Lãn Ông

Chương 4

1.

khi đã vượt qua cửa Vũ Quân, Lê Hữu Trác ngắm nhìn toàn cảnh công trình với tường dày bao quanh, được bảo vệ vững chắc bằng nhiều hào sâu và những tháp canh tua tủa súng. Hình như toàn bộ sức mạnh bao quanh này là sư.lao dịch khổ sai của nhân dân trong nhiều thế kỷ mới có, nó gợi lên trong ông tính bướng bỉnh bản năng của mình, như con gấu già trên non cao thù địch với những công trình quân sự của con người. Người ta sẽ thỉnh cầu những lời khuyên bảo của ông, ông sẽ phải đáp lại nhưng cần hết sức tránh việc can thiệp cá nhân mình vào. Cứ mặc cho họ chấp nhận hoặc bác bỏ sự chẩn đoán, đồng ý hay phản bác những đơn thuốc của ông, miễn sao ít phiền phức nhất.

Đó là những suy nghĩ của ông trong khi viên tới đoàn mang theo mệnh lệnh triều đình và  giấy thông hành đang thực hiện những cuộc thương lượng nghiêm túc với lính các trạm gác.

Qua nhiều cuộc kiểm tra bất tận và những cuộc bàn cãi khá lâu, sau cùng cho rằng không còn gì để tìm hiểu về  vị danh y cùng đoàn tuỳ tùng từ trấn Nghệ An ra, họ đồng ý cho đoàn vào thành nội.

Thấy vậy, Soạn nói với Sứ:

- Anh ơi, những chuyện vô vị đó ít nhất cũng bằng thời gian thổi ba nồi cơm! Đúng không?

Bằng khoé mắt, Sứ ra hiệu cho Soạn im đi.

Một khi họ đã đi ra xa, Tống Thuần thưa với thầy:

Đó là bọn "kiêu binh", biệt danh của số lính tráng táo tợn ở đây! Người ta ghét chúng tận xương tuỷ.

Lê Hữu Trác chắc còn nhớ mãi chuyện này về sau. Lúc này, ông đang trong niềm xúc động lớn được gặp lại khu học đường thời trai trẻ. Trong cảnh mờ mờ quen thuốc, bao nhiêu cung điện, đền thờ và chùa chiền mới xây dựng minh chứng cho sự nghiệt ngã của thời gian. Ba mươi năm trôi qua, thời gian đã biến ông từ một sinh đồ thuở trước thành một ông già như hiện nay.

Những cửa tiệm, hiệu sách, quán hàng, bầy ngựa xe náo nhiệt trên đường. Làn sóng qua lại của khách bộ hành mà phần lớn là những toán sinh đồ. Lác đác một vài  bảng hiệu viết nguệch ngoạc dựng ở ven đường. Lê Hữu Trác thấy không khí trên các đường phố không còn hơi hướm như thuở ông còn sống ở đây.

Đoàn người đi qua Văn Miếu nằm khuất sau rặng xoài cổ thụ và men theo bức tường dài bao quanh nhà Thái Học đang bị hư hỏng nặng. ThỜI ông còn trẻ, nhà Thái Học dưới sự cai quản của một vị Đại học giả toả sáng rạng rỡ khắp đất nước. Ông nhớ lại khoá học của Sinh đồ tam trường dưới sự giáo huấn của các bậc thầy tài giỏi nhất, cương trực nhất, thanh liêm nhất nước Đại Việt mà ông đã được thọ giáo. Ông  còn nhớ cảnh náo nhiệt trước đây qua các kỳ thi ở kinh đô, nhớ đến từng nhóm nho sĩ chen lấn nhau tham dự các cuộc bình thơ ngồi đầy trên các thuyền giữa hồ Văn vì thiếu chỗ...Ông thốt ra tiếng thở dài: Ôi, đô thành xưa nay còn lại gì?

Tống Thuần thưa:

Kinh đô chúng ta đã thay đổi khá nhiều.

Trước sự biến đổi kinh khủng như vậy, kẻ già miền núi như tôi tự thấy rất xấu hổ và thẹn thùng. Các bạn là người ở kinh đô, vậy cớ sao lại để nhà Thái Học hư hỏng nặng thế? Phải chăng ở đây người ta không dạy học nữa?

