ướI sự cổ võ nhiệt tình của Kiều Mộng Thu, đây là lần đầu tiên Dạ Yên Thảo tham gia sinh hoạt với các chị em les trong vai trò chủ tọa điều khiển một buổi sinh hoạt của các chị em tại đây. Cũng không chẳng phải chuyện quan trọng ghê gớm gì, chỉ là sự luân phiên giữ vai trò này giữa các chị em les với nhau theo từng chuyên đề bàn luận hàng tuần, hàng tháng, nếu les nào có chủ đề nào hay thì đưa ra cùng thảo luận. Thật ra lúc đầu Dạ Yên Thảo cũng do dự vì ngại, mặc dù là giảng viên nhiều năm ở nuớc ngoài lẫn trong nước, học trò có đến hàng trăm, thế nhưng lần đầu tiên làm diễn giả để nói về vấn đề đồng tính lại là chuyện khác. Không muốn Dạ Yên Thảo cứ đứng mãi bên lề nhóm chị em les ở câu lạc bộ Girls friend này, nhiều lần Hoài Hương Trang lần Kiều Mộng Thu tìm lôi kéo Dạ Yên Thảo tham gia vào, nhưng lần nào cũng bị lần khần từ chối. Mãi đến hôm nay nghe Dạ Yên Thảo nói về vấn đề đồng tính và tôn giáo rất hấp dẫn và thuyết phục, Hoài Hương Trang quyết định làm mọi cách đẩy Dạ Yên Thảo lên nói chuyện với các chị em les ở câu lạc bộ. Nàng thuyết phục rằng, những điều Dạ Yên Thảo nói sẽ giúp cho chị em có thêm những hiểu biết có liên quan đến đồng tính nói chung, thế giới les nói riêng. Biết được ý định của Hoài Hương Trang, Kiều Mộng Thu cũng hết lòng cổ súy vào, cuối cùng Dạ Yên Thảo cũng mạnh dạn nhận lời.
Hít một hơi thật sâu để trấn tĩnh, Dạ Yên Thảo đã đi vào câu truyện bằng một lời nói nửa đùa nửa thật khi nói về Thượng đế dưới hình ảnh một gương mặt đàn ông. Thế nhưng, ngài phải làm công việc của đàn bà đó là tái tạo ra con người và thế giới này. Mọi tôn giáo đều cho rằng các khái niệm có liên quan đến thượng đế đều có tầm quan trọng tối thượng đặc biệt, vượt lên trên mọi khái niệm, nhận thức thông thường khác trong triết lý của các tôn giáo. Xét theo bất kỳ định nghĩa nào thì thượng đế cũng luôn bao hàm bản chất sự tồn tại của ngài và thay đổi theo nhận thức của từng cá nhân bởi ngài có thể là thực tại tối cao, là thiên nhiên hoặc là một nguyên lý vũ trụ.
Còn riêng với chúng ta, Yên Thảo tủm tỉm cười, chúng ta không quan tâm đến việc ngài là ai mà chỉ tự hỏi về giới tính của ngài. Đàn ông hay đàn bà, và trong một nhận thức nào đó thì dường như ngài là đàn ôngvà ngài tái tạo ra thế giới này bằng đ6i bàn taynặn đất sét cho linh hồn và giới tính của con người. Hay thật nhỉ, Yên Thảo nhún vai, như vậy tất cả chúng ta ngồi đây đều được ngài ban cho linh hồn và giới tính, vậy giới tính thứ ba gay và les có phải là do ngài ban cho không? Và ngài làm điều ấy để làm gì với chúng ta hay là vì ngài cũng như chúng ta. Điều này cũng giống như những triết gia vô thần vẫn thường đặt câu hỏi “Thượng đế đã tạo ra muôn loài vậy ai tạo ra Thượng đế?”. Đây là một câu hỏi mang tính khiêu khích và không có giá trị lý luận bởi vì đây là một hình thức vọng ngữ “phức vấn” – compound questions, bao hàm mâu thuẫn và nghịch lý. Áp đặt người trả lời rôi vào hướng trả lời có hoặc không. Vì thế xét về mặt lý luận thì câu hỏi này mang tính ngụy biện, không dùng làm cơ sở để phủ nhận ý nghĩa tồn tại của thượng đế. Giới tính của thượng đế có lẽ cũng là vậy trong trường hợp này, ngài là đàn ông hay đàn bà đều không thể nhưng là giới thứ ba như chúng ta hóa ra là điều thú vị nhất.
