Cố minh tinh Henry Fanda đã từng đóng vai chính trong một bộ phim có tên "12 người đàn ông nổi giận". Câu chuyện chủ yếu kể về quá trình đặc biệt, 12 bồi thẩm viên phán quyết một thanh niên bị nghi là giết người xem anh ta có tội hay là không có tội.
Bộ phim này tôi thán phục nhất là mẹo thông minh của vị bồi thẩm viên do Henry Fanda đóng. Trong số 12 bồi thẩm viên chỉ có mình anh ta cho rằng người thanh niên vô tội, ông đã sử dụng các loại biện pháp và cuối cùng đã thuyết phục được 11 người kia, buộc họ từng người một đồng ý với cách nhìn nhận của mình. Rõ ràng là nếu xung đột chính diện, ông chẳng được lợi lộc gì ngoài việc làm cho ý chí của 11 vị kia càng thêm kiên cường. Ông ghĩ mọi cách tìm ra những lỗ hổng bên phía vật chứng và nhân chứng, đồng thời giải thích, thuyết phục từng vị bồi thẩm viên một.
Có nghĩa là cách làm của ông không phải là hỏi: "Các ông thấy cách nhìn nhận của tôi thế nào?!", mà là hỏi "Bản thân ngài thấy cách nhìn nhận của tôi ra sao?". Trong số các bồi thẩm viên vốn ý kiến cũng khác nhau. Có phía cứng rắn thì cho rằng cậu bé có tội; nhưng phần đông là đứng giữa; còn có người thì im lặng, trong lòng thấy có điểm đáng ngờ, cho rằng vẫn thiếu chứng cứ buộc tội v.v... Vai chính trong phim đã nắm chức sự khác nhau nhỏ và cách nhìn trong tâm lý từng người, cuối cùng làm cho mọi người nhất trí đồng tình với phán quyết của mình thông qua quyết định cậu bé vô tội.
Chúng ta đều có những kinh nghiệm như vậy; có khi chúng ta có ý kiến phản đối hợp lý đối với phương châm, phương hướng của tập thể hoặc tổ chức của chúng ta trực thuộc, nhưng nếu nói ra, kiên trì quan điểm của mình và hòng thay đổi phương châm chung thì quả là khó vô cùng. Song cho dù là một khối đoàn kết nhất trí mạnh mẽ như thế nào, suy xét kỹ, vẫn là do các con người khác nhau tập hợp lại. Muốn làm cho một tập thể như vậy làm theo phương hướng của mình thì không nên nhằm vào cả tập thể, mà cần phải đột phá từng người một trong cái tập thể đó, đây là con đường ngắn nhất. Cũng như nét mặt ai cũng khác nhau, tính cách và tư duy của từng người cũng không hoàn toàn giống nhau. Với cơ sở nhận thức như vậy, thể thuyết phục từng người một tán thành quan điểm của mình qua đó mà làm xoay chuyển ý kiến chung ban đầu. Trong một cuộc chiến nổi tiếng trong lịch sử cánh quân phía Tây vốn chiếm ưu thế tuyệt đối, sở dĩ bị cánh quân phía Đông đánh tan, nguyên do là thủ lĩnh cánh quân phía Đông thấy được sự bất hòa trong nội bộ cánh quân phía Tây, đồng thời nghĩ cách lung lạc một vị tướng của cánh quân phía Tây. Do đó khi quyết chiến, sau khi vị đại tướng của cánh quân phía Tây đầu hàng, quân sỹ hoảng loạn, không đánh mà tự thua.