Tống Thuần đi sát cạnh bên cáng trả lời để chỉ có thầy nghe được rõ:

Chắc thầy đã nghe được tiếng vang đến tận nơi ẩn cư Hương Sơn về những cuộc khởi nghĩa nông dân ở ngoài này. Để trấn áp dân chúng hoặc để đánh thắng chúa Nguyễn ở đàng Trong và đề phòng kẻ thù mới xuất hiện ở vùng giữa là ba anh em nhà Tây Sơn, các chúa ngoài này phải tăng cường những hoạt động quân sự khác thường. Việc giáo dực tỏ ra ngày càng chểnh mảng, những gian nhà học không được tu sửa và cuối cùng bị đổ nát hoang tàn. Đã mười lăm năm, từ khi có những cuộc biến động, các bộ vòm lớn che chở các tấm bia ở Văn Miếu cũng bị đập phá  bởi những tên phá hoại. Tuy việc học vẫn được tiếp nối nhưng với mục đích hoàn toàn thực dụng, không còn chút nào liên quan với những nguyên lý của Đư;c Thánh Khổng.

Vị danh y im lặng, sự xúc động nảy sinh từ những gì vừa tìm lại được thời trai trẻ của ông bị chùng xuống và cùng với nó, ông không còn muốn dạo thêm qua các phố phường để mơ về quá khứ. Con người và vạn vật đều như bèo  bọt phù vân...

Viên trưởng đoàn hộ tống đến báo với ông để tìm chỗ nghỉ, một cách máy móc ông ra hiệu cho đoàn dừng lại trước qúan mà Tống Thuần và Sứ đã chọn. Trên bức tường toà nhà này có một dòng chữ bí ẩn kích thích tính tò mò của ông. Mặc dù đã bị tẩy xoá rất mạnh, người ta vẫn có thể đọc được dòng chữ "Trưng dụng cho Đức Đông cung".

Theo thói quen sinh hoạt ở kinh đô, chiếc quán này được xây dựng sâu vào  bên trong giống như phần lớn các cửa hiệu và nhà ở nhìn ra đường bằng một mặt tiền nhỏ hẹp. Mỗi quán có một phòng ngoài để tiếp khách, một gian giữa để khách bộ hành ăn uống còn những phòng ngủ của khách lưu trú nằm phía sau.

Ông chủ quán vội vàng chạy đến mời vị danh y có đoàn hộ tống vào gian phòng lịch sự nhất được nối liền với các phòng trước qua dãy hành lang. Sân sau đầy cây cảnh trang trí trong chậu sứ, nhiều chùm phong lan trên các cột và cả hòn non bộ trong bể nước.

Khi nhìn thấy những chiếc bình bị đập vỡ quanh chỉếc bể cạn trơ trụi, Soạn lẩm nhẩm "Có lẽ đã có những cuộc ẩu đả xảy ra ở đây". Nhưng ông chủ và các thầy thuôc trẻ không ai nói một lời, chú đành gác lại những gì muốn hỏi. Theo chú thì đây là một đô thành rộng lớn, là một nơi kỳ lạ và hấp dẫn. Dân chúng luôn giữ một thái độ bề  trên rằng họ là dân kinh kỳ. Mà ở đâu người ta nhốt bầy voi? Người ta nói chúa Trịnh có đến hơn năm trăm con voi trận! Chắc là các anh Sứ và Tống Thuần biết rõ điều đó.

Chú lục lọi chiếc rương vừa đem tới để tìm bộ trang phục của cụ chuẩn bị cho lễ tiếp kiến. Qua mấy lớp trang phục, chú lấy ra chiếc áo thụng xanh, mấy chiếc quần sa tanh và chiếc mũ rộng bọc kỹ trong một vuông vải rồi rất muốn hỏi chuyện các thầy thuốc trẻ. "Thằng nhỏ, hãy cẩn thận! Mày vày vò các thứ trong khi tao hết sức chăm chú sắp xếp đó". Lời nói giận dữ của bà Tuyết làm chú ta quay lại: chỉ có chiếc phòng trống không! Trong lúc này, ở gian ngoài ông chủ cùng các học trò đang uống trà Tàu do chủ quán mang tới. Ừ, đã lâu rồi chú không được nghe tiếng nói của bà, thì đây! Đơn giản thôi, lão quan hộ tống giả danh kia đã làm chú quên đi những lời nói này. Chú không thể không nuôi hy vọng một ngày nào đó gặp lại lão ta. Quỳ gối trên tấm phản, chú cố gắng trải dài  chiếc áo thụng và quần của cụ rồi không còn việc gì làm nữa, chú nằm dài ra giữa nền nhà thoải mái mơ màng những cuộc tái ngộ sau này.

Đến giờ mão, với lời hứa sẽ gặp mặt tất cả các môn đệ ở đây, vị y sư tôn kính từ giã Sứ và Tống Thuần, sau đó được dẫn tới tư dinh quan Chánh đường.