Những vẻ mặt thú vị và những nụ cười cho thấy mọi người rất hào hứng với những điều mà Dạ Yên Thảo vừa nói, nàng đã mở đầu thành công.
- Tất nhiên là vậy – Một les là kỷ sư ngồi bên dưới góp ý với Yên Thảo – Triết gia duy lý Pháp René Descartes cho rằng vật chất và tinh thần là hai thực thể riêng rẽ. Và ông luôn thắc mắc tại sao hai thực thể không có điểm chung này lại có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau như vậy. Để rồi đi đến kết luận, hoạt động tương hỗ ấy là ý nguyện của Thượng đế và ngài chính là căn nguyên duy nhất và tối hậu của mối tương tác giữa tinh thần và thể xác. Đây chính là thuyết ngẫu nhiên với các truyết gia tiên phong Arnold Geulincx và Nicole Malebranche.
- Nói như vậy tức là… - Một les hỏi – Những người đồng tính chúng ta xuất hiện thật sự từ ý nguyện của thượng đế?
Có tiếng cười và vỗ tay.
Dạ Yên Thảo cười ý nhị.
- Mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần luôn là mối quan tâm dai dẳng trong lịch sử triết học. Đây là mối quan hệ tương tác diễn ra liên tục trong suốt cả mợt đời người và dù đến thế kỷ 21 rồi nhưng khoa học hiện đại vẫn chưa xác định được thời điểm và cơ chế vận hành của nó. Cho nên chúng ta có thể hiểu rằng một quan hệ đồng tính hay dị tính cũng chính là mối quan hệ giữa thể xác và tinh thần mà thôi.
- Thượng đế thì là vậy. Tuy nhiên từ chủ nghĩa đa thần giáo (polytheism) sang đơn nhất thần giáo (henotheism) thì Thượng đế dần dần mang một bộ mặt cụ thể, con người cụ thể, quyền và trách nhiệm cụ thể. Các tôn giáo hình thành và phát triển, và trong đời sống tâm linh của mình thì các tôn giáo bằng cách này hay cách khác, hình thức này hay hình thức khác dần dần loại bỏ vấn đề đồng tính ra khỏi những quy củ mẫu mực của tôn giáo mình bằng các giáo điều, lời răn dạy… mức độ tùy thuộc theo từng tôn giáo. Có cực đoan cấm đoán hẳn hoặc nhẹ hơn là không bàn đến, nhưng nhìn chung đa số các tôn giáo đều loại trừ chuyện đồng tính ra khỏi tôn giáo mình vì cho rằng nó không nằm trong ý nguyện của Thượng đế.
Nàng nhìn mọi người, nói nhẹ.
- Về nguyên tắc thì mỗi con người chúng ta trong tâm linh mình đều có thể thiết lập được mối liên hệ với Thượng đế, nhưng các tôn giáo thì lại cản trở quá trình này và cố gắng kiểm soát, chiếm đoạt mối quan hệ tâm linh này bằng các thiết chế giáo điều bởi vì sợ rằng con người có thể hiểu và giải thích Thượng đế theo suy nghĩ riêng của mình. Và sẽ làm mất đi thứ quyền uy thiêng liêng của tôn giáo ấy. Bởi mỗi một tôn giáo đều tồn tại trên một quyền lực thiêng liêng, bí ẩn nào đó và nó dùng điều đó để áp đảo, khống chế các tín đồ của mình. Do vậy chẳng một tôn giáo nào muốn tín đồ của mình có thể thiết lập được mối quan hệ dưới hình thức này khác với Thượng đế, trừ một số người nào đó có “khả năng” đặc biệt mà những con người này lại là người lãnh đạo các tôn giáo rồi. Cho nên… - Yên Thảo nhún vai- Ví dụ, trong trường hợp này nếu đồng tính là ý nguyện hay là sự tái tạo của Thượng đế thì tại sao con người lại nhân danh ngài để cấm đoán xua đuổi? Nhưng trong thật tế một số tôn giáo đã làm vậy và gán cho người đồng tính chính là sự cám dỗ của ma quỷ! Thật nực cười.
