Hồng Lâu Mộng

Hồi thứ hai mươi lăm

Hồng Ngọc đương lúc tâm thần hoảng hốt, tình tứ triền miên, ngủ đi lúc nào không biết, chợt thấy Giả Vân nắm lấy, vội quay người chạy, vướng phải bực cửa, giật mình thức dậy, biết mình chiêm bao. Vì thế nghĩ quanh nghĩ quẩn, cả đêm không ngủ. Sáng hôm sau nó trở dậy, có mấy a hoàn đến rủ đi quét nhà cửa, múc nước rửa mặt. Hồng Ngọc không trang điểm gì, chỉ soi gương vén mái tóc qua loa, rửa tay xong thắt lưng rồi đi quét nhà.

Hôm trước Bảo Ngọc trông thấy Hồng Ngọc, đã để ý tới, muốn gọi thẳng đến để sai bảo, nhưng một là sợ bọn Tập Nhân hay ngờ vực, hai là chưa biết tính nết Hồng Ngọc thế nào, khá ra thì chớ, lỡ có làm sao phải trả về cũng khó coi, nên trong lòng hơi buồn. Sáng ngày trở dậy, Bảo Ngọc chẳng rửa ráy gì, cứ ngồi nghĩ vơ vẩn. Một chốc mở cửa sổ, ở trong màn the trông ra ngoài rõ mồn một, thấy bọn a hoàn đương quét sân, ai cũng đánh phấn tô son, cài trâm giắt hoa lịch sự lắm, chỉ thiếu có một cô hôm trước. Bảo Ngọc liền xỏ giày, ra ngoài, ra dáng đi ngắm hoa, ngửa mặt lên nhìn ngược nhìn xuôi, khắp một lượt.

Bỗng thấy ở góc hàng hiên phía nam có một người đương đứng tựa lan can, nhưng lại bị cành hải đường che khuất, trông không được rõ. Lại gần nhìn kỹ, thì chính là a hoàn hôm trước đương ngẩn người đứng đấy. Bảo Ngọc muốn đến tận nơi, lại sợ không tiện. Chợt thấy Bích Ngân lại mời đi rửa mặt, đành phải quay về.

Hồng Ngọc đương lúc đứng thẫn thơ, thấy Tập Nhân vẫy tay gọi, cũng phải chạy lên.

Tập Nhân cười nói:

– Ống nhổ của nhà chưa nhặt nhạnh được, em đến chỗ cô Lâm mượn một cái.

Hồng Ngọc chạy ngay đến quán Tiêu Tương. Đi đến cầu Thúy Yên, ngẩng nhìn lên, thấy trên sườn núi đều che màn, biết ngày hôm nay có thợ đến trồng cây. Đằng xa, có một đám người đào đất. Giả Vân cũng đương ngồi trên hòn đá. Hồng Ngọc muốn đi qua đấy, nhưng lại sợ, đành len lén đến quán Tiêu Tương mượn ống nhổ, rồi lủi thủi về buồng nằm. Mọi người cho là cô ta mệt, chẳng ai để ý đến.

Hôm sau, ngày sinh nhật bà Vương Tử Đằng, có sai người đến mời Giả mẫu và Vương

phu nhân sang dự tiệc. Thấy Giả mẫu không đi, Vương phu nhân cũng không đi. Tiết phu nhân, Phượng Thư, ba chị em Nghênh Xuân, Bảo Thoa và Bảo Ngọc đều sang cả, đến chiều mới về.

Vương phu nhân sang ngồi chơi nhà Tiết phu nhân, thấy Giả Hoàn đi học về, liền sai nó sao bản kinh Kim Cương chú(1). Giả Hoàn leo ngay lên giường Vương phu nhân, sai người thắp đèn, ngồi chễm chệ viết, trông ra dáng lắm. Nó lúc sai Thái Hà pha nước, lúc sai Ngọc Xuyến cắt hoa đèn, lúc sai Kim Xuyến che đèn cho khỏi chói. Bọn a hoàn xưa nay vẫn ghét nó, chẳng ai thèm bắt lời. Cbỉ có Thái Hà là chiều chuộng, đi pha nước cho nó uống. Nhân thấy Vương phu nhân đang nói chuyện, Thái Hà khẽ bảo nó: “Sao không biết thân biết phận, cứ làm cho người ta chán ghét”. Giả Hoàn nói:

