13• Tiến xa
HÃY TRỞ NÊN TO LỚN NHƯ BẠN MUỐN (VÀ KHÔNG TO LỚN HƠN).
“Sẽ không có gì hoạt động trừ phi bạn làm việc.”
MAYA ANGELOU
(Tác giả Mỹ)
Giữa những con người mà bạn đã gặp trong câu chuyện của chúng ta cho tới giờ, một vài người là những người ưa mạo hiểm thực sự, đang tấn công trước để chiếm thành trì, sự nghiệp hoặc tài chính sẽ lụn bại nếu họ thất bại. Nhưng phổ biến hơn cả là những người cẩn thận dành thời gian để xây dựng một hoạt động kinh doanh từng bước một. Có một huyền thoại, rằng tất cả những con người lựa chọn đi một mình, họ chính là những tay đua mô tô Hạng A, đánh cược tất cả vào sự thất bại hoặc thành công của một dự án. Các doanh nhân không nhất thiết phải là những người ưa thích sự mạo hiểm; chỉ là khái niệm rủi ro và an toàn của họ khác hẳn so với những khái niệm này của người khác.
Tsilli Pines, nhà thiết kế người Mỹ gốc Israel, giờ sống tại thành phố quê hương tôi ở Portland, Oregon, là ví dụ minh họa cho nhóm các doanh nhân thận trọng. Qua quá trình tám năm, cô đã tạo dựng một hoạt động kinh doanh làm ketubot – những giao kèo hôn lễ của người Do Thái được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Trong suốt phần lớn thời gian đó, hoạt động kinh doanh này là một dự án được cô thực hiện vào ban đêm và cuối tuần ở nhà sau khi rời khỏi xưởng thiết kế nơi cô làm thuê. Với khoản tiền lương đều đặn từ công việc ban ngày, Tsilli cảm thấy an toàn khi thử nghiệm với công việc này và học hỏi được nhiều hơn khi phát triển nó lên. Cô cũng đã để ý thấy một lợi ích phụ quan trọng đối với cách làm việc này: Với số giờ làm việc hạn chế dành cho hoạt động kinh doanh, cô đã phải sử dụng chúng thật hiệu quả.
Nhờ những lời giới thiệu từ các cặp vợ chồng hạnh phúc, hoạt động kinh doanh phát triển từ từ nhưng ổn định với nhiều đơn đặt hàng hơn mỗi năm. Mỗi ketubah là một sản phẩm của tình yêu, giá 495 đôla. Cuối năm 2009, Tsilli cảm thấy cần chuẩn bị để thực hiện một sự thay đổi. Cô gửi thư thông báo tới sếp và các đồng nghiệp của mình đồng thời chuẩn bị nghỉ việc. Cô đã thực hiện cú nhảy!
Vấn đề là… cái nhìn từ một góc khác không phải là tất cả những gì cô đã mong chờ. Tuần đầu tiên tự do cô cảm thấy thật tuyệt vời; tuần thứ hai cô bắt đầu tự hỏi: Mình làm gì cho hết ngày? Cô nói: “Tôi đã đánh giá thấp giá trị của việc có một công việc nào đó mang tính cộng tác và không tự định hướng.” Qua vài tháng, hoạt động kinh doanh kiếm được ít hơn trông đợi. Các đơn đặt hàng vẫn đến và tình cảnh cũng không có gì đáng tuyệt vọng, nhưng Tsilli cảm thấy bế tắc, và khả năng sáng tạo mà cô đã phát triển mạnh trong thời gian khởi nghiệp trở nên kiệt quệ.
Cô tâm sự tiếp: “Mô hình tất cả-hoặc-không có gì đó thật quá áp lực. Tôi đang điều hành một công việc mang tính sáng tạo, nhưng đối với tôi, việc vẫn đảm bảo được toàn bộ thu nhập và nhu cầu không ngừng phát triển tính sáng tạo chính là một sát thủ của sự sáng tạo.” Thật là một quyết định khó thực hiện, nhưng sáu tháng sau khi rời khỏi công ty thiết kế, cô đã quay trở lại gặp người chủ cũ với một đề xuất: Sẽ thế nào nếu cô quay lại làm việc bán thời gian? Họ đã đồng ý và cảm thấy vui trước đề xuất này.
