Trong tâm lý học, có một loại thuyết gọi là kích động gián tiếp", được thể hiện trong ví dụ sau:
Chia vài chục đứa trẻ thành ba nhóm, lại chia mỗi nhóm thành hai tổ. Trong nhóm thứ nhất khen thưởng một tổ, trong nhóm thứ hai thì quát mắng một tổ, còn nhóm thứ ba thì không nói gì cả. Tiếp đó ra cho chúng cùng một yêu cầu đối với một công việc nào đó.
Con người ta hễ thấy người khác được khen thưởng (kích động tích cực trực tiếp) thì sẽ có cảm giác như mình bị phê bình (áp lực gián tiếp). Cũng vậy, khi thấy người khác bị phê bình (kích động tiêu cực trực tiếp) thì sẽ có cảm giác trực tiếp như mình được biểu dương (kích động tích cực gián tiếp). Trong đó, bên được khen thưởng, hoặc bên có cảm giác mình được biểu dương tự nhiên sẽ làm hăng say hơn, còn bên bị phê bình hoặc bên có cảm giác như bị phê bình thì tinh thần lại càng tụt xuống, tự nhiên tâm trạng này thể hiện rất rõ Ở thành tích.
Muốn kích động tinh thần một người mà mọi người đều ghét bỏ và không hòa thuận, bạn đừng ngại dùng mẹo "vai trò kích động áp lực" Chẳng hạn, ra sức ca ngợi đối tượng của A trước mặt anh ta, tự nhiên A sẽ có cảm giác mình bị hạ thấp một cách gián tiếp, tinh thần sẽ sút giảm. Hơn nữa, kiểu "hạ thấp" gián tiếp này rất khó làm cho anh ta oán hận.
Một trưởng phòng nhân sự của một xí nghiệp lớn đã từng dùng kiểu "vai trò kích động gián tiếp" này để chỉ huy cấp dưới trong trường hợp có một cấp dưới quá tự tin vào bản thân. Rõ ràng là kiểu cấp dưới như vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm về mặt công việc, nhưng trong quan hệ giao tiếp dễ làm mếch lòng người khác. Khi đó vị trưởng phòng không cần chỉ trích anh ta, mà cần biểu dương về mặt giao tiếp của người khác trước mặt anh ta. Người cấp dưới này sẽ thấy ngay được rằng mình còn chưa được cấp trên tán thưởng về mặt đó, liền bắt đầu thu hồi cái tự tin gần như là kiêu ngạo của mình một cách có ý thức.