ngày hai mươi bốn tháng hai, từ sáng sớm, vị y sư được đưa vào triều.
Ông vừa có chút thời gian ăn mặc chỉnh tề khi được đưa lên cáng. Vừa ra khỏi cửa Nam, họ phóng vội theo hướng tư dinh ngài Quận Huy.
Ngài đại thần không cho ông được thoả thích ngắm quang cảnh tuyệt vời trước mặt. Vừa mới thoáng thấy, ngài đã vội đứng lên và với sự nhã nhặn hiếm có, ngài mới ông bước theo.
Bên viên thái giám tháp tùng, vị y sư tranh thủ nhẩm lại mấy câu thơ vừa xuất hiện ở bờ môi và họ bước vào một khu vườn có nhiều đường ngang ngả dọc. trước đây, ông biết rõ từng ngóc ngách của mỗi cung điện vàng son, mỗi tháp canh cao thấp, những khu vườn xum xuê mà nay ông không còn nhận ra được nữa. Ngơ ngác trước bao vẻ tráng lệ huy hoàng – chắc chắn là họ sống rất xa vời với nhân dân – ông thấy mình như chàng ngư phủ lạc chốn Đào nguyên.
Đoàn người đến Cấm thành, nơi được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Từ mấy năm nay Đức Ngài Tối Cao ngự ở đây cách biệt với mọi người. Nơi đây ánh sáng không lọt vào được, chung quanh là những tấm lá chắn bằng thuỷ tinh để chống sức nóng và gió máy.
- Tối hôm qua quan Chánh đường được thông báo là Chúa Trịnh đã cho phép vị lương y trấn Nghệ An được vào hầu mạch Đông cung Thế tử.
Có lệnh từ viên thái giám hộ tống trịnh trọng truyền xuống đám lính hầu đang đứng gác trước Đại cung môn. Nhưng với những chiếc kích ngăn chéo lại, họ không cho con người ăn mặc kỳ quái này đi qua.
Đôi hàm nghiến chặt, viên thái giám hộ tống gằn giọng truyền lệnh:
- Ông đây đã được quan Chánh đường cho triệu vào! Xê ra!
Họ bị buộc phải để người thầy thuốc quê kệch đi vào, dù trong thâm tâm cụ luôn sẵn sàng tháo lui.
Quan Chánh đường không đợi.
Với sự thận trọng và kính cẩn, trước cái nhìn chằm chằm của các thái giám, họ khẩn trương bước nhanh theo quan Chánh đường và đi men theo một hành lang quanh co giữa các khóm cây và bồn nước, các nhà cảnh và vọng lâu, tưởng như không có mở đầu, chẳng có kết thúc. Bất ngờ như có phép lạ, hiện ra một cung điện xa hoa tráng lệ và quan Chánh đường bước vào tự nhiên như từng là chốn ra vào của mình vậy.
Bên trong, ánh sáng mờ mờ sau các bức màn che phủ.
Những gian phòng với nhiều cột lớn trang trí rồng phượng và các nàng tiên nữ nhảy múa, chứa đựng những điều không thể tưởng tượng nổi đối với thế giới người phàm. Phải trải qua nhiều năm tháng mới có thể gom lại bấy nhiêu tài sản quý giá, những sản phẩm nghệ thuật đồ gỗ tinh xảo, các tranh điêu khắc, sành sứ cổ, đồ đồng xưa, các thứ lụa là, đồ mỹ nghệ và nhiều loại đô chơi chưa ai từng biết đến.
Vàng, màu vàng khắp nơi chọc thủng màn tối, hắt ra ánhsáng lấp lánh.
Theo bước chân quan đại thần, Lê Hữu Trác đi qua kho tàng cực kỳ lộng lẫy này mà không dám ngẩng đầu lên. Ông len lén đi bên cạnh những cỗ kiệu của các vua chúa, những binh khí nghi trượng oai vệ, những chiếc trống đồng to lớn và những bộ sưu tập quý giá, mắt nhìn mà không thấy và lén lút với cả chính mình.
Quan Chánh đường vẫn cứ đi...
Trong một gian phòng lộng lẫy đến ngợp người, họ men theo chiếc sập ngự chạm hình quả núi phủ rồng cuốn nạm vàng, chiếc sập khá rộng để che giấu các cuộc vui đùa của Đức Long thánh và khoảng hai mươi bà phu nhân và phi tần của ngài. Một chiêc võng lụa mắc bên trên.
Đây là toà báu vật phủ chúa.
Họ bước qua một cửa nữa và vào trong toà Thuốc, được gọi là phòng Chè, vì ở đây tiếng thuốc bị cấm nói đến do kiêng kỵ. Trong phòng không có một ai.
Viên thái giám hộ tống nói nhỏ:
- Thưa cụ, đây là nơi thường xuyên lui tới của các thầy lang trong triều đình chuyên lo phục vụ Lục cung và Lưỡng viện. Họ đã được báo là có cụ đến.
Lê Hữu Trác đưa mắt nhìn ông ta như muốn hỏi thêm nhưng ông quan viên này chỉ chú tâm truyền đạt những gì thật cần thiết.
- Thưa cụ, hạ quan xin đợi ở đây chờ cụ quay lại.
Ông ta đưa tay mời cụ đi theo quan Chánh đường. Bỗng nhiên, trước mặt quan Chánh đường mở ra một chiếc màn gấm, vị lương y như đi trong một lối đi nhỏ vô cùng tăm tối tưởng chừng vô tận...khi bức màn thứ hai mở ra một hành lang có ngọn đuốc chiếu sáng rồi một hành lang nữa, tiếp đến một cái nữa...và cứ như vậy qua nhiều rèm trướng và ánh sáng. Có bao nhiêu? Lê Hữu Trác không thể nào biết hết được. cuối cùng họ bước ra gian phòng rộng lấp lánh vàng son trong tranh tối tranh sáng.
Ở chính giữa chiếc sập ngự lộng lẫy đồ sộ có một chú bé chừng sáu bảy tuổi mặc áo lụa hồng đang ngồi lặng lẽ đưa mắt nhìn những người mới đến. Không xa, nhiều ngọn đuốc lớn đang cháy trên những chiếc giá đồng.
Thoạt nhìn chỉ thấy một mình Thế tử. Một chiếc long kỷ hoàng gia bọc nệm gấm đặt cạnh chiếc sập ngự. Vị lương y đoán rằng chắc là của Chúa Trịnh, thân phụ của Thế tử vừa ngồi đây lúc nãy và vì không muốn làm ảnh hưởng đến việc khám bệnh nên Chúa đã rút lui vào phía sau chiếc màn sa, cuối gian phòng cạnh các bà phi tần của ngài. Đúng là có nhiều phái nữ đang có mặt nơi đây. Qua tấm màn vải mỏng toả ra mùi phấn son thoảng lên từ những khuôn mặt xinh tươi của các cô gái như có bao làn hương nhẹ toát ra từ một lẵng hoa tươi.
Vương tử nhỏ tuổi mỉm cười nhìn quan Chánh đường đi tới vì đó là một trong số những người quen thuộc. Nhưng lại ngạc nhiên khi thấy ông thầy thuốc đứng khép nép phía sau đang nín thở và chờ lệnh.
Lúc này, với giọng nói vô cảm và những từ ngữ định sẵn, quan Chánh đường ra lệnh cho vị lương y tới gần.
Ngay lúc ấy, phản xạ theo thói quen trước đây, vị lương y quỳ xuống lạy bốn lạy và ngạc nhiên khi nghe giọng nói trẻ con vui vẻ reo lên:
- Người này lạy rất khéo!
Vị vương tử bé nhỏ đã trở thành một đứa trẻ con. Tuy vậy, vẻ nghiêm trang không hoàn toàn rời khỏi đôi mắt rộng và đen đang chăm chú nhìn vị y sư đứng dậy.
Luôn giữ thái độ trung lập lạnh lùng, quan Chánh đường nói:
- Vì cụ đã già và mệt mỏi, cụ được phép ngồi xuống để hầu mạch.
Vị thế tử đột nhiên hỏi quan Chánh đường:
- Hãy cho ta biết tại sao ông ta không đeo tấm thẻ bài của người được giao nhiệm vụ hầu mạch?
Câu nói phát ra đầy quyền lực, rõ ràng chẳng khác gì của một người lớn. Câu nói đó làm cho khuôn mặt vô cùng lịch thiệp của quan Chánh đường nở ra vui vẻ:
- Tâu Thế tử, vì vị y sư tôn kính đây không nằm trong đoàn ngự y triều đình. Cụ đến từ xa để hầu bệnh Thế tử.
Sau câu nói, ông ta cáo lui và sau khi làm động tác kín đáo gợi ra không biết từ đâu nhiều quan nội thị chuyên săn sóc cho cậu bé xuất hiện.
Ngồi bên bờ chiếc sập lộng lẫy gần cậu bé đã được đặt nằm ngửa xuống, tay trái đặt ngang trên một chiếc gối nhỏ, gan bàn tay ngửa lên trời, người thầy thuốc đợi cho tâm trí tĩnh lặng để nhịp thở trở nên thoải mái và đều đặn.