Quay lại xưởng thiết kế ba ngày một tuần là một quyết định đúng đắn. Khi Tsilli rời khỏi nơi đó sáu tháng trước, cô đã chịu trách nhiều trách nhiệm trên cương vị một thiết kế trưởng; vì vậy, không có cách nào để cô có thể quanh quẩn với việc khác ở một vai trò thấp hơn mà không rời khỏi đó – một thời gian trước. Việc quay trở lại làm việc bán thời gian mang đến cho cô sự an toàn về việc có một khoản thu nhập cố định cụ thể trong khi vẫn duy trì được tự do trong nửa thời gian làm việc còn lại theo những dự án riêng khác. Ngoài ra, Tsilli hiện giờ làm việc như một cộng tác viên thay vì một người làm công, và điều đó mang lại cho cô một cảm giác không ngờ nhưng quan trọng của việc vẫn “tự mình” kiếm được tất cả thu nhập, với một nửa đến từ xưởng thiết kế và nửa còn lại từ công việc kinh doanh của cô.
Đối với Tsilli, việc cô bỏ khỏi xưởng thiết kế thật đúng đắn, mà việc cô quay trở lại đó cũng thật hợp lý. Công việc kinh doanh vẫn sinh lợi, nhưng không còn áp lực của việc phải phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Tsilli tổng kết điều đó như thế này: “Cảm giác của tôi là tôi vẫn đang xếp từng viên gạch. Những viên gạch khác nhau khớp vào nhau và theo thời gian số gạch đó có thể xây nên cả khối lớn. Mà đúng là bây giờ tôi đang ở một vị trí tốt đẹp.”
Sự lựa chọn
Câu chuyện của Tsilli minh họa cho thử thách thực tế xảy ra với hầu hết mọi người có cùng cơ hội để tạo nên sự thay đổi sự nghiệp quan trọng và tự mình làm tất cả: việc tìm ra cách để xây dựng một hệ thống thành một hoạt động kinh doanh và quyết định hoạt động kinh doanh sẽ giữ vai trò gì trong phần đời còn lại của họ. Dù sớm hay muộn, mọi chủ doanh nghiệp thành công – ngẫu nhiên hoặc theo cách khác – đều gặp phải một sự lựa chọn: Chúng ta sẽ đi cùng điều này tới đâu? Như đã mô tả trong suốt cuốn sách, đa phần các thành viên của nhóm chúng ta đã thực hiện một quyết định thận trọng là giữ hoạt động kinh doanh ở quy mô nhỏ để tạo ra một “công việc tự do” vì mục đích có tự do. Những người khác chọn hướng tiến xa bằng cách tuyển dụng cẩn thận nhân viên và cùng lao theo công việc.
Đây là câu chuyện về việc ba người đã gặp phải sự lựa chọn quan trọng này và giải quyết nó theo những cách khác nhau.
Giải pháp số 1: Giữ ở quy mô nhỏ
Không ai thực sự là một nhà kinh doanh bẩm sinh, nhưng Cherie Ve Ard thì có thể gần như thế. Cherie tự làm việc cho mình từ khi cô 20 tuổi, giờ đây cô 38 tuổi và không bao giờ hối hận. Bố cô cũng là một doanh nhân, thành lập công ty phần mềm gia đình mà cuối cùng Cherie đã tiếp quản. Công ty phát triển các giải pháp phần mềm tùy chỉnh dành cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Năm 2007, cô đã lên đường cùng với Chris Dunphy, đối tác của cô, và họ đã đi du lịch khắp nước Mỹ bằng một chiếc ô tô. Đi trên hành trình này trong khi đang điều hành một công ty phần mềm dẫn tới một sự mở rộng hiển nhiên: Cherie và Chris bắt đầu một hoạt động kinh doanh phụ là làm các trình ứng dụng di động.
