Vì sao trong hoàn cảnh khó khăn muôn bề, chúng tôi vẫn quyết tâm tạo cho Đình Nhi vượt qua mọi hiểm nguy. Hơn nữa còn ủng hộ Đình Nhi sớm sử dụng tiền học chính quy trong nước của gia đình cho, để dùng vào việc khai thác các hạng mục xin du học ở Hoa Kỳ?
Nguyên nhân quan trọng thứ nhất là chúng tôi rất hiểu Đình Nhi có một năng lực chịu đựng về tâm lý trội hơn người bình thường và có một thể chất rất bền bỉ. Đây là một tố chất rất quan trọng mà từ thời học tiểu học, chúng tôi đã chú ý bồi dưỡng cho cháu. Tuy nhiên, lúc ấy Đình Nhi hãy còn chưa đánh giá được giá trị quan trọng của tố chất đó.
Hồi đó, chúng tôi dự kiến đến một ngày, cháu sẽ phải đứng trước một thử thách đối với năng lực chịu đựng tối đa. Thế là chúng tôi đã dạy dỗ sớm cháu bài học – rèn luyện sức chịu đựng tối đa. Nhảy dây, ném tuyết, chạy bộ, bơi cự ly dài. Một lần lại một lần nữa, sự sắp xếp cứ đều đặn bình thường như thế, tạo cho cháu qua sự tôi luyện về sức chịu đựng tối đa của cơ thể và tâm lý. Và rồi, trong dòng chảy vô tình của thời gian, dù về mặt thể lực hay tâm lý, Đình Nhi dần dần có được sức chịu đựng rất bền bỉ, dẻo dai.
Nguyên nhân thứ hai cũng quan trọng không kém là năng lực bảo đảm cần có để Đình Nhi vượt qua khó khăn giành thắng lợi. Trong quá trình Đình Nhi xin học đại học ở Hoa Kỳ, chúng tôi hết sức chú trọng chế định ra một loạt biện pháp khoa học đảm bảo hậu cần và cũng có tác dụng giúp đỡ rất quan trọng. Nếu không, có lẽ cháu chỉ có thể chịu đựng một hai tháng rồi sẽ xì hơi, phải từ bỏ công việc và ước mơ.
Có thể trong thời gian hai tháng, thường xuyên mỗi ngày cháu chỉ ngủ 3, 4 giờ, mà vẫn có thể hoàn thành được việc học tập với hiệu suất cao. Các trình tự rất phức tạp của việc xin học ở Hoa Kỳ đã thành công. Rất nhiều người quen biết nghe điều này, đều kinh ngạc.
Nếu ngủ không đầy đủ thực là một khó khăn rất lớn.
Nhưng chúng tôi rất tự tin khi thực hiện một loạt biện pháp khoa học hữu hiệu có thể giúp Đình Nhi từ một trạng thái mệt nhọc cực độ sẽ dịu đi một cách tương đối đều. Dù mỗi ngày chỉ ngủ 3, 4 giờ, liên tục trong 2, 3 tháng, vẫn đảm bảo hoạt động đều.
Những biện pháp này nghe có vẻ giản đơn nhưng hiệu quả rất rõ ràng.
Biện pháp thứ nhất là kiên trì luyện thể dục, dù vất vả mệt nhọc đến đâu, mỗi ngày yêu cầu Đình Nhi đảm bảo một số lượng vận động nhất định. Là vì khi học tập căng thẳng, sức ép chịu đựng lớn nhất không phải là cơ bắp mà là đại não. Nếu muốn làm cho đại não giảm mệt nhọc thì cần phải thông qua hoạt động thể dục nhằm làm giảm sự căng thẳng của tế bào não, thay đổi niềm hưng phấn trong đại não. Đại não của con người là một thiết bị tự động hoá đặc biệt. Lúc mệt mỏi quá độ, gần đến giới hạn chịu đựng, liền tự động chuyển sang trạng thái tự bảo vệ, giống như máy lạnh lúc phụ tải quá nóng sẽ tự động tắt máy. Trình tự này của đại não được gọi là ức chế bảo vệ. Đến giai đoạn này, đại não tự động từ chối làm nhiều, thế là nảy sinh sự ngáp dài liên tục, hiệu suất công việc thấp, mơ màng buồn ngủ, chính là để bảo vệ mình không bị tổn thương.
