào lên. Vào thời điểm ấy, người ta còn gọi cho không đất. Người ta mời nhau đến làm nhà ở gần cho vui. Vì thế trong suy nghĩ của ông Huy, không mảy may có gì dính dáng đến đất. Chỉ chậm lại mấy tháng thôi, khi thị trường đất bắt đầu nóng lên thì thế nào ông Huy cũng biết. Thật ra chỉ cần ông ấy nhạy bén hơn một tí, mẫn cảm thời cuộc hơn một tí, đánh hơi thính như bà Phụng thì… Đó là kết quả những cuộc "buôn dưa lê" qua điện thoại của bà Phụng đấy. Còn tiến mua nhà ông Huy? Lê Đại xuất của công ty anh ra cho mẹ vay. Với anh, đấy là chuyện vặt.

Khi làm thủ tức giấy tờ nhà đất, việc đo đạc, kê khai rất rắc rối lôi thôi. Hàng chục mục phải điền vào, ông Hoè cứ hoa cả mắt. Cứ rối tinh rối mù cả lên, nhầm lẫn lung tưng, phải khai lại. Khai đến lần thứ hai mà vẫn không đúng. Ông Hoè gọi con gái về làm giúp.

Nhưng vẫn sai. Lần này sai ở một mực rất cơ bản. Chả là ông Hoè không cộng phần diện tích trên gác vào phần nhà mình.

Sau khi quy đổi các tiêu chuẩn thâm niên công tác, các loại huân chương của cả ông và bà ra tiền, khi áp vào khung giá nhà, đất, trừ đi, ông bà Hoè, Phụng vẫn phải nộp một khoản tiền không nhỏ. Bà Phụng gọi anh con rể về hỏi xem làm thế nào bây giờ. Bà cũng thấy bí.

Không nhẽ lại vay con trai một lần nữa? Đại lại đang trong Sài Gòn, cũng chưa ra ngay được. Tuy không phải nộp ngay, nhưng bà cũng sốt ruột sốt gan. Kiên bảo mẹ: "Về cái khoản này, con dốt lắm, chả có ý kiến gì giúp mẹ đâu. Mẹ đợi bác Đại về thôi. Bác ấy thì cả mưu thầy lẫn mẹo thợ đều giỏi.

Đại về bà Phụng mừng như chết đuối vớ được cọc. Đại làm ra bộ vô tâm, dửng dưng:

- Con không có tiền cho bà vay nữa đâu. Tiền con là tiền kinh doanh, nó vào vào, ra ra, không nằm chết lâu một chỗ được.

Thấy bà mẹ không nói gì, chỉ thở đài thườn thượt, anh vội cười:

- Con nói thật đấy! Con thì không cho bà vay được mà cũng chả có ai cho bà vay đâu. Nhưng có những người sẵn sàng mang tiền đến tận nhà cho bà sử dụng đấy. Bà có bằng lòng không?

Bà Phụng nhìn con nghi ngờ. Ngày vợ chết, Đại không về kịp. Lúc ấy nhà tang lễ chưa có dịch vụ bảo quản trong nhà lạnh nên không thể đợi anh được. Anh sống trong bàng hoàng ngơ ngẩn nhiều ngày. Đời người lính, sống bên vợ con có được là bao? Mãi sau này khi chuyển ngành, anh mới được sống hằng ngày bên người vợ lúc nào cũng yêu chiều mình. Nhưng đấy cũng là thời kỳ anh bận rộn nhất cho công việc. Do phải tìm hiểu môi trường công tác mới, công việc mới, lại mày mò đọc học thêm; lại gấp rút chuẩn bị cho bước làm ăn mới của mình nên Đại cũng không quan tâm lắm đến công việc của vợ. Thì chị vẫn ngày ngày đi làm, sáng sớm đi chợ. Chiều về thì mẹ chồng đã chuẩn bị những việc lặt vặt cho việc nấu nướng. Chị chỉ việc nổi lửa lên một lúc đã có mâm cơm ngon lành cho cả nhà rồi. Tối Đại còn có nhiều việc phải đi, chứ Miên thì chả mấy khi đi đâu! Thật ra mọi chuyện chính là ở buổi trưa, ở bữa ăn trưa và do đặc điếm của công việc nên chị và người tình có thể đi được trong cả giờ hành chính. Đại không mảy may nghi ngờ gì vợ. Anh cũng không mảy may biết chuyện của vợ. Có lẽ ngoài thằng con trai, không một ai biết chuyện cụ thể giữa hai người. Ở cơ quan, cũng có người đoán già, đoán non, nhưng không có gì cụ thể. Vì thế với Đại chỉ là một niềm tiếc thương người vợ yêu mà số phận không cho sống mãi bên mình. Người lính cũng không có tâm lý u buồn lâu. Công việc của một công ty mới thành lập, với tất cả mọi người và cả anh nữa đều mới mẻ. Phải xây dựng một nền nếp làm việc có hiệu quả. Những mối quan hệ làm ăn trong và ngoài nước đều đòi hỏi những thủ tục hành chính rườm rà, với những hợp đồng kinh tế chặt chẽ. Nó hút mất rất nhiều thời gian, công sức của Đại. Nó cuốn anh vào dòng xoáy của công việc. Các cộng sự anh chọn, làm việc ăn với anh. Các nhân viên làm việc rất khá. Tất cả đều làm anh phấn chấn. Chuyến đi công tác Sài Gòn kiểm tra công việc của văn phòng đại diện làm anh hài lòng.