Cô đừng lòe tôi. Cô chỉ thích Bảo Ngọc thôi, không thèm nhìn đến tôi, tôi biết cả rồi. Thái Hà nghiến răng lại, lấy ngón tay dí vào đầu Giả Hoàn một cái nói:
Không còn tí lương tâm nào! Chó cắn cả Lã Động Tân(2), chẳng biết phân biệt hay dở gì cả.
Hai người đương nói thì Phượng Thư về trình Vương phu nhân. Vương phu nhân hỏi lẩn mẩn: Hôm nay có mấy vị khách đàn bà? Vở hát có hay không? Tiệc rượu bày biện thế nào? Một lúc Bảo Ngọc cũng đến; trông thấy Vương phu nhân, lễ phép nói mấy câu, rồi sai người bỏ khăn che đầu, cởi áo, tháo giày, lăn nhào vào lòng Vương phu nhân. Vương phu nhân lấy tay vỗ về. Bảo Ngọc giơ tay víu lấy cổ Vương phu nhân nũng nịu mấy câu. Vương phu nhân nói:

Con tôi uống nhiều rượu rồi, mặt đỏ chín lên mà vẫn còn cứ nghịch. Lát nữa hơi rượu sẽ bốc lên đấy! Thôi con hãy đi nằm một lúc đi.
Nói xong sai người lấy gối đến.

Bảo Ngọc nằm sau Vương phu nhân, bảo Thái Hà vỗ lưng. Bảo Ngọc cười cợt, nhưng Thái Hà lờ đi, không để ý đến, cứ hai mắt nhìn chòng chọc vào Giả Hoàn. Bảo Ngọc liền kéo tay Thái Hà nói:
Chị ơi! Chị để ý đến tôi một tí.

Thái Hà giật tay lại và nói:

– Hễ đùa nữa tôi kêu ầm lên đấy!

Những câu hai người cãi nhau, Giả Hoàn đều nghe rõ cả. Xưa nay hắn vẫn ghét Bảo Ngọc, nay thấy Bảo Ngọc trêu cợt Thái Hà, trong bụng tức quá không thể nhịn được. Tuy không nói ra nhưng hắn vẫn ngấm ngầm tìm kế hãm hại. Nhân tiện ngồi gần đó, hắn làm ra bộ nhỡ tay, hắt cả đĩa dầu đương cháy vào mặt Bảo Ngọc, Bảo Ngọc kêu lên một tiếng, cả nhà trong nhà ngoài giật mình đổ xô lại, cầm ba bốn cây đến đến soi, thấy mặt Bảo Ngọc đầy dầu. Vương phu nhân vừa giận vừa nóng, vội sai người lau mặt cho Bảo Ngọc, rồi mắng Giả Hoàn. Phượng Thư lật đật lên bục, chạy chữa cho Bảo Ngọc rồi nói:

Thằng Ba là đồ cục súc. Tao đã bảo mày không đáng là bậc cao quý! Dì Triệu ngày thường cũng phải dạy bảo nó chứ!
Câu nói ấy nhắc cho Vương phu nhân nhớ ra, liền gọi dì Triệu đến mắng: “Đẻ ra những giống khốn nạn ấy mà không biết dạy! Đã mấy phen tao không thèm chấp, chúng bay đắc ý càng làm già!”
Dì Triệu ngày thường vẫn đem lòng ghen ghét, bực bội với Phượng Thư và Bảo Ngọc, nhưng không dám nói. Nay thấy Giả Hoàn gây chuyện, bị mắng một trận, đành nín thin thít, chạy lại thu xếp cho Bảo Ngọc. Bấy giờ thấy má bên trái Bảo Ngọc có một nết bỏng, may không vào mắt.
Vương phu nhân thấy thế đau ruột lắm, lại sợ Giả mẫu hỏi thì không biết nói ra sao. Cáu quá, Vương phu nhân lại mắng dì Triệu một trận nữa. Rồi yên ủi và lấy thuốc bôi lên má cho Bảo Ngọc. Bảo Ngọc nói:
Đau chút ít thôi, không việc gì đâu. Ngày mai bà hỏi, cứ nói là con vô ý làm bỏng, thế là được.
Phượng Thư nói:

Dầu nói là tự mình làm bỏng, bà cũng mắng người nhà không trông nom cẩn thận. Muốn gì thì gì, bà cũng nổi bực cho mà xem.
Vương phu nhân sai người đưa Bảo Ngọc về phòng. Bọn Tập Nhân thấy thế rối rít cả lên.
Đại Ngọc thấy Bảo Ngọc hôm ấy đi vắng cả ngày, trong bụng buồn buồn. Chiều đến, cho người sang hỏi hai ba lần, mới biết là Bảo Ngọc bị bỏng, liền sang tận nơi hỏi thăm. Thấy Bảo Ngọc đương soi gương, má bên trái lem luốc những thuốc, Đại Ngọc

tưởng vết bỏng nguy hiểm, liền đứng nhích lại nhìn. Bảo Ngọc che má lại rồi xua tay bảo Đại Ngọc đi ra ngoài, vì biết Đại Ngọc xưa nay ưa sạch sẽ, nên không dám cho xem. Đại Ngọc cũng biết mình có tính ấy, Bảo Ngọc sợ bẩn không cho xem, liền cười nói:

– Tôi xem bỏng chỗ nào, làm gì mà phải giấu!