Từ khi rời đất Nghệ An, nỗi lo âu trĩu nặng làm cho ông héo hon khúc ruột thì giờ đây thay vào đó là sự nôn nóng làm sao hoàn thành nhiệm vụ của người thầy thuốc. Vậy là ông sắp đạt được mục đích cuối cùng của cuộc hành trình này: Quận Huy – quan Chánh đường sẽ đưa ông vào yết kiến Đông cung Thế tử và từ nay về sau dù có xảy ra bất cứ điều gì ông cũng sẽ phải đương đầu. Sau khi nghe Sứ và Tống Thuần kể chuyện thì ông không còn nghi ngờ gì nữa, ông đại thần rất mực lịch sự không phải là con tốt. Ông này nắm trong tay mình những con bài tốt nhất: ông là người điều khiển mọi việc. Người ta cũng nói rằng ông là cố vấn đặc biệt của bà Đặng Thị Huệ, ái phi chính thức của Chúa và thân mẫu của Đông cung Thế tử nhỏ tuổi. Cả hai người liên kết với nhau tổ chức ra đám quân đặc nhiệm để trục lợi cho mình, làm rối loạn quyền lực mà Chúa Trịnh Sâm đau ốm đã để lại. Sau những cuộc điều tra, ban đêm bọn lính gác các phủ liêu phái lính tráng đi cướp phá các tư gia. Lo sợ bị kết tội chứa chấp những vật tặng dành cho Chúa, các nhà giàu trong thành phố đập tan hòn non bộ, phá huỷ cây cảnh, tống vỡ những đồ sứ cổ. "Thế là tôi đành chấm dứt thú vui chơi cây cảnh bốn mùa", viên chủ quán đã than phiền như vậy.

Đoàn đi qua cửa điện Khánh Thuỵ và gác Quang Minh. Trông thấy nhiều người đang đẩy xe trên đường, vị lương y tự hỏi đã có bao nhiêu người đi khỏi kinh đô trước những biến loạn triền miên. Theo Tống Thuần và Sứ cho hay thì thật ra có rất nhiều. Lúc này lòng biết ơn của ông hướng về các môn đệ trẻ tuổi đã vô tình đem lại cho ông một cơ sở hy vọng.

Đoàn hộ tống đi vào Nam Môn còn gọi là cửa Đại Thịnh nơi mà trước đây các ngài đại quan tổ tiên ông đã vượt qua trên những thớt voi đến bệ kiến nhà Vua trong Hoàng thành triều Lê. Sau đó đoàn rẽ về hướng Đại Hồ rồi đi xa thêm quãng một lý, họ dừng lại trước dinh thự quan Chánh đường.

Viên quan hộ tống đã có mặt với đôi mắt ranh mãnh dò xét, ông chăm chú quan sát  trước khi đưa vị y sư vượt qua nhiều vọng gác quan trọng bên chiếc vòm cửa khá rộng mà bầy voi có thể đi lại.

Thưa y sư tôn kính, vào giờ này quan Chánh đường vẫn chưa ra khỏi tư dinh, người tôi tớ hèn mọn này không dám quấy rầy ngài. Nhưng dứt khoát là cụ Lớn thế nào cũng sẽ đi qua đây để đến dự cuộc bệ kiến, cụ đừng sợ lỡ dịp gặp ngài.

Rồi ông lấy tay chỉ chiếc kiệu lớn đặt ở giữa sân rộng lát đá cẩm thạch có nhiều tôi tớ hầu hạ và lính khiêng kiệu bao quanh, người nắm các nghi trượng, kẻ cầm những bó đuốc.

Đến lúc này, Lê Hữu Trác không còn thì giờ ngạc nhiên trước sự ứng khẩu lạ lùng của một vị đường quan nổi tiếng hình thức. trước sự xuất hiện của ngài đại thần, bọn tôi tớ đứng theo hàng ngũ chỉnh tề, từ trên những bậc cấp, lệnh của quan Chánh đường được truyền đi từ miệng này sang miệng khác chuyển những lời chào hỏi thường lệ gửi người mới đến và mời đến gần mình.

Quan Chánh đường bước xuống đến gặp vị lương y. Ngài hiện ra vô cùng sang trọng so với trước đây khi còn làm Thự ấn tỉnh Nghệ An. Trước đây, vóc dáng ngài hơi mảnh khảnh thì nay bộ ngực và đôi vai lại khá mập mạp, dáng vẻ oai vệ. Nhìn ngài trong bộ đại phục lộng lẫy, khuôn mặt đầy vẻ hào hoa và đường bệ, không ai có thể phủ nhận rằng ngài đang trong thời kỳ sung mãn và tràn đầy vinh quang của sự thành đạt.

