Triệu Quốc Đống đúng 6h thức dậy, trời đã dần sáng. Thời tiết An Nguyên ẩm ướt hơn Bắc Kinh nhiều, nhất là vào ban sáng không khí khá trong lành nên làm người ta thoải mái.
Triệu Quốc Đống ra khỏi khách sạn đi bộ chưa đầy 500m là tới bên dòng Mai Giang.
Vị trí địa lý của An Đô khá đẹp, ngoài một bộ phận bình nguyên và đồi núi thấp ra còn có một điểm rất quan trọng đó là nơi giao nhau giữa dòng Mai Giang và Nộ Giang. Làm một thành phố trên 10 triệu dân nếu như không có tài nguyên nước dồi dào thì đúng là khó có thể tưởng tượng.
Mấy con sông tụ họp ở An Đô cung cấp tài nguyên nước phong phú cho nội thành, đồng thời mấy con sông này ở trình độ nhất định bị ô nhiễm do hệ thống xử lý nước thải của thành phố chưa hoàn thiện.
Trung tâm xử lý nước thải Thành phố An Đô được xây dựng từ nhiều năm trước, theo quy mô đô thị không ngừng mở rộng, dân cư tăng lên khiến trung tâm xử lý nước thải xây dựng trước đây tuy tiến hành xây dựng giai đoạn hai nhưng vẫn không thể gánh vác nổi trọng trách của nó.
Triệu Quốc Đống đứng trên bờ nhìn dòng nước đục ngầu bên dới. Cũng may bây giờ là thời kỳ nước dồi dào, lượng nước Mai Giang không nhỏ, dù là nước thải sinh hoạt ô nhiễm thì cũng nhanh chóng bị dòng nước cuốn đi. Tổng thể mà nói dòng Mai Giang không ô nhiễm quá nặng. Xuống không đầy 2km nữa là nơi giao nhau giữa Mai Giang và dòng Ninh Giang. Lượng nước của Ninh Giang lớn hơn nhiều nhưng đầu nguồn lại ô nhiễm, nếu như không có dòng Mai Giang chảy vào thì nước ở dòng Ninh Giang còn nguy cấp hơn.
Mấy ông lão đi tập thể dục vừa đi vừa lắc đầu, mấy người bọn họ không hề chú ý tới Triệu Quốc Đống đang đứng than thở.
- Dòng Ninh Giang sao lại thành ra thế này? Mùi quá khó ngửi, các ông nói không bị ô nhiễm môi trường thì là gì.
- Bây giờ còn đỡ đó. Mấy năm nay đầu nguồn dòng Ninh Giang – thành phố Lam Sơn xây dựng nhiều công ty hóa chất, giờ lượng nước lớn nên ít mùi, đợi mùa đông ông mà ngửi có lẽ một tháng không quên.
- Các công ty gây ô nhiễm đang thừa lúc nước lên mà xả nước thải. Bọn chúng hàng năm đều vậy, con tôi làm ở Cục bảo vệ môi trường tỉnh nói mấy công ty dùng các bể chứa nước ô nhiễm, tới kiểm tra thì bọn họ ra vẻ đang duy tu sửa chữa thiết bị, chỉ cần đoàn kiểm tra đi là đâu vào đấy, lại chứa đợi nước lên là đổ ra vào ban đêm. Ninh Giang nhiều nước, đổ ra vài trăm mét khối thì cũng không ai tra được.
Một ông lão lên tiếng.
- Vậy tại sao bọn họ không dùng thiết bị xử lý nước thải?
Có bà lão bên cạnh không rõ.
- Nghe nói giá xử lý nước thải rất cao, đám người đó chỉ vì lợi, chỉ cần không bị bắt quả tang là hắn không sợ. Hơn nữa đám người đó đều có cấu kết với người bên môi trường, làm rất giống nên người bình thường sao phát hiện ra.
Mấy người đứng bên lắc đầu thở dài đi qua bên cạnh Triệu Quốc Đống.
