“Ăn chay niệm phật từ bi. Nói lời thanh lịch, lòng thì tĩnh tâm”, cũng là đức tính cần học. Nhưng không thiếu gì kẻ giả danh làm cho đạo phật bị ô uế. Dựa vào câu thành ngữ này, thời nay, người đời suy diễn rằng người ăn chay niệm phật là người sống thanh tịnh, hiền lành...
Theo sách phật, đời nhà Đường vào thế kỷ thứ VII có ngài Tuệ Viễn quê ở Lư Sơn. Tuệ Viễn thông tuệ kinh pháp nhưng cũng là người thông kinh sử và phụng thờ đức phật.
Thời ấy, loạn lạc binh biến nhiều, cướp giật hoành hành khắp vùng. Làng xã thì không có ranh giới. Tuệ Viễn làm quan giải nghệ về chùa lư Sơn tu hành. Ông nghĩ: con người sinh ra vốn bản chất thiện (nhân chi sơ, tính bản thiện). nhưng không ai dạy bảo ắt thành ác.
Ông đem ý nguyện trình với triều đình tổ chức lại hành chính biên xã, quy khu vực để quản lý. Mỗi vùng giao cho tổng trưởng cai quản.
Một hôm, có người tu hành từ phương nào không biết, đến xin gặp Tuệ Viễn. Tuệ Viễn cho vào và hỏi:
- Người từ nơi nào đến? có việc gì như muốn nói với ta hơn là hành khất?
Người kia thưa:
- Ta từ Lạt ma, chẳng vì ta biết người có tài tổ chức địa hạt để cai quản dân chúng. Nhưng làng nọ, xã kia lập ra lại kỳ thị với nhau, giành giật nhau, cái ác cứ ngày một hành hành. Ta đến đây không phải để xin ăn mà có quyển sách phật muốn chỉ giáo phổ biến cho dân lành để hết nạn nhiễu nhương. Ta biết ông thông kinh phật, nên muốn cùng ông cứu khổ, cứu nạn.
Tuệ Viễn lấy làm vui mừng, mời nhà tu hành kia ở lại giúp đức cho chúng sinh. Hai ông dày công đi kắhp làng tổng trong vùng phổ biến phép niệm phật, hướng dẫn tu tịch, dạy đạo và phát chẩn cho dân làng, quy phục những kẻ ác tà.
Đặc biệt, hai ông bày cho dân chúng cách chế biến ngũ cốc, hoa quả thành thức ăn hàng ngày, khuyên không nên giết hại các con vật. Thấy chế biến gũ cốc để ăn tiện lợi mà thân thể khoẻ mạnh, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn rồi cứ thế làng xã ai ai cũng làm theo. Khi dân chúng ăn chay niệm phật gần như là thói quen, Tuệ Viễn đã ra quy ước như một phép phật cho con người ta siêu thoát, thấy điều phàm tiếu thì hổ thẹn, thấy hành ác thì đau thương. Vì thế, dân chúng học lời nói phải, nguyện đức từ bi của phật pháp mà hành đạo trong cuộc sống.
Nhờ phổ biến phép niệm phật, ăn chay, nói lời từ bi mà vùng Lư Sơn liền tổng, liền xã không còn gian tà. Dân chúng sống hoà thuận thương yêu nhau. Sau này nhà phật cho rằng, cả vùng ai ai cũng được phật phù hộ chứng minh. Và cũng từ đấy lan truyền câu: Ăn chay niệm phật, đi liền với nói lời từ bi là vậy.
“Ăn chay niệm phật nói lời từ bi,” về bản chất vẫn còn nguyên giá trị. “Ăn chay niệm phật từ bi. Nói lời thanh lịch, lòng thì tĩnh tâm”, cũng là đức tính cần học. Nhưng không thiếu gì kẻ giả danh làm cho đạo phật bị ô uế. Dựa vào câu thành ngữ này, thời nay, người đời suy diễn rằng người ăn chay niệm phật là người sống thanh tịnh, hiền lành chứ không phải như những ông quan biến chất, giả dối theo kiểu “Miệng nam mô bụng bồ dao găm”.