Điền Viên Cẩm Tú

Chương 194: Quan tốt dư hoa

“Nhị bá mẫu, nồi cơm này thực sự không nóng. Hơn nữa Đại ca, Đại tỷ dạy a La rằng người tới là khách, sao A La lại dám để khách quý như Nhị bá mẫu giúp chứ.”
Tử La vừa nói vừa đặt nồi2cơm lên bàn, không cho Đông Hoàng thị cơ hội nào.


Mấy hương thân ngồi xung quanh nghe nói vậy, đặc biệt là cầu người tới là khách, ánh mắt nhìn Hoàng Đổng thị càng thêm vi diệu. Mặc dù Tử La rất khách khí8với Đổng Hoàng thị, nhưng điều này chẳng phải chứng


minh quan hệ giữa mấy huynh muội nhà Tử La và Đổng Hoàng thị không tốt như bọn họ nghĩ. Một đứa bé như Tử La, thân hay không thân với ai thì người ngoài6vừa nhìn đã có thể đoán ra.


Thực ra ban nãy ở ngoài sân bọn họ nghe thôn trưởng nói những câu kia với Đổng Hoàng thị liền hoài nghi quan hệ của Đổng Hoàng thị và huynh muội Tử La, nhưng chưa chắc chắn3mà thôi. Nếu ban nãy bọn họ còn có thể miễn cưỡng nghĩ chẳng qua thôn trưởng quan tâm tới việc thu hoạch của nhà Đống Hoàng thị. Bây giờ nghe Tử La nói vậy, bọn họ liền biết chắc quan hệ giữa hai5nhà không hề thân thiết như Đổng Hoàng Thị thể hiện, nếu không Tử La cũng không xa lánh Đông Hoàng thị như thế. Đổng Hoàng Thị nghe Tử La nói xong trong lòng cũng tức giận, con nhóc này đúng là khó ưa. Bà ta đã sớm phát hiện, chỉ cần đụng độ với con nhóc Tử La này thì bà ta chẳng thể thắng nổi. Mới đầu bà ta còn nghĩ là ngoài ý muốn, nhưng mỗi lần có Tử La thì bà ta chẳng chiếm được ưu thế gì, nếu nói ngoài ý muốn cũng không được. Thế nên cho dù Đổng Hoàng thị không muốn cũng phải thừa nhận, Tử La đúng là đã thông minh thành tinh. Sau đó bà lại phát hiện ra trong mấy huynh muội Tử La, trừ Tử Vi có vẻ hiền lành thì những đứa còn lại đều gian xảo không thể xuống tay được.


Đổng Hoàng Thị thấy huynh muội Tử La “thành tinh” như vậy, chợt thấy nhức đầu không thôi. Mà bây giờ Đông Hoàng thị nghe Tử La nói cái gì mà “Người tới là khách”, cái gì mà “Khách quý” liền đau đầu.


“Ha ha, A La nói gì vậy, ta là Nhị bá mẫu của các cháu, khách quý gì chứ.” Đổng Hoàng Thị gượng gạo cười, nói lảng sang chuyện khác: “Chà, bây giờ chắc phòng bếp bận lắm, để Nhị bá mẫu xuống làm phụ. A La cháu cùng Tiểu Lục đi chơi đi, chỗ này không cần mấy đứa trẻ như các cháu làm việc.” Đổng Hoàng Thị nói vậy giống như quan tâm Tử La và Tiểu Lục lắm, giả bộ thân thiết xoa đầu Tử La. Tử La làm sao có thể để cho Đông Hoàng thị được như ý, liền giả bộ vô cùng sợ hãi tránh khỏi tay của Đổng Hoàng thị, sau đó đáng thương nói: “Nhị... Nhị bá mẫu, bữa... bữa cơm hôm nay Đại tỷ cùng Trần thẩm, Cao Ngũ thẩm và bọn cháu nấu xong hết rồi, giờ chỉ cần bưng lên thôi, thế nên Nhị bá mẫu không cần xuống bếp đâu.”


Đổng Hoàng thị nghe Tử La nói xong suýt nữa nghẹn chết. Nếu như Đổng Hoàng thì cũng là người xuyên không đến thì nhất định sẽ dùng câu giả heo ăn hổ mắng Tử La. Tử La nói vậy ẩn ý rõ ràng là bữa cơm này tỷ muội Tử La cùng những thẩm thẩm trong thôn đã nấu xong xuôi, nếu Đổng Hoàng thị thực sự muốn phụ giúp thì đã đến từ sớm, chứ không phải đợi tới khi đồ ăn bưng lên mới nói đi phụ một tay. “A La nói đúng! Nhị bá mẫu, giờ cũng đến bữa trưa rồi, nếu không Nhị bá mẫu cùng Nhị bá, còn có mấy người nhà đại cô cũng ngồi vào bàn đi. Mặc dù không biết mọi người sẽ đến nhưng chúng cháu đều nấu dư đồ ăn, nhất định cũng sẽ có cơm cho Nhị bá mẫu cùng mọi người.” Lời này của Tử Thụ đúng là nói trúng tim đen, kéo cả Ngô Đổng thị xuống nước, cũng chặn luôn đường không cho Ngô Đống thị học theo Đông Hoàng thị giả vờ thân cận bọn Tử La, có thể nói là một tên trúng hai đích.


