ào Tháo không chỉ có tình, mà còn đáng yêu.
Điểm đáng yêu nhất của Tào Tháo là thích nói thật. Trong đấu tranh chính trị, bươn chải nơi quan trường, tránh sao khỏi phải giả dối, ít ra cũng là lời nói trong chốn quan trường, huống chi Tháo lại là “gian hùng”. Nhưng chỉ cần có điều kiện là Tháo nói thật hoặc gần như thật, không có vẻ gì là quan cách. “Nhượng huyện tự minh bản chí lệnh” vốn là bài chính trị cực kỳ quan trọng, xứng đáng với bốn chữ “cương lĩnh chính trị”, nhưng lại viết rất thật, rất rõ ràng, không hề quan cách. Mở đầu Tháo nói, cá nhân tôi vốn chẳng có hùng tâm tráng chí gì, cũng không phải là nhân sĩ nổi tiếng. Lúc đầu chỉ muốn là một quận thú tốt, về sau chỉ muốn là một tướng quân tốt, không dám có nhiều quân. Chỉ vì thời thế biến đổi, nên tôi mới có vị trí như bây giờ, đúng là “ý nguyện được thực hiện, là nhân thần cao quý nhất”. Lúc này đã có thể nói mạnh: Một khi đất nước không có Tào mỗ này, liệu sẽ có mấy người xưng đế, mấy người xưng vương. Số người đàm tiếu về Tào mỗ cũng nhiều hơn. Tôi có thể nói thẳng với mọi người: Tôi chỉ muốn là Tề Hoàn công, Tấn Văn Công, phụng thiên tử để lệnh các chư hầu. Điều này, tôi không chỉ nói với các vị, mà còn nói cả với vợ, con. Tôi còn muốn trăm năm sau, mọi cơ thiếp đã được cải giá, sẽ lan truyền nguyện vọng của tôi ra khắp bốn phương. Cũng vậy, tôi muốn nói rõ với mọi người, tôi sẽ không bao giờ rời bỏ binh quyền, về quê dưỡng già. Vì sao vậy? Vì sợ, một khi mất hết binh quyền, tôi sẽ bị hãm hại, đất nước sẽ không yên bình. Tôi có thể nhường một ít đất mà hoàng thượng ban thương, còn quyền lực thì không nhường. Tóm lại, “đất nước chưa yên, không thể nhường quyền; còn như đất đai, tôi có thể nhường”. Đó là thái độ của tôi!
Những lời nói trên là hết sức rõ ràng chân thực, rõ ràng chân thực đến mức không còn gì để nói. Bảo Tháo khuếch khoác chăng, Tháo không bốc phét, thuở thiếu thời Tháo không có địa vị, danh vọng gì, bảo Tháo dối trá chăng, Tháo không dối trá, Tháo nói, Tháo muốn làm quan, muốn là Tề Hoàn công, Tấn Văn Công dã tâm rất lớn; bảo Tháo giả khiêm tốn chăng, không, khẩu khí của Tháo rất lớn, từng nói không có Tào mỗ, thiên hạ sẽ loạn ngay; bảo Tháo không thật chăng, Tháo rất thật, nói, không một giây phút nào rời khỏi quyền lực, một chút cũng không nhường. Nói đến vậy thì liệu còn ai có thể nói gì thêm? Không còn ai.
Rõ ràng Tào Tháo là người thông minh. Trong thời đại người người đều dối trá thì nói thật là vũ khí tốt nhất. Đó không chỉ vì bản thân lời nói thật có sức mạnh hùng biện, còn vì lời nói thật làm cho kẻ nói dối không còn đường rút, vở diễn của họ cũng phái khép lại, buỗi diên phái hạ man. VI vậy đẽ đỗi phó với loại người thường ra yẻ quan cách, luôn khuếch khoác, dối trá, thì biện pháp tốt nhất là luôn nói thật. Giống như đứa trẻ reo lên: Ôi! Hoàng đế không mặc quần áo. Lúc này, những kẻ chuyên dối trá sẽ phát hiện ra mình cũng không mặc quần, thực đáng hổ thẹn, thực vô tích sự.