Vậy cụ đến kinh đô lúc nào? Cụ đi khỏi Nghệ An ngày nào?

Tất cả bỉêu lộ sự ân cần và lòng mến mộ đặc biệt của ngài luôn gắn liền với nụ cười nồng nhiệt.

Lê Hữu Trác bỗng tự thấy phải trả lời quan Chánh đường với giọng vui vẻ của một người rất sung sướng  được Đức Vua – mà đây là Chúa Trịnh – biết đến. Tuy vậy, không tin chắc lắm vào khả năng diễn xuất của mình, ông cố tạo ra cho mình một khuôn mặt phù hợp. Dù sao đi nữa ông là hình ảnh của một vị thầy thuốc cao niên nghiêm cẩn, thẳng thắn và biết phục tùng.

Thưa y sư tôn kính, tối nay Chúa thượng sẽ được tâu lên là cụ đã đến. Xin cụ sẵn sàng cho.

Trước nỗi vui mừng hiện rõ của quan Chánh đường vị y sư cảm thấy nỗi ghê tởm cuộn lên trong ruột mình. Sau đó, dưới ánh sáng bập bùng của nhiều ngọn đuốc, quan Chánh đường lên kiệu vào chầu Chúa Thượng.

Chúng ta hãy mau ra khỏi nơi này!

Viên quan hộ tống ra hiệu cho đám lính hầu để bọn họ đừng quên đóng lại ngay những cánh cửa nặng trịch của vòm cổng lớn.

Sau khi đã đưa ông về quán trọ, ông này nói:

Thưa y sư tôn kính, sáng mai hạ quan lại có nhiệm vụ đưa cụ đến nơi ở được cấp ở gần dinh ngài Quận chúa. Xin cụ sẵn sàng cho.

Sau đó người phục vụ năng nổ về thu xếp chỗ ở cho số lính của đoàn trước khi trả họ về Nghệ An vào ngày mai.

2.

Toà Trung Kiên mà vị danh y được sử dụng trong thời gian lưu lại kinh đô được xây dựng bên trong tường thành của phủ liêu quan Chánh đường. Nơi đây thực ra là sở hữu của một người  bà con gần của ông ta đang đi công cán ở các trấn. Còn về việc tiếp đón và ăn ở của vị y sư, quan Chánh đường không ngần ngại giao cho người con trai trưởng. Đó cũng là một bằng chứng về phép lịch sự tao nhã của ông ta. Lê Hữu Trác nhận ra điều này và run sợ. Rõ ràng người ta không thể chọn được ai là sứ giả tuyệt vời hơn chàng thanh niên đẹp trai si mê thi phú này. Ngay từ đầu chàng đã tỏ lòng ái mộ và kính trọng vị y sư với tính giản dị đáng mến.

Thưa y sư tôn kính, từ rất lâu cháu được nghe phụ thân nói về cụ như một đại danh y của thời đại chúng ta và cháu nuôi hy vọng được gặp, hôm nay cháu đã được diễm phúc hiếm có được hầu chuyện cụ.

Tuy vậy, mặc cho sự đón tiếp rất ân cần, mặc cho vẻ đẹp của toà nhà yên tĩnh nhiều tiện nghi, cũng mặc cho muôn ngàn yêu chiều của vị gia chủ, vị Quận hầu trẻ tuổi, tất cả những điều đó không thể nào che giấu được sự phiền phức của việc ăn ở nơi này. Sự kiểm soát nghiêm nhặt của lính gác nơi cửa ra vào gây khó khăn cho những cuộc thăm viếng của bà con, bằng hữu và học trò. Ở đây không thể nào làm nghề thuốc được. Và rồi cuộc sống ở kinh đô, nhất là trong các cung điện kia càng rất tốn kém vì đang thời gạo châu củi quế. Để không bị phụ thuộc vào quan Chánh đường và đám tôi tớ về việc ăn ở, ông dứt khoát quyết định làm việc và tìm ngay một nơi ở bên ngoài khi hoàn cảnh cho phép.

Vị Quận hầu  trẻ tuổi cầm tay dẫn ông đi và mời ông vào các gian phòng bên trong. Từ mối tình giao hảo vừa nảy sinh với con người trẻ tuổi đáng mến, ông nghĩ rằng nếu có hoàn cảnh thuận lợi thì Quận hầu chắc chắn sẽ trở thành quý nhân phù trợ như người ta vẫn nói.