Rồi nghển cổ lên nhìn và hỏi Bảo Ngọc đau thế nào. Bảo Ngọc nói:

Không đau lắm, chỉ chữa vài ngày là khỏi thôi. Đại Ngọc ngồi một lúc, buồn rầu ra về.
Hôm sau Bảo Ngọc sang thăm Giả mẫu. Tuy đã nhận là tự mình vô ý làm bỏng, nhưng Giả mẫu vẫn cứ mắng những người hầu.
Ngày sau nữa, có Mã đạo bà là mẹ nuôi bán khoán của Bảo Ngọc đến chơi, trông thấy Bảo Ngọc bỏng, bà ta giật mình hỏi đầu đuôi, gật đầu thở dài rồi lấy tay vạch mấy vạch vào má Bảo Ngọc, mồm lẩm bẩm đọc mấy câu chú và nói: “Đó là tai bay vạ gió đấy thôi, thế nào cũng khỏi”. Lại hỏi Giả mẫu:
Lạy cụ, lạy đức Phật sống, người có biết đâu trong kinh Phật nói rất ghê gớm? Bao nhiêu con cháu nhà vương công, khanh tướng, khi mới đẻ ra, lũ ma xó đã lẩn quất bên mình, cứ sểnh ra là nó tìm cách trêu quấy. Có lúc vặn người, véo thịt, hoặc đương ăn làm cho rơi bát, đương đi đổ xô cho ngã. Vì thế nhiều người khó nuôi đến lớn được.

Thế có phép nào cứu chữa được không?

Cái ấy dễ thôi, chỉ làm nhiều điều từ thiện là được. Trong kinh Phật lại nói: phương tây có vị bồ tát Đại Quang Minh Phổ Chiếu, chuyên giữ việc soi xét ma quỷ lẩn quất, nếu thiện nam tín nữ thành tâm thờ cúng người, thì con cháu được bình yên lâu dài, không còn có tai vạ tà ma ám ảnh nữa.
Không biết thờ cúng vị ấy bằng gì?

Chẳng tốn kém gì mấy; ngoài việc đèn hương ra, mỗi ngày thêm độ mấy cân dầu thắp đèn đại hải. Đèn này tức là hiện thân của đức Phật ngày đêm không bao giờ tắt.
Một ngày một đêm thắp hết độ bao nhiêu dầu? Ta sẽ cúng.

Không cần nhiều, tùy chủ thành tâm cúng thế nào thì cúng. Nhà tôi cũng có mấy bà vương phi mệnh phụ cúng lễ, như bà Nam An quận vương cúng một ngày bốn mươi

tám cân dầu, một cân bấc đèn, để thắp một đèn đại hải to gần như cái vại; bà Cẩm Điền hầu cúng một ngày hai mươi bốn cân; còn mấy nhà nữa mỗi nhà hoặc năm cân, ba cân, một cân. Nhà nghèo dù tám lạng nửa cân tôi cũng vẫn thắp cho cả. Giả mẫu gật đầu nghĩ ngợi. Mã đạo bà nói:

Còn một việc nữa, nếu là cúng cho bố mẹ và bề trên, nhiều cũng chẳng sao; nhưng cụ cúng cho cậu Bảo, nhiều quá sợ cậu ấy gánh không nổi, lại hóa tổn phúc, không nên. Vì vậy chỉ cúng độ năm bảy cân là đủ.
Nếu thế thì mỗi ngày ta cúng năm cân, hàng tháng đưa cả một lần.

A dì đà Phật, từ bi đại bồ tát!

Từ giờ cậu Bảo Ngọc đi chơi đâu, sẽ đưa mấy quan tiền giao cho bọn theo hầu, hễ gặp những người tăng đạo nghèo khổ thì bố thí cho người ta.
Sau đấy Mã đạo bà đi thăm hỏi các phòng. Một chốc đến phòng dì Triệu. Chào nhau xong, dì Triệu sai a hoàn pha nước mời uống. Bấy giờ dì Triệu đương khâu giày. Mã đạo bà thấy trên giường có những mảnh lụa lặt vặt, liền nói:
Tôi hiện không có gì làm mũi giày, bà dì cho mấy mảnh, màu gì cũng được.

Bà xem ở đây còn có mảnh nào ra hồn nữa. Nếu là của tốt, khi nào lại đến nơi tôi? Bà xem mảnh nào dùng được, chọn lấy vài mảnh mà dùng.
Mã đạo bà chọn lấy mấy mảnh đút vào tay áo. Dì Triệu lại hỏi:
Hôm nọ tôi có cho mang năm trăm đồng tiền đến cúng đức Dược Vương, bà đã cúng hộ chưa?
Cúng rồi.