Đình Nhi tiếp thu lý thuyết đó của chúng tôi, dù giai đoạn căng thẳng nào cũng hàng ngày tập chạy đều, giữa giờ học lên xuống các cầu thang hoặc tập đứng lên ngồi xuống. Kết hợp giữa động và tĩnh, làm cho đại não trong trạng thái thay đổi hưng phấn tránh được hiện tượng “đứt giây cót”.
Dinh dưỡng cũng là một biện pháp hữu hiệu, nếu ta so sánh đại não như một chiếc xe hơi, vật chất dinh dưỡng là nhiên liệu cho máy chạy phát điện. Về mặt này trong nhiều năm chúng tôi đã tìm tòi nhiều quy luật dần trở nên quen thuộc, dễ dàng chế biến cho phù hợp. Về ăn uống đã luyện thành thói quen tốt, thực hiện nhu cầu ăn uống theo khoa học dinh dưỡng. Bắt đầu từ lớp một, lớp hai tiểu học, trong thức ăn trẻ em khác có thể dùng các loại thức ăn ngon theo khẩu vị, ăn theo đủ kiểu, Đình Nhi đã có thói quen hỏi: “Bữa ăn hôm nay có những abumin nào?”
Trong quá trình làm đơn xin du học, chúng tôi cố gắng thực hiện một thực đơn rất bổ dưỡng cho đại não, gồm nhiều chất anbumin và vitamin dễ tiêu hoá, ngoài ra tất cả các loại hoa quả đều rửa sạch, tiêu độc, cầm lên là ăn được ngay, vừa giảm bơt thời gian vẫn an toàn. Loại thức ăn này làm cho đầu óc của Đình Nhi luôn tỉnh táo, hoạt động lanh lợi.
Một biện pháp khác mà trước đã đề cập tức là “dùng tiền mua thời gian”. Trước đây, vốn là bồi dưỡng cho Đình Nhi năng lực tự lập, đi học hoặc trở về đều đi xe buýt, mỗi lần từ túi to đến túi nhỏ đến quần áo thực phẩm đều tự cháu tìm cách mang theo. Bây giờ, mỗi buổi tối hàng ngày, mẹ đều đến phòng thường trực đợi Đình Nhi hết buổi học để cùng đi xe taxi về nhà. Đình Nhi vừa lên xe liền dựa vào vai mẹ ngủ gật, mỗi lần có thể ngủ được 15 phút, tiết kiệm được 45 phút trên đường đi.
Nhưng mẹ cháu là một người có bản lĩnh, không hề vì Đình Nhi mệt mỏi mà làm dao động lòng quyết tâm của mình. Tục ngữ có nói: “Từ bất chưởng binh”. Lúc trẻ đang cần phải xung phong lâm trận, chỉ cần không làm cho “giây cót”bị đứt, chúng ta không bao giờ để lý trí phục tùng sự yếu mềm và thương cảm của nội tâm.
Do nhiều năm hun đúc tinh thần đó, Đình Nhi đã bồi dưỡng được tính cách mạnh mẽ, không bao giờ khuất phục trước bất kỳ một khó khăn nào.
Ngoài ra, trong những năm đó chúng tôi còn tìm được thực phẩm dưỡng sinh, hồi phục sức khỏe rất công hiệu. Thông qua thực nghiệm nhiều lần của bản thân mình, nghe nói các đệ tử của Mã Tuấn Nhân, bao lần sáng tạo những thành tích tuyệt vời về chạy đường dài, - một nhân tố quan trọng là Mã Tuấn Nhân đã tìm được phương thuốc hay “canh ba ba” (biệt thang) có tác dụng hồi phục mệt mỏi nhanh. Chúng tôi phát hiện đúng là có một số thực phẩm giảm nhẹ rõ rệt sự mệt nhọc của đại não, khiến cho họ chịu đựng được sự hao phí về thể lực và trí lực mà người thường không chịu đựng nổi.
Điều này làm cho Đình Nhi trong quá trình làm đơn xin du học thêm mạnh mẽ gấp bội.
PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Trên các biểu mẫu của Đại học Harvard có một mục đề tự chọn: “Có muốn được phỏng vấn trực tiếp hay không?”. Đình Nhi không do dự đánh một dấu đồng ý trên ô đó. Cháu rất muốn có cơ hội gặp trực tiếp đại diện của Trường Harvard. Cháu tin người phỏng vấn trực tiếp của Harvard có đôi mắt tinh đời.
Rất nhiều trường đại học, trong danh sách chỉ nam chiêu sinh đều nhấn mạnh nhiều lần: “Kiến nghị phỏng vấn trực tiếp và thăm nhà trường”, “Rất mong được phỏng vấn trực tiếp và thăm nhà trường”, “Rất mong được phỏng vấn trực tiếp”. Đối với nhân viên chiêu sinh có kinh nghiệm, có lúc chỉ 30 phút phỏng vấn ngắn ngủi so với mười mấy trang tài liệu còn có thể thuyết minh thuyết phục hơn.
Người phỏng vấn trực tiếp (Interviewer) là người trực tiếp nói chuyện với người có đơn xin học trong cuộc phỏng vấn, cũng là người có kết luận trực tiếp về một con người cụ thể nào đó muốn xin học, đang ngồi trước mặt kia. Họ là tai và mắt của Hội đồng chiêu sinh, đối với việc có được nhận hay không, họ có ảnh hưởng không thể coi nhẹ. Cho nên lúc này làm đơn xin du học, có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp, bạn nên hết sức thận trọng.
Phỏng vấn trực tiếp người làm đơn xin học, nói chung là người như thế nào? Nếu người làm đơn trực tiếp thăm trường đại học, người phỏng vấn trực tiếp đương nhiên là quan chức của Văn phòng Chiêu sinh trường này. Như vậy trong nhiều trường hợp, địa điểm phỏng vấn không tổ chức trong khuôn viên nhà trường, thậm chí không ở trên đất Hoa Kỳ. Nếu người xin học ở các nơi tương đối tập trung, các trường đại học Hoa Kỳ còn có thể gửi mấy thầy giáo đến hỏi một vòng, còn nếu người xin học ở trên khắp toàn cầu, nhà trường trực tiếp cử giáo viên đến phỏng vấn là rất khó khăn. Thế là, nhiều trường đại học Hoa Kỳ hình thành một truyền thống – dùng học sinh tốt nghiệp của trường đó làm người phỏng vấn. Những tốt nghiệp sinh đó vừa nắm vững yêu cầu chiêu sinh của nhà trường vừa có tình cảm sâu sắc với “trường mẹ”, thực là những người được chọn rất thích hợp. Khách quan, công bằng là tiền đề thứ nhất không thể thiếu.
Trung tâm Chiêu sinh năm 1998 của Trường Đại học Harvard đã công bố họ tên, điện thoại, hộp thư điện tử của hơn 80 người phỏng vấn trực tiếp của hơn 30 quốc gia nằm ngoài Hoa Kỳ và nói rõ chỉ có thể sau ngày 15 tháng 9 năm nay mới có thể bắt đầu liên hệ với nhân dân được phỏng vấn trực tiếp. Các địa điểm họ phân bố gồm có quần đảo Bahamas, Sao Paulo và Costa Rica, nhưng đông nhất vẫn là các nước phát triển phương Tây, chỉ riêng ở Đức đã có 11 người xin được phỏng vấn trực tiếp của Đại học Harvard, nhiều hơn so với số người được phỏng vấn trực tiếp ở Châu Phi và Châu Á gộp lại. Việc này trên thực tế cũng phản ánh số lượng và tỷ lệ chiêu sinh của Trường Harvard trong các nước không giống nhau.