Sẽ luôn luôn xuất hiện sự xung đột trong tâm hồn một tín đồ tôn giáo nào đó nếu bản thân bị đồng tính với giáo điều của tôn giáo mình đang tin tưởng thờ phụng. Ghê tởm, xua đuổi, ruồng bỏ,… bởi những quy định của tôn giáo mình để rồi vẫn phải đối diện với sự thật của bản thân, của một nhóm nhỏ cộng đồng tín đồ. Thế là các tôn giáo đành bỏ lơ qua chuyện một vài tín đồ nào đó có liên quan đến chuyện đồng tính và luôn nhấn mạnh, hãy cầu xin Thượng đế cứu giúp trong khi chính bản thân ngài lại không có ý kiến gì trong chuyện này. Ý nguyện hay không phải là ý nguyện của ngài trong chuyện đồng tính, xem ra cuối cùng là những bí mật riêng của thượng đế mà con người chưa tìm hiểu được.
Xem ra cuối cùng tất cả chỉ là cái vòng quẩn quanh của chính con người tự dưng dựng lên và nhân danh ngài mà thôi.
- Các tôn giáo là vậy nhưng trong lịch sử thì nhiều chế độ nhà nước cũng không đặt nặng lắm về vấn đề đồng tính –Một les khác góp lời – Ví dụ như ở Trung Quốc chẳng hạn, từ thế kỷ 16 trước công nguyên, triều đình nhà Thương không có một văn bản quy định nào nói đến vấn đề đồng tính. Đến nhà Hán thì các sử liệu để cho thấy họ có thái độ khá khoan dung với chuyện đồng tính miễn con người đó vẫn làm tròn bổn phận với gia đình mình. Còn thời Xuân thu chiến quốc thì người ta không buồn nói đến chuyện đồng tính bởi mặc nhiên coi đó như chuyện bình thường. Thực tế lịch sử Trung Quốc ghi nhận nhiều ông vua, quan lại đều có người tình hoặc có quan hệ đồng tính với người hầu, các hoạn quan chẳng hạn. Chuyện đồng tính chỉ bị đưa vào khuôn khổ cấm đoán bắt đầu từ thời nhà Thanh với thuyết Khổng giáo được đề cao (năm 1740, triều đình nhà Thanh ban hành chiếu chỉ cấm đoán chuyện đồng tính đầu tiên), cho đến thời kỳ cách mạng văn hóa (1966-1976) nhà nước Trung Quốc coi chuyện đồng tính là ô nhục, tâm thần, nên phải loại bỏ, kết tội. Thế nhưng vào năm 1989 họ bắt đầu có thái độ khoan dung hơn thay vì cấm đoán, xua đuổi bằng việc Hiệp hội tâm thần học Trung Quốc thừa nhận đồng tính là một sự rối loạn tâm thần về tình dục. Và ngày 21 tháng 3 năm 2001, Hiệp hội tâm thần Trung Quốc chính thức loại bỏ chuyện đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần. Như vậy người Trung Quốc đã đi rất nhanh trong việc thừa nhận chuyện đồng tính.
