i trời … nó đánh tôi, nó đánh tôi…. Này….
Tiếng la oang óac của cô Lý vang khắp nơi và cà khu nhà tập thể này cho đến nay thì quen rồi, chẳng ai còn lạ gì nữa và cũng chẳng ai buồn quan tâm đến chuyện vợ chồng nhà ấy, họ đánh chửi nhau như cơm bữa. Nhớ hồi họ mới dọn đến đây cũng đôi phen làm cho mọi người nhao nhác vì chuyện vợ chồng đánh chửi nhau, can ngăn, họp hành tổ dân phố nhắc nhở nhưng đây vẫn vào đấy, riết rồi mọi người không để ý nữa. Gia đình này gần như ngày nào cũng đánh chửi nhau, nhiều đến nỗi mọi người cảm giác rằngnếu một ngày mà không gây chuyện thì họ ăn cơm không ngon.
Đối diện nhà Cô Út nằm trên trục đường Trần Quang Khải – Lý Tự Trọng trước kia là một khu đất bỏ hoang, trước kia nữa thì nó vốn là những dãy nhà của dân, trong một cơn sốt xây cao ốc, siêu thị trong thập niên 90 thì có một tập đoàn địa ốc của Đài Loan liên doanh với Thái lan đã đầu tư vào đây. Sau khi đền bù giải tỏa xong thì đáng lẽ như tuyên truyền là mấy năm sau nơi này sẽ mọc lên một tổ hợp siêu thị hiện đại buôn bán điện máy và văn phòng cho thuê, nhưng trong cơn lốc suy sụp tài chánh của Châu Á trong thập niên 90 thì công trình này bị dừng lại, nghe đâu sau đó mấy chủ đầu tư nước ngoài kia đã bị phá sản. gần chục năm khu đất trống này bi bỏ hoang.
Trước tình hình bức bối về nhà ở của người dân thành phố, nhất là một số nhà dân bị giải tỏa trong các chương trình xây dựng nơi này nơi kia… sau khi thương lượng, cuối cùng thành phố đã lấy lại khu đất này để xây dựng thành chung cư nhà tập thể cao tầng cho người dân ở. Tuy mục đích ban đầu là xây để dành cho các hộ dân bị giải tỏa phục vụ công trình công cộng các nơi, nhưng thật ra nhiều nhà đã bị bán “non” trên giấy tay ngay từ khi công trình xây dựng chưa khởi công. Cho nên bây giờ thì khó có thể biết gồm những thành phần nào ở khu nhà này.
Khi những tòa nhà hình hộp mấy lô A … D gì đó xuất hiện thì người tứ xứ ồ ạt đổ về, đủ thành phần, đủ tiếng nói quê miền, nhiều vô thiên lủng. Thế là bổng nhiên căn nhà của Cô Út thành ra từ bên này đường đối chiếu thẳng với khu chung cư này. Ưu thế nhà mặt tiện rộng rất tiện cho buôn bán nên làm giá trị của nó tăng vọt đến không ngờ, không ngày nào không có mối lái đến gạ gẫm xin mua, xin thuê làm Cô Út cứ lắc đầu đến chóng mặt. Cuối cùng cô phải cho kẻ một tấm bảng lớn treo ngay trên tường trước cửa nhà “Không bán, cho thuê, xin miễn hỏi” thì mới yên. Còn bên công ty mắt kính Sài Gòn thấy vậy cũng lập tức đề nghị xin được kéo dài hộp đồng thuê và tăng tiền nhà, sau khi hỏi ý kiến ba của Hoàng Yến, Cô Út đồng ý, dù sao cũng chỗ quen biết đã lâu với lại cô đâu cần nhiều tiền. Hai cô cháu sống đã vừa đủ rồi, nay lại mở thêm cửa hàng tạp hóa nữa thì cuộc sống không thiếu.