Tào Tháo nói như vậy, không hoàn toàn vì sách lược đấu tranh, mà vì bản tính của Tào Tháo là ưa nói đúng, nói thật. Vì vậy Tào Tháo nói rấr tự nhiên, rất lưu loát và mạnh mẽ. Tuy đằng sau lời nói đúng đó, còn có chút chưa sát, đằng sau lời nói thật đó còn có chút giả dối, thậm chí còn có việc chưa cho người ta biểu, nhưng tất cả đều được giấu kín, không để lộ chân tướng. Tào Tháo cũng rất thực tế. Bữa ăn không cần cầu kỳ, quần áo không cần cầu kỵ, chỗ ở cũng đơn giản, chỉ cần no bụng, đủ chất, quần áo vừa vặn, chăn đắp thật ấm là được. “Nhu yếu phẩm xa xỉ” duy nhất của Tào Tháo có thể là các nghệ nhân ca múa và những người thiếp. Tào Tháo có phần háo sắc, nhưng cũng rất thực tế, không hề lấy cớ là “đường con cái khó khăn”. Tào Tháo đón nhận nhân tài cũng rất đơn giản, Tháo nói, bất kể là ai, trên triều cũng được, ngoài dã cũng được, nhã hay tục đều được, chỉ cần biết trị quốc dụng binh là được, còn mang tiếng chưa hay, hành vi buồn cười, thậm chí la bat nhan bát hiêu cung chăng sao, miên là chú mèo tốt biết bắt chuột già.
Cũng chính vì đơn giản như vậy, nên Tào Tháo vừa gian trá lại vừa rất đáng yêu. Lúc tây chinh Mã Siêu, Hàn Toại, Tào Tháo và Hàn Toại gặp nhau trên trận địa, binh sĩ của Hàn Toại nghe tin Tào Tháo xuất hiện đã ùa ien và rướn cỗ lên nhìn. Tào Tháo nói to: “Các ngươi muốn nhìn Tháo ta chăng? Nói để mọi người hay, ta là người như mọi người, không hề có bốn mắt hai miệng, chỉ có một chút trí tuệ là hơn mọi người!”. Lời nói rất đơn giản, cũng rất đáng yêu.
Trong sinh hoạt hàng ngày, Tháo rất thoải mái, rất tuỳ tiện. Tháo thường mặc áo lụa mỏng, lưng thắt đai da, tay cầm mấy thứ lặt vặt như khăn lau mặt, có lúc còn đội mũ thường bằng lụa để tiếp khách. Lúc nói chuyện với mọi người luôn thoải mái, nghĩ gì nói nấy, muốn nói gì thì nói luôn. Nói đến chỗ vui thì cười ngặt nghẽo, đầu gục xuống khay trà, mũ tóc ướt hết. Tháo rất thích nói đùa, ngay cả khi có việc nghiêm chỉnh.
Năm Kiến An thứ mười bảy, lúc cải cách cơ cấu, có người yêu cầu phân chia Đông Tào, có ý trách Tào Tháo chuyện Đông Tào, chuyện Mao Giới nặng về lý nhẹ về tình. Tào Tháo trả lời sâu sắc và rất vui: “Mặt trời mọc đàng đông, trăng sáng từ hướng đông. Đông tây, đông tây, người ta luôn nói đông trước rồi mới đến tây, vì sao phải phân chia Đông Tào?”. Lại như Diêm Hành đầu hàng Hàn Toại, có cha đang là con tin trong tay Tào Tháo. Tháo liền có thư cho Diêm Hành: “Lúc này lệnh tôn đại nhân đang bình yên vô sự. Có điều, lao ngục không phải là nơi dưỡng lão, hơn nữa, nhà nước cũng không thể nuôi dưỡng cha già cho người khác!”.
Tào Tháo thích nói đùa và cũng rất thích những người bạn biết nói đùa. Thái uý Kiều Huyền là người từ lâu đã thích Tào Tháo, được coi là “bạn vong niên” của Tào Tháo. Trong văn tế Kiều Huyền, Tào Tháo có câu: “Năm đó Kiều lão cùng ta “ung dung thề bồi”, “Sau khi ta qua đời, lúc ngang qua mộ ta, nếu không có một con gà, một bình rượu vào lễ, thì lúc xe qua được ba bước, nếu có đau bụng thì đừng trách”. So với lời điếu của các quan thì bài văn tế này rất đáng yêu và tình cảm, chân thực hơn nhiều. Tào Tháo còn một người bạn cùng quê là Đinh Bùi, là kẻ tham lam vụn vặt, tùng dùng chức quyền đổi con bò gầy của nhà lấy con bò béo, kết quả bị bãi quan. Tào Tháo gặp họ Đinh có ý hỏi: “Văn hầu à, quan ấn của ngươi vứt đi đâu rồi?”. Đinh Bùi vui vẻ cười, nói: “Đổi lấy bánh nướng ăn rồi”. Tào Tháo cười khà khà, quay lại nói với mấy người hầu: “Nhiều lần Mao Giới bảo ta phạt Đinh Bùi thật nặng. Ta nói, hắn giống như con mèo thích ăn vụng và biết bắt chuột, lưu lại vẫn có ích”.