Hoạt động kinh doanh của cô phát triển tốt, nhưng Cherie đã chủ ý từ bỏ việc theo đuổi một số ý tưởng mở rộng. Đây là những gì cô nói về điều này: “Không bị nợ nần, quyết định khôn ngoan nhất tôi đã thực hiện là đưa ra một mục đích cụ thể để không phát triển hoạt động kinh doanh này. Trưởng thành trên cương vị con gái của một doanh nhân, tôi đã quan sát tính sáng tạo của cha mình và óc tư duy của nhà phát minh bị hủy hoại ngay khi công ty phát triển từ chỗ chỉ có mình ông tới lúc có hơn 50 nhân viên. Sự căng thẳng đã đè nặng lên ông và làm giảm chất lượng cuộc sống của ông.”
Lần gần đây nhất tôi nói chuyện với Cherie là khi cô đang trên đảo Saint John, nơi cô và Chris dừng lại nghỉ trong vài tháng (“có thể lâu hơn, hoặc cho đến khi chúng tôi còn cảm thấy thích nơi này”). Cherie kiếm được một khoản thu nhập tốt, ít nhất 50.000 đôla một năm nhưng cô dứt khoát cho rằng tiền không phải là mục đích. Cô cho biết: “Cảm giác của tôi về việc là một chủ doanh nghiệp thành công được dựa trên chất lượng cuộc sống tôi hướng tới, chứ không phải số tiền tôi làm ra. Tôi sở hữu doanh nghiệp của tôi. Còn doanh nghiệp không sở hữu tôi.”
Giải pháp số 2: Giữ quy mô trung bình
Ở khu vực SoDo của khu thương mại Seattle, một nhà máy hoạt động rầm rập với âm thanh của những chiếc máy khâu. Những phụ nữ người Mỹ gốc Hoa, đa phần trong số họ đã làm việc tại nhà máy này nhiều năm, siêng năng may những chiếc ba lô và túi đựng máy tính xách tay. Tôi đi tham quan nhà máy với Tom Bihn, chủ sở hữu nhà máy, và đối tác kinh doanh của anh, Darcy Gray.
Với hơn 20 nhân viên và nhà máy của riêng mình, Tom không sợ sự phát triển. Nhưng anh đã quay lưng lại cơ hội phát triển lớn mạnh nhất: phân phối những chiếc túi bình dân của anh thông qua các nhà bán lẻ tên tuổi mà đa phần họ đều yêu cầu đi yêu cầu lại với Tom về việc thiết lập các mối quan hệ đối tác. Tôi thấy tò mò về quyết định này, vì vậy tôi đã gửi cho Tom và Darcy một bức thư điện tử sau đó để hỏi cho kỹ hơn về việc phân phối. Đây là những gì họ đã trả lời:
Chúng tôi đã chọn trở thành hãng sản xuất và nhà bán lẻ trực tiếp của riêng chúng tôi ngay từ đầu bởi vì điều đó thú vị hơn nhiều. Chúng tôi đồng hành cùng với người đi chào hàng riêng của mình. Cho nên nếu mục đích đơn giản là để kiếm tiền, thì điều đó thực sự tẻ nhạt. Chúng tôi muốn tạo ra một công việc kinh doanh dễ chịu, những sản phẩm dễ chịu, những khách hàng dễ chịu và những nhân viên dễ chịu; chúng tôi muốn tạo ra một thương hiệu và một nơi làm việc lâu dài trên thế giới. Bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ trên thị trường đại trà có thể sinh lợi hoặc cũng có thể không, nhưng qua đó thương hiệu của bạn sẽ ít nhiều được nhận dạng. Điều đó có thể cũng ràng buộc số phận của bạn vào một công ty bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát: Nếu họ làm ăn lụn bại, bạn có thể cũng lụn bại theo. Tương lai của chúng tôi được ràng buộc vào những gì chúng tôi làm, những quyết định chúng tôi đưa ra và đó chính là sự thú vị của lựa chọn này.