Sau cuộc nói chuyện không ra đầu ra đuôi, họ chia tay nhau lúc chạng vạng tối:

Kính thưa cụ, phụ thân cháu có bảo cháu nhắc lại với cụ là nên thường xuyên chờ đợi các cuộc triệu tập khẩn cấp. Xin cụ cứ luôn sẵn sàng cho!

Nghe vậy, ông đã suýt trả lời "Làm sao tôi có thể quên đi tấm thân cá chậu chim lồng của tôi được?" Nhưng sắc mặt vị Quận hầu  trẻ tuổi làm ông tự kiềm chế. Rõ ràng là vị quý tộc đầy lòng nhân ái này không thể hiểu hết nỗi thăng trầm nơi cõi trần ai bụi bặm này.

Một lát sau, Tống Thuần hớt hơ hớt hải đến báo tin:

Thưa thầy, hơn mươi người chúng con đã chờ đợi rất lâu để được phép vào vái chào thầy nhưng cuối cùng chỉ có con may mắn được lọt vào thôi – con mắt giận dữ ban đầu đã trở nên đằm thắm hơn – dù khó lọt vào nhưng thưa thầy, bù lại, xem ra toà nhà này lại có đầy đủ tiện nghi.

Lê Hữu Trác mời người học trò ngồi và nói nhẹ nhàng:

Dù thế, nhưng như anh biết, tôi không tính chuyện ở lâu tại nơi này.

Thưa thầy, thầy vừa mới đến mà đã vội nghĩ ngay đến việc trở về Hương Sơn sao?

Trong khi chờ đợi ngày về, tôi muốn tìm một chỗ ở bên ngoài phủ chúa mong được  chút yên tĩnh đón tiếp bà con, bạn bè và tự túc về những nhu cầu sinh hoạt nhờ việc hành nghề tự do của mình.

Tống Thuần thưa lại:

Thưa thầy, tin này sẽ làm vui lòng các học trò đến đây khá đông để chúc mừng thầy nhưng tiếc thay lại về không – và không thể nín được anh nói tiếp – Nhưng liệu có được không? Chẳng phải thầy đến Thăng Long chỉ vì một cậu bé ốm đau duy nhất và nổi tiếng đó sao?

Trong lúc này anh thầm thì "Thầy đã bị chỉ định ăn ở tại đây và đặt dưới mệnh lệnh của Chúa Trịnh mà đại diện là quan Chánh đường rồi".

Tại sao bắt ta phải chịu đặt mình dưới ách của họ? Người thầy cao niên của các anh không hề thay đổivà hy vọng bằng một sự từ chối kiên quyết sẽ được ăn ở nơi nào  tuỳ thích.

Vừa nói ông vừa mời Tống Thuần uống trà Soạn mang tới.

Rõ ràng, trong đầu vị y sư không phải chỉ lo chữa  bệnh cho một trường hợp duy nhất là vị Thế tử nhỏ tuổi. Cho dù cái đầu của cụ còn hay mất là tuỳ thuộc vào việc đó nhưng chắc chắn vẫn không quý hơn lối sống tự do của con người rừng núi như thầy.Không có gì ngạc nhiên, thầy vẫn luôn là một con người độc đáo.

Tống Thuần nghĩ, trong trường hợp này, tốt hơn là giữ lại những lá thư với những lời  chúc mừng phấn khích trước vinh dự lớn lao và tin tưởng sâu sắc vào học vấn uyên bác làm cho thầy thành công ở đây, nơi mà các thầy lang trong triều đã thất bại. Những lá thư như vậy, trong trường hợp này xem ra bất lợi. Thôi thì cứ để các bạn tự lo lấy vào một dịp khác vậy!

Khi Tống Thuần ra về, có người chạy theo sau lưng kéo vạt áo, đó là chú Soạn:

- Thưa anh cả, em rất muốn xem bầy voi của kinh đô, anh có thể cho em biết chúng ở đâu không?

- Tôi không chắc là chú có thể thấy được những con voi to nhất trong phủ chúa và  bầy ngựa đẹp nhất. Song nếu chú kiên nhẫn chờ được, tôi ẽ đưa chú đến Trại Voi, có người  bà con với tôi làm việc ở đấy,nhân thể chú sẽ xem họ huấn luyện voi.

- Ôi thật à? Vậy cho em được hoá kiếp thành trâu ngựa của anh cả để được sai khiến!

Và Tống Thuần nói giọng đùa vui:

- Chí it cũng phải như vậy chứ! Chú em ạ! Nhưng bây giờ hãy chạy ngay đến với thầy đi.