Với tính cách đó, Tào Tháo có thêm nhiều thuận lợi trong sự nghiệp của mình. Người làm chính trị nếu nghiêm chỉnh quá cũng không hay, mọi người cảm thấy quá sâu sắc nên không tin hoặc cảm thấy không hiểu tình người nên khó gần. Tốt nhất là, lúc làm việc thì nghiêm túc chăm chỉ, lúc thường thì thoải mái dễ dãi; điều gì thuộc nguyên tắc thì không buông, còn những thứ vụn vặt thì qua loa đại khái, như vậy chỉ có đủ uy nghiêm uy vọng của lãnh tụ, còn được coi là người tình cảm, hài hước. Người như vậy luôn được người khác quý mến, ủng hộ và trung thành. Tào Tháo chính là người như vậy.
Đúng, Tào Tháo tuy thoải mái tuỳ tiện, nhưng không hề nông cạn. Thực ra, Tào Tháo là người thâm trầm.
Dường như mọi người đều cho Tào Tháo là xảo trá, nhưng không ít người lại cho Tào Tháo là nông nổi, như vậy là sai lầm trong lúc bình phẩm người khác. Xảo trá và nông nổi là hai tính cách không thể dung hoà. Người nông nổi tất không xảo trá, còn người xảo trá thì nhất định là thâm trầm. Vì thâm trầm nên tâm địa mới sâu sắc, tâm địa sâu sác mới có quyền mưu. Người nông nổi thì chẳng giấu được ai, người nông nổi lại muốn có âm mưu quỷ kế sao? Chuyện đùa.
Thực tế thì Tào Tháo không nông nổi và cũng không thích người nông nổi. Trong mắt Tào Tháo thì Khổng Dung, Nễ Hành thuộc loại người nông nổi, chính vì coi họ là loại người nông nổi, nên mới trục xuất Nễ Hành, mới không vội vàng ra tay với Khổng Dung. Tận khi Khổng Dung dâng thư đề xuất chủ trương “không phong hầu trong phạm vi ngàn dặm”, gần như là đuổi Tào Tháo ra vùng hẻo lánh xa xôi (lúc này Tào Tháo được phong Vũ Bình hầu, phong ấp cách Hứa Đô chừng ba trăm dặm), Tào Tháo hết cách nhẫn nhịn. Tuy vậy, trước mắt Tào Tháo vẫn cảnh cáo Khổng Dung với danh nghĩa người điều hoà mâu thuẫn giữa Khổng Dung và Si Lự, Tào Tháo có thư gửi Khổng Dung, nói: “Tuy ta tiến không thể thực hiện giáo hoá di phong di tục, lui không thể xây dựng nhân đức đoàn kết đồng liêu, nhưng ta nuôi dưỡng chiến sĩ, xả thân vì nước, còn có nhiều biện pháp đánh vào lũ tiểu nhân nông nổi hư vinh, thích kéo bè kết đảng”. Rõ ràng Tào Tháo căm ghét lũ nông nổi và đương nhiên, không hề nông nổi.
Không sai, lúc nhỏ Tào Tháo không thực “nghiêm chỉnh”. Tào Tháo thích bay nhảy vui đùa, làm những việc không đâu, thậm chí là những việc có phần ác ý nhưng cũng thích đọc sách, đây chính là điểm khác với Lưu Bang, Hạng Vũ và những người khác. Về sau, trong cuộc đấu tranh chính trị gay gắt và phức tạp, Tào Tháo mới trở nên trầm tĩnh, lòng dạ sâu xa. Sử sách còn ghi, Tào Tháo “cầm quân hơn ba mươi năm, tay không rời sách, ngày bàn về võ nghệ, đêm nghĩ đến kinh truyện”. Đó là người nông nổi sao? Tào Tháo mặc áo thường, nói chuyện vui, làm văn thơ, nghe âm nhạc, tiếc rằng đó chỉ là giây phút nghỉ ngơi sau lúc làm việc căng thẳng và đó cũng là biểu hiện thế giới nội tâm phong phú của Tào Tháo. Rõ ràng đó còn là viên đạn bọc đường nhằm làm tê liệt kẻ thù. Tào Tháo làm văn, làm việc, dùng người không hề câu nệ, càng không nông nổi, mà rất mạnh mẽ. Đại pháp vô pháp. Đối với ngòi bút cứng cỏi của Tào Tháo thì không cần phải nhiều cách thức, luật lệ như vậy.