Việc đồng hành cùng với người đi chào hàng riêng của bạn tất nhiên thật thú vị, và như Tom đã giải thích trong một cuộc trò chuyện khác, điều này cũng có thể trở thành một mô hình kinh doanh tốt hơn. Dòng tiền cho hoạt động kinh doanh của họ đến từ nhiều khách hàng cá nhân, vì vậy họ không bao giờ phải lo lắng về một cửa hàng lớn bỏ bê hàng tồn kho của họ (hoặc không trả nợ). Bởi vì chỉ có một nguồn duy nhất nên những chiếc túi xách Tom Bihn được xếp vào vị trí tốt thay vì bị xem như một mặt hàng bình thường. Tom và Darcy có thể tính giá tốt cho những chiếc túi và chắc chắn rằng họ sẽ không ngừng hỗ trợ tất cả các nhân viên.
Khi được hỏi về những ngày tồi tệ hoặc những kinh nghiệm tiêu cực trong hoạt động kinh doanh này, Tom đã nói một điều khiến tôi suy nghĩ: “Tất cả những ngày tồi tệ có hai điều chung: Bạn biết mình phải làm gì, nhưng bạn để cho người khác bảo bạn đừng làm điều đó.”
Ít nhất trong trường hợp này, Tom không bao giờ từ bỏ những việc mà anh nghĩ mình cần làm, cho dù mọi người có nói gì đi nữa.
Giải pháp số 3: Thỏa hiệp
Đôi khi sự lựa chọn giữa lớn và nhỏ có nhiều hơn hai câu trả lời. Một con người có óc sáng tạo có thể học những bài học của cô ấy về kiểu phát triển sai lầm và sau đó áp dụng chúng cho kiểu phát triển đúng đắn. Hãy gặp Jessica Reagan Salzman, chủ sở hữu dịch vụ kế toán một người ở Attleboro, Massachusetts. Tôi đã biết Jessica là người của các con số khi cô đưa ra thu nhập ước tính cho năm tới chính xác là 110.899 đôla. Nhiều doanh nhân bị lạc trong bức tranh lớn hơn và không chắc chắn về tình hình tài chính của họ. Họ thường trả lời những câu hỏi của tôi về các kế hoạch thu nhập bằng những câu nói như: “Ừ, khoảng một trăm, có thể là trăm rưỡi hoặc hơn.” Với Jessica, cô không có nhu cầu để phát triển thêm.
Trớ trêu là Jessica bắt đầu hoạt động kinh doanh này sau một trải nghiệm làm cô bối rối với một công việc mới mà cô vừa vào làm ở vị trí kiểm toán. Ngay khi lao vào công việc này, cô đã không ngừng làm khớp các số liệu và thắc mắc lý do tại sao một số điều đang không cân đối theo đúng quy tắc. Cuối cùng cô hiểu ra nguyên nhân: Không chỉ công ty đó gặp trục trặc mà nó còn sẽ không đủ tiền trả lương cho cô khi chu kỳ kế toán tiếp theo đang tới gần. Ái chà! Jessica nghỉ việc và quyết định làm một mình.
Ngay từ khi bắt đầu, công việc kinh doanh có thể sinh lợi hợp lý ở mức bán thời gian và Jessica tập trung vào việc chăm lo gia đình mà không hề lo lắng gì về việc phải tạo ra cả núi tiền. Nhưng một ngày, chồng cô, Michael, gọi điện báo rằng anh sẽ về nhà sớm. Cô trả lời: “Thật tuyệt. Một dịp đặc biệt chăng?” Chồng cô đã im lặng trước khi nói nốt phần còn lại của tin đó: Anh ta vừa bị nghỉ việc, có hiệu lực ngay lập tức.