Cửa hàng mở ra, cô thêm việc, có niềm vui là chính chứ thu nhập không quan trọng nhưng mà nhiều lúc cũng làm cho cô bận như có con mọn. Người ra vô mua bán hỏi cái này cái kia không ngớt làm cho Yến và Châu đang ở trong nhà học bài nhiều lúc phải chạy ra phụ cô bán hàng. Cô Út thấy áy náy quá, tiền không đến nỗi quá cần, vì chuyện buôn bán này mà để hai đứa cháu học hành không được thì … Và cô quyết định đóng cửa nghỉ bán. Châu và Yến can quá vì biết nếu đóng cửa hàng tạp hóa thì cô lại sống trong quanh quẩn một mình buồn lại sinh bệnh tật.Sau mấy ngày cô cháu thảo luận đi đến quyết định là thu hẹp mặt hàng bán lại cho bớt khách và tìm thuê thêm người bán hàng phụ giúp Cô Út.
- Út nói con nghe – Nựng má đứa cháu yêu, Cô Út nói – Nội tiền thuê nhà này đã quá đủ cho cô cháu mình sống rồi. làm chuyện bao đồng này Út sợ ảnh hửơng đến chuyện học hành của tụi con.
- Con biết “gồi” Út à- Yến trả lời – Nhưng mà có chuyện mua bán qua lại như vậy cũng vui chứ Út.
Thế rồi có người quen bảo lãnh dẫn đến một con bé quê ngòai Trung, mặt mày khá sáng sủa, ăn nói lễ phép lắm. Gia đình thuộc thành phần đàng hoàng, chỉ tội nghèo nên phải bỏ quê vào thành phố kiếm sống. nay giới thiệu đến cho Cô Út và Yến xem mặt, nếu được thì cho nó vào phụ bán hàng và giúp việc nhà luôn. Nói chuyện sơ qua một lần thì cả hai cô cháu đều ưng ý, với Yến thì Cô Út chịu mới là quan trọng, bởi trước kia cô cũng đã từng đuổi mấy người giúp việc rồi.
Tiếng la oang óac của cô Lý vọng từ bên này sang bên kia đường làm cho Yến đang học bài cũng nghe rõ. Đã quá quen cảnh nhốn nháo ồn ào nhà cô Lý, Yến lắc đầu cười, tiếp tục làm bài. Nhưng sao tiếng gào la cứ một lúc một to, rồi lại nghèn nghẹn, có lúc im bặt, làm Yến hoảng. hay là có chuyện gì? Cô bé bỏ sách vở, chạy sang và đứng trước khuôn cửa, phì cười.
- Này … này … cho chết … này ….
Cứ cây chổi quét nhà ông chồng bé tí phết lia lịa lên lưng vợ và người đàn bà cứ nảy lưng lên hứng chịu và luôn miệng rên rỉ… ối giời ơi… nó đánh tôi … nó đánh tôi… cả thân hình to lớn đồ sộ của cô Lý nằm phủ phục lên chiếc ghế nệm, đầu chúi xuống chịu trận, trong khi gã đàn ông bé nhỏ thoi loi chạy quanh vừa đấm, vừa đá trên tấm lưng của vợ. Nhìn thật khôi hài, lũ con ngồi ngoài cửa vẫn thản nhiên chí chóe tranh cải nhau chuyện gì đó, chúng quen rồi.
Chồng cô Lý là gã đàn ông người teo quắt, nặng có lẽ chưa đến 45kg và cao chưa đầy mét rưỡi, trong khi bà vợ cao to mập mạp hơn rất nhiều. Ông ta vốn làm nghề đạp xích lô và suốt ngày say sưa, bà con quanh đây chưa một ngày thấy ông ta tỉnh táo bao giờ. Tướng bé thế nhưng khỏe khiếp, cô Năm bán dừa đầu ngõ có lần cười ré lên khi thấy gã đạp xe qua, nói oang oang, cả bầy con chứ có ít đâu.
