Điền Viên Cẩm Tú

Chương 174: Nuôi cá ruộng lúa

Tử Đào cũng nghĩ giống Tử La, nhưng mà ngoài ý nghĩ kiếm tiền, Tử Thụ, Tử Hiên và Tiểu Lục còn muốn cố gắng học tập, tương lai thi thể có công danh, khi đó mới có thể2trở thành chỗ dựa cho các tỷ muội.
***


Thu đi xuân tới, đảo mắt lại một mùa xuân nữa. Thế là Tử La đã đến triều đại này được ba năm rồi.
Từ nửa cuối năm ngoái đến giờ chỉ có8một chuyện đáng để nói, đó là Giang Đại Nha thành thân, cuộc sống sau khi kết hôn cũng vô cùng hạnh phúc.


Sau khi Giang Đại Nha kết hôn, nàng vẫn đến cửa hàng làm việc như cũ, không6khác gì trước kia.


Ngoài chuyện đó ra còn có một sự kiện nữa là nhà Cao Đại Sơn và nhà Trần thẩm dời đi, xây nhà ở cạnh nhà Tử La. Rốt cuộc Cao Đại Sơn cũng có được3gia nghiệp đầu tiên do chính mình kiếm được, thực hiện lời hứa năm đó.


Về nhà Tử La cũng có một chuyện mới, đáng kể đến là trong những ngày đông là nhà nàng đã mua một chiếc xe5ngựa. Bởi vì trời đông quá lạnh giá, Tử Thụ, Tử Hiên đi học ngồi xe trâu rất cực. Nếu có xe ngựa, Tử Thụ, Tử Hiên và mấy huynh muội Tử La đến cửa hàng sẽ không bị lạnh, còn nhanh hơn không ít.


Đối với việc nhà mình mua xe ngựa, người vui nhất phải kể đến là Tử Hiên. Sau khi học cưỡi ngựa xong, cậu luôn tâm tâm niệm niệm muốn có một chiếc xe ngựa thuộc về mình, giờ có thật đương nhiên là cậu rất vui rôi.


Thật ra không chỉ có Tử Hiên, mà chính tỷ muội Tử La cũng cảm thấy hân hoan, ai mà chẳng thích nhanh, ai mà chẳng thích đi xe ngựa hơn kia chứ. Chỉ là trước kia không thể để lộ trong nhà có bạc được, cho nên mới không thể mua xe ngựa được thôi. Bây giờ mọi người đều biết nhà nàng có một cửa hàng malatang kiếm được không ít tiền, giờ mua xe ngựa cũng không có gì quái lạ, đương nhiên huynh muội Tử La cũng không muốn tiếp tục khiến mình chịu khổ, cho nên sau khi thương lượng xong, cả nhà mới nhất trí mua xe ngựa này.


Ngoài việc mua xe ngựa ra, cả nhà còn mua thêm mười mẫu ruộng nước của một gia đình trong thôn. Gia đình họ Trần có con trai từ nhỏ đã vào huyện làm thuê, sau này thì ở lại làm chưởng quỹ. Hiện tại họ đã ra làm ăn riêng nên mới bán ruộng nước trong nhà đi, lấy tiền đó để đi làm vốn, cả nhà họ cùng dọn lên thị trấn


Thể là nhà Tử La cũng đã có chút ruộng đất trong thôn. Người trong thôn đều nói mấy huynh muội Tử La đã khổ tận cam lai rồi. Ngoài ra vào dịp Nguyên Tiêu, Mạc Vân Thiên lại tới trấn Cổ Thủy lần nữa. Năm nay họ cũng đi cùng Dung Phong và Mạc Vân Thiên lên trấn trên xem lễ hội hoa đăng và đến ngoại ô để đạp thanh.


Lần này, Mạc Vân Thiên dạy Tử La cưỡi ngựa thêm lần nữa. Tuy rằng lần này Mạc Vân Thiên chỉ ở lại đúng một ngày một đêm, nhưng Tử La lại cảm thấy ở cùng hắn quen thuộc hơn không ít.


Cũng may là lần này Mạc Vân Thiên không ra đi không lời từ biệt như trước (thực ra lần trước hắn cũng đã nói với Tử La là mai hắn sẽ phải đi rồi, chỉ tại người nào đó ngủ mất mà thôi), bằng không, Tử La chắc lại khổ sở thêm vài ngày nữa.