Phỏng vấn trực tiếp cuối cùng là phỏng vấn những gì? Rất nhiều học sinh Trung Quốc có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp rất lấy làm hứng thú. Nói chung, là hoàn toàn giống như một cuộc nói chuyện phiếm tuỳ hứng, không câu nệ hình thức, không hạn chế đề tài. Nhưng lúc này bạn nên chú ý, người phỏng vấn một mặt dùng sắc mặt dịu dàng làm cho bạn giảm căng thẳng, khích lệ bạn nói ra những điều tai nghe mắt thấy và sự từng trải của bản thân, trình bày những suy nghĩ và kiến giải của bạn, thỉnh thoảng uốn nắn câu chuyện khỏi lệch hướng, mặt khác rất chú ý lắng nghe mỗi câu nói của bạn, tìm cách đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm, tiềm lực và năng lực tu dưỡng của bạn… Lúc bạn ra về, anh ta còn phải viết một báo cáo tỉ mỉ kể cho “trường mẹ” về tất cả những gì anh ta quan sát được ở bạn, trong đó bao gồm một kết luận quan trọng: Bạn có thích hợp với trường hay không?
Có thể nói, phỏng vấn trực tiếp là một lần “kiểm tra” toàn diện trong không khí nhẹ nhàng và thân thiện.
Nói tóm lại, người phụ trách phỏng vấn của các trường đại học nổi tiếng là những người có cảm giác nhạy bén, sắc sảo, nhiều kinh nghiệm, quan sát của họ đối với người xin phỏng vấn không phải là hết sức sâu sắc thì cũng là gần đúng, một chín, một mười. Vì thế ý kiến của họ rất được “trường mẹ” coi trọng.
Biểu mẫu yêu cầu phỏng vấn căn cứ vào thời gian đã gửi đến Harvard, nhưng nhìn vào tờ thông báo công bố người phỏng vấn Harvard, cột của Trung Quốc chỉ đánh một ngôi sao. Điều này có nghĩa là Harvard trước mắt chưa xác định được người phỏng vấn ở Trung Quốc. Đình Nhi trước đó cũng đã yêu cầu được phỏng vấn, nhưng đều được trả lời: “Xin lỗi, chưa tìm được người phỏng vấn ở Trung Quốc.”
Không biết Harvard có thể tìm được người phỏng vấn ở Trung Quốc hay không?
TÍN HIỆU VƯỢT QUA SƠ TUYỂN
Tất cả mọi việc khác đều đang hoạt động bình thường, thư điện tử gửi đi gửi lại, biểu này biểu khác yêu cầu điền vào rồi gửi đi, đến một ngày nhận được bức thư gửi bằng máy bay của Trường Harvard báo tin, tất cả tài liệu đã được chấp nhận. Nhưng vẫn chưa nói đến việc sắp xếp người phỏng vấn trực tiếp. Điều này làm cho mọi người thấy hơi lo.
Một ngày đầu tháng 2, Văn phòng Chiêu sinh của Harvard gửi một bức thư điện tỏ ý băn khoăn thông báo cho Đình Nhi biết, họ không tìm được tốt nghiệp sinh của Harvard ở Thành Đô để làm người phỏng vấn trực tiếp và hỏi Đình Nhi có thể đến Thượng Hải hoặc Bắc Kinh để phỏng vấn trực tiếp được không, còn yêu cầu Đình Nhi bổ sung một bản luận văn để Hội đồng Chiêu sinh tìm hiểu thêm về trình độ học tập của cháu.
Bức thư này làm cho chúng tôi vừa lo vừa mừng, phần nào có thể thấy qua sàng lọc sơ bộ Đình Nhi đã gây được ảnh hưởng cho Văn phòng Chiêu sinh Harvard.
Chúng tôi lập tức phát lại bức thư cho ngài Larry, phản ứng của ngài còn vui hơn chúng tôi rất nhiều. Ông lập tức hành động, nhờ những người Mỹ quen biết ở Bắc Kinh và Thành Đô giúp Đình Nhi tra tìm tốt nghiệp sinh Harvard đang làm việc ở vùng Tây Nam Trung Quốc. Ông biết chắc là Đình Nhi đang trong tình trạng thiếu thời gian, mong Đình Nhi giảm bớt một số việc khác, chuẩn bị nhiều hơn cho việc thi đại học.
Chúng tôi cũng nhờ bạn bè khắp nơi, hy vọng tìm được một tốt nghiệp sinh Harvard làm việc ở vùng tương đối gần thành phố làm người phỏng vấn.
Trong lúc chúng tôi sắp có một đầu mối trên điện thoại đường dài, thì ngài Larry gửi đến một thư điện tử báo một tin tức tốt lành, làm phấn khởi mọi người.