Đánh chán, gã đàn ông gục luôn xuống ghế, say ngủ gáy ồ ồ.
cô Lý bế xốc chồng như bế đứa con đặt lên giường ngay ngắn, sau đó ra ngoài cửa ngồi, trật lưng lộ rõ mấy vết roi và quát đứa con lớn xoa dầu phụ mẹ.
Cô thì to lớn khỏe mạnh thế này … còn chú ấy thì … hiểu ánh mắt của Yến nhìn mình muốn nói gì, cô giải thích.
- Dù sao mình là vợ thì nên vậy cháu ạ.
- Đâu có được.
- Mới lại, kê, đánh cho vui ấy mà…. Ăn thua gì với cô.
- Cho vui, Yến le lưỡi khi nhìn những vết roi hằn trên người cô, giả như Yến thì sao nhỉ, thế mà cô nói là chẳng ăn thua gì.
Xỏa tóc, nằm luôn xuống bệ cửa, người đàn bà liếc nhìn khuôn mặt ngệch ra của đứa cháu gái. cô Lý cười.
- Cháu còn nhỏ, chưa có chồng nên chưa biết. Đàn ông sợ nhất là bị coi thường, bị cho là hèn hạ… chạm tự ái ngay. Thằng đàn ông nào cũng vậy và … - Cô thoáng liếc nhìn vào trong nhà rồi nói tiếp – Lâu lâu cũng phải chứng tỏ ta đây là thế này thế kia… là đàn ông chứ. Mình là phận đàn bà đôi lúc nhường nhịn một chút cũng chẳng thiệt đi đâu, cháu ạ.
- Mới lại… Cô nhe răng cười, - Ghen ấy mà
Ghen, gã ấy mà cũng bíêt ghen, cô bé nửa tin nửa ngờ nhìn cô Lý và lắc đầu bởi chẳng hiểu cô muốn nói gì và cô cũng không nói nữa. Lũ trẻ lau nhau dọn cơm, cô bé về.
Khi nghe Yến kể lại, Cô Út ngồi tư lự rất lâu, không hiểu cô nghĩ gì.
- Lại thế nữa rồi.
Tiếng của Cô Út nhẹ bẫng như làn gió thoảng qua kéo theo hơi thở dài não nuột, chắc cô đang xót ruột cho cô Lý đây. Yến thầm nghĩ, lát nữa thế nào cô Lý lại chẳng qua bên này gặp Cô Út để rên rỉ, than vãn và sau đó cởi áo lộ tấm lưng trần đầy vét lằn nằm ra giường để Cô Út xức dầu. Lần nào mà chả thế, Cô Út vừa làm vừa xuýt xoa trước những vết hằn đỏ trên lưng cô Lý. Họ cứ rủ rỉ trò chuyện mãi, có nhiều lúc cô Lý ngủ quên trên giường luôn. Cô Út lại sẽ sẽ kéo cái quạt để gió lùa dưới cô Lý rồi bỏ ra nngoài quầy, chốc chốc cô lại chạy sang chỉnh sửa chăn chiếu gì đó để cô Lý ngủ yên giấc. Những hành động của cô đúng là của điều dưỡng viên, thật là nhẹ nhàng, cô bé thầm nghĩ, Cô Út của mình tình cảm thật.
- Tại sao cô lại chấp nhận chịu đựng như vậy? Có lần Cô Út giận dự hỏi khi thấy lần ấy người cô Lý đầy vết thâm tím.
- Thật ra cũng là người tốt chị ạ.
- Tốt?
- Sau khi đi thanh niên xung phong về thì em trở thành kẻ lở thì - cô Lý kể - Nó… - Cô thường gọi chồng mình như vậy – vốn gọi em bằng cô vì là con trai của một chị bạn lớn tuổi hơn em. Học hết cấp 3 thi đại học trượt, nhà nghèo, quanh quẩn làm thuê vớ vẩn, thường hay qua nhà em chơi… rồi … - Cô thở dài sườn sượt – Chuyện chẳng hay ho gì nhưng mà em chấp nhận, ít nhất cũng phải có một người đàn ông cho mình chứ.