Lần này ngoài quà tặng cho mỗi huynh muội như đợt trước, hắn nghe nói mới đây Tử Vi đã đính hôn với Lưu Hoành nên còn tặng cho hai người thêm một phần quà. Mạc Vân Thiên đi rồi, mọi người mới mở ra xem, thấy là một đôi ngọc bội thượng hạng trong suốt. Mấy huynh muội Tử La nhìn qua cũng biết ngọc bội này có giá trị không nhỏ, đó không phải là loại bình thường trên thị trường có thể mua được.


Thế là Tử Vi và Lưu Hoành cũng cảm thấy hơi ngại, nhưng Dung Phong thì không để ý lắm. Hắn nói huynh đệ nhà hắn thiếu gì chứ không thiếu tiền, cho nên đôi ngọc bội này không tính là gì cả, nếu hắn đã đưa cho Tử Vi thì cứ yên tâm nhận lấy.


Tử Vi và Lưu Hoành thấy Dung Phong bảo đảm như vậy thì mới nhận. Sau Tết Nguyên Tiêu, Tiểu Lục vừa tròn bảy tuổi cũng bắt đầu nhập học. Cậu bé sẽ vào học cùng thư viện ở trấn Cổ Thủy nơi huynh đệ Tử Thụ đang đi học. Trong cuộc thi nhập học, Tiểu Lục bảy tuổi đã thi được vào lớp trung cấp ở thư viện. Các phu tử trong thư viện đều lấy làm kinh ngạc, viện trưởng cũng cảm thán về sự thông minh của Tiểu Lục.


Huynh đệ Tử Thụ, Tử Hiên không muốn tiểu đệ của mình sớm được mọi người chú ý như vậy, cho nên mới nói chuyện từ năm bốn tuổi Tiểu Lục đã được học vỡ lòng rồi.


Mấy phu tử và viện trưởng nghe nói Tiểu Lục được học từ lúc nhỏ, tính đến nay đã học ba năm rồi nên cũng không còn kinh ngạc như lúc đầu, nhưng mà họ vẫn cảm thấy Tiểu Lục rất thông minh. Dù sao đây cũng không phải là thứ mà một đứa bé bốn tuổi có thể học dễ dàng.


Hiện tại là lúc cày bừa vụ xuân. “A La, muội nói nuôi cá trong ruộng lúa, giờ có thể thả cá con xuống chưa? Dung đại ca đã chuẩn bị cá con cho nhà mình rồi.” Hôm nay là ngày nghỉ, Tử Hiên và Tử Thụ tới xem ruộng đất rồi mới về, Tử Hiên liền hỏi Tử La.


Không sai, năm nay Tử La chuẩn bị nuôi cá trông ruộng lúa.
Tử La đã nói với mọi người về nguyên lý nuôi cá rồi, Tử Thụ nghĩ cũng thấy có thể thực hiện được. Thế là, Tử La đưa mọi người đến ruộng lúa nuôi cá. Tử Thụ cuồng muội muội đương nhiên là không chút do dự nghe lời của Tử La.


“Mấy người kia chở cái gì thế nhỉ?” Một đại thúc trước quán trà nhìn thấy mấy gia đình kéo một chiếc xe chở gì đó thì không khỏi tò mò.


“Lão ca hỏi đúng người rồi đó, ta cũng quen mấy người này, bọn họ chở cá con. Ông xem, tiểu tử đi cùng xe là người thân chúng ta đó. Nhà bọn họ bảo là muốn nuôi cá trong ruộng lúa. Sau này sẽ được thu hoạch cả lúa lẫn cá đấy. Hôm nay bọn họ tính thả cá, tối qua vợ ta đã nói vậy mà.” Cha Lâm Tử ở cùng thôn với Tử La đắc ý nói, giống như thể ông hiểu rõ chuyện này lắm. “Hả?! Nuôi cá trong ruộng lúa hả? Sao được chứ?” Có người kinh ngạc. “Sao thế? Bọn nó hồ đồ hả, mọi người không biết chứ trong thôn chúng ta còn đang chờ xem náo nhiệt đó. Người ta không nghe mình khuyên đầu, còn giựt dây mấy nhà cùng giao hảo với họ làm theo đó. Ôi, đến lúc đó không có lương thực nộp thuế, ta xem thử họ lấy gì mà nộp thuế.”


Cha Lâm Tử hả hê nói.
“Ta nói lão huynh này, người ta đắc tội với huynh đầu, huynh không cần cười trên sự đau khổ của người khác như thế.” Có người không nhìn nối.
Cha Lâm Tử nghe vậy thì đỏ mặt, chống chế: “Ta nói thật thôi mà, nói cũng không cho nữa hả.”