Triệu Quốc Đống nghe mấy người nói như vậy lại thấy hứng thú. Lục Kiếm Dân sang Lam Sơn làm thị trưởng được mấy năm. Trụ cột của Lam Sơn không kém nhưng hai năm qua phát triển khá chậm, làm sao Lam Sơn lại tập trung phát triển ngành công nghiệp hóa chất? Triệu Quốc Đống có chút khó hiểu. Theo lý thuyết Lam Sơn ở đầu nguồn Ninh Giang thì không nên phát triển ngành hóa chất chứ?
Triệu Quốc Đống đi tới nơi giao nhau của hai con sông, hai màu sắc hơi khác đan xen vào nhau, mặt sông thoáng cái rộng hơn không ít. Bằng mắt thường có thể nhìn ra sự khác biệt của hai con sông. Dòng Mai Giang mặc dù đục nhưng đỡ hơn dòng Ninh Giang nặng mùi nhiều.
Triệu Quốc Đống đi qua cầu Cát Tường. Đây là cầu đầu tiên bắc qua dòng Ninh Giang của Thành phố An Đô. Đứng trên cầu đã mơ hồ ngửi thấy mùi nồng nặc. Dù là không phải nhân viên chuyên môn cũng có thể ngửi được đây là do nước phế thải công nghiệp tạo thành. Trên mặt sông không ngừng xuất hiện bọt nước, có cơn gió là trên cầu sẽ ngửi thấy mùi bên dưới.
Nhìn tiếp lên phía trên thấy mặt sông loang lổ vệt như vệt mỡ, đây là do ô nhiễm gây ra. Chẳng qua Triệu Quốc Đống không thể phán đoán quy mô ô nhiễm môi trường lớn tới đâu, là các công ty cố ý hay do thao tác sai lầm nên thành ra như vậy.
Không có mấy người chú ý đến điểm này, người đi ngang qua cầu đều bịt mũi chạy thẳng.
Mãi đến khi vệt loang lổ dần biến mất phía dưới, Triệu Quốc Đống mới đi về khách sạn An Nguyên. Loại chuyện như vậy hắn không phải lần đầu thây, không phải lần cuối cùng. Trong quá trình phát triển kinh tế thì thường có mâu thuẫn với bảo vệ môi trường, luôn có vô số lần bộc phát.
Triệu Quốc Đống nhớ hình như An Nguyên đang trình báo một hạng mục hóa chất khổng lồ, là hạng mục của tập đoàn Trung Thạch, bây giờ còn đang trong giai đoạn luận chứng. Nghe nói đây là hạng mục lớn đầu tiên thu hút được sau khi Lăng Chính Dược tới An Nguyên làm bí thư tỉnh ủy. Tỉnh ủy, ủy ban y rất coi trọng, tin này Triệu Quốc Đống nhận được từ Nhâm Vi Phong. Nhưng do bây giờ mới trong giai đoạn luận chứng nên không mấy người biết.
Hai năm cuối khi Ứng Đông Lưu ở An Nguyên cũng bắt đầu thay đổi cục diện, bắt đầu phát lực đuổi theo mấy tỉnh đứng trước về kinh tế. Trong đó công lao của Nhâm Vi Phong là không hề nhỏ. Nhưng Nhâm Vi Phong rời đi, chức phó chủ tịch thường trực tỉnh mãi không được quyết định, Tề Hoa bây giờ đang kiêm chức quyền phó chủ tịch thường trực tỉnh.
Triệu Quốc Đống rất lo lắng kinh tế An Nguyên có thể vì việc Ứng Đông Lưu và Nhâm Vi Phong rời đi mà có ảnh hưởng hay không? Theo hắn thấy sớm xác định phó chủ tịch thường trực dù là một người không quá thích hợp cũng tốt hơn là không chọn ai, nếu không sẽ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của An Nguyên.
Triệu Quốc Đống đoán Trung ương có lẽ sẽ rất nhanh sẽ đưa ra quyết định. Có phải Tề Hoa lên hay không thì Triệu Quốc Đống không xác định, nhưng theo lẽ thường phó chủ tịch thường trực tỉnh nên sinh ra ở y. Dù sao lần này nhiều cán bộ An Nguyên rời đi, như vậy sẽ bất lợi cho sự ổn định của An Nguyên.