Cao thủ vừa ra tay liền biết, lời này của Tử Thụ rốt cuộc cũng khiến cho Đông Hoàng thị không còn lý do và mặt mũi nào để tiếp tục ở lại chỗ này. Ngô Đổng thị vẫn một mực ở một bên nóng lòng muốn tìm cơ hội để tiến lên nói chuyện. Mặc dù nghe Tử Thụ nói vậy, bà ta vẫn chưa từ bỏ ý định còn muốn tiến lên nói gì đó. Nhưng bà ta vừa muốn mở miệng nói thì đã bị Đổng Hoàng thị kéo đi. Lý do Đổng Hoàng thị làm như vậy rất đơn giản, bà ta cảm thấy mình là Nhị bá mẫu mà còn không kéo được quan hệ thì Ngô Đồng thì chỉ là một nữ nhi đã gả đi, dựa vào cái gì mà có thể được thơm lây. Không có bọn Đổng Hoàng thị ở một bên làm phiền, bữa trưa này có thể nói là cả chủ và khách đều vui vẻ. Ăn trưa xong nghỉ ngơi một lát, mọi người lại quay lại ruộng lúa tiếp tục thu hoạch. Bận rộn mất hai ngày, mọi người cuối cùng cũng gặt xong mười hai mẫu ruộng nước của nhà Tử La. Chẳng qua muốn tính sản lượng bình quân thì còn phải đợi ngày mai đem hết thóc và cá về mới tính được.


Thế là Dư Hoa liền tiếp tục ở lại.


Hôm sau, tổng sản lượng thóc và cá nhà Tử La thu hoạch được đã tính toán xong xuôi. Sản lượng bình quân của ruộng lúa nước này là một mẫu được bảy trăm hai mươi cân, sau khi xay xát xong thì có khoảng ba thạch gạo, sản lượng bình quân tăng gần ba phần mười. Những chuyện này từ khi bắt đầu thu hoạch mọi người cũng đoán được nên không bất ngờ lắm.


Về phần cá, một mẫu ruộng nước này có thể thu được hơn tám trăm cân cá. Mười hai mẫu ruộng, nhà Tử La thu được tổng cộng gần vạn cân cá.


Có người cẩn thận tính toán, huynh muội Tử la bán cho tửu lầu và lái buôn một cân cá bảy văn tiền, như vậy hơn vạn cân cá này thu được hơn bảy mươi lạng bạc đấy.
Mọi người tính toán xong hai mắt chợt tỏa sáng.


Phần cá thu thêm được hơn bảy mươi lạng bạc, lại còn có thóc nữa, hơn nữa sản lượng thóc cũng tăng đến gần ba phần mười.


Nghe xong kết quả, mọi người đều quyết tâm muốn học theo nuôi cá trong ruộng lúa. Mà Huyện lệnh sau khi nghe báo cáo của chủ bộ cũng cười đến không nhìn thấy mắt đâu. Điều này là sao? Có nghĩa là được thêm chính tích* đấy! Thế là càng nhiệt tình với huynh muội Tử La hơn. *Chính tích: Thành tích làm việc của quan lại khi tại chức. Dư Hoa cũng vui vẻ không kém gì huyện lệnh. Ông say mê nghiên cứu cách tăng sản lượng cây nông nghiệp đã mấy chục năm nay, mà đã rất lâu rồi không có đột phá lớn như vậy.


“Bản quan nhất định sẽ đem việc nuôi cá trong ruộng này bẩm báo lên bệ hạ, nếu như có thể đem việc nuôi cá trong ruộng này mở rộng khắp Đại Tề thì có thể làm giàu cho Đại Tề chúng ta!” Dư Hoa kích động nói.
Mọi người nghe vậy cũng kích động theo.