Vào giờ mão này, từ năm đến bảy giờ sáng – thời gian tốt nhất để bắt mạch, điều cốt yếu là ông phải hoàn toàn bình tĩnh, bởi tuỳ theo số nhịp thở đầy đủ và bình thường của ông mới chỉ ra được số mạch đập của bệnh nhân. Ông cố tập trung vào nhịp thở của chính mình, bất chấp nhiều con mắt đang đổ dồn vào ông. Bao cái nhìn mong đợi, nóng lòng sốt ruột, cả hoài nghi và kỳ vọng. Cuối cùng là cái nhìn của Chúa Trịnh giữa vòng vây các bà kiên quyết không cho ông được phép sai lầm.
Ông hỏi quan nội thị đứng gần nhất, giọng thấp xuống:
- Xin cho biết Thế tử được bao nhiêu tuổi?
Cậu bé nhanh nhẹn tự trả lời là đã bảy tuổi với một giọng vui đùa nhưng trịch thượng. Với vị y sư đang cúi mình xuống khám, cậu hướng vào ông bằng đôi đồng tử âm u trong một khuôn mặt bé nhỏ xanh xao song cũng vô cùng tuấn tú.
Hơi thở khó chịu, vị lương y quay mặt đi để tiến hành khám ba làn mạch trên mỗi cổ tay.
Từ mặt trong của mỗi đầu ngón tay, ông ấn mạnh ngón giữa xuống mạch đầu tiên, mạch thốn ở động mạch tả rồi ngón trỏ, tiếp đến là ngón đeo nhẫn và sau nữa là ba ngón cùng một lúc, thoạt đầu ấn nhẹ, sau đó từ từ và sau cùng thật mạnh đến lúc nắm được tất cả những biến đổi, việc này tiến hành trong thời gian chín nhịp thở đều đặn. Ông lặp lại với mạch thứ hai, mạch quan nhưng lần này ông gõ ngón tay xuống động mạch để tìm cảm giác riêng biệt lần lượt từ ngón trỏ rồi ngón giữa và ngón áp út thay cho cảm giác chung của cả ba ngón cùng một lúc. Ông lại làm như vậy với mạch xích, mạch thứ ba và cứ như thế cho mỗi động mạch tả và hữu.
Với nhiều kinh nghiệm, hôm nay một lần nữa ông không nhầm. Trong trạng thái bình thường, độ sâu của một nhịp thở đều đặn tương ứng với bốn nhịp đập của bệnh nhân, nhưng cái nhịp mong manh của sáu mạch ở đây trông tựa như một làn nước trơn lướt và trườn đi, báo hiệu đây là một trường hợp suy yếu rất nghiêm trọng hoặc là sự trống rỗng của khí lực. Tóm lại, bệnh tình của Thế tử đã rất nặng và đe doạ đến tính mạng.
Tiếp theo, vị lương y kiểm tra tỉ mỉ lưỡi, vòm miệng và lỗ tai báo hiệu trạng thái của ngũ tạng là tim, gan, lách, phổi, thận nhằm xác minh sự khảo sát các động mạch vừa rồi.
Lúc bấy giờ, đằng sau bức màn sa vang lên một giọng nói nhỏ như ra lệnh:
- Hãy để cụ xem cả hình trạng nữa!
Viên nội thị đứng cạnh giường truyền lệnh đó cho Thế tử, cậu bé đứng lên rồi cởi bỏ quần áo và ngoan ngoãn để người thầy thuốc khám lưng, bụng và tứ chi.
Dưới ánh sáng bập bùng của đèn đuốc, làn da Thế tử xanh như tàu lá hiện ra tái mét với những đường tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Cậu bé có những bắp thịt mềm nhẽo, bụng căng chướng lên cẳng chân cẳng tay không còn thịt rất mảnh khảnh trông giống như bộ xương gà giò.
Tự chẩn đoán một mình, vị y sư thấy rõ thể trạng của cậu Thế tử lúc này rất nguy kịch. Cái nhìn của ông bắt gặp cái nhìn của cậu bé đang được các nội thị mặc lại áo quần. Thế tử ngắm nhìn người thầy thuốc như đã thầm đoán được ý nghĩ của ông.
Cuộc chẩn bệnh đến đây là kết thúc.
Được quan Chánh đường cho phép cáo lui, vị y sư quỳ lạy Thế tử bốn lần sau đó vừa đi thụt lùi và được một tiểu hoàng môn dẫn đến phòng Chè. Nơi đây đã có viên thái giám tuỳ tùng đang đợi. Lát sau, quan Chánh đường cũng đến gặp, với vẻ lịch thiệp cố hữu, ngài hỏi ngay khi vừa mới gặp vị y sư:
- Cụ nhận thấy mạch Thế tử thế nào? Nếu cụ quyết định bốc thuốc cho Thế tử, tôi xin đề nghị cụ ghi tên các vị thuốc viết thành tờ khải và tự tôi sẽ đệ trình lên Chúa Thượng – (Ông nói thêm ngay) – Hồi còn rất nhỏ, Thế tử đã mắc bệnh chảy máu bên trong, sau đó là bệnh đậu mùa và từ đó chưa bao giờ được bình phục, người luôn gầy yếu. Điều đó chắc chắn là do thể trạng bẩm sinh rằng xấu. Trong vòng một năm nay, thể trạng của Thế tử luôn dao động, có lúc rất nặng, có lúc lại khá lên. Chứng bệnh này đã trở thành kinh niên, phải có những phương thuốc bồi bổ, nhưng nếu cho nhiều thang dược thì nóng rát trong bụng không chịu nổi. Nếu cho nhiều thang âm dược thì càng bí và nặng thêm. Trong trường hợp này, có phải tốt hơn hết là cho những thang phát tán để hạ nhiệt?
Ngay lúc đó quan Chánh đường ra lệnh cho một thầy lang phụ tá chạy đi tìm tất cả những đơn thuốc cuối cùng đưa về đây.
Vị y sư không nói một lời và trầm ngâm suy nghĩ. Ông hiểu rất rõ lời diễn giải vừa rồi của quan Chánh đường. Ông ta đã tự mình tiến cử vị danh y lên Chúa Trịnh chỉ nhằm làm sao cho vị lương y cùng theo một hướng điều trị phù hợp với mình. Đúng là quan Chánh đường đã học nghề thuốc – những người biết Hán tự đều có thể học được – nhưng họ không chuyên sâu và trong các cuộc tranh luận về y thuật, người theo thuyêt công phạt thường thắng thế.
Riêng về vị y sư, chẳng cần đến các đơn thuốc nói trên ông cũng biết rõ người ta đã dùng để chữa cho Thế tử những phương thuốc công phạt với những cách thức mạnh mẽ nhằm ngăn chặn sự viêm nhiễm cấp tính. Song họ chỉ căn cứ vào các triệu chứng của bệnh tình mà không chú ý đến nguyên nhân sâu xa, khiến chứng bệnh này đã trở nên tiềm tàng và âm ỉ đang tấn công vào chiều sâu. Đó là cách thức hành nghề của những thầy thuốc đồ đệ của phái "tiểu xảo", họ bốc thuốc rất bạo tay mà chẳng chút băn khoăn đến tác dụng của chúng cũng như sự sống còn của bệnh nhân họ đang chữa và chờ đến khi người bệnh trở thành quá yếu với tiên lượng quá xấu thì họ mới nghĩ rằng cần phải bồi bổ cho cái gốc tiên nhiên. Vì rõ ràng chứng suy nhược của con bệnh nhỏ tuổi này với kinh mạch mỏng mảnh như sợi chỉ trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi những phương thuốc làm khoẻ người.
Tuy vậy, vị lương y cao niên đang còn ngại rằng cách bốc thuốc mà như ông đề nghị sẽ chỉ đem lại kêt quả rất chậm. Như vậy, ông sẽ bị lưu giữ vô thời hạn ở kinh đô mà không bảo đảm sự thành công v` như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự định trở về rừng núi quê ông. Vậy giải quyết như thế nào đây? Tốt nhất là nên bốc những phương thuốc hoà hoãn, việc này sẽ làm giảm bớt nguy cơ cho người bệnh và cũng không gây ra hậu quả xấu cho chính ông.
Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, ông nói với quan Chánh đường:
- Bẩm Cụ lớn, tôi nhận thấy Thế tử đã sống rất lâu trong cảnh tù túng, đã ăn vào quá nhiều mà tiêu hoá không mấy, ngày càng suy mòn bởi chứng bệnh kinh niên. Thân thể gầy gò, bụng chướng to, kinh mạch chìm chứng tỏ cả hai nguyên khí âm và dương đều bị tổn thương nặng. Để cứu nguy cho thể trạng gốc và tăng thêm sinh khí sáu nhịp thở thì phải bồi bổ mạnh cho tì và vị. Nguyên khí một khi đã được phục hồi sẽ có thể đẩy lùi căn bệnh ở bên trong và các triệu chứng xấu ở bên ngoài sẽ biến mất. Như vậy chứng bệnh này không bị công phá trực diện mà cũng sẽ tự tiêu tan.