Công việc của Jessia tỏ ra thành công khi ở vị trí của một dự án phụ, nhưng nó gần như không kiếm đủ tiền để hỗ trợ một gia đình, khi đứa con thứ hai của họ mới được ba tuần tuổi. Sau khi cơn sốc qua đi, hai vợ chồng đã bàn về các giải pháp, và Jessica quyết định phát triển công việc này lên mức cao hơn. Chồng cô trở thành người chăm sóc trẻ chủ yếu ở nhà, còn Jessica đi làm. Công việc nhanh chóng phát triển và tất cả trở nên tốt đẹp theo sự sắp xếp mới này, nhưng sau đó nó phát triển quá nhanh.
Jessica nói: “Chúng tôi đã có những bước tiến quan trọng theo hướng tăng trưởng tổng thu nhập, nhưng chúng tôi cũng đã trải qua việc chi phí tăng vọt, và thu nhập của chúng tôi rõ ràng đã phản ánh được sự cần thiết phải có một thay đổi quan trọng.”
Cô nói tiếp: “Tôi chỉ cho rằng đó chính là những gì bạn có bổn phận phải thực hiện. Ngay khi hoạt động kinh doanh phát triển, bạn sẽ thuê người. Phải không?” Tiếc thay, mặc dù việc thuê người đôi khi giúp cho một hoạt động kinh doanh phát triển, song nó luôn luôn tạo ra những chi phí cao hơn nhiều và các nghĩa vụ bắt buộc. Jessica đã thực hiện một vài thay đổi, chuyển hoạt động kinh doanh của cô thành một sở hữu đơn lẻ và trở về là cơ sở một người[1].
[1] Hoạt động kinh doanh của Jessica có tên gọi là Kế toán bằng trái tim, và cô thích tự gọi mình là một chủ sở hữu tâm hồn: một người đầu tư cảm xúc và tinh thần vào công việc của mình.
Đừng làm lính cứu hỏa: Hãy duy trì công việc của bạn
Bất kể bạn đi theo đường nào, ngay khi dự án của bạn phát triển đúng mục đích, bạn có thể cảm thấy mình đang dành tất cả thời gian để đối phó với mọi việc và quá ít thời gian để thực sự tạo ra được bất cứ điều gì. Giải pháp cho vấn đề chung này là hãy tập trung vào duy trì công việc của bạn thay vì chạy theo công việc đó. Khi bạn đang điều hành doanh nghiệp, bạn dành thời gian dập tắt các đám cháy và giữ cho mọi thứ hoạt động bình thường. Việc duy trì hoạt động kinh doanh đòi hỏi một cách tiếp cận ở mức cao hơn.
Mỗi sáng, hãy dành ra 45 phút không truy cập vào mạng Internet. Hãy dành toàn bộ thời gian này vào việc cải thiện hoạt động kinh doanh của bạn – đừng xem xét bất cứ hoạt động nào chỉ đơn thuần nhằm mục đích duy trì được doanh nghiệp. Hãy suy nghĩ theo hướng thúc đẩy… Bạn có thể làm gì để giữ cho mọi thứ tiến lên phía trước? Hãy cân nhắc những lĩnh vực này:
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. Đây là công việc giúp phát triển doanh nghiệp. Những sản phẩm hoặc dịch vụ mới nào thuộc công việc này? Có bất cứ mối quan hệ đối tác hoặc dự án liên doanh nào bạn đang theo đuổi không?
PHÁT TRIỂN LỜI CHÀO HÀNG. Kiểu công việc này liên quan tới việc sử dụng tài nguyên hiện có theo một cách thức mới. Bạn có thể tạo ra một sự kiện ra mắt, bán hàng hoặc lời chào hàng mới để thu hút sự quan tâm và tạo ra thu nhập không?
GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG. Trong mọi hoạt động kinh doanh, luôn có các vấn đề dần phát sinh mà bạn phải học cách tránh thay vì giải quyết trực tiếp. Thay vì liên tục bỏ qua những vấn đề như vậy, hãy sử dụng thời gian không đi “chữa cháy” để giải quyết tận gốc rễ của vấn đề.
XEM LẠI VIỆC RA GIÁ. Như đã thảo luận ở Chương 11, bạn nên đều đặn xem lại giá cả của mình để xác định xem có thể tăng giá không. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc bán gia tăng giá trị (upselling) và bán chéo (cross-selling) hoặc những công cụ tạo thu nhập khác cho vũ khí của bạn.
TRUYỀN THÔNG KHÁCH HÀNG. Điều này liên quan không chỉ tới việc giải quyết các thư điện tử hoặc những yêu cầu nói chung mà còn việc bắt đầu truyền thông thông qua các bản tin và việc cập nhật thông tin.
Một nguyên tắc quan trọng đối với tất cả những hành động này chính là bắt đầu, không phải đối phó. Thực hiện điều này đúng 45 phút mỗi ngày có thể mang lại những phần thưởng to lớn ngay cả khi mọi điều khác đang rối tung lên và bạn dành thời gian còn lại trong ngày để dập lửa. Hãy tiến lên!
Giám sát hoạt động kinh doanh
Bất kể chiến lược tăng trưởng của bạn ra sao, bạn cũng sẽ muốn quan tâm tới tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là theo một chiến lược hai hướng:
Bước 1: Chọn một hoặc hai tiêu chuẩn đánh giá và luôn luôn để mắt tới chúng, tập trung vào bán hàng, dòng tiền hoặc những gì mang lại thu nhập.
Bước 2: Để mọi việc khác lại cho đợt rà soát định kì nửa tháng hoặc một tháng, khi đó bạn tập trung đi sâu vào hoạt động kinh doanh tổng thể cẩn thận hơn.
So với những người khác trong nhóm, một số thành viên siêng năng hơn nhiều trong việc dõi theo các tiêu chuẩn đánh giá so với những người khác, thể hiện ra là một số người nói về việc bị ám ảnh bởi dữ liệu và những người khác lại nói họ “không có ý kiến” về những gì đang xảy ra trong hoạt động kinh doanh. (Quan điểm của tôi về cách tiếp cận này: Các bộ kỹ năng và tính cách con người vốn đa dạng, nhưng hãy thận trọng với việc giao phó tất cả vấn đề tài chính cho người khác. Không có ý kiến gì về vấn đề tiền bạc luôn là một dấu hiệu xấu.)
Những đánh giá mà bạn muốn dõi theo sẽ phụ thuộc vào kiểu hoạt động kinh doanh. Đây là một vài ví dụ phổ biến nhất.
Doanh thu theo ngày: Hôm nay thu được bao nhiêu tiền?
Khách ghé xem hoặc mối hàng tiềm năng theo ngày: Có bao nhiêu người dừng lại xem hoặc đăng nhập để biết thông tin nhiều hơn?
Giá đơn đặt hàng trung bình: Mọi người bỏ ra bao nhiêu tiền khi đặt hàng?
Tỉ lệ chuyển đổi khách hàng: Tỉ lệ khách ghé xem hoặc mối hàng tiềm năng trở thành khách mua hàng là bao nhiêu?
Tỷ lệ người ủng hộ: Tỉ lệ khách hàng sẽ giới thiệu với người khác về hoạt động kinh doanh của bạn là bao nhiêu?
Một số doanh nghiệp chọn những tiêu chuẩn đánh giá cụ thể hơn. Brandy Agerbeck, nhà hỗ trợ đồ họa mà chúng ta đã gặp ở Chương 7, kiếm tiền nhờ những đơn đặt hàng trước của các công ty và tổ chức phi chính phủ. Mỗi năm cô cần một số lượng cụ thể những đơn đặt hàng trước, vì vậy cô giữ một tập thẻ chỉ mục để theo dõi con số này. Khi những chiếc thẻ chỉ mục được điền hết, cô biết mình đã hoàn thành tốt công việc trong khoảng thời gian đó và có thể tập trung vào những việc khác.