Một nữ les khác góp ý kiến
- Theo tôi được biết, kề cận bên một quốc gia rộng lớn về địa lý, hùng mạnh về kinh tế, văn hóa… như Trung Quốc thì dĩ nhiên Việt Nam chúng ta không tránh khỏi việc giao thoa ảnh hưởng. Nhìn ngược về lịch sử thì luật pháp Việt Nam từ thời nhà Lê (1428 – 1787) cho đến nhà Nguyễn (1820-1954)cho đến cận đại đều không có đề cập đến chuyện đồng tính luyến ái. Luật nhà Lê và nhà Nguyễn chỉ có những hình phạt tử hình dành cho các tội hiếp dâm, loạn luân,… và cấm đàn ông ăn mặc như đàn bà, cấm đàn ông tự thiến (trừ việc này do triều đình tiến hành nhằm tuyển chọn hoạn quan) chứ không hề cấm đoán chuyện đồng tính, mặc dù thời điểm nhà Thanh áp dụng hình phạt cho tội kê gian (sodmy) của hành vi đồng tính thì luật nhà Nguyễn cũng không hề đề cập đến chuyện này. Thế nhưng… Một hơi thở dài nhè nhẹ - Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (sửa đổi năm 2009)được Quốc hội khóa 10 kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000 và có hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2009. Tại khoản 5 điều 10 có cấm “kết hôn giữa những người đồng giới tính”. Các nhà làm Luật Việt Nam không định nghĩa hôn nhân đồng giới (nếu có) được hiểu là “loại” hôn nhân gì. Tuy nhiên các nhà làm luật đã giải thích lý do cấm, vì rằng: hôn nhân là phải từ một người nam – nữ và xuất phát từ mục đích tạo ra con người cho xã hội và duy trì nòi giống, trong khi hôn nhân đồng giới thì không thể được, ngoài ra các nhà làm luật cũng cho rằng hôn nhân đồng giới sẽ ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, đạo đức gì đó… Ngoài luật ra thì trong các cách giải thích chính thức về đồng tính luyến ái, ví dụ trong từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1, nhà xuất bản Từ điển xuất bản năm 2000) thì đồng tính được hiểu như nguyên nhân chủ yếu gây ra lây lan AIDS. Thử hỏi các bạn, như vậy thì chuyện đồng tính làm sao mà không đáng bị lên án cho được?
Bầu không khí trở nên khá nặng nề khi mọi người nghe đến điều này và chị ta nói tiếp:
- Cũng như tôi luôn tự hỏi mình rằng liệu có phải bấy kỳ cuộc hôn nhân nào cũng mang ý nghĩa duy trì nòi giống hay không và, nếu như vì một lý do nào đó, khách quan lẫn chủ quan, mà cụôc hôn nhân ấy (giữa nam và nữ bình thường) không duy trì được giống nòi thì phải chăng là không đúng luật và không được công nhận. Trong khi vấn đề duy trì giống nòi trong thế kỷ này xem ra không quá khó khăn như các thế kỷ trước, và thậm chí hiện nay Liên Hiệp Quốc còn phải kêu gọi các nước cấm việc nhân bản con người qua sinh sản vô tính… đúng không các bạn?? Ngoài ra nên hiểu thuần phong mỹ tục không phải là luật và mang tính văn hóa bản địa, cho đến nay vẫn là một khái niệm mở, cần được tiếp cận và nghiên cứudưới nhiều góc độ khác nhau. Thuần phong mỹ tục nên được hiểu là gồm cái riêng(trong khái niệm bao trùm văn hóa dân tộc) với sự giao hòa với cái chung (văn hóa khu vực, văn hóa nhân loại … ). Cho nên, nhiều khi thuần phong mỹ tục chỉ có thể đúng và áp dụng trong từng khu vực, từng địa phương, từng vùng, miền, thậm chí là từng nước nhưng không hẳn là tất cả, nhất là trong xã hội hiện đại, giao lưu mở rộng như hiện nay… Vấn đề đồng tính luyến ái cũng nên đặt trong khung cảnh như vậy để xem xét. Không nên đơn giản cho rằng hiện tượng đồng tính sẽ làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, hiểu như vậy hơi bị khiên cưỡng, áp đặt và không cởi mở, dân chủ.