Chìm sâu vào nụ cười lịch sự và bí hiểm, quan Chánh đường lắng nghe.
- Thưa cụ, về việc này cụ đã có lập luận riêng, tôi mong cụ kê cho đơn thuốc và giãi bày quan điểm của mình.
Không mấy quan tâm đến các thầy lang trong Thái y viện đang tề tựu đông đủ ở phòng Chè, vị y sư viết liền một mạch:
"Tiểu thần được lệnh hầu bệnh cho Đức Đông cung Thế tử, nhận thấy cả sáu mạch đều bị chìm và không có thần, mạch quan của bàn tay phải bị tổn thương nhiều nhất và mạch xích bên tay trái mềm nhũn. Khí âm của tì rất yếu ớt. Chân hoả của dạ dày lại quá manh không thể nào giữ lại hai khí âm và dương được. Khí chân hoả hoạt động kém thì hay xảy ra các chứng bệnh cổ trướng và phù nề. Thể trạng này cho cảm giác rỗng không ở bên trong và bồng bềnh ở bên ngoài. Vậy phải củng cố và kích thích chân "thổ" của tì để nâng hiệu lực của sự êm dịu và sự mềm mại của quẻ khôn (đất), lúc đó những khó khăn sẽ tự chúng giải quyết. Thần xin mạn phép đề nghị những vị thuốc dưới đây:
Bạch truật: một lạng, tẩm nước gạo rồi sao ba lần, lấy phần có mùi thơm bổ trợ cho tỳ khí. Sẽ lợi tiểu, bổ dưỡng và dễ tiêu.
Thục địa: ba lạng, sao lên cho mùi thơm. Vị này bổ tì âm.
Can khương: hai lạng, rang già lửa cho cháy đen, dùng để sinh trung tiện.
Ngũ vị Tàu, ngũ vị Nhật: mỗi thứ một lạng. Bổ khí phế và làm điều hoà bài tiết.
Tất cả các vị trên đem sắc cho đến khi đặc quánh như keo, ngự tiến mỗi lần một chén trà nhỏ pha nước nhân sâm uống vào giữa bữa ăn.
Cẩn khải,
Tiểu thần Lê Hữu Trác"
Sau đó ông đưa đơn thuốc cho quan Chánh đường, ông này xem xét khá lâu trong khi các thầy lang của Thái y viện nhìn người mới đến này bằng những cú liếc trộm chẳng chút thiện cảm. Đầu cúi xuống, họ thì thầm to nhỏ với nhau.
Đọc xong, quan Chánh đường không buồn đưa đơn thuốc cho các thầy lang xem. Một lúc sau, ông giao một viên thái giám mang ngay lập tất cả đến cho Chúa Trịnh.
- Quan điểm chữa trị của ông này khác rất nhiều với chúng ta – quan Chánh đường cười một cách khó nhọc và kết luận trước khi trình bày cho đám thông thái chỉ có mỗi một việc là im lặng cúi đầu – Vị y sư này xuất thân từ một gia đình cao quý ở làng Liên Xá huyện Đường Hào, là cháu trai cựu Thượng thư trí sĩ Lê Hữu Kiều nổi tiếng là rất tinh thông về y thuật. Ông ta được triệu hồi vào kinh theo mệnh lệnh của Chúa Thượng.
Sau đó với cử chỉ vô cùng lịch lãm, quan Chánh đường cùng với vị y sư ra đến tận điếm Hậu mã quân. Và trước phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, những kỳ hoa dị thảo, những tảng đá kỳ lạ, cả hai cùng ngồi thưởng trà. Vừa mới xong vài chén, một tiểu hoàng môn chạy hộc tốc đến tìm quan Chánh đường theo lệnh của Chúa Trịnh.
- Thưa y sư tôn kính, tôi buộc lòng phải chia tay với cụ. Sau chuyến đi dài ngày và mệt nhọc vừa qua, xin cụ cứ nghỉ ngơi tại nơi ở của mình. Nhưng tôi dặn cụ đừng lúc nào rời nơi đó với bất cứ lý do gì vì ngày đêm đều có thể có lệnh tìm cụ.
đứng lên trong phong cách hào hoa rất mực, quan Chánh đường đi ra xa, trong lúc đó, dưới đôi mắt chăm chú theo dõi của viên quan hầu cận, Lê Hữu Trác quay về chiếc cáng của mình. Ông không tỏ ra hối tiếc gì vì đã có sự thận trọng trong việc kê đơn thuốc với rồi.
Từ trong đêm hoa đăng của những ngọn đuốc bập bùng, bỗng nhiên vô số cặp mắt trẻ con níu kéo ông nhưng người thầy thuốc đang được tự do – còn tự do được bao nhiêu thời gian nữa? – ông trở về lại với thế giới đầy ánh sáng và những con người mạnh khoẻ. Và không còn gì khác đáng kể với ông lúc này.
4.
Các học trò cũ chựcsẵn ở trước cửa tư dinh quan Chánh đường reo ầm lên và bao quanh lấy vị lương y khi ông vừa mới xuống cáng.
- A, thầy về rồi!
Đây là các học trò ở kinh đô chưa có dịp đến chúc mừng thầy. Chú Soạn đã báo cho Tống Thuần. Tống Thuần lại báo cho các bạn biết việc thầy được vời ra linh đô, tất cả đổ dồn về đây đón nghe tin tức, họ đã mang đến nhiều tặng phẩm và kiên nhẫn chờ đợi.
Sau những câu chào hỏi thường lệ, một bạn trong số họ vừa nói vừa cười:
Thưa thầy, đến thăm thầy thật còn khó hơn việc gặp Ngưu Lang Chức Nữ. Chúng con nghĩ rằng cứ đứng chờ ở đây thì không chú lính nào dám cấm để nhập đoàn với thầy.
Dù đã mệt, nhưng lại vô cùng vui mừng, vị y sư nói:
Vậy hãy đi theo tôi – rồi quay sang đám lính gác, ông nói – Những người này là môn đệ và khách mời của tôi. hãy để cho tất cả vào.
Soạn, Soạn ơi!
Thưa ông chủ, cháu đây!
Cháu hãy mau đem các thứ trà ngon nhất và bánh ngọt kinh kỳ vào đây cho ta nào!
Các thầy thuốc trẻ la to:
Thưa thầy, không cần nữa, chúng con đã mang đủ rượu và thức nhắm đây rồi.
Vậy cháu hãy lo việc đi!
Vâng, thưa ông chủ.
Từ ngày ông Quận hầu trẻ đưa đến thêm cho cụ một số người phục dịch thì Soạn chỉ còn làm mỗi một việc là truyền lệnh, một công việc nhẹ nhàng để chú hoàn toàn cỡi ngựa dạo mây những khi không phải đi tìm viên quan hộ tống hiếu động nữa. Ngay lúc này, chú chỉ nhớ là phải nhắc lại với Tống Thuần lời hứa về Trại Voi.
Mời tất cả ngồi xuống! – Lê Hữu Trác đưa tay nói với các học trò đang vây quanh nhưng mọi người chỉ vâng lời khi thấy thầy đã ngồi vào chiếc ghế cao nhất.
Rất xúc động, ông nhìn khắp lượt những khuôn mặt tràn đầy thành kính. Đa số những người này, như Tống Thuần biệt hiệu là Anh Cả, người học trò lâu năm nhất của ông, Thuỵ Anh biệt danh là Bướng Bỉnh, rồi Nam Sơn, Tử Hư quê quán Nghệ An đều theo học thầy ở Hương Sơn xa xo6i mười năm trước và một số khác nữa như Sứ, gốc gác Trung Hoa, hay Tài và Khâm đã từng học tập các công trình của ông và theo họ, đã tìm thấy ở đó tinh hoa của nền y học Việt Nam.
Nam Sơn thay mặt cho tất cả các bạn đồng môn đứng lên nói:
Thưa thầy, chúng con vẫn luôn giữ trong tâm khảm tất cả những gì chúng con đã mang nợ với thầy. thầy am hiểu sâu xa về y lý và thầy là ngôi sao Bắc Đẩu trên đỉnh núi cao mà chúng con, thế hệ non trẻ sau này sẽ không đời nào theo kịp…Ngày hôm nay, rồng đã gặp mưa, chúng con rất sung sướng khi thấy tài năng cao quý của thầy được trọng thưởng xứng đáng.
Những tiếng vỗ tay, những lời hoan hô vang lên điểm nhịp cho lời phát biểu này.