Tào Tháo thâm trầm, biểu hiện ở chỗ hiểu đúng người, ý nghĩ sâu xa. Tào Tháo mưu sâu kế xa. Bề ngoài, Tào Tháo có thể nắm tay bạn, nói chuyện vui, cùng nhau hi hi ha ha, nhưng Tào Tháo đang quan sát bạn và quan sát rất kỹ. Viên Thuật hung hăng càn rỡ, Viên Thiệu ngông cuồng, tự cao tự đại hết mức, Tào Tháo đều không coi ra gì. Nhưng lại nhìn Lưu Bị bằng con mắt khác. Lưu Bị trước kia bán dép cỏ, hiện đang ăn đậu ở nhờ người ta. Dù Lưu Bị đang giấu tài, giả ngây giả dại, Tào Tháo thoạt nhìn đã nhận ra: “Nay anh hùng trong thiên hạ chỉ có sứ quân và Tháo này”, Lưu Bị sợ đến rơi cả đũa. Có lẽ Tào Tháo không nên nói câu này trước mặt Lưu Bị, nhưng có thể giải thích là thiếu thận trọng, là bắn pháo để trinh sát, hoặc giết gà doạ khỉ. Ý muốn nói: Trong hai ta, đừng ai vờ là Tôn Tử. Trong hai ta, đừng tưởng ai ngốc hơn ai, hoặc ai thông minh hơn ai. Quả nhiên, Lưu Bị không dám vờ nữa, tìm cớ để xa chạy cao bay.
Nếu nói, để Lưu Bị thoát là một sơ sẩy mà chính Tào Tháo phải tự trách mình, thì việc Tào Tháo loại bỏ người khác, từng bước từng bước thắng lợi, lại tương đối kín kẽ. Để giết Tuân Úc, trước hết, Tào Tháo mời Tuân Úc ra tiền phương uý lạo quân sĩ, điều Tuân Úc ra khỏi triều đình. Tiếp đến, bãi miễn chức thượng thư lệnh, giáng làm tham thừa tướng quân, Tuân Úc trở thành cấp dưới trực tiếp của Tào Tháo. Cuối cùng mới sai người đưa hộp bánh cho Tuân Úc. Tuân Úc mở ra xem thấy bên trong rỗng không, nên phải tự sát. Liệu một người nông nổi có được thủ đoạn như vậy không? Những ai dưới quyền Tào Tháo, cho rằng Tháo là người nông nổi thì e thủ cấp người đó sắp sửa phải dọn ra chỗ khác.
Và Tào Tháo còn là người biết quý trọng cuộc sống, quỷ trọng sinh mạng, thích đọc sách, thích suy nghĩ. Điều đó khiến Tào Tháo thâm trầm, thông hiểu vũ trụ, nhân sinh, khác hẳn những kẻ bụng dạ sâu sác nhưng mưu mô và dã tâm. Bài “Quy tuy thọ” và “Đoản ca hành” của Tào Tháo, viết: “Rùa thần tuy thọ, còn có lúc chết. Rắn bay lên mây, cũng sẽ thành tro”. Đời người có thể được bao lâu? Khác gì giọt sương mai, tan biến nhanh chóng. “Trước rượu nên ca, đời người được mấy. Như hạt sương mai, ngày tháng khổ bấy?”. Đời người ngắn ngủi là vậy, lẽ nào không tiếc nhớ? Sinh mệnh mềm yếu là vậy, lẽ nào không gìn giữ. Ngày tháng ngắn ngủi như vậy, lẽ nào lại để mất?
