"Đoán xem tôi là ai" là một tiết mục lý thú của Đài truyền hình NHK (Đài truyền hình Nhật Bản). Tiết mục này quy định 3 người đóng giả và 1 người thật cùng ra sàn diễn, người đoán có thể hỏi các kiểu câu hỏi, sau đó đoán tìm xem ai là người thật, người đoán khó tránh khỏi bị mắc bẫy, đến cả khán giả truyền hình cũng có khi bị lơ mơ.
Tôi có dịp mong làm người đoán một lần. Đề tài mà tôi được tham dự là tìm ra một ngôi sao bóng bàn của Nhật trong số bốn người Phụ nữ. Khi đó tôi hỏi họ câu hỏi như thế này: "Hễ là người chơi bóng bàn, hẳn ai cũng biết rõ vận động viên nữ tên là A. Xin hỏi các cô, thời kỳ cô ta đạt phong độ nhất là trước hay sau Đại chiến thế giới II?”.
Mọi người chắc đều biết rằng không có vận 1 động viên tên A này, mà chỉ là mồi nhử tôi tưởng tượng ra mà thôi.
Đó chỉ là một mẹo nhỏ mà giúp tôi đoán được thân phận thực của họ. Ba trong bốn người đó trả lời một cách rất tự tin rằng "trước" hoặc "sau”; chỉ có một người thì lắp bắp nói cô ta không biết. Tôi đoán ra người này mới là ngôi sao bóng bàn thực sự, kết quả tôi đã đúng.
Tôi nghĩ, câu hỏi nhỏ kiểu "Thả con săn sắt bắt con cá rô" của tôi này sở dĩ có thể mò ra được ngôi sao bóng bàn thực là vì câu hỏi của tôi ẩn chứa một kết cấu hai tầng. Trước tiên, tôi tạo cho họ một tiền đề "Ai cũng đều biết", để họ không nghi ngờ và phủ định nội dung tôi đưa ra, kết quả là họ đã tiếp nhận, nên khi tôi để họ chọn là trước hay sau chiến tranh, họ đã sai lầm khi coi nhẹ tiền đề trên, nên đều cảm thấy rằng không A thì B, không B thì A.
Như vậy người có thân phận giả tự chui vào tròng, lộ rõ nguyên hình; còn người có thân phận thật thì có thái độ ngượng ngùng về sự không biết của mình. Tất nhiên tôi chỉ nghĩ ra kết cấu này với điều kiện người có thân phận thật trả lời đúng sự mẹo nhỏ này thì e rằng tôi cũng khó mà thu được thắng lợi.
Con người ta ai cũng có một mặt tương đối yếu. Chỉ cần hiểu một chút về nhược điểm, khuyết điểm tâm lý và tính mù quáng tâm lý của họ thì có thể dẫn dắt được họ. Chính vì nắm bắt và lợi dụng được nhược điểm về tâm lý của con người, bọn lừa đảo mới làm cho nhiều người từng trải phải bó tay.
Tất nhiên, cố ý lừa gạt lấy tiền của người khác, đem lại nỗi bất hạnh lớn cho họ là một hành vi phạm tội. Ở đây tôi chỉ muốn nói rằng, chỉ cần thông thuộc các loại tâm lý của con người, đối xử bằng những phương pháp khác nhau đối với những người khác nhau, thì có thể đạt được hiệu quả mong đợi. Chẳng hạn, đối với học sinh chán học, ông thầy thiếu kinh nghiệm chỉ biết nói: "Em như vậy là không được!”, làm cho học sinh lại càng chán học; còn ông thầy thông minh chắc chắn sẽ nói: "Chỉ cần em chịu học thì chắc chắn sẽ tiến bộ", dùng cách đó để kích thích lòng tự tôn của học sinh, kết quả học sinh đã chăm hẳn lên.
Trong cuốn sách này, điều tôi muốn bàn đến chính là kỹ xảo tâm lý để khéo léo chinh phục, người khác.
Trong việc ứng xử giữa người với người nếu bạn muốn tránh gây phản ứng của người khác, không muốn làm anh ta cáu, lại không muôn tự chuốc họa vào mình, thì không thể thiếu được những kỹ xảo tâm lý nhất định.
Thậm chí có khi trong bạn bè thân thiết, cẩn thận một chút tốt hơn là thiếu cẩn thận, vận dụng một số kỹ xảo tâm lý cũng không phải là việc xấu.
Tất nhiên, thế giới không thiếu những con người lòng dạ khó mà đoán biết được, miệng nam mô bụng bồ dao găm. Những kỹ xảo tâm lý trong cuốn sách này sẽ giúp bạn nhận ra bộ mặt thật của loại người này để bạn khống chế họ, chiến thắng họ.
Tako Kagayaki