Vị y sư đưa tay ngắt lời họ:
Dừng lại thôi, các bạn đồng ý chứ? Nếu ngày một ngày hai mà tôi được Chúa thượng biết đến thì đó là do sự tiến cử của Cụ Quận Huy, quan Chánh đường, và chỉ do chính Cụ thôi. Những học trò nào trong số môn đệ đây đã từng chịu sự rèn luyện của tôi hồi Hương Sơn đều biết ngay từ lúc ấy, quan niệm của tôi là "Khoe khoang không thể nào sánh được với niềm vui tự giấu mình". Tôi chỉ là một nho sĩ già ở thôn quê đã nguyện không để mình bị mê hoặc bởi vinh hoa phú quý..Lần này được vời vào triều tôi thấy như bị mặc một bộ trang phục không phù hợp với đức tính chân thật của tôi. Như vậy đâu phải là niềm hạnh phúc?
Các bạn đồng môn nhìn nhau, nét đặc sắc này trong tính cách của thầy đã bị xóa nhoà trong tâm trí họ qua nhiều năm tháng rồi. Hơi bị ngỡ ngàng, họ cảm thấy một chút buồn cười cho mình. Ngoại trừ Sứ, Tài và khâm chỉ biết Lê Hữu Trác qua những công trình còn tất cả đều tìm thấy trong ông một sơn nhân đã bị quẫn chân trong một thứ hư danh.
Soạn đã mang nước trà và bánh cốm ra.
Người có tên Thuỵ Anh trịnh trọng nói:
Chúng ta đến đây không phải để uống trà. Trong ngày hội ngộ với thầy tôn kính hôm nay, chúng tôi muốn được uống rượu, đúng thứ rượu mà chúng tôi đã mang tới.
Tử Hư vội nói đùa:
Xét về phương diện giáo dục, thầy của chúng ta sẽ nhận thấy là trò Thuỵ Anh "bướng bỉnh" từ thời đi học đến nay chưa có chút nào tiến bộ cả.
Những câu chuyện đó làm cho mọi người vui vẻ. Phấn khích trước sự thành công của mình, Thuỵ Anh làm trò hề bằng cách trương đôi mắt ốc nhồi to trước mọi người. Soạn vội vã chạy đi tìm các ly rượu uống kèm theo thức nhắm. Vị y sư nói và nâng ly mình lên:
Câc môn đệ thân mến, hãy uống cho tình thân ái của chúng ta!
Các thầy thuốc trẻ đồng thanh trả lời:
Xin tất cả chúng ta uống vì khoa học cao cả của thầy! và để chúc mừng thầy có mặt ở kinh đô!
Một số reo to lên:
Chúc mừng sự thắng lợi của nền y học chân chính đối với nghề y tiểu xảo!
Họ trích đọc chương 25, tập 10 cuốn Châu ngọc cách ngôn.
Các bạn khác lại nói thêm:
Tóm lại, cho sự thắng lợi của thầy chúng ta đối với bọn lang băm cung đình!
Tất cả cùng nhau nhắm rượu, rồi lại cùng uống, uống nữa.
Sau khi kể chuyện về kinh đô, về trấn Nghệ An, về quá khứ, về hiện tại, và họa thơ chào mừng cuộc tái ngộ này, mỗi một môn đệ chỉ còn một ý nghĩ: nói về nghề y!
Còn biết bao nhiêu điều mà tất cả các môn đệ cần phải học ở thầy cho mây đen tan biến và mặt trời hiện ra. Họ muốn biết tất cả. Trước hết là bộ Y tông tâm lĩnh nghe nói thầy đã viết xong, vậy bao giờ mới được in ra? Và về vị Thế tử nhỏ tuổi kia sau khi được thầy thăm bệnh, sự thực thế nào? Thế tử mắc bệnh gì? Sự chẩn đoán của thầy ra sao? Đâu là những phương thuốc của thầy? Thầy chúng ta nghĩ thế nào về cách chữa trị của các thầy lang cung đình? Thầy được đón tiếp ra sao?
Đối diện với người thầy khả kính mà sáng nay được mời vào điện phía Đông. Chính những người thầy thuốc ngồi đây chưa bao giờ có cơ may được hầu bệnh cho Thế tử và họ cũng chẳng bao giờ được đến gần..Vì thế, họ quá đỗi sốt ruột. Những đôi tai chỏng lên, những bờ môi mấp máy dù họ không nói được gì. Bằng đôi mắt và bờ môi, các bạn cố ra hiệu cho Thuỵ anh làm một điều gì đó như lúc nãy anh nói về rượu "Thưa thầy, chúng con đến đây để được bàn thảo về y học, vậy xin thầy làm ơn nói cho chúng con rõ về người bệnh nhỏ tuổi của thầy". Nhưng vô hiệu, Thuỵ Anh vẫn lặng im.
Lúc này vị lương y đang nói về cuộc thương lượng để được quan Chánh đường cho phép ông được ở ngoài các phủ liêu, những được thua trong việc này, về những cuộc trao đổi thường xuyên của viên Quận hầu trẻ tuổi được xem là một đồng minh. Câu chuyện hầu như đã hoàn toàn thu hút tâm trí ông. Như vậy làm sao Thuỵ Anh dám mở miệng ngắt lời ông được.
Những thầy thuốc trẻ sốt ruột tự hỏi, những chuyện vặt vãnh ấy có ý nghĩa gì so với cuộc chiến đấu mà vị y sư đang phải dấn thân vào để giành lấy từ điện phía Đông. Đó là vinh quang rực rỡ của thầy, của họ đồng thời cũng là sự thất bại nặng nề của đám thầy lang cung đình? Trong trường hợp này thì sự bướng bỉnh của ông xem ra không hợp thời nữa, có cảm giác như ông đang là một tù nhân cố bám vào chút mụn tự do cuối cùng. Họ đang trao đổi với nhau qua ánh mắt nhìn bối rối. Chỉ trừ Sứ Hoa kiều với khuôn mặt tròn trịa đang quay về phía thầy là còn vẻ dịu dàng./
Tống Thuần đột ngột nói trước sự ngạc nhiên của mọi người:
Thưa thầy, sau khi thầy được sự đồng ý của quan Chánh đường, xin thầy báo cho người học trò nhỏ này biết. Chú của con đang sửa lại ngôi nhà cổ bên bờ hồ rất yên tĩnh, chắc sẽ hoàn toàn thích hợp với thầy. Như vậy, thầy sẽ được tận hưởng sự thanh bình. Ở đó cũng gần người bệnh nhân nhỏ tuổi ở điện phía Đông. Đặc biệt sẽ thuận tiện khi rồi đây các cuộc viếng thăm của thầy trở thành thường nhật.
Dưới bao vầng trán, những cặp mắt của các bạn đồng môn càng trở nên chăm chú, nhờ vào ông bạn này họ đã đi vào cốt lõi của vấn đề.
Quả nhiên, thầy nói với Tống Thuần, giọng ân cần phấn khởi.
Thầy sẽ biết ơn anh nhiều nếu anh sớm kết thúc việc dàn xếp với người bà con về chuyện đó.
Thưa thầy, về phần chúng con, ngay từ bây giờ xin thầy cứ xem việc này đã được giải quyết xong.
Khi mọi người đều bất ngờ, bất thình lình Thuỵ Anh nói:
Xin các bạn thứ lỗi cho đứa em dại dột này, như vậy là trường hợp của Thế tử đòi hỏi phải chăm sóc hàng ngày à?
Tống Thuần vừa cười vừa vặn lại:
Tôi có nói thế đâu? Chú em ơi, hãy ngoáy lỗ tai cho sạch với chiếc lông nhím đi. Vả lại sao câu hỏi này lại đặt ra với tôi?
Sau một quãng im lặng kéo dài, thấy vị y sư vẫn ngồi lặng im, Nam Sơn mới nói:
Người ta chỉ biết bệnh của Thế tử có khi thuyên giảm nhưng rồi lại tái phát. Chúa thượng đã cho đi mời các thầy thuốc trứ danh khắp nước còn bà Chánh cung thì liên tục làm nhiều lễ sám hối và cúng bái khắp nơi. Các thầy lang cung đình nối tiếp nhau chữa trị rất tốn kém. Những cô đồng với nhiều bùa phép đến rồi lại đi, nhưng bệnh tình Thế tử vẫn cứ thế, kéo dài năm này sang tháng khác.
Tử Hư liền hỏi ngay:
Hoá ra như vậy là chưa bao giờ tìm được thầy thuốc có khả năng chẩn đoán đúng đắn và đưa ra phương thuốc hữu hiệu sao?
Và Tài nói thêm:
Phải chăng nên kết luận là các thầy lang cung đình đều bất lực chữa trị cho Thế Tử, nhưng nhiều năm qua họ đã cố tình tìm mọi cách để không cho một ai được làm tốt việc này. Họ có nhiều tay chân khắp nơi có toàn quyền giám sát việc pha chế thuốc. Vậy thầy chúng ta có đề phòng mấy cũng chưa đủ.
Mọi con mắt đổ dồn vào vị thầy đáng kính chỉ còn biết cười một cách nhẹ nhàng và lắc đầu mà thôi.
Thuỵ Anh lên tiếng làm mọi người chú ý:
Đây là một người bệnh bé nhỏ nhưng đặc biệt khoẻ mạnh vì cậu ta còn sống sót đến nay qua nhiều đồ đệ của phái tiểu xảo, với những toa thuốc. Có đúng không?