A di đà Phật! Nếu tôi được rộng lưng một chút, thì đến cúng luôn, khốn nỗi lòng nhiều mà của ít.
Bà cứ yên tâm, sau này cậu Hoàn lớn lên, được đi làm quan, lúc bấy giờ tha hồ mà cúng.
Thôi, thôi, đừng nhắc đến chuyện ấy nữa. Nay việc đã rõ rành rành: Mẹ con tôi thì bằng ai trong nhà này? Bảo Ngọc là đứa bé con, được cái mặt mũi sáng sủa, bộ dạng

dễ thương, người trên yêu quý nó, thôi cũng đành vậy; tôi chỉ tức con mẹ chủ non nhà này!
Vừa nói dì Triệu vừa giơ hai ngón tay. Mã đạo bà biết ý, liền hỏi:

– Có phải mợ hai Liễn không?

Dì Triệu giật mình xua tay ngay, đứng dậy vén rèm ra xem thấy không có ai, mới quay vào bảo đạo bà:
Hễ nói đến con chủ non ấy là tôi không thể chịu được! Một phần gia tư nhà này, nó không chuyển về nhà cha mẹ nó, thì tôi không phải giống người!
Mã đạo bà nghe thấy thế, liền dò ý:

Dễ tôi phải đợi bà nói mới rõ à? Chả lẽ cả nhà lại không ai biết hay sao? Thôi bà cứ mặc kệ người ta, đừng để ý đến, như thế lại xong.
Dì Triệu nói;

Mẹ ơi! Chẳng mặc kệ thì làm gì được nó?

Tôi nói câu này không phải là gây tai gây ác gì đâu: Chỉ tại các người không có gan, còn trách gì ai. Nếu công khai không làm hại nổi, thì tìm cách hại ngầm, lẽ nào lại chịu để đến bây giờ?
Dì Triệu nghe câu ấy có ngụ ý riêng, trong bụng mừng thầm, liền hỏi:

Cách hại ngầm làm thế nào? Tôi vẫn định bụng thế, nhưng chưa tìm ra được người giỏi giang giúp cho đấy thôi. Xin bà bảo ban cho, xong việc tôi sẽ hậu tạ.
Mã đạo bà thấy đã ăn ý, lại tìm cách nói lảng:

A di đà Phật, bà đừng hỏi tôi, tôi biết thế nào được việc ấy. Nói ra phải tội!

Bà cứ khéo đắn đo! Xưa nay bà là người hay cứu giúp kẻ khốn khó, có lẽ nào người ta đang tìm cách làm hại mẹ con tôi mà bà lại cứ giương mắt ngồi nhìn? Hay là bà bảo tôi không tạ được bà?
Đạo bà cười nói:

Bà lầm rồi! Bảo tôi không nỡ ngồi nhìn mẹ con bà bị người ta ức hiếp thì được! Chứ tạ hay không thì tôi không nghĩ đến chuyện ấy đâu. Bà còn có cái gì đáng tạ nữa?

Dì Triệu nghe vậy, lòng đã nhẹ nhàng đôi chút, liền nói:

Bà là người hiểu việc, sao lại còn nói lẩn thẩn thế? Nếu phép của bà mầu nhiệm, làm

được cho hai đứa ấy chết đi, tài sản nhà này không về tay mẹ con tôi hay sao? Bấy giờ bà muốn gì mà chẳng được?
Mã đạo bà cúi đầu một lúc, rồi nói:

Đến khi ấy công việc xong xuôi cả, không có bằng cớ gì, bà còn nghĩ gì đến tôi!

Điều ấy có khó gì? Bây giờ tôi hãy đưa cho bà mấy lạng bạc, một ít quần áo và đồ trang sức, bà cầm lấy trước; tôi lại viết thêm một bức văn tự nợ, đến bấy giờ tôi sẽ theo đủ số tiền trả cho bà.
Có thật thế không?

Khi nào tôi nói dối.

Dì Triệu gọi bà già tin cẩn đến, ghé vào tai thì thầm mấy câu. Bà kia đi một lúc trở về, đem theo bức văn tự vay năm trăm lạng bạc. Dì Triệu điểm chỉ, rồi vào mở hòm lấy những đồ trang sức, tiền bạc riêng của mình đưa cho Mã đạo bà và nói:

– Bà hãy cầm trước cái món này về mua hương nến cúng dâng có được không?

