Làm Thế Nào Để Chinh Phục Đối Phương

43. Giá Cao Không Có Nghĩa Hàng Tốt

Tôi không có hứng lắm đối với việc trồng cây trồng hoa nhưng lại có một anh bạn kinh doanh về hoa.

Theo như anh ta nói những chậu cảnh giá đắt bán rất chạy, chẳng biết ngành của họ lấy tiêu chuẩn gì để tính giá, nhưng nếu không cảnh giác điểm này thì có thể sẽ bị hố. Bởi vì ông bạn của tôi đã nảy ra một cách sau khi buồn rầu về việc chậu cảnh giá rẻ bán không chạy, anh ta nâng hẳn một giá đối với những chậu cảnh đó, kết quả bán nhanh hơn hẳn.

Những người hơi có chút khả năng nhận biết sẽ cho là cách biến chậu cảnh giá rẻ thành loại tốt quá hoạt kê. Trường hợp như vậy có thể nói là khá thường gặp trong cuộc sống thường ngày. Những quý bà trên tay đeo những chiếc nhẫn đá rẻ tiền nhưng vẫn dương dương tự đắc; các thương gia ngày ngày thưởng thức với vẻ hài lòng về bức tranh giả treo ở phòng khách v.v... Nhưng ví dụ như vậy thật không kể xiết.

Quả thực, giá trị của hàng tốt, hàng thật tất nhiên phải cao hơn giá trị của hàng chất lượng kém, sản phẩm giả mạo. Do đó muốn nâng cao doanh thu của mặt hàng chất lượng tốt, cách tốt nhất là cố gắng nâng cao giá bán. Nhờ chính sách đó mà các hãng tên tuổi đã nâng cao được độ nổi tiếng của sản phẩm, sản phẩm cao cấp của họ tiêu thụ cả trong nước và cả trên thế giới. Tất nhiên nếu ngược lại thì khác hẳn, cần đặc biệt chú ý rằng hàng hóa đắt giá không hoàn toàn là hàng thật, hàng tốt. Chính vì người mua đều có một khuynh hướng chung là cảm thấy thiếu những nhãn hiệu nổi tiếng, thường cho rằng những sản phẩm nhãn hiệu nổi tiếng đều là hàng tốt với giá đắt và xịn.

Trước đây, nhóm chương trình "Trí tuệ của cuộc sống" của Đài truyền hình NHK đã làm một cuộc điều tra, mục đích nhằm trắc nghiệm tâm lý "nhãn hiệu nổi tiếng của người Nhật. Trước tiên bày mấy cái khăn tay bình thường ra, gán nhãn hiệu Thụy Sỹ cho một số cái, còn số kia gán nhãn hiệu Nhật Bản, hỏi các bà xem loại khăn nào tốt. Hầu như tất cả các bà đều cho rằng khăn tay do Thuỵ Sỹ sản xuất chất lượng tốt, lý do là chất lượng tốt, hoa văn đẹp, cảm giác tay để chịu.

Ngược lại, nếu như bạn gắn lên những khăn tay Thụy Sỹ nhãn hiệu Nhật bản hạ thấp giá xuống một chút, họ liền lập tức chê bai hết chỗ nói những chiếc khăn tay đó. Xem ra nhãn hiệu và giá cả hàng hóa đã làm rối loạn cảm giác của người mua.

Nếu cứ chấp nê, cho rằng hàng đắt giá đều là hàng tốt, thì hàng giả sẽ có cơ hội quấy rối làm cho thị trường không yên một ngày. Còn khi bán rẻ hàng hóa cao cấp thì mọi người sẽ hoài nghi là hàng giả. Thật là thế giới muôn màu muôn vẻ, chẳng cái gì là không có cả.