Dù đã có rất nhiều dấu hiệu mệt mỏi, vị y sư hình như vẫn rất thích thú ngồi nghe các học trò nói chuyện. Đôi mắt thầy từ vẻ nghiêm trang chuyển rất nhanh sang niềm hoan hỉ đã xác nhận điều đó.
Nhưng đến khi nghe thầy nói với Soạn "Ta uống nhiều rồi, bây giờ cháu hãy đem cho ta một chén trà" thì tất cả đều biết rằng đã đến lúc nên rút lui.
Mắt dán vào đám học trò đang kéo nhau ra về, chú Soạn rót tràn bình trà. Bị giằng co giữa công việc của mình là người phục vụ và lòng ao ước bay nhanh đến gặp Tống Thuần, trông chú ta giống một con chim non tội nghiệp đang kéo lê chiếc cánh gãy. Một bàn tay nhẹ nhàng đặt vào vai chú.
Tống Thuần nói:
Từ nay đến mươi ngày nữa, nếu chú còn muốn, tôi có thể dẫn chú đi xem bầy voi nhưng phải xin phép thầy trước.
Thưa anh, vậy em xin thề làm trâu ngựa cho anh.
Một nụ cười làm tâm trí Soạn sáng lên. Khi cánh cửa đã khép lại sau lưng người khách cuối cùng, nụ cười đó vẫn chưa tắt trong chú.
Lúc này đám học trò đi ra xa dưới các hàng cây đinh tán theo hướng cửa Quang Minh. Tiếng nói của họ cất lên dưới các tán lá:
Thầy không nói một lời, chỉ lặng thinh!
Về vấn đề y thuật, thầy im lặng hoàn toàn!
Không cách nào mò được chút gì!
Mà chúng ta là học trò luôn biết ơn thầy, là những đồng minh mà thầy yêu cầu gì cũng được!
Có ai hiểu được thầy không?
Khâm nói to:
Chả lẽ nào sau cuộc viếng thăm điện phía Đông, thầy không có gì để nói thêm hay sao?
Tử Hư lại thốt lên, giận dữ:
Tại sao lại không có gì? có thể do mọi việc mới bắt đầu!
Tài nói:
Có thể lắm. Chắc thầy muốn có thời gian để ngẫm nghĩ thêm.
Rồi giọng Thuỵ Anh nói mỉa:
Mà cũng có thể rằng xin các ông anh đừng bực mình. Thầy cũng cho là không có lợi gì khi nói điều đó với các bạn.
Trong đêm xuân êm đềm này, biết bao lời bàn tán và suy đoán được trao qua đổi lại.
Sứ Hoa kiều nói với giọng hoà giải:
Sự thật cho ta thấy đầu óc siêu việt của thầy vẫn chưa chịu rời xa chốn núi non. Phải chăng thầy đang rên xiết trong nỗi đau của một cuộc lưu đày?
Nam Sơn liền cắt ngang:
Đúng là như vậy. thầy đã bị bứt ra khỏi vùng núi non của mình và chỉ có một mục tiêu duy nhất là sớm được quay về, ngoài ra những gì còn lại đều không đáng kể.
Tống Thuần nói:
Đó là những cảm tưởng của tôi về thầy trong cuộc viếng thăm lần đầu. Hôm nay thầy đã xác nhận việc được vời ra kinh đô không mảy may là hạnh phúc đối với thầy.
Thuỵ Anh tiếp lời:
Vì lẽ đó mà thầy chúng ta không chú tâm lắm vào trường hợp đặc biệt của vị Thế tử nhỏ tuổi nên tỏ ra hoàn toàn không mấy quan tâm. Nói cho cùng thì đó cũng là những tình cảm của con người. Thầy của chúng ta cũng là một con người.
Tử Hư nói ngay:
Đấy là những lời giải thích loanh quanh. Thầy chúng ta không bao giờ lạnh lùng trước một người bệnh nào, nhất là đối với cậu bé con. Đặc biệt cậu bé con này lại là người thông minh xuất chúng, có khả năng thuộc làu cả những bài thơ mới nghe qua một lần.
Nhiều giọng nói cất lên:
Thưa ông anh, sao ông anh biết được điều đó? Ai cho anh biết vậy?
Tử Hư trả lời rất gọn:
Từ một viên thái giám cung đình – và tiếp tục – KHông, tôi tin thầy chỉ đơn giản muốn vui cùng với chúng ta và quên đi những lý do làm thầy đang có mặt ở nơi đây.
Giọng đùa cợt của Thuỵ Anh lại cất lên:
Chúng ta có nói những điều gì khác lạ đâu? Đó chỉ là những điều ngược lại để cùng đi tới sự nhất trí mà thôi!
Những nụ cười lộn xộn rộ lên qua các hàng cây. Rồi ai đó nêu câu hỏi:
Về chuyện phòng Chè và Thái y viện, liệu thầy có ý thức được rằng thầy đã bước chân vào chốn nào chưa?
Tống Thuần nói trong mơ màng:
Nếu muốn vô hiệu hoá họ thì chỉ cần một lệnh ban ra nói rằng ở Đông Cung này chỉ có một thầy thuốc, đó là vị thầy kính mến của chúng ta.
Tử Hư vặn lại, giọng nhạo đời:
Đó là một việc quá đơn giản, như chộp một chú rùa trong vại nước mà thôi, phải không các bạn?
Thuỵ Anh nói thêm:
Nhưng thầy sẽ sung sướng hơn nếu được trở về chốn rừng núi của mình!
Nhiều tiếng nói đồng loạt phát ra:
Mỗi người học thức có chí hướng riêng của mình!
Đến đây, Sứ Hoa Kiều vừa nói vừa cân nhắc từng chữ:
thưa các bậc đàn anh, có lẽ chúng ta đã sai lầm lớn khi nhìn nhận việc thầy được vời về kinh đô lần này chỉ thuần tuý là một thầy thuốc. Theo tôi việc này không chỉ đơn thuần về y học mà còn là một vấn đề chính trị. Vậy thầy của chúng ta cần phải hết sức chú ý và phải vô cùng thận trọng nếu thầy còn muốn tiếp tục tồn tại.
Tử Hư kịch liệt phản đối, sẵn sàng bốc lửa như một bó củi khô:
Cả với chúng ta, những học trò của thầy nữa sao?
Sứ Hoa kiều trả lời:
Đúng, cả với chúng ta nữa.
Một sự im lặng nặng nề lơ lửng trong bóng đêm mà không một ai phá vỡ được, cho đến khi họ chia tay nhau ở Nam Môn.
5.
mươi ngày trôi qua kể từ khi vị y sư được phép hầu mạch Thế Tử. bao giờ thì ông lại được gọi vào Đông Cung? Nhiều môn đệ đã đặt ra những câu hỏi ấy thay cho ông vì ông không có thì giờ nghĩ đến. cuộc sống của ông đã thay đổi. để phù hợp với quan niệm của mình và sau nhiều lần nhắc đi nhắc lại, cuối cùng ông được rời bỏ dinh Trung Kiên và dọn đến ở trong ngôi nhà cạnh bờ hồ mà Tống Thuần đã đề nghị, đó cũng là nhờ sự giúp đớ của ông Quận hầu trẻ. Có thể nói rằng tình bằng hữu của chọ là không thể chê vào đâu được.
Mặc dù người ta đã nói rõ là ngày đêm ông phải sẵn sàng đợi lệnh Chúa, người ta cũng phái đến đây một toán lính gác có nhiệm vụ vừa giám sát vừa bảo vệ ông với lý do là ngôi nhà này ở hơi cách biệt. Tuy nhiên vị y sư lại rất hài lòng với thắng lợi đầu tiên này của mình. Từ nay, ông có thể thoải mái đón tiếp bạn bè và bà con.
Trong sự lộn xộn của chuyến dọn nhà đến chỗ ở mới, bỗng nhiên có sự hiện diện của những người "quần hồng áo tía"[1]. Cứ mỗi ngày, lúc người này, lúc người khác, họ cứ kéo nhau đến thăm dò tin tức. Thế mà đã mười một ngày trôi qua! Lê Hữu Trác không còn thời gian để nghĩ đến số phận đơn thuốc đã kê cho Thế tử.
Buổi sáng ngày thứ mười hai, trên đường đến nhà y sư, Sứ Hoa kiều gặp Soạn mặt mày rạng rỡ đang đi với Tống Thuần đến bãi huấn luyện voi. Chú cho biết từ rạng sáng một chiếc cáng với lính hộ tống đã đến đưa thầy đi, và người thầy thuốc trẻ chỉ còn một việc là báo cho các bạn biết thầy đã được gọi đến bên giường Thế tử.
Giống như lần trước, Lê Hữu Trác được đưa tới phủ chúa Trịnh rất nhanh, lắc lư trong chiếc kiệu đau đến tê người và vừa ra khỏi cửa Nam đã có viên quan hộ tống đón sẵn rồi đưa đi rất nhanh đến điếm Hậu Mã quân.