Một hoặc hai lần một tháng là thời điểm tốt để xem xét hoạt động kinh doanh kỹ lưỡng hơn cũng như ghi lại một số tiêu chuẩn đánh giá cần được cải thiện theo thời gian. Kiểu công việc này có thể sẽ làm cho bạn thấy quan tâm tới những con số doanh thu chi tiết hơn, lưu lượng trang, mạng xã hội và sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh. Bạn có thể có một bảng tính miễn phí hỗ trợ quá trình này tại 100startup.com.
Xây để bán: Tiến thật xa
John Warrillow đã xây dựng và bán bốn công ty trước khi “nghỉ hưu” để viết sách, diễn thuyết và đầu tư. Sau khi học được những bài học từ bốn trải nghiệm kia, giờ đây anh tán thành một mô hình riêng dành cho những chủ công ty nhỏ mong muốn bán doanh nghiệp của họ vào một ngày nào đó. Hầu hết những khuyến nghị của John liên quan tới nhu cầu tạo ra một công ty hoặc tổ chức thực sự có thể phát triển tối đa các kỹ năng riêng biệt của những người chủ doanh nghiệp đó.
Nói cách khác, mô hình “xây để bán” khác hẳn mô hình chúng ta đã thấy trong cuốn sách này. Đa phần các nghiên cứu tình huống của chúng ta liên quan tới những con người dấn thân vào công việc kinh doanh dành cho chính họ, bởi vì điều đó tạo cho họ cảm giác vui vẻ, mà không phải do họ muốn xây dựng một thứ gì đó để rồi bán đi lấy tiền. Tuy nhiên, những khuyến nghị của John thực sự rất tốt cho những chủ doanh nghiệp muốn đưa một hoạt động kinh doanh đi lên nữa, và một số lời khuyên của John có thể được ứng dụng để cải thiện một hoạt động kinh doanh cho dù bạn muốn nó chỉ tầm tầm. Bạn có thể thấy hai mô hình được so sánh với nhau như thế nào trong bảng dưới đây.
Trong khi cố gắng quyết định theo đuổi một con đường nào đó, hãy trả lời câu hỏi đơn giản này: “Bạn muốn kiểu tự do nào?” Mô hình của John liên quan trọn vẹn đến việc tạo ra một phần hoàn toàn tách rời khỏi bản thân bạn và sau đó bán nó để có một khoản tiền lớn ngay lập tức. Mô hình Khởi nghiệp với 100 đôla thì phần nhiều bàn về việc chuyển sang một hoạt động kinh doanh hoặc sự nghiệp độc lập vốn được dựa trên một thứ gì đó mà bạn thích làm – nói cách khác, một thứ gì thực sự liên quan tới kỹ năng hoặc đam mê của người sở hữu nó. Không mô hình nào là tốt hơn; nó chỉ phụ thuộc vào mục đích của bạn.
Nếu bạn muốn lựa chọn việc bán doanh nghiệp của mình vào một ngày nào đó, quan điểm của John chính là bạn phải lên kế hoạch cho điều đó bằng cách thực hiện những bước đi cụ thể. Bước quan trọng nhất trong việc tạo nên danh tính độc lập cho hoạt động kinh doanh chính là tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ với tiềm năng phát triển. Đây là sự khác biệt quan trọng so với đa số những hoạt động kinh doanh chúng ta đã mô tả cho tới giờ, vì vậy hãy cùng xem cách John giải thích điều này.