- Tôi không hiểu - Cô Út nhún vai.
- Cả làng chê cười, đi đâu người ta cũng chỉ trỏ bàn tán. Em xâu hổ không dám ra ngoài thế nhưng nó thì khác, hãnh diện với mọi người vì có em và hùng hổ đánh nhau với bất kỳ người đàn ông nào bỗ bả nói xấu em.
Chuyện là vậy. Chỉ có mấy mâm cơm nhỏ ra mắt họ hàng. Sau khi đẻ đứa thứ nhất thì bọn em bỏ làng đi luôn. Chẳng sống nổi với sự dòm ngó dè bỉu của làng, khó lắm chị ạ.
- Rồi sao bay giờ lại như vậy?
- Chị thấy đấy, dù sao cũng mang tiếng là đàn ông mà cuộc sống thì nghèo khó, con cái đông. … uất nên nay nó mới vậy. Chấp làm gì.
- Tôi như cô thì bỏ quách.
- Đâu có đưỡc chị - cô Lý lắc đầu – Nhà không đàn ông như thiếu đi cái nóc. Con em cần có cha chứ, với lại nó chỉ thế thôi, nhậu say thì đấm đá vợ con cho vui chứ tỉnh cũng biết chí thú làm ăn. Người thì như thế mà ham làm, ham chở lắm, nhiều bữa về nhà cứ rạc người bưng bát cơm ăn còn không nổi, thương quá đi mất- cô Lý khỏe rồi chợt hạ giọng thì thầm như nói với chính mình – Nhiều lúc thương chồng cũng như con mình ấy chị ạ.
Cô Út hoàn toàn chịu thua và từ đấykhông bao giờ cô bàn về chuyện chồng con của của cô Lý nữa.
- Bà … Cô Út ơi … ơi….
Có tiếng trẻ con ngọng nghiụ lớt chớy kêu bên ngoài, trước khi Cô Út kịp ngồi dậy thì từ bên trong phòng mình, Yến phóng ra thật nhanh.
Thằng bé tròn trùng trục, đen thui như củ khoai lang hầm, đứng chưa đến mặt nắp tủ kính mặt hàng, theo sau nó lại là một thằng bé khác, thấp nhỉnh đến ngang tai cũng trần trùng trục, mập đen như thằng anh và một tay đang nắm giữ sợi day thun quần bởi sợ tuột. Cả hai đứa đang thi nhau ngóac miệng gào … Bà Cô Út … ơi.
Hoàng Yến trợn mắt.
- Kêu gì?
Thấy Yến, hai đứa bé câm bặt, khép nép dựa sát vào một góc tủ, nhìn mặt rất tội. Thật tức cười nhưng Yến vẫn làm ra vẻ giận dự, hất hàm.
- Ê… tao biểu… ai cho phép tụi mày vậy hả?
- Em... thằng lớn lí nhí.
- Khoai một, Khoai hai!
- Dạ?
- Chị Yến cấm kêu vậy nghe chưa.
- Dạ.
Hoàng Yến phá lên cười khi thấy hai củ khoan vòng tay ngoai ngoãn thưa. Cô bé kéo thằng Khoai hai lại gần, hôn lên gò má phúng phín của nó, nhăn mặt kêu.
- Xời ơi, chưa tắm à.
- Em tắm rồi.
- Sao người hôi rình vậy.
- Em tắm hôm qua, mẹ tắm.
Thằng bé toét miệng cười phô hàm răng sún rất ngộ.