Trong toà gác lịch sự, đối diện là chiếc hồ đầy quyến rũ, khi nhìn thấy vị y sư, Quận Huy – quan Chánh đường, liền ra lệnh cho những người hầu rút lui và nhỏ nhẹ tâm sự với ông:
Từ mười ngày qua, Chúa Thượng ngự đến cung Vọng Hà nơi ngài dự xem cuộc thao diễn thuỷ quân. Chắc là tai đó ngài bị cảm lạnh. Từ bảy năm nay, một chứng bệnh kinh niên đã làm mất rất nhiều sức tống tiên thiên của ngài, bệnh khá nặng đến mức chỉ một chút cảm lạnh cũng đủ quật ngã. Vậy xin kính mời cụ ở lại đây chờ đợi lệnh.
Nói xong ông đi thẳng đến phủ, để vị y sư ở lại với nhiều câu hỏi và đám đầy tớ. vậy là ông được gọi đến đây không phải để chăm lo co Đông cung Thế tử mà là cho phụ thân, Chúa Trịnh? Ban đầu, người ta mang tới cho ông loại trà Tàu hảo hạng, đến giờ ngọ, nhiều món thời trân rất quý hiếm ngon tuyệt chứa trong những chén bạc trên mâm vàng và đến chiều lại một bữa ăn nhẹ vô cùng khoái khẩu. Thế là vị y sư cao niên phải kiên nhẫn chờ đến tối. cuối cùng quan Chánh đường trở lại, nét mặt rầu rĩ:
Thưa y sư kính mến, xin cụ đừng trách tôi đã thiếu quan tâm. Chúa thượng giờ này đang sốt quá nặng, tôi chưa thể đưa cụ vào hầu ngay. Xin cụ nghỉ lại đây tối nay vậy.
Lê Hữu Trác tự nói "Hoá ra ta chỉ là một tên nô lệ?" Ông định đòi được phép trở về nơi ở với lời hứa sẽ trở lại rất sớm vào sáng mai, song nỗi lo sợ còn gặp khó khăn nhiều hơn nữa, ông không nói gì thêm. Quan Chánh đường ra về hoan hỉ.
Sáng tinh mơ, các chú lính rước ông đi trong chiếc cáng qua nhiều khu vườn ngập chìm trong làn sương mỏng đưa ông tới trước phủ liêu rồi quan Chánh đường giúp ông vượt qua cửa Cấm thành không chút trở ngại nào.
Xin cụ nán lại đây giây lát!
Quan Chánh đường vừa đi khuất, một quan nội sai tuổi trung niên xuất hiện làm người dẫn đường cho ông và nói:
Xin cụ theo tôi từng bước một.
Ông này vén cao bức màn gấm khá nặng và sợ ông già bị lạc, ông nắm lấy ống tay áo rộng dìu đi.
Vị y sư để ông này dẫn đi và như sống lại cảnh nghi lễ không thay đổi trong lần đầu đến thăm nơi đây, vẫn những hành lang tối tăm, vẫn là sự tiếp nối của loạt màn trướng với những ngọn đuốc chiếu sáng rồi đi tới gian phòng rực rỡ vàng son trong tranh tối tranh sáng, nơi có cậu bé con mặc áo lụa hồng đang nhìn những người mới tới bằng đôi mắt mở to.
Thay cho những gì đang hồi tưởng ấy, vừa bước vào một gian phòng khá rộng, ông nhìn thấy một người ngồi trong chiếc võng điều treo bên trên sập nạm vàng mà ông không mấy khó khăn để nhận ra đó là Chúa Thượng. Chúa Trịnh Sâm với diện mạo cũng như giọng nói của ông ta vọng ra từ sau bức màn đã phác hoạ nên: bộ lông mày diều hâu, đôi mắt oai vệ và khuôn miệng đế vương dúm dó trong làn da màu vàng ngà, cặp má lõm sâu và hai mắt thâm quầng vì bị bệnh.
Có khá nhiều người tập họp tại đây, để phục dịch cho chúa: những quan nội thị sẵn sàng ở mỗi góc sập, một số khác khuất đàng sau những bức màn trướng, nhiều thể nữ ẩn hiện sau màn lụa mỏng, các võ quan bảo vệ đứng lùi phía sau. Bên trái chiếc ghế bành vương giả sơn son thếp vàng mà quan Chánh đường đang ngồi là một thầy thuốc của Thái Y viện có thể nhận biết qua chiếc thẻ bài mà Lê Hữu Trác nhớ là đã không thấy xuất hiện lần trước trong phòng Chè.
Đôi tay chắp ngang trán, ông định bái lạy Chúa thượng nhưng quan Chánh đường ngăn lại, ngài cho phép miễn lạy và ra lệnh cho ông đến gần để hầu mạch.
Từ chiếc võng, Chúa thượng tự trườn mình thay vì bước xuống sập, đến đây ngài ngồi lại, đôi tay đặt nằm trên những nệm gối gấm. Với giọng nói oai vệ nhưng yếu và ngắn hơi, ngài ra lệnh cho quan Chánh đường là người đầu tiên thực hiện việc hầu mạch đến Lê Hữu Trác là người thứ hai và sau cùng là thầy thuốc của Thái Y viện. Quan Chánh đường hỏi vị y sư ngay khi vừa kết thúc cuộc khám:
Cụ chẩn đoán ra sao? Cụ có thể nói tất cả sự thật mà chẳng cần giấu giếm gì.
Lê Hữu Trác liền thưa:
Hai mạch quan và thốn bên tả và bên hữu của Chúa thượng đều tràn ra, lướt nhanh và run rẩy. còn mạch xích bên phải thì chảy mềm, lướt nhanh và khi ấn mạnh nó không có một sức cản nào như giọt nước.
quan Chánh đường và người thầy thuốc của Thái Y viện tâu lên cùng một ý kiến, ngoài ra họ không nhận thấy hai mạch quan và thốn run rẩy.
Nếu như Lão sư muốn nghe đó là cảm giác của những ngón tay kh iấn lên sợi dây đàn đang gảy
Lê Hữu Trác trả lời bằng một cử chỉ gật đầu đồng tình, rõ là ông có nghe như vậy và ông cúi xuống Chúa Thượng lúc đó bằng một cử chỉ cứng nhắc và vội vã, ngài cho phép y sư hầu khám khuôn mặt.
Vị y sư cúi xuống, không có cảm xúc gì đặc biệt nhưng luôn với sự quan tâm chu đáo như ông thường làm với bất cứ bệnh nhân nào. Ở đây, có vấn đề xung huyết phổi cùng với sốt cao, ho dai dẳng, miệng khô và lưỡi bị loét. Ngoài sự tiêu hao rất lớn về sinh lực và chứng thiếu máu nghiêm trọng, điều đáng lo ngai là hơi thở của dạ dày bị yếu đi. Lần bắt mạch vừa rồi ông đã biết tất cả những điều ấy.
Lát sau, các quan nội thị đem đến cho y sư những chiếc lọ màu trắng có chứa nước tiểu của lần tíểu tiện đầu tiên buổi sáng khi mới ngủ dậy có màu vàng và bẩn cùng những thỏi phân cuối cùng trong ngày còn lẫn những ngũ cốc chưa tiêu hoá được.
Việc hầu bệnh đã xong, vị y sư được phép cáo lui. Một nội thị trẻ đưa ông tới một vọng gác của phủ liêu, nơi đó quan Chánh đường và thầy thuốc của Thái y viện đã đến trước đón ông, cả hai đều rất muốn biết ý kiến của ông.
Quan Chánh đường nói:
Thưa cụ, đây là ông Nguyễn Quý, phái viên đặc trách về Chè, người làng Xuân Dực mà sự nổi tiếng về kinh mạch không chê vào đâu được.
Rồi ông nói thêm, giọng thấp xuống:
Mà thế nào! Cụ thấy bệnh tình của Chúa Thượng tiến triển như thể nào? Xin nói ngay cho chúng tôi biết?
Vị y sư trả lời thận trọng:
Ngay lúc này, tôi không thể nào nói một cách đích xác nếu không dùng một thang thử nghiệm. Nếu sau khi uống thuốc đó mạch có bớt đập nhanh, như vậy là không còn nghi ngờ gì về sự chẩn đoán vừa rồi.
Cả hai người đều giục giã cụ kê đơn ngay. Khi mực tàu và bút lông được đem tới, cụ ghi ngay đơn thuốc gọi là bài Bát vị, với các thành phải và cách thức pha chế.
Đúng theo các liều lượng quy định, những thành phần đó phải được nấu trong một nồi đất cho đến khi thu được một thứ cao, sau đó trộn thêm hai lạng cao lộc nhung với hai lạng củ khởi sắc nữa. Thuốc cao đó được đun nóng sau đó trộn với tỷ lệ đều nhau của bột nhục quế được bảo quản trong mật ong dâng lên ngài ngự tiến bằng mức một thìa chè tàu co nguội đi trong nước nhân sâm đặc. Và đưa những thứ đó vào dạ dày nửa no nửa đói để một mặt các thức ăn không làm cho những vị thuốc mất tác dụng, ngược lại tăng thêm sức cho cơ thể để chuyển đi và tăng hiệu năng cho chúng.