Một hoạt động kinh doanh có thể phát triển được xây dựng dựa trên những điều vừa có thể truyền đạt vừa có thể tạo ra giá trị. Một kế toán có chứng chỉ hành nghề sẽ cung cấp một dịch vụ có thể tạo ra giá trị ở mức cao nhưng dịch vụ đó không dễ truyền đạt (cô ta không thể dễ dàng dạy người khác cách thực hiện các báo cáo kế toán và bàn giao nó lại cho anh ta.) Mặt khác, bạn có thể dạy một người cách dọn bàn ăn tại một nhà hàng trong vài phút, nhưng đó không phải là một dịch vụ có thể tạo ra giá trị (nhiều người có thể dọn bàn ăn.) Do đó, một hoạt động kinh doanh có tiềm năng được bán với lợi nhuận cao thường đưa ra một thứ gì đó tại điểm giao nhau của tính có thể truyền đạt và có thể tạo ra giá trị.
John đã xây dựng một dịch vụ đăng ký dài hạn để thực hiện nghiên cứu tài chính và cung cấp một loạt báo cáo chứa đựng nhiều thông tin. Điều này có thể tạo ra giá trị ở mức cao cho các khách hàng của John nhưng cũng có thể truyền đạt cho những nhân viên khác. Lần khác anh đã gây dựng một công ty thực hiện cuộc khảo sát người tiêu dùng cho những công ty lớn – lần nữa, một dịch vụ có thể tạo ra giá trị ở mức cao nhưng cũng có thể được người sở hữu mới lặp lại.
• • •
Những giải pháp được Tsilli, Cherie, Tom, Jessica và John tìm ra khác nhau rất nhiều. Trong khi thực thi những giải pháp của mình, mỗi người trong số họ đều nói có với một số điều trong khi vẫn nói không với một số điều khác. Tom đã từ chối ký kết hợp đồng với các nhà bán lẻ túi xách có tiếng, nhưng anh lại sẵn sàng thuê nhân viên và phát triển theo những giới hạn riêng của mình. Cherie thích duy trì mọi thứ ở quy mô nhỏ và riêng tư. Tsilli đã tìm thấy sự an toàn nhờ phát triển hoạt động kinh doanh của cô và làm việc như một cộng tác viên cho người chủ cũ của mình.
Điểm chung của những người này là họ cùng có cảm giác được kiểm soát số phận của mình và họ cùng tìm thấy tự do trong việc nuôi dưỡng một dự án có ý nghĩa. Ngay khi dự án riêng của bạn phát triển, bạn cũng sẽ cần thực hiện những quyết định dựa trên các ưu tiên và tầm nhìn riêng của mình. Chỉ cần nhớ rằng đây là những quyết định tốt đẹp để thực hiện và là một vị trí tốt đẹp để bạn ở lại.
NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
• Có nhiều hơn một con đường tới tự do và một số người tìm thấy nó nhờ biết kết hợp những cách sắp xếp công việc khác nhau.
• “Tiến xa” bằng cách theo đuổi sự tăng trưởng hay quyết định giữ ở quy mô nhỏ đều là những giải pháp có thể chấp nhận được và bạn có thể thoát khỏi sự khác nhau bằng cách “giữ ở quy mô trung bình”. Tất cả điều này tùy thuộc vào kiểu tự do bạn muốn giành được.
• Chủ động kiểm soát hoạt động kinh doanh của bạn bằng cách dành thời gian mỗi ngày cho những hoạt động liên quan đặc biệt tới sự cải thiện, không chỉ đối phó với mọi thứ khác đang diễn ra.
• Theo dõi đều đặn một hoặc hai tiêu chuẩn đánh giá quan trọng được coi là nhân tố quyết định thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn. Hãy kiểm tra những tiêu chuẩn còn lại hai tuần hoặc mỗi tháng một lần.
• Một hoạt động kinh doanh có thể phát triển là một hoạt động kinh doanh vừa có thể truyền đạt được vừa có thể tạo ra giá trị. Nếu bạn từng muốn bán doanh nghiệp của mình, bạn sẽ cần xây dựng các đội làm việc và giảm bớt sự phụ thuộc vào chủ sở hữu.