Đó có thể được coi là suy tư triết học về vũ trụ nhân sinh. Đương nhiên, Tào Tháo đứng trên lập trường chính trị mà suy nghĩ. Vì vậy Tào Tháo mới kết luận “Ngựa già gục đầu, chí ở ngàn dặm. Liệt sĩ cuối đời, hùng tâm chưa hết”, đúng “núi không ngại cao, nước không ngại sâu, Chu công thổ lộ, thiên hạ theo về”. Ý muốn nói, hãy nắm bắt thời gian ngắn ngủi kia để làm nên sự nghiệp vang trời dậy đất, thực hiện nhiệm vụ chính trị trong cuộc đời ngắn ngủi của mình. Do có ý tưởng “để sinh mệnh ngắn ngủi biến thành vĩnh hằng”, nên “đế vương khanh tướng có nòi chăng” hoặc “đại trượng phu phải nên như vậy” càng có phong độ, có ý nghĩa, càng thêm khí thế.
Đúng là Tào Tháo rất có khí thế. Đọc thơ văn của Tào Tháo, luôn cảm thấy khí phách anh hùng trong đó. Dù là đoạn văn ngắn, từ vui buồn giận dữ thốt ra, từ phấn chấn thích thú viết nên, vì có khí phách nên không hề thô thiển, nhất là bài “Quan thương hải” của Tào Tháo, khí thế biết chừng nào: “Đông đến Kiệt Thạch, nhìn ra biển khơi. Nước lững lờ trôi, sơn đảo sừng sững. Cây cối xanh tươi, hoa cỏ rậm rạp, gió thu lạnh lùng, sóng hồng cuồn cuộn. Ngày tháng trôi qua, như ra từ đó, sao Hán xán lạn, từ đó mà ra”. Những bài thơ như thế này, phải là tay bút giỏi mới làm được. Chung Vanh nói: “Tào công xưa nay vẫn có những câu thực bi thương”. Ngoài lời của Lưu Hiệp “do loạn lỵ chồng chất quá nhiều, phong tục suy đồi, có tâm cao nét bút khỏe, nên mới cảm khái và đầy khí thế”, những tình cảm bi thương đó, còn liên quan đến tư duy triết học về nhân sinh vũ trụ của Tào Tháo. Cuối cùng, Tào Tháo là anh hùng thời loạn, Tháo đã nhìn thấy, nghĩ tới nhiều hơn ai hết về những sinh mệnh bị huỷ diệt. It nhiều Tào Tháo đã quan tâm thương cảm, nên mới xúc động như vậy. Đó chính là Tào Tháo. Tào Tháo đại khí thâm trầm, phóng khoáng, hào sảng, siêu thoát, nhạy bén, hoà hợp, quỷ quyệt, xảo trá, lạnh lùng, tàn nhẫn, đúng là một nhân vật cực kỳ phong phú, nhiều mặt, rất có cá tính, rất biến hoá. Tào Tháo là người sống hẳn hơi, không phải là phù hiệu chính trị hoặc xác chết chính trị, càng không phải bộ mặt suốt ngày u ám, một kẻ côn đồ có tâm sự, chỉ muốn chính trị người khác.
Nhưng Tào Tháo lại được coi là gian hùng, suốt đời mang tiếng xấu.
Đương nhiên, Tào Tháo cũng có chỗ đáng mắng. Tháo giết nhiều người và nhiều người bị oan. Tháo làm nhiều việc mất lòng người, nhiều việc thất đức. Nhưng Lưu Bị, Tôn Quyền, họ không giết người sao? Không làm việc thất đức sao? Lưu Bị bán rẻ cố nhân Lã Bố thật trái đạo, Tôn Quyền phế truất thái tử Tôn Hoà, thật oan uổng. Tôn Hoà là con được Tôn Quyền sủng ái nhất, bản thân biểu hiện không tồi, vừa thông minh, vừa hiếu học, luôn vui vẻ với mọi người. Tôn Hoà bị người khác hãm hại nên thất sủng. Kết quả, sô đại thần thấy bất bình, đứng ra nói lý, nhưng đều bị trừng trị, người bị diệt tộc, người bị phạt rồi, người bị đầy, “mọi người đều oan uổng”, tất cả đều cho đó là án oan. Lã Bố thì chết không oan, vì Lã Bố là kẻ xấu. Lã Bố vốn là bộ tướng của Tinh châu thứ sử Đinh Nguyên, Đinh Nguyên coi Lã Bố như người thân, nhưng Lã Bố đã giết Đinh Nguyên để theo Đổng Trác, Đổng Trác coi hắn như con, hắn lại giết Đổng Trác, sang hàng Vương Doãn, về sau rơi vào tay Tào Tháo, lại định vẫy đuôi với Tháo. Lúc đó, Lưu Bị đang ở bên Tào Tháo, Lã Bố liền cầu cứu Lưu Bị, vì trước đây Lã Bô từng giúp Lưu Bị. Lã Bố nói: “Huyền Đức công, nay ngài đang là khách, còn tôi, tội phạm dưới thềm, tôi bị trói chặt quá, ngài không thể nói giúp tôi một lời hay ho sao?”. Lúc này Tào Tháo đang định hạ lệnh nới dây trói cho Lã Bố, thì bất ngờ nghe Lưu Bị nói một câu lạnh tanh: “Minh công không thấy Lã Bố từng đối xử với Đinh Nguyên, Đổng Trác như thế nào sao?”. Một câu nói làm Lã Bố mất đầu, Lã Bố giận quá chửi ầm lên: “Thằng nhóc tai to kia (Lưu Bị tai to quá khổ) thực không thể tin được!”.