“Tôi tìm được một tốt nghiệp sinh Harvard…”
Vị tốt nghiệp sinh mà ngài Larry tìm được lại ở ngay Thành Đô! Anh ta là Joe (Joesheph Bookbinder) làm công tác về văn hoá báo chí.
Joe tốt nghiệp Harvard vào thập kỷ 80. Thái độ ứng xử của Joe giống như những tốt nghiệp sinh Harvard mà chúng tôi đã tưởng tượng là năng động và sôi nổi, đối với nền văn hoá không giống với mình luôn có một thái độ bao dung và thông cảm của người Harvard. Anh yêu mến sự nghiệp của bản thân, tri thức uyên bác, trí tuệ, nhân hậu và thành khẩn. Lúc học ở Harvard đã có hứng thú sâu sắc với lịch sử và nền văn hoá Trung Hoa, xác định là sau này sẽ công tác ở Trung Quốc mà mình yêu thích. Cũng như rất nhiều học sinh Harvard, kế hoạch của anh đã được thực hiện.
Tình yêu nồng nàn của anh đối với nền văn hoá Trung Quốc còn biểu hiện trong việc lựa chọn người bạn đời của mình: Tiểu Lương, bạn đời của Joe là một người Mỹ gốc Hoa sinh trưởng ở Hoa Kỳ đầy nữ tính, hiền thục, thông minh, có phong cách dịu dàng nhã nhặn. Con nhỏ của họ, Andrew, cũng đã bắt đầu học cả hai thứ tiếng Hán và Anh.
Joe không chỉ yêu nền văn hoá Trung Quốc mà còn đặc biệt yêu thích Tứ Xuyên và Thành Đô. Anh cảm thấy Thành Đô đối với Bắc Kinh, Thượng Hải có màu sắc và những sự vật giàu chất “biển dâu”, thể hiện nội hàm văn hoá lịch sử lâu đời của đất nước Trung Hoa. Lòng yêu mến Tứ Xuyên còn lan sang cả mùi vị đậm đà cay nồng của thức ăn Tứ Xuyên.
Ngoài ra, một điểm khác rất quan trọng là Joe tiếp xúc với rất nhiều người Trung Quốc. Chúng tôi rất tin việc này có thể giúp cho Joe trong quá trình so sánh phát hiện ra được điểm mạnh của Đình Nhi. Đồng thời chúng tôi cũng tin vào những tố chất tốt đẹp mà chúng tôi đã bồi dưỡng cả thời gian dài cho Đình Nhi.
Có thể phỏng vấn trực tiếp với một đại biểu Trường Harvard như vậy, đương nhiên không thể nào “đẹp” hơn, chỉ còn không biết anh ta có thời gian để phỏng vấn trực tiếp hay không.
Larry hỏi ý kiến Joe, anh ta lập tức đồng ý làm người phỏng vấn Đình Nhi. Một việc lớn như thế đã thành công. Tiếp theo, ngài Larry nhanh chóng báo tin cho Văn phòng Chiêu sinh Harvard biết tình hình, địa chỉ thông tin của Joe, Harvard cũng gửi ngay cho Joe tất cả tài liệu cần thiết cho cuộc phỏng vấn. Theo quy định của Harvard, người phỏng vấn chỉ sau khi xem hết các tài liệu theo yêu cầu mới có thể tiến hành phỏng vấn.
Trong thời gian này cả nhà đều nóng lòng chờ đợi. Theo sắp xếp của Văn phòng Chiêu sinh Harvard, bình thường các học sinh nước ngoài xin vào Harvard, sớm nhất là ngày 15 tháng 9 năm trước mới có thể cùng với những người phỏng vấn ở khắp nơi trên thế giới quy định ngày tiến hành phỏng vấn. Hiện tại đã gần hạ tuần tháng 2, ngày Hội đồng Chiêu sinh của Harvard bỏ phiếu thoả thuận là vào tháng 3, thời gian đã gần kề, liệu có kịp không?
PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP: “CÔNG ĐÁO TỰ NHIÊN THÀNH”
(CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM)
Cuối cùng tài liệu đã gửi tới, ngày phỏng vấn cũng đã thống nhất với Joe, ngày 22 tháng 2, là ngày thứ hai, mồng 8 năm mới sau Tết Nguyên Đán.