Có những tiếng vô tay hoan hô nho nhỏ, Dạ Yên Thảo gật đầu, người nữ les này có vẻ như nghiên cứu và nắm vững vấn đề này khá chắc. Nhìn mọi người, có vẻ phấn khởi, cô ta nói tiếp.
- Ngoài ra hiện nay trong luật pháp của chúng ta không hề có điều khoản nào cấm hai người đàn ông hoặc hai người đàn bà ở chung với nhau và bỏi vì chúng ta không thừa nhận cũng như cấp giấy đăng ký kết hôn cho những quan hệ đồng giới nên chúng ta sẽ không có căn cứ pháp lý nào để khẳng định được họ là “vợ-chồng” đồng tính để gọi là cấm. Như vậy trong thực tế chúng ta sẽkhông vận dụng được điều luật nào lẫn các văn bản khác dưới Luật để cấm và xử những mối quan hệ này, nếu giả như đang có hai người cùng đồng tính cùng chung sống với nhau. Và nếu sau này giữa hai con người này có những tranh chấp với nhau tình tiền gì đó thì rõ ràng đây là hai chủ thể độc lập và những tranh chấp này sẽ được giải quyết theo tinh thần của các bộ Luật dân sự, luật Hình sự … Do vậy, đối với hôn nhân đồng giới, Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thật ra là không thừa nhận, đúng hơn là cấm và Luật sẽ không tham gia điều chỉnh một khi phát sinh những vấn đề có liên quan đến “hôn nhân” đồng tínhnếu có, thực tế đã có dù ít.
- Này sao chẳng thấy nói gì về giới les chị em mình nhỉ? Một les hỏi to.
- Rất tiếc… rất tiếc…- Người nữ les diễn giả có mái tóc màu hung với khuôn mặt nhìn có cảm giác nhòn nhọn này và cặp kính cận dày trên khuôn mặt làm mất đi những nét gợi cảm nữ tính còn sót lại, khàn khàn trả lời - Tôi đã nghiên cứu rất nhiều nhưng không hề tìm thấy một văn bản luật, tư liệu lịch sử của Việt Nam lẫn Trung Quốc có nói về đồng tính nữ cả, thật đáng ngạc nhiên.
- Xem ra thì họ chẳng thèm quan tâm đến chúng ta thì phải – Ai đó than dài.
- Hì … hì… thì chúng ta cứ sống như đang sống. Cần gì phải ai quan tâm cho mệt.
Rất xứng đáng là một chuyên đề nghiên cứu, Dạ Yên Thảo thầm đánh giá. Hình như nữ les này cũng đang làm cho một công trình nghiên cứu gì đó liên quan về giới, và chị ta đang công tác ở Viện khoa học xã hội của thành phố thì phải.
Rất xứng đáng là một chuyên đề nghiên cứu, Dạ Yên Thảo thầm đánh giá, Hình như nữ les này cũng đang làm cho một công trình nghiên cứu gì đó có liên quan về giới, và chị ta đang công tác ở Viện khoa học xã hội của thành phố thì phải.
Bác sỹ thẩm mỹ Hoài Hương Trang gần như nhổm hẳn dậy để nhìn người vừa phát biểu vừa rồi và khi diễn giả vừa ngồi xuống thì nàng liền đến đưa danh thiếp, thì thầm to nhỏ. Hương Trang cho biết, có 18 công ty Mỹ được cộng đồng les, gay, trans bỏ phiếu lựa chọn đánh giá cao về thái độ văn hóa ứng xử và môi trường làm việc của những người đồng tính, với chỉ số của quỹ vận động nhân quyền Human Rights campaign foundation đưa ra thăm dò, và nàng muốn cùng nữ les này trao đổi tài liệu nghiên cứu.
- Này … này… nòigì đi chứ…
Có tiếng thì thào xô đẩy chọc ghẹo nhau giữa một nhóm les ngồi ở góc nhà phía bên phải và rồi một phụ nữ rụt rè đứng dậy nở nụ cười bẽn lẽn nhìn chủ tọa Dạ Yên Thảo.