Thực tế, Lã Bố tuy là kẻ vong ân bội nghĩa, nhưng việc Lã Bố đối xử với Lưu Bị, đáng để phải suy nghĩ. Năm đó, Viên Thuật vây khốn Lưu Bị ở huyện Bái, Lưu Bị cầu cứu Lã Bố. Lã Bố tuy có mâu thuẫn với Lưu Bị, muốn giết Lưu Bị, nhưng lại tự xông vào chiến trường, đọ kích ở Viên môn, cứu mạng Lưu Bị. Hơn nữa, Lã Bố còn nói rõ với bộ tướng của Thuật: “Lưu Bị là anh em của ta, nay ta đến cứu”. Vì vậy, lần này Lã Bố thấy mình có đủ tư cách cầu cứu Lưu Bị. Rõ ràng, lần trước Lã Bố cứu Lưu Bị là có tính toán riêng (sợ Viên Thiệu được thể sẽ đến đánh mình); Lưu Bị không cứu Lã Bố là nghĩ giúp cho Tào Tháo (giữ thằng nhóc này lại là có hại). Nhưng lấy oán để báo ân là có phần khuyết đức. Trên thực tế, Lưu Bị, Tôn Quyền hay Lã Bố đều giống như Tào Tháo, đặt “lợi ích” lên trên hết, “nghĩa” là thứ hai. Là kiêu hùng thời loạn, trình độ đạo đức, quan điểm đạo đức của họ không khác nhau mấy, kẻ tám lạng người nửa cân, chí ít Tôn Quyền “tính tình đa nghi, quả quyết giết chóc”, cũng là người thích tạo án oan, tàn ác độc địa. Tào Tháo không biết sợ, dám công khai cầm gậy, còn Lưu Bị biết vờ, Tôn Quyền biết nhịn, nên không bị mắng chửi nhiều như Tào Tháo.
Đúng là Lưu Bị và Tôn Quyền giảo hoạt hơn Tào Tháo nhiều (thế lực của họ tương đối yếu, nên không thể không giảo hoạt). Đặc biệt là Lưu Bị giỏi vờ nhất. Trước mặt Tào Tháo, Lưu Bị vờ nhát gan, trước mặt Gia Cát Lượng lại vờ đuối trí, trước mặt bộ hạ vờ là nhân từ, bác ái, trăm họ đều rõ “Lưu Bị ném con để lấy lòng người”. Đương nhiên, nói là thông minh hoặc giảo hoạt, còn thể hiện ở mặt chính trị. Họ luôn thận trọng, giấu kín sự sắc sảo, để khỏi trở thành đích ngắm của vô vàn mũi tên. Tôn Quyền thậm chí còn nhẫn tâm thao túng để Tào Tháo xuất đầu lộ diện, may sao Tào Tháo đã nhìn thấu, nên không bị lừa. Nhưng Tào Phi thì bực bội, nên khi Tào Tháo vừa qua đời, Tào Phi đã hạ bệ Hán Hiến đế, lên làm hoàng đế. Lưu Bị, Tôn Quyền vô cùng phấn khởi: Đã có người dẫn đầu, không làm cũng phí. Thế là họ đều là người làm theo, đường hoàng lên làm hoàng đế. Kết quả, Tào Tháo không làm hoàng đế bị chửi là gian và không có ai chí trích là “thoán” khi Lưu Bị, Tôn Quyền lên làm hoàng đế.