Mã đạo bà thấy đống bạc trắng phau, lại có văn tự nợ, liền bất cần đen trắng, nhận lời ngay. Mụ quờ tay cầm lấy món tiền, rồi đến văn tự. Sau đó mụ rút trong người ra mười con quỷ cắt bằng giấy, mặt xanh nanh vàng, cùng hai hình nhân đưa cho dì Triệu, khẽ dặn:

Viết tên tuổi hai người ấy vào hai hình nhân này và đặt năm con quỷ này ở đầu giường mỗi người là được. Tôi trở về làm phép sẽ có hiệu nghiệm. Bà phải hết sức cẩn thận, đừng sợ gì hết.
Chợt có a hoàn bên Vương phu nhân đến tìm: “Mã đạo bà có đấy không? Bà Hai đang đợi đấy”. Hai người liền từ biệt nhau.
Từ khi Bảo Ngọc bị bỏng, không đi chơi đâu, Đại Ngọc cũng chỉ ở nhà chuyện trò với chị em. Một hôm ăn cơm xong, Đại Ngọc ngồi xem sách, thấy buồn thiu, liền đi thêu thùa với bọn Tử Quyên, cũng vẫn không thấy khoan khoái. Đại Ngọc tựa cửa nhìn ra ngoài, một lúc đủng đỉnh ra sân xem mấy cái măng mới mọc. Ra khỏi cửa, nhìn vào vườn, chẳng thấy một ai, chỉ trơ hoa nở đầu cành, chim kêu bên suối, liền rảo bước sang viện Di Hồng, thấy mấy a hoàn xách nước, đương đứng ở hiên xem chim họa mi tắm. Nghe thấy trong buồng có tiếng cười, Đại Ngọc bước vào, thì ra Lý Hoàn, Phượng Thư và Bảo Thoa đang ở đấy. Trông thấy Đại Ngọc vào, họ cười nói:

Kìa! Chẳng lại thêm một người nữa đến kia! Đại Ngọc cười hỏi:
Hôm nay ai mời mà các người đến đông thế này? Phượng Thư nói:
Hôm nọ tôi cho mang hai bao chè sang biếu, cô đi đâu không có nhà? Đại Ngọc nói:
Thế mà tôi quên mất đấy, xin cảm ơn chị.

Uống có ngon không? Bảo Ngọc đỡ lời ngay:

Chẳng biết người khác uống thế nào, chứ tôi thì không thấy ngon gì. Bảo Thoa nói:
Chè ấy sắc không đẹp, nhưng vị cũng ngon đấy.

Đó là chè của nước Xiêm La đem cống, tôi uống cũng chẳng thấy ngon, không bằng chè của chúng ta thường dùng.
Đại Ngọc nói:

Chẳng biết tì vị các người ra sao, còn tôi uống thì thấy ngon.

Cô cho là ngon thì mang cả chè ở bên tôi về mà uống. Phượng Thư nói:
Bên tôi cũng hãy còn nhiều.

Đại Ngọc nói:

Có còn thật không, để tôi cho người sang lấy. Phượng Thư nói:
Không cần. Ngày mai tôi muốn nhờ cô một việc, tôi sẽ cho người mang sang một thể?
Đại Ngọc cười nói:

Chị em nghe đấy, mới được một ít chè, mà chị ấy đã lại định sai phái rồi.

Phượng Thư cười nói:

Mới nói nhờ một tý, cô đã giở chuyện chè với nước ra. Đã uống nước chè của nhà người ta, mà lại không chịu làm con dâu nhà người ta à?
Mọi người cười rộ lên. Đại Ngọc đỏ mặt quay đầu đi chỗ khác, không nói một câu. Lý Hoàn cười nói với Bảo Thoa:
Câu khôi hài của thím Hai hay đấy.

Đại Ngọc nói:

Khôi hài gì! Chẳng qua là những giọng lưỡi bần tiện làm cho người ta chối cả tai. Nói xong nhổ toẹt một cái.
Phượng Thư cười nói:

Khéo mơ hồ! Cô làm dâu nhà này không đáng hay sao?

Cô thử xem, con người không xứng đáng sao? Dòng họ không xứng đáng sao? Nề nếp và gia tư không xứng đáng sao? Có cái gì làm cô đáng xấu hổ nào?
Đại Ngọc đứng dậy chạy ra. Bảo Thoa gọi lại:

Cô Tần đâm cuống rồi! Không trở lại à! Bỏ đi thì còn ra làm sao nữa.

Nói xong đứng dậy kéo Đại Ngọc lại.

Hai người vừa trở về đến cửa, gặp dì Triệu và dì Chu đến thăm Bảo Ngọc. Bảo Ngọc và mọi người đều đứng dậy mời ngồi, duy Thượng Thư vẫn cười đùa với Đại Ngọc không để ý đến.