Đây là những đứa con của cô Lý, xâm xấp như nhau, giống nhau, đứa nào cũng tròn như củ khoang lang hầm, mới nhìn rất khó phân biệtnên Yến đếm đầu gọi là khoai một, khoai hai, khoai ba, khoai bốn … cho dễ nhớ.
Thỉnh thoảng chúng nó vẫn rồng rắn kéo nhau qua nhà Yến chơi, nhưng cũng chỉ những khi có Yến ở nhà chứ không dám đến khi có mình Cô Út, bởi tính cô thích yên tĩnh. Bọn trẻ rất khoái Hoàng Yến bởi lần nào cô bé cũng có quà cho chúng, nhưng mỗi khi gặp Cô Út là bọn trẻ đều gọi là bà Cô Út mà Yến thì rất ghét kêu như vậy, nghe nó kỳ kỳ nhưng mà cấm hoài không được, mươi bữa đâu lại vào đấy, cứ thế.
Thỉnh thoảng lủ trẻ chạy qua cửa hàng của Cô Út mua đồ cho mẹ nó mà Yến biết rằng mua mười chưa trả một nhưng do biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình ấy nên Cô Út lờ đi không đòi. Và cũng lâu lâu cô Lý lại qua bên nhà gặp Cô Út, nói ngượng ngiụ.
- Chị cho em trả một chút… còn lại thì… còn lại thì….
Cô Lý cũng gần năm mươi tuổi và có vẻ lớn tuổi hơn Cô Út, thế nhưng lúc nào cũng thưa chị xưng em với Cô Út ngọt xớt.
Cô Út cầm nắm tiền nhàu nát của cô Lý đưa, cười không nói gì và cũng không đếm mà bỏ luôn vào ngăn tủ.
- Thôi được … không sao… lúc nào cô có trả cũng được mà.
Cũng là người khí khái, không muốn mang tiếng lợi dụng người khác bởi có lần Cô Út không lấy tiền và cô Lý đã không cho mấy đứa con sang bên nhà mua hàng đến mấy tháng trời. Vì thế Cô Út vẫn bán hàng cho cô Lý, nhưng giảm giá tối đa, nhiều lúc gọi là lấy tượng trưng, nhưng thà là như thế thì cô Lý cảm thấy bớt áy náy hơn. Kể cũng tội.
Gia đình đông con, chồng cô làm nghề đạp xích lô, còn cô thì làm đủ thứ nghề. Nghề đầu tiên khi vào thành phố này là làm công nhân cơ khí của nhà máy Z30D Bộ quốc phòng và căn nhà tập thể mà cô có được là nhờ đồng đội cũ can thiệp xin cho. Sau này đông con, lương không đủ sống, cô xin nghỉ để lãnh một cục tiền rồi từ đó chuyển sang buôn bán, thôi thì khôn gbiết cô làm những nghề gì nữa, ai kêu gì làm nấy. Đã thế lại đông con, đẻ dày, cả một lủ lau nhau sàn sàn, tất cả là gánh nặng chồng chất lên đôi vai của người đàn bà quê Thái Bình này. Thế nhưng nhiều lúc Yến vẫn thấy cô cũng rất vô tư, vẫn cười hồn nhiên được, thỉnh thoảng còn hát nghêu ngao những bài hát của thời cô còn đi thanh niên xung phong một cách say sưa, thỉnh thoảng còn rơm rớm nước mắt kể cho Yến nghe những kỷ niệm của thời đánh Mỹ, mỗi khi cô gặp đồng đội xưa đến thăm hoặc đi dự lễ thành lập Quân đội nhân dân 22-12 hằng năm do phường và quận tổ chức. Những mối tình, những nụ hôn vội vàng xem lẫn tiếng bom rơi đạn nổ và những nổi khát khao rất đàn bà hằn sâu trong tâm khảm để gần ba mươi năm sau mà cô vẫn không bao giờ quên nỗi.
Mỗi khi nhớ chuyện xưa, thì cô Lý lại khóc. Yến thấy thương quá.