Thực tình thì Tào Tháo bị hố là ở chỗ này: Tào Tháo ở trong triều, Lưu Bị, Tôn Quyền ở ngoài; Tào Tháo xưng đế trước, Lưu Bị, Tôn Quyền sau. Tào Tháo “ép thiên tử để lệnh chư hầu”, lúc đó là hời, đến khi viết sử lại là điều phiền phức: Bất luận thế nào, Tào Tháo cũng không thoát được tội danh “thoán Hán”, không bỏ được cái mũ là “gian thần”, trở thành nhân vật mà mọi vương triều cần phải đề phòng, bị coi là kẻ thù nguy hiểm nhất. Nghĩ xem, nếu bên cạnh có một nhân vật kiểu Tào Tháo thì đố có hoàng đế nào ngủ được? Kết quả, thời bình phải đề phòng Tào Tháo, thời loạn cũng phải đề phòng. Thời bình coi chừng Tào Tháo âm mưu phản loạn, thời loạn đề phòng Tào Tháo nổi sóng nổi gió, không bao giờ yên.
Hoàng đế phải đề phòng Tào Tháo, các quan cũng phải đề phòng Tào Tháo. Liệu có ai muốn đội trên đầu một thượng cấp trực tiếp như Tào Tháo không? Tào Tháo xem thường những ai thiếu bản lĩnh. Chấp pháp nghiêm minh, làm việc chăm chỉ, nói năng thoải mái, hoàn toàn không theo cách thức nơi quan trường, khiến mọi người khó chịu. Nhất là mấy điều của Tào Tháo, “có tài là dùng”, dùng người không kể xuất thân, không nói tới học thức, không xét bối cảnh, chỉ cần công việc có hiệu quả, không chuộng hình thức… Khiến cho số người theo chủ nghĩa quan liêu, chỉ biết “nghe để theo”, hành lễ thêm nghĩa, ưa thói đùn đẩy dựa dẫm, cảm thấy bị uy hiếp. Xưa nay, chủ nghĩa quan liêu luôn chung sống với chế độ quan liêu. Và càng về cuối thời đại phong kiến thì chế độ quan liêu càng thành thục, càng hoàn thiện, chủ nghĩa quan liêu cũng càng nghiêm trọng. Tào Tháo vừa là kẻ thù của chủ nghĩa quan liêu, vừa là kẻ thù của bọn quan lại. Thời đại cũng vậy, người làm việc luôn bị sô quan viên không làm việc công kích. Tào Tháo cũng không phải ngoại lệ.
Văn nhân và trăm họ cũng không thích Tào Tháo. Vì Tào Tháo đã giết không ít văn nhân. Văn nhân thích những người cùng cảnh biết thương nhau, trăm họ càng không để ý Tào Tháo có cống hiến gì cho lịch sử. Lục Cơ từng nói: “Họ Tào công nhiều, tội lắm, khiến dân oán!”. Trong số ba lãnh tụ dựng nước thời Tam Quốc Nguỵ, Thục, Ngô, Tào Tháo có nhiều nợ máu nhất, số vụ giết người tàn nhẫn được ghi chép lại cũng nhiều nhất. Nợ máu thì luôn phải trả. Không giết được Tào Tháo thì chỉ trích công khai không được sao? Trong lúc lòng đầy bi thương phẫn nộ, tránh sao khỏi quá lời hoặc miệt thị không đúng sự thực. Chưa hẳn Tào Tháo đã giết cả nhà Lã Bá Sa, cũng chưa hẳn Tháo đã nói: “Thà ta phụ người, không để người phụ ta”. Có điều, Tào Tháo đã từng vu khống người khác, nên lần này Tào Tháo có oan cũng chẳng sao, chỉ là một nợ trả một nợ. Huống chi, đem những việc đó lên đâu Tào Tháo, cũng rat giong. Thế là, hoàng đẽ, quan viên, văn nhân, trăm họ gần như đồng thanh nói Tháo là “gian”, dù những nội dung cụ thể mà họ chỉ ra là khác nhau.