Bảo Thoa đương muốn nói thêm, thì có a hoàn bên Vương phu nhân đến nói:

– Bà mợ sang chơi đấy, mời các mợ các cô về chào.

Lý Hoàn vội gọi Phượng Thư đi ra. Dì Triệu và dì Chu cũng ra. Bảo Ngọc nói:

Tôi không thể đi được, xin chị em đừng để mợ sang đây. Cô Lâm hãy ngồi lại một tí, tôi có câu chuyện muốn nói.
Phượng Thư quay lại bảo Đại Ngọc:

Có người đang muốn nói chuyện với cô đấy, hãy trở lại đã.

Rồi đẩy Đại Ngọc một cái và cùng Lý Hoàn cười đi ra.

Bảo Ngọc kéo tay áo Đại Ngọc lại, nhưng chỉ cười khì khì, muốn nói không nói ra được. Đại Ngọc đỏ bừng mặt lên, giật ra định chạy. Bỗng Bảo Ngọc kêu: “Trời ơi, nhức đầu lắm!”

Đại Ngọc nói:

– A di đà Phật! Đáng lắm!

Bảo Ngọc kêu to một tiếng: “Tôi chết mất”. Rồi nhảy vọt lên cách mặt đất độ ba bốn thước, mồm nói lảm nhảm. Đại Ngọc và bọn a hoàn sợ quá, vội đi báo Vương phu nhân và Giả mẫu. Bấy giờ bà Vương Tử Đằng đương ở đấy, cũng chạy sang xem, Bảo Ngọc cầm dao, múa gậy, liều sống liều chết làm dậy trời dậy đất. Giả mẫu, Vương phu nhân thấy thế, run sợ cầm cập, cứ gọi: “Con tôi ơi”, “máu mủ của tôi”, “cháu ơi”, và khóc ầm lên, làm kinh động cả mọi người. Giả Xá, Hình phu nhân, Giả Trân, Giả Chính, Giả Liễn, Giả Hoàn, Giả Dung, Giả Vân, Giả Bình, Tiết phu nhân, Tiết Bàn, vợ Chu Thụy cùng bọn vú bõ a hoàn từ trên chí dưới, cả nội lẫn ngoại, lũ lượt chạy vào vườn xem, bấy giờ tình hình thật là rối beng.

Đương lúc chưa ai biết định liệu ra sao, thì Phượng Thư lại tay cầm một con dao sáng loáng, xăm xăm chạy vào vườn, gặp gà chém gà, gặp chó chém chó, gặp người cũng trợn mặt lên chực chém, ai nấy đều sợ hết vía. Vợ Chu Thụy dẫn mấy người đàn bà lực lưỡng, can đảm, đến ôm chặt, giật lấy dao và đỡ về buồng. Bọn Bình Nhi, Phong Nhi kêu trời đất, khóc lóc ầm ĩ.

Giả Chính càng thêm bối rối, nhìn được phía này, bỏ mất phía kia. Mọi người càng hoang mang tợn. Duy có Tiết Bàn là bận rộn hơn cả: sợ mẹ bị người ta chen ngã, sợ Bảo Thoa bị người ta nhìn thấy, sợ Hương Lăng bị người ta trêu chòng. Vì hắn biết bọn Giả Trân vốn hay lẩn vào đám đàn bà con gái. Chợt liếc nhìn thấy Đại Ngọc phong nhã, dịu dàng, hắn đã say mê say mệt. Bấy giờ người nói nên tiễn ma, người nói nên phụ đồng, người nói nên mời Trương đạo sĩ đến trừ tà, mỗi người một phách, nhốn nháo suốt ngày, cầu cúng chạy chữa đủ vẻ cũng chẳng ăn thua gì. Trời dần xế chiều, bà Vương Tử Đằng cáo từ đi về.

Hôm sau, Vương Tử Đằng đến hỏi thăm. Tiếp đó bà con Tiểu Sử Hầu và anh em Hình phu nhân cùng họ hàng nội ngoại đều lại hỏi thăm; người đưa nước thải đến, người bảo đi mời tăng đạo, người mách thầy mách thuốc. Phượng Thư và Bảo Ngọc càng ngày càng mê mẩn, nằm vật vã trên giường, người nóng như lửa, nói lảm nhảm chẳng biết tý gì. Đêm đến bọn vú bõ, a hoàn không ai dám lại gần, phải cáng lên nằm ở buồng trên của Vương phu nhân, rồi sai bọn Giả Vân cắt lượt nhau trông nom.