Lê Hữu Trác đưa đơn thuốc cho quan Chánh đường, tự mình hỏi liệu số phận của lá đơn thứ hai này cho người cha có giống như lá đơn thứ nhất dành cho người con không.
Vừa mới dâng lên Chúa thượng, ngay tối hôm đó đơn thuốc được chính bệnh nhân luận theo xét trao đổi từng điểm một. trước sự có mặt của quan Chánh đường và quan phái viên đặc trách về Chè, Nguyễn Quý, vị y sư thấy mình như bị xét xử qua một cuộc hỏi cung thực sự:
Nếu mạch của ta lướt nhanh và tràn ra, tại sao cụ lại cho quế và phụ tử? Nếu ta bị cảm sốt, tại sao lại có xung huyết ở ngực và ngũ cốc lại không tiêu hoá nổi? Nếu có cảm lạnh bên trong, tại sao nước tiểu lại vàng và bẩn?
Người bệnh này đã chất vấn ông với một giọng quá hăng và nghẹt thở.
Vị y sư bình tĩnh đưa ra tất cả những lời giải thích theo yêu cầu. Dẫu rằng ông có cảm thấy trên gáy mình lưỡi dao của tên đao phủ thì điều quan trọng với ông lúc này là vấn đề y thuật và sự bảo vệ liệu pháp của mình.
Vị lương y trình bày với niềm tin của một người đã hoạt động ba mươi năm trong nghề nghiệp cao quý là chữa bệnh cho người và đã quan tâm biết bao nhiêu ca bệnh hiểm nghèo. Nếu mạch của Chúa mà ông mới kiểm tra lại vẫn luôn đập nhanh và tràn ra, thế có nghĩa là mạnh về ngoài mặt mà rỗng về chiều sâu, điều đó có nghĩa là khí dương bị yếu đi làm bốc hoả ra ngoài cơ thể. Theo như Nội kinh[2], khi mạch không có thần là lúc chất hoả thoát ra ngoài da. Vậy trường hợp này là một cơn sốt giả, cắt nghĩa sự xung huyết bên trong và tiêu hóa khó khăn cũng như sự thay đổi màu của nước tiểu, tất cả đều cho thấy cách điều trị trên hoàn toàn có thể bảo vệ được.
Nhìn chằm chặp vào đôi mắt của y sư, Chúa Trịnh không ngớt gật đầu nửa chừng vừa để lắng nghe cơn đau của chính mình vừa cả những lời giải thích của ông thầy thuốc. một nụ cười thoáng qua khuôn mặt độc đoán và mệt mỏi.
Ngài nói với quan Chánh đường và thầy thuốc Nguyễn Quý:
Vì ông ta tỏ ra hoàn toàn nắm vững vấn đề, ta vui lòng chấp nhận dùng một liều lượng nhỏ phương thuốc này thử xem sao. Bốc đi!
Sau đấy, có quan Chánh đường và thầy thuốc Nguyễn Quý đi kèm, vị y sử trở về vọng gác phủ chúa. Rồi người ta cho gọi quan giữ kho thuốc, ông này đến ngay với hai nội thị khác mang theo tủ thuốc của Chúa để trong một hòm lớn.
Rất kiểu cách, quan Chánh đường đặt bàn tay có nhiều móng dài lên chiếc nắp để làm chậm việc mở tủ và cả việc cân đong các vị thuốc.
Đưa cả quế và phụ tử để tăng nhiệt nếu đó không phải là hư hoả, như vậy có cực kỳ mạo hiểm không?
Thầy thuốc Nguyễn Quý la toáng lên:
Như thế chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa! Và sao trong trường hợp này lại dám kê đơn bộp chộp như vậy?
Lê Hữu Trác tự nói với mình, ngoài sự có mặt của Chúa thượng, ta có nêN trở lại từ đầu với các quan lớn của ngài không? Người ta không mấy tin vào sự hiểu biết của ta, lại thêm họ cũng hay hợm mình là thầy thuốc mà sao họ lại đem ta từ xa đến đây? Ý thức về mối hiểm nguy, một thứ hiểm nguy đang tiềm ẩn âm ỉ làm thức dậy trong ông điều ghê tởm.
Ông ném thẳng vào mặt họ:
Lưỡi xà mâu và chiếc kích đang ở trước mặt tôi đây. Các ông tưởng rằng tôi không biết điều gì đang chờ đợi tôi à? Khi khí dương đang biến mất, người ta sẽ sai lầm nếu đưa ra những vị thuốc làm tăng thêm khí âm, như vậy chẳng khác gì muốn thổi lửa sắp tắt trong lò người ta lại dội nước lên trên. Vả lại, các vị thuốc hạ nhiệt đã không hiệu nghiệm nữa, điều đó chứng tỏ nguyên nhân bệnh này bắt nguồn từ cảm lạnh.
Trong thế lung lay, hai vị quan lớn bàn tính với nhau.
Cuối cùng, quan Chánh đường kết luận, vẻ bình thản:
Nếu cơn sốt này theo cụ nói là một cơn sốt giả thì sự suy luận của cụ đã có sức thuyết phục. vậy hãy giao lại gấp tất cả các vị thuốc cụ đã cân cho quan thị dược để chuẩn bị nấu cao.
Tiếp sau đó vị y sư được phép cáo lui với điều kiện phải trở lại đây rất sớm vào sáng ngày mai. Ông trở về nhà với đoàn người hộ tống trên nẻo đường hoàng hôn.
Sau hai ngày quá kiệt sức, một ngày cho sự chờ đợi vô ích, một ngày để tranh cãi cho mạng sống của mình, giờ này, ông chỉ còn khao khát giành lại một góc tâm hồn tĩnh lặng để thực hiện điều người ta nói: sự trống rỗng đầu óc bằng cách thưởng trà dưới ánh trăng. Nhưng trước mặt, ông lại còn phải chạm trán với đông đảo khách khứa tại nhà nữa.
Chờ đợi ông là toàn thể các môn đệ đang bồn chồn từ tối hôm qua như đã dự đoán. Có cả Soạn đang vô cùng hưng phấn không rời Tống Thuần nửa bước. Cả những người không phải nằm trong số quý tộc thường hay tò mò mọi chuyện ngoại trừ nghề thuốc, mà là những bệnh nhân thực sự từ bốn hướng kinh thành kéo đến đây cầu xin vị y sư cao quý xứ Nghệ An. Cả đám người hầu và binh sĩ đang tìm thầy thuốc cho chủ nhân họ, một quan đầu tỉnh, một vị trưởng đồn.
Đến gần giờ tý, đã khuya lắm rồi, sau khi đã thoả mãn yêu cầu của mọi người, vị lương y mới bắt đầu được nghỉ ngời tí chút.
Soạn lẩn quẩn quanh cụ, mắt sáng quắc:
Này cháu ơi, lại còn có việc gì nữa vậy? – vừa nói ông vừa nằm dài ra trên giường.
Soạn nói ngay:
Thưa ông chủ, hôm nay người học trò Tống Thuần của cụ đã dẫn con đi xem bầy voi đó.
Ta rất mừng cho cháu! Thôi, bây giờ đi ngủ đi.
Thưa ông chủ, chắc cụ chưa biết một chuyện rất lạ - nghe Soạn nói, ông cất lên một tiếng thở dài rất bực mình – chuyện là lão quan hộ tống vừa thật vừa giả, người đầu tiên đã bỏ rơi chúng ta giữa đường, cái lão giống như một tên cầm đầu băng cướp bảnh trai đó. Thưa cụ, hắn ta hiện đang có mặt ở kinh đô này! Thằng đầy tớ nhỏ ngốc nghếch này xin cam đoan với cụ như vậy.
Ông trả lời với giọng ngái ngủ, quay người về bên:
Thì việc ấy liên quan gì đến cháu? Thôi đi ngủ đi!
Cụ không muốn rõ vì sao con biết được chuyện đó à? Thật tình cờ thôi, con nghe một giọng nói rất quen thuộc trong chuồng ngựa nọ. Lạy xin ông chủ tin con, đó là giọng nói của lão quan hộ tống. Hắn nói "Chính vì có một điềm xấu báo việc tang tóc, vậy ta phải chuẩn bị khí giới trong bí mật và chiêu mộ thêm những tay dũng cảm làm quân dự bị". Cụ có hiểu gì về chuyện này không?
Vị y sư không nghe rõ được gì, cả đoạn đầu và đoạn cuối. Sau một tiếng ngáp dài, ông bắt đầu ngủ.
Rạng sáng hôm sau, qua một đêm ám ảnh bởi những giấc mơ trở về cố hương và những cuộc rượt đuổi rợn người, ông có mặt ở Đại cung môn Chúa Trịnh, lại vẫn viên thái giám hộ tống quá nghiêm nhặt dẫn ông đi.