Nàng mặc một chiếc áo dài cổ thuyền bằng gấm mỏng màu xanh nhạt, may theo mốt mới bây giờ. Đầu quấn một chiếc khăn voan nhẹ màu tím biếc, bao quanh khuôn mặt trái xoan với đôi mắt tím mơ hồ như bầu trời thu xứ Huế. Không trang điểm và không đeo bất kỳ trang sức gì trên người vì nếu có thì cũng không thể sánh với vẻ đẹp dịu dàng nhẹ nhõm của nàng chăng? Nữ hoạ sỹ Diệu Hiền.
Như có điện giật, Dạ Yên Thảo ngẩn người nhìn Diệu Hiền. Rất khó giải thích và cũng rất khó có thể nói một điều gì lúc này. Nó là điều gì nhỉ… Yên Thảo tự nhiên thấy khó chịu vì không biết người phụ nữ ấy là ai, từ đâu đến? Nàng sinh hoạt với nhóm chị em ở đây cũng khá lâu, quen biết khá nhiều người, thế nhưng đây là l ần đầu tiên nàng gặp Diệu Hiền. Trong lòng Dạ Yên Thảo bỗng xuất hiện những xốn xang nôn nao khó nói bằng lời, mọi diễn đạt bây giờ xem ra vô nghĩa, hãy để cho trái tim đập theo nhịp của nó vậy.
- Em có biết nói chi mô.
- Thì nói đại gì đi – có tiếng đế rất to.
Bàn tay búp măng trắng muốt của Diệu Hiềnvuốt ve mãi mép bàn nơi nàng đang đứng, dáng vẻ bẽn lẽn ngượng ngùng. Khuôn mặt ửng hồng nhìn thật đáng yêu làm sao, rất trẻ, có lẽ tuổi xem xem với Dạ Yên Thảo hoặc ít hơn một chút.
Quên cả thói lịch sự thông thường, Dạ Yên Thảo ngẩng người nhìn đăm đăm nữ họa sỹ này như bị mất hồn.
- Em thì chỉ biết vẻ, nhưng cũng có yêu văn thơ nên cũng có chú ý đến chuyện văn chương nói về đồng tính, nhưng mà biết ít lắm…
- Thì cưng cứ nói đại gì đi, bọn anh nghe mà – Giọng ồ ề trả lời của một les B có mái tóc cắt ngắn như đầu đinh, vóc dáng một tuyển thủ bóng đá, vai rộng da đen, tướng người săn chắc. Les B không giấu vẻ si mê khi nhìn Diệu Hiền. Trong giới les mà có những les fem có vẻ đẹp mềm mại tuổi hơn 30 như thế quả là hiếm.
- Trong thơ văn Việt Nam thì việc viết về đồng tính chỉ nằm trong phạm vi dị biệt văn hóa – culttura và nằm ngoài phạm vi tình dục – libidinal normativil. Tấtcả chỉ là những cảm quan đồng tính – hommoeroticism hơn là trên diện đồng tính – homosexualyti, nó chỉ mang ý nghĩa biểu tượng về dục cảm đồng tính trong văn chương. Từ thế kỷ 17 đã xuất hiện qua một vài biểu tượng tôn giáo mà em xin không tiện nêu tên, kéo dài cho đến thời Pháp thuộc và hiện nay.
- Mụ ơi… mụ à… - Ai đó chọc Diệu Hiền – Mụ nói chi mà khó hiểu rứa hỉ.
- Đầu thế kỷ 20, một người nổi bật khi viết về đề tài đồng tính ở nước ta, dù cũng không rõ ràng cụ thể lắm nhưng ai cũng biết, đó là nhà thơ Xuân Diệu với bài thơ “Tình Trai” trong tập thơ tôi viết về mối tình đồng tính của hai nhà thơ Rimbaud và Verlaine. Chưa kể trong một số truyện ngắn của mình thì ông này đã tỏ ra ghét nữ giới một cách kỳ lạ.
