Trước đây không lâu, quảng cáo có tính chiến lược của một công ty tắc - xi đã làm cho giới tuyên truyền quảng cáo của Mỹ lặng hẳn đi. Câu quảng cáo này là “Công ty của chúng tôi thuộc hàng thứ hai". Công ty này là một công ty xuất hiện sau trong các công ty cho thuê ô-tô. Trước nó đã có nhiều công ty về cơ bản đã khống chế được thị trường ngành này, do vậy việc mở đường vào ngành này là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn vong của công ty. Để đạt được điều đó, tuyên truyền quảng cáo vừa phải có thanh thế to lớn, lại phải đột phá trình độ quảng cáo vốn có, phá bỏ quy tắc thông thường thì mới được.
Nói chung, muốn trở thành công ty hàng đầu, trong hoạt động tuyên truyền luôn đưa ra cờ hiệu "Công ty chúng tôi là công ty hàng đầu. Nhưng công ty này lại không theo nếp cũ, mà nói thẳng ra "Công ty chúng tôi vẫn đứng hàng thứ hai. Chính vì lẽ đó công ty chúng tôi xin hết lòng phục vụ quý khách". Kết quả là cuộc tuyên truyền thành công lớn, công ty này nhanh chóng có được một phần thị trường.
Suy xét nguyên nhân thành công của phương thức này, không ngoài cái nguồn thông tin mà đối với công ty thì không nên nói ra, bởi nó bất lợi cho công ty. nhưng phương thức quảng cáo này đã để lại một ấn tượng chân thực, thành thực thẳng thắn cho mọi người. Nhất là trong mê cung quảng cáo đầy chất phóng đại, thổi phồng hiện nay, kiểu thành thực này không khác gì một loại kích thích cực kỳ mới mẻ.
Con người bất kỳ là ai, đều hiểu rõ rằng mọi sự việc đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Do đó chỉ có nhìn sự vật một cách công bằng và khách quan thì mới phát hiện ra rằng không có cái gì thập toàn thập mỹ cả. Hay nói cách khác, chỉ có những thông tin không chỉ toàn là tin tốt mà còn có một số chỗ khiếm khuyết mới có thể làm cho người ta tin. Cũng như cửa hàng bách hóa thường tổ chức đại hạ giá, bán hàng thứ phẩm bán thành phẩm, chỉ cần những khuyết điểm nhỏ kia không làm hỏng tới chất lượng của hàng hóa mọi người lại cảm thấy chất lượng hàng như vậy đáng tin vì đã biết rõ điểm yếu của hàng hóa do đó bị kích thích tới mua.
Cũng như vậy, trong quan hệ giao tiếp, việc chỉ có nói tốt không thôi cũng làm cho người ta khó tin. Khi giới thiệu ai đó, chỉ cần điểm thêm một số khuyết điểm của người đó, thì có thể làm cho người khác dễ tiếp nhận anh ta cố đánh giá toàn diện, thỏa đáng về anh ta.
Một nhà bình luận thuộc giới kinh doanh từng có cái biệt danh "Quỷ môn quan của giới thương nghiệp", ông B, bất luận là viết ai, cũng chỉ chăm chăm vạch ra những khiếm khuyết của anh ta. Như vậy lại tăng cảm giác tin tưởng đối với bài đánh giá nhân vật, đánh giá công ty của ông, ảnh hưởng trong xã hội của các nhà doanh nghiệp và các xí nghiệp được viết đó lại càng mở rộng hơn. Khi tôi viết nhận xét cho học sinh, thường không quên chỉ ngay ra một chút khuyết điểm điều đó lại càng để làm cho mọi người tin vào những đánh giá tốt về người đó.