Một tin mừng đang đợi ông ở đó, quận Huy – quan Chánh đường trực tiếp báo tin, vẻ mặt hoan hỉ. Sau khi dùng thuốc cao lần thứ nhất, đêm qua thể trạng Chúa thượng có khá lên và cùng lúc đã xuất hiện cảm giác thư thái. Sau lần dùng thuốc thứ hai vào lúc gà gáy, nước tiểu trở nên trong hơn và nhiều hơn, một ít cảm giác ngon miệng đã trở lại và mạch bớt đập nhanh.
Niềm vui sống đến đúng lúc với quan Chánh đường càng điểm to thêm cho vẻ sắc sảo tự nhiên của ngài. Bao quanh bởi những người ốm, sinh lực ngai càng tỏ ra sung mãn hơn và mãnh liệt hơn. Niềm hoan hỉ của vị y sư như âm vang niềm an ủi của ngài Quận Huy, quế và phụ tử không gây ra cơn sốt.
Bây giờ nên xử trí thế nào cho hợp?
Xin thưa, với một người bệnh suy yếu vì chứng kinh niên, ta chỉ có thể cho dùng thêm các thuốc tăng lực. Mỗi cách bốc thuốc phải phù hợp với mỗi trường hợp riêng, xin Cụ lớn cho tôi pha chế một loại thuốc cao để hồi phục hoàn toàn sức khoẻ của Chúa thượng. Sau đó mới có thể dùng đến các thứ thuốc tăng lực.
Vậy cứ thế làm đi!
Quan Chánh đường nói và đi đến cuộc bệ kiến trong khi vị y sư vội vàng đến vọng các cân đong các vị thuốc.
Ông mải mê chọn những nhánh lộc nai bắc tốt nhất và những củ sâm lớn nhất cần thiết cho phương thuốc Long Thang nổi tiếng của ông thì một giọng nói nước ngoài cất lên làm ông giật nảy mình:
Hôm nay tôi mới thấy bằng lòng là Chúa thượng không còn nghe bọn lang băm khốn nạn của Thái y viện nữa mà quyết định theo cách chữa bệnh mà tôi thường khuyên bảo. Tôi có nghe là Chúa đã hối tiếc cách dùng những vị thuốc hàn và ôn. Nếu ngài chữa lành cho Chúa thì tất cả những ai đã chỉ dẫn cách bốc thuốc công phạt sẽ bị tội tử hình cho mà xem.
Lê Hữu Trác ngạc nhiên đứng khựng lại, ông ta cười lớn rồi bỏ đi. Quan nội thị cho biết đó là một vị khách phương Bắc, một thầy thuốc tên là Châu. Sở dĩ ông ta nói như vậy mà không sợ vì ông là một sủng thần của Chúa. Trong triều đình thù nghịch này, cuối cùng vị y sư đã bắt gặp được một đồng sự cùng chung ý kiến. Sau khi thang thuốc đã được chuẩn bị, ông trở lại nhà với tâm hồn thanh thản. Ở đó Quận hầu đang sốt ruột chờ đợi.
Viên Quận hầu nói với ông:
Ngày mai khi cụ trở lại phủ Chúa, chắc chắn cụ sẽ được trọng thưởng.
Thế vì sao quan biết được?
Thưa y sư, đó là nhờ phụ thân cháu. Mặc dù có ý kiến trái lại của các thầy lang, Chúa thượng vẫn ngự thang thuốc của cụ và đã cảm thấy khá lên nhiều. Ngài khen ngợi kiến thức y học uyên bác của cụ, và quyết định ban lộc một cỗ Thái ngưu và một bộ áo quần bằng lụa.
Vậy cỗ Thái ngưu là gì vậy?
Vẻ thất vọng của vị thầy thuốc cao niên trông thật là thảm hại.
Quận hầu trả lời bông đùa:
- Nói một cách nôm na là "Bò nhà vua". Đó là một số tiền bằng mười quan. Cụ là một tài năng lỗi lac, có phải vì thế mà cụ chưa bằng lòng chăng?
Xin Quận hầu hiểu cho điều ao ước của tôi là sớm trở lại chốn núi rừng và để gặp lại những người thân. Vì vậy việc tăng thưởng chẳng có nghĩa lý gì với tôi. Nhược bằng không được, xin cho tôi được ra khỏi vòng xiềng xích của những vinh hoa, đó sẽ là niềm an ủi lớn nhất đối với tôi.
Quận hầu trẻ vui vẻ thốt lên:
Bệnh của cụ đúng là nan y. Nếu người ta trả lại cho cụ dòng nước nơi ẩn cư và làn gió nhẹ chốn Hương sơn, chắc cụ sẽ khỏi bệnh, phải vậy không? Thưa cụ, cháu sẽ rất nghiêm túc và tận dụng mọi khả năng giúp cụ. Cháu cũng đã bẩm điều đó với phụ thân cháu, ngài không thể suy ra từ điểm nào mà cụ không mấy quan tâm đến vinh hoa phú quý. Phụ thân cháu đã từng nói với cháu "Ta đã ca ngợi cụ trước Chúa thượng rằng kiến thức y học của cụ không ai bì kịp, tại sao ta không đủ thẩm quyền để tuyên bố là nhờ cụ mà sức khoẻ của ngài được cải thiện" Nhưng xin thưa y sư tôn kính, xin cụ đừng tiêu tan hy vọng và xin cứ tin ở cháu. À, còn một việc rất quan trọng nà vì thế tối nay cháu có mặt ở dây. Phụ thân cháu có nhắn thưa với cụ là sáng mai cụ nên mặc bộ đại phục và mũ đại lễ để đón nhận phần ban thưởng của Chúa thượng. Nếu, không, cụ sẽ bị khép vào tội khi quân, mà cụ biết điều ấy có nghĩa như thế nào rồi.
Sáng hôm sau, khi quan Chánh đường thấy vị y sư bước vào phủ đường như một quan lớn với áo thụng gấm và mũ cánh chuồn, khuôn mặt quý phái của ông ta rạng rỡ lên nỗi bằng lòng thích thú. Tuy nhiên, đó cũng chưa phải là điều thoả mãn duy nhất của ông. Trong cả đêm qua, người ta đã ngự tiến Chúa thượng ba lần phương thuốc Long thang và sáng nay cơn sốt đã biến mất, chứng tức ngực đã giảm xuống và nước tiểu đã trong trở lại.
Cùng với thầy thuốc Nguyễn Quý của Thái y viện, họ vào hầu mạch Chúa Thượng.
Ngồi trong chiếc võng treo trên sập ngự, trông ngài như vừa được sống lại. Chúa nói:
- Hôm nay ta tự thấy sảng khoái và dễ chịu.
Và sau nụ cười dữ dằn, quay về phía thầy thuốc Nguyễn Quý, với một giọng bình tĩnh đến ghê sợ, ngài phán to:
- Nếu các vị quế và phụ tử cho ta sức mạnh và ngon miệng, vậy là các người đã có một sai lầm vì lâu nay đã dùng không kiểm tra các vị thuốc công phạt và phát tán, phải không?
Mặt tái mét, Nguyễn Quý vừa lắp bắp nói vừa lạy:
- Muôn tâu Chúa thượng, chúng thần không biết chứng sốt giả sẽ được ngăn chặn bởi những vị thuốc đó.
Ngài còn tiếp tục:
- Cụ đây thực sự có nhiều kinh nghiệm mới dám kê đơn như vậy. Chính đích danh cụ là người ta vời đến cho Thế tử. Tại sao Thái y viện lại không muốn tin dùng hả? Cút đi!
Bấy nhiêu chiếc đầi và lưng cúi gập xuống, tất cả như một manh chiếu to cuốn lại, lạy xong rồi bước giật lùi đi ra.
Trong ngày hôm ấy, khi tên ông được mọi người biết đến cũng là lúc ông trở thành mục tiêu của những cái nhìn trộm lén lút. Chúa thượng ra lệnh cho quan Chánh đường từ nay chỉ công nhận người thầy thuốc duy nhất của Thế tử là vị y sư tôn kính của đất Nghệ An và cấm chỉ mọi cách chữa bệnh đưa ra từ Thái viện.
Nghe tin này, Lê Hữu Trác cảm thấy đầu tóc như dựng ngược lên dưới mũ cánh chuồn. Ôi, mãi mãi không bao giờ được trở về với người vợ thân yêu, với Lâu – đứa cháu nội – với tất cả bà con thân thuộc và cả núi rừng nữa sao?
Trớ trêu thay cho số phận! Ông đã tự hứa với mình là cứ để các thầy lang trong triều đối mặt với bài toán hóc búa này nhưng giờ này ông đang thực sự rơi vào mối bung xung. Nhiều mối dây níu ông lại và ngày về núi rừng cũng bị lùi lại.
Đó là ngày mươi bảy tháng ba năm Dần (1782) và ông đã xa làng quê tám tuần rồi.