- Trời … gay mà làm sao thích nữ được, cũng như bọn mình thôi… Có tiếng lẩm bẩm của một les nào đó làm mọi người bật cười theo.
- Đã ai đọc hồi ký “cát bụi chân ai” của nhà văn Tô Hoài viết vè Xuân Diệu chưa nhỉ? Có tiếng hỏi to và vài người gật đầu xác nhận, có đọc.
- Sau Xuân Diêu thì còn có các nhà văn khác như Trần Tán Cửu, Khái Hưng, Trọng Lang… cho đến bây giờ thì lác đác cũng có đôi ba nhà văn hiện nay bắt đầu viết về đề tài đồng tính, nhưng tất cả chỉ ở mức độ chuyển đổi nhục cảm đồng tính sang hình phái nhị phân tương hỗ. Thật ra nó đã xuất hiện rất sớmtrong dân gian qua các câu truyện ma quái truyền kỳ, hiện tượng đồng bóng… và được thể hiện trừu tượng qua văn học hiện đại với nhữnghiện tượng dục cảm đồng tính trong biểu tượng giới tính và văn hóa – sexual and social symbolic.
- Sau một hồi trình bày thì Diệu Hiền đi đến kết luận theo nàng trong tương lai cần phải tiến hành một công trình nghiên cứu thấu đáo, trọn vẹn hiện tượng đồng tính trong văn chương Việt Nam.
Dạ Yên Thảo lắng nghe say mê và nhìn Diệu Hiền không chớp mắt.
Thốt nhiên nàng nhớ đến những phân tích của Kiều Mộng Thu với nàng về sự quyến rũ tìm đến với nhau của người đồng tính nữ mà xem ra nó chẳng khác bao nhiêu so với chuyện nam nữ bình thường. Trong giới les thì sự quyế rũ thường được thể hiện qua những loại les cử chỉ thanh nhã và những les cử chỉ yếu đuối cũng như những les có cử chỉ mạnh bạo hay còn gọi là B “nam tính”. Và những les có lời nói, cử chỉ thanh nhã, không quá mạnh bạo cũng như không quá ẻo lả yếu đuối thì đấy là les cá tính và được hiểu như là les SB (soft-bucht). Một loại khác mà từ cử chỉ, lời nói cho đến diện mạo rất mềm mại, nhu mì dễ thương tức là les fem (fernaly), và sừng sững giữa hai loại les ấy chính là những les “hổ tướng” cằm vuông, mắt lộ, gò má sát phu và trông rất ngầu, rất “đại ca” đó chính là những les B (bucht). Có lẽ Diệu Hiền là loại les fem, mà cô nàng nhìn dễ thương thật, Dạ Yên Thảo thầm công nhận trong lòng như vậy.
Trước hiện tượng bất bình thường của Dạ Yên Thảo, Kiều Mộng Thu tinh ý nhận ra ngay. Nàng mỉm cười rồi bấm nhẹ tay Hoài Hương Trang ra hiệu nhìn về Dạ Yên Thảo. Nhìn vẻ si mê đến ngẩn ngơ không chớp mắt của Dạ Yên Thảo khi nhìn Diệu Hiền nói chuyện, hai người đàn bà les nhìn nhau tủm tỉm cười không nói gì. Có vẻ như cho đến bây giờ thì Dạ Yên Thảo bắt đầu tìm về được bản chất thật của con người nàng. Đây sẽ là điều hạnh phúc hay sự bất hạnh của nàng, rất khó có thể khẳng định được. Mọi sự lựa chọn trong các mối quan hệ đồng tính đều do chính trái tim quyết định và người ta chỉ nhận ra sự lầm lẫn khi phải trả giá. Có những cái giá rất rẽ và nhưng cũng có những cái giá là cả đời người, nhận ra thì đã trễ tràng nhưng kỳ quặc làm sao khi người ta vẫn chấp nhận điều đó, vẫn lao vào, vẫn yêu vẫn khóc cười vẫn đau khổ hận thù và … Chuyện của les hay gay vốn là vậy.
Cuộc đời tôi là của tôi