Tâm trạng ấy làm anh vui vui. Chính vì thế, anh mới trêu mẹ. Nhưng thấy bà lo lắng bần thần, anh phải hoá giải ngay. Ta đăng báo rao vặt bà ạ. Ai mua được thì làm bản cam kết rồi ứng trước một phần tiền để mình giải quyết công việc của mình.

Trong vòng già nửa tháng sau khi Đại cho rao vặt trên mục nhà đất, có mấy đối tác đến xem đất. Vì mảnh đất lớn và đẹp nên toàn những đại gia xem. Một công ty của người Việt đang làm ăn bên Nga, cũng là chỗ quen biết Đại, với số vốn tích luỹ được trong nhiều năm, muốn đầu tư vào chính mảnh đất nghèo khó, xuất phát điếm cách làm ăn buôn bán cò con của mình để làm ăn lớn. Công ty liên doanh nước ngoài BCN đã có trụ sở chính ở thành phố Hồ Chí Mình, có chi nhánh ở Thanh Hoa. Sau khi cắm chắc chân, họ muốn xây dựng một trụ sở ở ngoài này, còn to hơn trong kia, để mở rộng hoạt động ra các tỉnh phía Bắc. Mảnh đất của ông Hoè bà Phụng đủ to cho một trụ sở lớn. Mang tiếng là ở trong xóm, nhưng tất cả các loại xe siêu trường, siêu trọng đều vào được. Số nhà này của xóm Trúc lại chỉ cách đại lộ Nguyễn Huệ hơn 30m, khoảng cách vừa đẹp, vừa lịch sự cho một toà nhà sẽ mang tính thẩm mỹ cao. Xóm này lại thông ra một con phố khác, nghĩa là không cụt nhưng không phải là đường xe cộ qua lại nên đỡ hẳn náo nhiệt ồn ào mà vẫn thuận tiện cho việc giao dịch. Công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài HMN cũng đến xem. Các đối tác đều chấp nhận điều kiện mà chủ nhà đưa ra. Cứ làm thu tục mua bán chính thức. Giao trước một số tiền để người bán hoàn tất việc hoá giá nhà, cấp sổ đỏ, xây hoặc mua nhà khác. Khi nào chủ nhà dọn đi, giao nhà thì người mua sẽ giao nốt số tiền còn lại. Khi nói đến giá cho một mét vuông đất, bà Phụng còn ỡm ở nước đôi. Theo mặt bằng giá đất bây giờ, ông cứ trả đi. Có mấy đối tác kia. Chứng tôi sẽ mời các vị đến. Coi như một cuộc đấu giá, vị nào trả cao hơn chúng tôi sẽ bán.

Bà Phụng được hoá giá theo "giá cung cấp", "giá nội bộ", nhưng khi chuyển nhượng lại thì bà cho đấu giá theo cơ chế thị trường.

Bà Phụng tưởng đứng tim khi người thứ nhất ra giá. Thì bà cũng có biết cơn sốt đất lên từng ngày. Bà cũng có nghe nói giá một mét vuông đất bây giờ hàng cây vàng. Nhưng giá mỗi khu mỗi khác. Cũng là mặt đường nhưng đường một chiều giá khác, đường hai chiều giá khác. Diện tích càng rộng càng rộng tiền. Mặt tiền càng rộng, càng rộng tiền. Đường càng to, càng to tiền; những mảnh đất có vài trăm mét ở ngay khu trung tâm thành phố thế này hiếm lắm. Lại không phải đền bù cho ai, không phải làm cái gọi là giải phóng mặt bằng, mà mỗi một nhà là một lô cốt cố thủ, mà chủ nhân quyết tử thủ, một tấc không đi, một ly không rời, nếu không thoả mãn được lòng tham. Đằng này người mua chỉ phải thương lượng với người bán. Xong là xong. Gọn gàng bao nhiêu! Các đối tác đều đánh giá được tình hình nên đều thể hiện quyết tâm của mình. Đại ngồi cạnh mẹ. Hai mẹ con đã bàn nát nước ra rồi. Nhưng những thông tin nhà đất biến động nhảy nhót. Chả biết thế nào mà đặt giá. Vi vậy cứ chơi nước đôi như thế.