Huyện lệnh đã sớm biết Dư Hoa nhất định sẽ tự mình đem chuyện này bẩm báo lên hoàng đế. Tuy rằng không thể để tự mình đi bẩm báo nhưng ít nhiều ông ta cũng sẽ được hưởng lợi ở trong đó. Lại nghĩ đi nghĩ lại, nếu như việc này do ông tự mình bẩm báo lên cấp trên của mình là tri phủ đại nhân, rồi tri phủ đại nhân lại bẩm báo lên trên tiếp, thì phần công lao này nhất định sẽ bị bọn tri phủ đại nhân giành lấy. Vì vậy, một chút tức giận trong lòng của huyện lệnh cũng tiêu tan hết. “Vu huyện lệnh, đây là chuyện tốt, cũng bắt nguồn từ huyện của ông. Ông có thể lên Phủ Thành báo cáo, làm cho việc nuôi cá trong ruộng sớm được mở rộng ra khắp Bạch Nhạc phủ.” Thật ra Dư Hoa cũng không suy nghĩ quanh quanh co co nhiều như Vu huyện lệnh. Ông nghĩ việc nuôi cá trong ruộng bắt đầu ở đây, mà Vu huyện lệnh lại muốn là những người đầu tiên nhìn thấy thành quả của việc nuôi cá ở ruộng, thế nên càng tiện cho việc mở rộng cải cách.


Vu huyện lệnh nghe xong càng vui vẻ, đây là để ông ta đi báo cáo đấy. Như thế ông ta có thể lên mặt với trị phủ đại nhân, cũng không cần lo lắng công lao kia sẽ bị người ta nửa đường chặn mất. Vu Huyện lệnh tươi cười càng thêm xán lạn. Sau đó vì Dư Hoa muốn ở lại để tiếp tục hỏi han cặn kẽ, ghi chép tỉ mỉ lại việc nuôi cá trong ruộng, còn Vu Huyện lệnh lại có công sự cần phải làm, thế nên Vu Huyện lệnh quay về nha môn trước, nhưng vẫn để lại vài quan sai cho Dư Hoa và mấy người Tử La sai phái. Lúc gần đi ông ta còn nhiệt tình nói nếu có chuyện gì cần giúp đỡ thì cứ đến nha môn báo tin.


Dư Hoa đúng là vị quan say mê nghiên cứu cây nông nghiệp chân chính, trong tâm luôn có suy nghĩ làm sao để dân chúng có cơm áo no ấm. Suốt mấy ngày sau đó, buổi tối Dư Hoa ở trên trấn, sáng sớm lại đến nhà huynh muội Tử La hỏi han, nghiên cứu việc nuôi cá trong ruộng.


Mà trong mấy ngày này Dư Hoa không ngại học hỏi người dưới, mà còn khiêm tốn thỉnh giáo lại quá trình nuôi cá trong ruộng của của huynh muội Tử La, rồi tự thân ra đồng khảo sát, ghi chép sổ sách. Ngày nọ, Dư Hoa ăn cơm ở nhà Tử La xong xuôi, lấy sách ra chuẩn bị ghi chép. Tử La đi tới nhìn thấy chữ Dư Hoa rất đẹp.


Thời gian này huynh muội Tử La và Dư Hoa cũng thân thiết. Tử La các nàng hiểu bình thường trong chuyện nghiên cứu thì Dư Hoa luôn nghiêm túc, dáng vẻ nghiêm nghị khó gần, nhưng thực tế ông là người hòa ái. Mấy ngày nay ở nhà Tử La ông ăn uống cũng không có yêu cầu nào hết. Tỷ muội Tử La nấu gì thì ông ăn cái đó, còn nói với tỷ muội Tử La là không cần tiêu nhiều tiền cho ông như vậy, cơm canh nhiều cũng rất lãng phí.


Cho nên Tử La nói chuyện cũng không cần giữ kẽ.
“Dư đại nhân, chữ của ngài thật đẹp, còn đẹp hơn chữ Đại ca, Nhị ca của cháu nữa! Trong số những người A La gặp thì ngài viết chữ đẹp nhất đây.” “Ha ha ha! A La cũng biết thư pháp à? Không đơn giản! Không đơn giản nha!”


Dư Hoa thấy một đứa bé cũng biết chữ của ông đẹp, còn nói đây là chữ đẹp nhất mà mình từng thấy. Không phải là Dư Hoa khoe khoang, nhưng thư pháp của ông rất tốt, dù cho ông có muốn khiêm tốn cũng không thuyết phục được mình. Thấy một đứa bé chưa đến mười tuổi, lại còn là một tiểu nha đầu ở nông thôn có thể nói ra như vậy, cũng tán thưởng Tử La.”


“Hì hì! A La không hiểu lắm về thư pháp. Đại ca vẫn nói chữ của A La như chó cào. Nhưng mà bình thường A La cũng hay nhìn thấy chữ của Đại ca, Nhị ca, lại nhìn bảng chữ mẫu nữa, nên đối với chữ có đẹp hay không, A La cũng biết chút ít.” Tử La nói.


“A La còn biết chữ? Ai dạy cháu?” Dư Hoa không ngờ Tử La còn biết chữ.