Lúc ấy, chúng tôi đang bận vì cơ quan tập trung vật tư, tháo dỡ nhà cũ, xây phòng ở mới. Sau Tết phải cắt nước, cắt điện, hơn nữa trong dịp tết bưu điện không giải quyết chuyển máy điện thoại, mọi liên lạc của Đình Nhi và e-mail với các trường đại học cũng bị ngừng hoạt động. Vì thế, Đình Nhi phải thức đêm thức hôm để hoàn thành một bản luận văn cuối cùng cho hồ sơ thi lần này và gửi đi trước khi phải ngừng máy điện thoại. Sau đó Đình Nhi phải trở về ngay phòng chúng tôi thuê trọ ở gần nhà trường chuẩn bị bài cho kỳ thi đại học.
Lần phỏng vấn này, công việc phải chuẩn bị không nhiều lắm là vì công tác chuẩn bị chúng tôi đã sớm hoàn thành mười mấy năm trước rồi. Phỏng vấn trực tiếp giống như đề bài thi số học có rất nhiều lời giải, không thể dự đoán trước đối phương hỏi cái gì. Nhưng chỉ cần bạn có sự tích luỹ sâu sắc, đối phương quyết không thể không nhìn thấy.
Ngày phỏng vấn, mẹ đưa Đình Nhi đến nơi Joe công tác rồi trở về làm các việc chuyển nhà. Trời lạnh giá, bên ngoài lạnh thấu xương, trong phòng rất ấm áp. Cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa Joe và Đình Nhi đã tiến hành hai giờ, Joe nói không nhiều lắm, nhưng nghe rất chăm chú. Có lúc anh ta đưa ra một, hai vấn đề hướng cuộc nói chuyện vào chỗ anh ta cảm thấy thú vị nhất, sau đó để cho Đình Nhi thoải mái vào các loại đề tài: ở trường học, các cảm nhận từ trước và gần đây, về suy nghĩ, dự định, cũng không phải né tránh gian khổ và khó khăn đã trải qua… Nói chuyện với Joe trong không khí thân mật khiến cho Đình Nhi nói được tất cả những điều muốn nói.
Thời gian trôi đi rất nhanh. Hai giờ trong chớp mắt đã hết.
Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn trực tiếp, Joe nói mấy ý thay cho suy nghĩ của mình, cũng giống như cách đối xử của anh, thẳng thắn và chân thành: “Tôi tin rằng em sẽ cống hiến nhiều cho Harvard… Hy vọng em sẽ được Harvard nhận vào học”.
Lời nói đó chứng tỏ lần phỏng vấn trực tiếp rất thành công. Có thể nói, phỏng vấn trực tiếp đã làm cho Đình Nhi nhích dần đến Harvard.
Đình Nhi vội vàng về ngay trường để chuẩn bị thi đại học. Thời gian vào phòng thi chỉ còn lại vừa vặn 4 tháng. Qua tôi rèn trong đợt đột phá vào Harvard, Đình Nhi có một nhận thức mới, cháu cảm thấy có thể kịp để “tiến công dũng mãnh” vào Bắc Đại. Đợi chờ kết quả du học hầu như là độc quyền của ba mẹ.
90% người xin du học, thất bại là kết cục không thể tránh khỏi. Dù trước một giây cuối cùng, ai cũng không thể biết ngôi sao may mắn của Hội đồng Chiêu sinh sẽ đậu trên đỉnh đầu những người nào, nhưng chí ít chúng tôi biết rằng Đình Nhi đã hoàn thành rất xuất sắc những điều cần phải làm, không có gì đáng phải hổ thẹn với lòng mình nếu thất bại.
…
Hơn một tháng sau, giai đoạn mới trong cuộc đời của Đình Nhi bắt đầu mở rộng. Như lời chúc mừng của ngài Larry đã nói: “Con gái của ông bà sắp tung cánh bay vào bầu trời mới, nghênh đón thách thức mới!”
Cánh bay mang theo lời chúc phúc của chúng tôi và cũng mang theo kỳ vọng của chúng tôi.