Khi nghe người thứ nhất ra giá, hai mẹ con đưa mắt nhìn nhau. Không biết nên thế nào bây giờ. Cái giá này trong ý nghĩ, có nằm mơ cũng không thấy. Rõ là người mua quyết mua bằng được. Nhưng biết đâu… Bà Phụng chưa hết choáng, nên không biết nói gì thì Đại đã quay sang hai đối tác khác:

- Vì ta coi đây là một cuộc đấu giá, nén xin hỏi hai vị đây xem có đưa ra giá của mình không? Nếu không thì gia đình chúng tôi sẽ ghi nhận giá này, chúng tôi sẽ hỏi ý gia đình. Còn ông bố tôi và một vài thành viên khác. Hai mươi bốn tiếng sau. Đúng giờ này ngày mai chúng tôi sẽ trả lời chính thức.

Một trong hai người khách còn lại phá tan sự im lặng bằng việc trả thêm hai chỉ nữa cho một mét vuông.

Người thứ ba trả ngay thêm ba chỉ nữa. Người thứ nhất, chính là Công ty HMN trả hẳn năm chỉ nữa là chẵn một cây so với giá lần đầu đưa ra. Hai người kia đứng dậy, chỉ chào không bắt tay Đại, về ngay.

Suốt những ngày sau đó, bà Phụng cứ như mơ ngủ. Không lẽ lại có đống vàng ấy thật. Cả đời chả biết đến một chỉ vàng. Đến ngày cưới, theo tiêu chuẩn cũng chỉ được mua một cái nhẫn vàng tây nửa chỉ, chứ nào có biết cái nhẫn vàng ta nó thế nào đâu.

Bây giờ là vàng ta, vàng ba con chín. Không phải là một cái nhẫn nửa chỉ hay một chỉ mà là mười cái, trăm cái, mấy trăm cái, cả ngàn cái, mấy ngàn cái. Một đống vàng thật trời ạ. Chính ông Hoè cũng không tưởng tượng ra được số vàng ấy. Ông hỏi con trai, thế đổi ra tiền thì được bao nhiêu? Khi nghe con trai trả lời, ông hỏi lại: "Anh có tính nhầm không đấy?". Làm gì với số tiền này? Bà Phụng bàn với ông Hoè sẽ mua một căn nhà ba tầng để ở. Cho vợ chồng Kiên, Tần một số để mua nhà hay mua đi xây nhà thì tuỳ. Dứt khoát không ở khu lắp ghép chuồng chim ấy nữa. (Bà rùng mình khi nhớ đến câu chuyện Tần kể một nhà phải ròng dây đứa quan tài xuống). Hãy biết thế đã. Còn thì gửi Ngân hàng Ngoại thương hay góp cổ phần cho Công ty Sao Việt làm vốn mở mang kinh doanh…

Tối ấy ông Hoè ghi vào sổ công tác: "Mình vẫn không thể nào tin được một số tiền lớn như thế lại thuộc sở hữu của nhà mình. Lương cả đời mình, cả đời vợ chồng con cái cộng lại cũng không sao bằng được.

Không thể nào chính sách lại sai? Nhưng tự dưng lại được một số tiến lớn đến thế thì nghĩa làm sao? Đến ông trời cũng không thể nào cho không như thế? Còn những ai được như mình? Những ai được nhiều hơn mình? Mình thấy thế nào ấy. Nó có cái gì bất nhẫn khi nhớ đến nhiều người đồng đội đã ngã xuống. Ngay cả với những người bây giờ và không bao giờ có nhà cửa. Mà không biết là phục hay hoạ đây?"

Ông Hoè không hể mừng - chỉ có bà Phụng là mừng. Mừng như bắt được của. Mà đúng là bắt được của rồi còn gì. Như đào được hũ vàng. Nhưng người ta bảo đào được vàng là độc lắm. Nhưng mình có đào được đâu? Có làm gì bất chính đâu mà? Còn ông Hoè, không thể nào giải thích được nên bị dằn vặt. Với ông, đồng lương như thế là đủ. Những lần đi phổ biến nghị quyết đều được bồi dưỡng ra bồi dưỡng. Ông lại chả tiêu pha gì. Tự nhiên được một đống tiền thế này? Để làm gì cơ chứ? Những câu hỏi cứ xoắn lấy ông không rời. Chả câu hỏi nào trả lời được. Thế là nó cứ quấn vào, bện vào thành một mớ bòng bong, không tài nào gờ ra được, thành thử trông mặt ông lúc nào cũng khổ sở. Người ta được tiền thì mừng, thì vui, ông thì khổ sở như đấy là một khối thuốc nổ đã lắp sắn ngòi trong nhà mình. Không biết nổ lúc nào?