Giả mẫu, Vương phu nhân, Hình phu nhân và Tiết phu nhân không rời bước nào, cứ ngồi quanh đấy mà khóc.
Giả Chính, Giả Xá sợ Giả mẫu khóc lóc sinh ốm, vừa tốn công lại mất của. Cả nhà nhốn nháo không biết làm thế nào. Giả Xá đi các nơi tìm thầy chạy chữa. Thấy chẳng ăn thua gì, Giả Chính càng thêm buồn rầu, ngăn lại nói:

Số chúng nó như thế cũng là mệnh trời, sức người không thể cưỡng được. Hai cháu mắc bệnh bất ngờ, tìm hết cách chữa rồi mà vẫn chưa khỏi, tưởng cũng là lòng trời như thế, nên để mặc chúng nó.
Giả Xá không nghe, vẫn cứ cuống lên.

Đến ngày thứ ba, Phượng Thư, Bảo Ngọc nằm trên giường, hơi thở yếu dần. Cả nhà lo rối lên, không còn tí hy vọng gì, vội vàng sắm sửa đồ làm ma. Giả mẫu, Vương phu nhân, Giả Liễn, Bình Nhi, Tập Nhân đều khóc lóc rũ rượi, chết đi đống lại. Chỉ có dì Triệu ngoài mặt giả cách lo buồn, nhưng trong bụng rất là thỏa thích.
Đến sáng ngày thứ tư, bọn Giả mẫu đang ngồi khóc lóc, bỗng thấy Bảo Ngọc trợn mắt lên nói:
Từ giờ trở đi, ta không ở nhà này nữa. Thôi thu xếp mau để cho ta đi.

Giả mẫu nghe câu nói ấy, ruột đau như cắt. Dì Triệu ở bên cạnh khuyên:

Xin cụ không nên thương xót quá, bệnh anh ấy không thể chữa được nữa rồi, chi bằng mặc quần áo tử tế cho anh ấy, để anh ấy được chóng giải thoát, đỡ phải chịu đau đớn; nếu cứ thương tiếc mãi, anh ấy đi không dứt, sống thoi sống thóp lúc nào, lại càng khổ lúc ấy.
Dì Triệu nói chưa dứt câu, Giả mẫu đã nhổ toẹt vào mặt mắng:

Đốt mồm đốt miệng con gái già nói nhảm kia! Ai xui mày mở mồm mở miệng vậy? Thế nào là càng sống lúc nào càng khổ lúc ấy? Mày đã biết không chữa được à? Nó chết thì mày được cái gì? Mày đừng có chiêm bao! Nó mà chết thì tao phải bắt chúng mày đền mạng! Cũng chỉ vì ngày thường chúng bay xúi bẩy, ton hót, bắt nó học cho nhiều, viết cho lắm vào, làm nó sợ vỡ mật, hễ trông thấy cha nó là nó len lét như chuột thấy mèo. Thế không phải là vì lũ đàn bà ranh con chúng mày xúi bẩy hay sao? Bây giờ nó chết đi, chắc chúng bay hả lòng hả dạ lắm! Coi chừng đấy! Tao chẳng tha một đứa nào đâu!

Vừa khóc Giả mẫu vừa mắng luôn miệng.

Giả Chính ở bên cạnh, nghe thấy những câu ấy, càng thêm bối rối, liền đuổi dì Triệu đi, rồi liệu lời khuyên giải Giả mẫu. Chợt có người vào trình: “Đâ làm xong hai cỗ áo quan, mời ông ra xem”. Giả mẫu nghe thấy, như dao cắt ruột, lại khóc lại mắng, rồi hỏi:

– Ai bảo chúng bay làm? Lôi ngay thằng làm áo quan ra đánh chết đi!

Đang lúc nhốn nháo, bỗng từ xa văng vẳng có tiếng mõ đưa lại, rồi nghe thấy đọc mấy câu:
Nam mô giải oan giải kết bồ tát! Có ai đau ốm, cửa nhà không yên, bị ma ám, gặp điềm dữ, ta sẽ chữa cho.
Giả mẫu và Vương phu nhân nghe thấy, liền cho người ra phố tìm. Giả Chính không dám trái lời, nghĩ bụng: “Nhà mình cổng kín tường cao thế này, làm sao lại nghe được rõ những lời như vậy”. Trong lòng lấy làm lạ, liền cho người mời vào. Khi tới nơi, mọi người nhìn thấy một nhà sư chốc đầu, một đạo sĩ khiễng chân. Hình dáng hòa thượng như sau:

Một cặp mày dài sống mũi cao, Mắt trông như ngọc, sáng như sao. Lang thang áo rách giày đan cỏ, Người bẩn còn thêm nỗi chốc đầu. Hình dáng đạo nhân như sau:

Một chân thấp lại một chân cao, Nước bẩn bùn nhơ vướng cả vào, Ướm hỏi nhà người đâu đấy nhỉ, Non Bồng nước Nhược biết nơi nào? Giả Chính liền sai người mời vào hỏi:

Hai vị tu ở núi nào?