Ứng Đông Lưu cùng Nhâm Vi Phong xử lý khá tốt quan hệ giữa phát triển và sinh thái, điểm này được chứng thực rất tốt tại Vĩnh Lương. Lúc ấy Ứng Đông Lưu và Nhâm Vi Phong đã đẩy mạnh ủng hộ các công ty hóa chất, vật liệu xây dựng của Vĩnh Lương nghiên cứu đổi mới kỹ thuật. Mặc dù hai năm qua Vĩnh Lương phát triển không được như ý nhưng theo Triệu Quốc Đống thấy Thôi Hồng An đảm nhiệm Bí thư Thị ủy khá tốt, hơn nữa kết cấu sản nghiệp của Vĩnh Lương cũng được điều chỉnh. Nếu có thể kiên trì thì sẽ thấy ánh rạng đông. Mấy người Triệu Quốc Đống cùng Chung Dược Quân, Vưu Liên Hương đều biết việc này.
Triệu Quốc Đống cũng cảm thấy tình hình ở An Nguyên có vài thay đổi. nghe nói Lăng Chính Dược rất không hài lòng với tình hình Vĩnh Lương bây giờ, nhất là kinh tế Vĩnh Lương mấy năm qua có tốc độ tăng trưởng khá chậm, nó khác hẳn thời kỳ Long Ứng Hoa còn làm Bí thư thị ủy. mà Long Ứng Hoa lại có quan hệ không hòa hợp với Thôi Hồng An, bây giờ Long Ứng Hoa đảm nhiệm Phó chủ tịch tỉnh.
Nhiều lãnh đạo có tâm trạng gấp gáp, đối đãi vấn đề không muốn thâm nhập điều tra mà chỉ nhìn ở bề ngoài.
Vĩnh Lương ở thời Long Ứng Hoa phát triển mặc dù nhanh nhưng khiến hoàn cảnh bị hủy hoại.
Ứng Đông Lưu làm chủ tịch tỉnh đã không ngừng phê bình Vĩnh Lương hy sinh hoàn cảnh sinh tồn của mấy thế hệ để đổi lấy GDP, đây là phạm tội với con cháu.
Lúc ấy nguyên bí thư tỉnh ủy Ninh Pháp đã rất khéo léo phê bình Ứng Đông Lưu, muốn đối phương khi phát biểu cần chú ý sức ảnh hưởng và xem bên dưới có tiếp nhận được không? Nhưng hình như Ứng Đông Lưu không thay đổi thái độ, y không ngừng phê bình Vĩnh Lương. Ứng Đông Lưu có ấn tượng không tốt với Long Ứng Hoa, đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến Long Ứng Hoa thua Triệu Quốc Đống.
Chung Dược Quân cùng Vưu Liên Hương khi nói về tình hình các nơi ở An Nguyên cũng nhất trí cho rằng Thôi Hồng An đã bước đầu đổi được kết cấu sản nghiệp Vĩnh Lương, cũng cải thiện được hoàn cảnh khá rõ ràng. Mặc dù như vậy làm kinh tế Vĩnh Lương chậm phát triển nhưng lại có lợi cho con cháu.
Triệu Quốc Đống vừa hỏi vừa đi bộ về khách sạn. Tình hình An Nguyên rất phức tạp, Lăng Chính Dược làm bí thư tỉnh ủy, bộ máy cấp tỉnh biến động lớn, mà quan điểm phát triển cũng có chút thay đổi. Thành viên bộ máy cấp thị xã theo Triệu Quốc Đống thấy có lẽ sẽ có biến động lớn. Chẳng qua phải xem Lăng Chính Dược sẽ ra tay vào lúc nào.
Ví dụ hôm nay mình sẽ tới Ninh Lăng khảo sát, bộ máy Ninh Lăng có điều chỉnh lớn hay không cũng là điều lo lo nhất. Chung Dược Quân mặc dù thất bại trong việc tranh chức thị trưởng Thành phố An Đô và chức phó chủ tịch tỉnh nhưng Triệu Quốc Đống tin chỉ cần Chung Dược Quân và Tiêu Phượng Minh chung tay thì sẽ làm sự phát triển kinh tế xã hội của Ninh Lăng không rời khỏi quỹ đạo, sẽ đi theo con đường khá hợp lý.
Nhưng Lăng Chính Dược có nghĩ như vậy không?