Quan trọng hơn nữa là Tào Tháo đã đắc tội với nền văn hoá Trung Quốc. Hoặc nói, đã đắc tội với hệ thống đánh giá về con người của nền văn hoá Trung Quốc. Quan điểm của Tào Tháo: Điều quan trọng nhất ở một con người là có tài, có năng lực, “bất nhân bất nghĩa” cũng chẳng sao. Quan niệm truyền thống của văn hoá Trung Quốc là: Điều quan trọng nhất ở một con người là nhân nghĩa trung hiếu, có tài hay không, có năng lực hay không, có thành tích hay không, không quan trọng, thậm chí bình thường một chút càng tốt, dễ thực thà, trung hậu, đáng tin. Vì vậy, người Trung Quốc theo truyền thống xã hội Trung Quốc, sẽ chọn Lưu Bị không chọn Tào Tháo. Một người tài đức như Gia Cát Lượng lại càng được tôn sùng hết sức, một người đã mấy lần phạm sai lầm về quân sự, chôn vùi cơ đồ Thục Hán, nhưng lại hết mực trung thành như Quan Vũ, cũng được tôn sùng hết mức. Tô Đông Pha đã nói câu công tâm, đúng đạo: Gia Cát Lượng “nói về việc quân không bằng Tào Tháo, hiểu biết không rộng bằng Tào Tháo, tranh luận cũng không bằng Tào Tháo, không có điều gì hơn Tào Tháo, ngoài trung tín ra”. Tức là nói, chỉ cần một ít trung tín là có thể áp đảo những người tài năng vượt trội, công luận cái thế.
Đây là bi kịch của Tào Tháo, của lịch sử, của thời đại và cũng là bi kịch của nền văn hoá Trung Quốc. Vì thứ logic “chỉ cần người có đức, không cần người tài nhưng vô đức” phát triển, sau này thành “thà tặng cho nước láng giềng, không cho gia nố của vương triều Đại Thanh”(1). Tạm dịch ra như sau: “Thà nhận một bầy chó và dê, không nhận một chú hổ và báo, nếu như chú hổ và báo đó từng trộm lợn của nông trường”.
May sao Tào Tháo không hề để ý tới việc người khác tô vẽ mình ra sao, càng không chú ý tới lời nói lung tung của người khác. Những việc định làm, Tào Tháo đã làm xong, đã có thể mỉm cười nơi chín suối.
Nhưng theo tôi, Tào Tháo “chí ít cũng là anh hùng” (lời Lỗ Tấn). Hơn nữa, còn là anh hùng vừa có phần đáng yêu vừa có phần gian trá.
Tào Tháo sinh năm 155, chết năm 200, hưởng thọ sáu mươi sáu tuổi. Sau khi Tào Tháo mất được chín tháng, Hiến đế nhường ngôi cho Tào Phi, Đông Hán diệt vong, một tháng sau, Tào Phi truy tôn Tào Tháo là thái tổ Vũ hoàng đế. Năm thứ hai, Lưu Bị lên ngôi đế ở Thành Đô. Năm 229, Tôn Quyền xưng đế ở Vũ Xương (nay là thị trấn Ngạc Châu, Hồ Bắc). Đến đây, ba nước ở thế chân vạc được hình thành, lịch sử Trung Quốc bước vào thời kỳ mới.
Trong đời Tào Tháo, điều đắc ý nhất về mặt chính trị là “ép thiên tử để lệnh chư hầu”, điều thành công nhất về mặt quân sự là trận chiến Quan Độ, để lại hậu quả nghiêm trọng nhất là do sơ suất để Lưu Bị thoát, trận chiến Xích Bích là trận thất bại thê thảm nhất, tài lược là điều được khẳng định nhất, nhân phẩm bị chỉ trích nhất, công, tội trong lịch sử của Tào Tháo là điều được tranh luận nhiều nhất. Thành tựu văn học không phải tranh luận nhiều.
Thơ từ hậu thế ngâm vịnh nhắc đến Tào Tháo không nhiều Cổ đại nổi tiếng nhất là thơ Đỗ Mục: “Cát vùi lưỡi kích còn trơ, giũa mài nhận dấu triều xưa rõ ràng. Gió đông ví phụ Chu lang, một nền Đồng Tước khoá xuân hai kiều”(2). Đương đại nổi tiếng nhất là từ của Mao Trạch Đông: “Chuyện cũ ngàn năm rồi, Nguỵ Vũ vung roi. Về đông Kiệt Thạch vẫn còn bài. Hiu hắt gió thu nay lại vậy, đã đổi thay đời”(3).
Chú thích
(1) Hệ thống đánh giá chính xác là đức tài gồm đủ. Và đức không là thái độ chính trị, tài cũng không phải là kiến thức khoa học. Liên quan tới rất nhiều vấn đề, tạm thời không bàn tới. Hãy xem chương “Ưng chính” ở phần sau (Tác giả).
(2) Tương Như dịch (ND).
(3) Phan Văn Các dịch (ND).