Trưởng quan không cần hỏi nhiều, vì thấy trong quý phủ có người đau ốm, nên chúng tôi đến đây để chữa.
Giả Chính nói:

Có hai cháu bị ma quấy, không biết người có phương thuốc tiên nào chữa khỏi được không?
Vị đạo nhân cười nói:

Hiện nhà người có thứ hiếm lạ, còn cần gì thuốc tiên của chúng tôi!

Con tôi khi mới đẻ, có ngậm một viên ngọc, trên mặt có khắc chữ “trừ được ma quỷ” nhưng xưa nay chưa thấy hiệu nghiệm gì cả.
Nhà sư nói:

Trưởng quan không biết đấy thôi. Viên ngọc ấy rất thiêng, nhưng vì bị tiếng hát, sắc đẹp và tiền của làm mê muội đi, nên không thiêng nữa. Xin đem viên ngọc ấy ra đây, để tôi tụng niệm, tự nhiên nó lại linh thiêng như cũ.
Giả Chính liền lấy viên ngọc ở trong cổ Bảo Ngọc ra, đưa cho hai người. Vị hòa thượng cầm lấy viên ngọc, đặt trên bàn tay, thở dài:
Từ khi ở núi Thanh Ngạnh đến nav, thấm thoắt đã mười ba năm rồi! Đời người như bóng hồ qua cửa, đầy rẫy trần duyên, rồi cũng trong nháy mắt! Khá khen chỗ đáng quý của ngươi lúc bấy giờ:
Dọc đất ngang trời vẫn đứng đây, Buồn vui nào bận chút lòng này. Chỉ vì tôi luyện thành linh vật, Đem đến cho đời chuyện dở hay!

Và đáng tiếc cuộc lăn lộn của người như ngày nay: Ngọc sáng đem giây vết phấn son,
Buồn khuya mài miệt chuyện vuông tròn. Thôi thôi tỉnh dây đừng mê nữa.
Nợ trả xong rồi cuộc cũng tan!

Đọc xong, nhà sư xoa viên ngọc một lúc, lại nói mấy câu điên rồ, rồi trả lại cho Giả Chính, nói:
Viên ngọc này lại thiêng rồi, không nên coi thường nó, phải treo nó ở trên xà nhà, ngay chỗ giường nằm. Trừ người thân ra, đừng cho đàn bà con gái đến gần. Sau ba mươi ngày, bệnh cậu ấy thế nào cũng khỏi.

Giả Chính sai người pha nước mời và định tạ lễ, nhưng họ đã đi mất hút. Giả mẫu cho người chạy theo cũng không tìm thấy; đành cứ theo đúng lời dặn, đặt hai người vào buồng Vương phu nhân, rồi treo hòn ngọc lên xà nhà, Vương phu nhân ngồi canh, không cho ai qua lại. Đến tối, quả nhiên Phượng Thư và Bảo Ngọc dần dần tỉnh dậy và đã biết đói. Giả mẫu, Vương phu nhân như bắt được của báu, đi nấu cháo cho hai người ăn. Dần dần hai người tỉnh hẳn ra, ma quỷ biến đâu hết, cả nhà mới yên lòng. Đám chị em Lý Hoàn, Bảo thoa, Đại Ngọc, Bình Nhi, Tập Nhân ở ngoài lắng nghe rõ tin tức, thấy họ đã ăn được cháo, người đã tỉnh hẳn. Đại Ngọc liền niệm Phật ngay, Bảo Thoa ngoảnh lại nhìn lúc lâu, rồi phì cười. Mọi người không ai để ý. Tích Xuân hỏi:

Chị Bảo cười gì thế? Bảo Thoa nói:
Tôi cười đức Phật Như Lai bận hơn người trần nhiều, nào là giảng kinh, nào là siêu độ chúng sinh; khi anh Bảo, chị Phượng ốm, đốt hương cầu khấn, lại phải trị bệnh trừ tà, đến nay mới khỏi. Rồi lại phải trông nom cả việc hôn nhân cho cô Lâm nữa. Chị bảo thế có bận không? Có đáng buồn cười không?
Đại Ngọc đỏ mặt lên, nói:

Các chị đều không phải là người tốt, không chịu học những người tử tế, chỉ theo cái giọng lưỡi của kẻ bần tiện nào ấy! Chẳng biết lúc chết rồi sẽ ra sao.
Nói xong đẩy rèm đi ra.

————————————–

(1). Những bài chú trong kinh Kim Cương của đạo Phật.

(2). Lã Động Tân, người đời Đường, tu ớ núi Chung Nam, tương truyền là một vi tiên trong Bát tiên. Câu này ý nói không phân biệt người hay người dở.