Cha Lâm Tử thấy vậy cũng mất hứng uống trà, đứng dậy tính tiền rời đi.
“Không biết vị lão ca là người thôn nào, nhà nuôi cá ở ruộng lúa là ai vậy?” Một người trung niên mặc đồ nông dân hỏi cha Lâm Tử.


“Tại sao ta phải nói cho ông? Chẳng lẽ ông cũng muốn học người ta nuôi cá trong ruộng lúa hả?” Cha Lâm Tử bực bội đáp.


Người nọ lấy một lượng bạc vun lên: “Vậy thế này thì sao?” Cha Lâm Tử không ngờ người này ăn mặc như vậy lại ra tay hào phóng đến thế. ông vui vẻ nhận bạc rồi nói luôn: “Chúng ta là người thôn Hòe Hoa, còn nhà nuôi cá trong thôn là mấy đứa trẻ cô nhi, huynh trưởng nó là Đổng Tử Thụ, nếu muốn tìm ta có thể dẫn ông đi.”


Cha Lâm Tử nghĩ, nếu dẫn hắn đi có khi mình còn được thêm tiền thưởng, hôm nay phát tài rồi.
“Không cần, ta chỉ hỏi vậy thôi.” Người trung niên nọ trả lời khiến cho Lâm Tử rất thất vọng. Sau khi cá con được vận chuyển tới, người trong thôn đều đến xem Tử La thả cá như thế nào.


Mấy huynh muội Tử La chuyển cá con xuống xe xong thì đổ sang chậu gỗ, trong chậu gỗ có cho chút nước.
Tử La ngâm bằng nước muối cho tiêu độc rồi thả cá con xuống ruộng. Một mẫu ruộng thả ba mươi cân cá con, chủ yếu là cá trích, cá chép và cá trắm cỏ.
Hơn mười mẫu ruộng trong thôn nàng đều thả cá con.


Lần này quyết định thả cá cùng nhà Tử La còn có nhà Trần thấm, nhà Đại Sơn, Xuyên Tử và nhà Giang Tam Thúc.


Vì mọi người không biết việc này có thành công hay không nên ngoài Cao Đại Sơn thả cá hết năm mẫu ruộng, nhà Trần thẩm chỉ thả một mẫu ruộng mà thôi, dù sao việc thả cá trong ruộng họ chưa từng nghe nói nên họ cũng sợ sẽ thất bại. Lúc nhà Tử La thả cá, có hai người lạ cũng tới xem, một đại thúc hơn bốn mươi tuổi và một tiểu tử hơn hai mươi tuổi. Tử La thấy mặc dù họ mặc áo quần vải thô đồ nông dân nhưng nàng lại có cảm giác họ không phải người bình thường. Bởi vì khí chất của họ rõ ràng không giống những thôn dân xung quanh, đặc biệt là người trung niên kia.


“Vị tiểu ca này, mọi người đang tính nuôi cá trong ruộng hả?” Người trung niên hỏi Tử Thụ.
Tử Thụ nghe vậy thì làm lễ rồi nói: “Vị đại bá này là...”
“À, ta nghe nói mọi người muốn nuôi cá trong ruộng, thấy lạ nên tới hỏi. Ta nghĩ khả năng thành công không cao lăm.” Người nọ đáp lời.


“Nếu không làm thì sao biết là không được kia chứ. Phải áp dụng thực tiễn mới biết kết quả chính xác mà!” Tử Thụ nói. “Tiểu ca nói có lý lắm.” Người trung niên nọ nghe vậy thì thoáng sững sờ, sau đó mới tán dương: “Vậy cậu nghĩ tại sao lại có thể thành công? Hoặc là tại sao cậu lại nảy ra ý tưởng đó.”


“Nuôi cá trong ruộng là phương pháp mà bọn cháu đọc được trong sách cổ, chúng cháu thấy có lý nên tính thử xem, vậy thì bọn cháu sẽ được mùa cả lúa nước cả cá rồi.” Tử Thụ đáp.


“Có thể cho ta xem quyển sách đó không?” “Trong quyển sách chỉ viết vài câu linh tinh vậy thôi ạ, là do bọn cháu căn cứ trên những lời nhắc nhở đó mà nghĩ ra phương pháp thả cá trong ruộng lúa. Trước kia bọn cháu không nghĩ quyển sách đó quan trọng như vậy nên giờ cũng không biết đã vất ở đâu rồi. Chúng cháu tìm mãi chưa ra.” Tử Thụ nói theo cách giải thích mà mọi người bàn nhau trước.


Người trung niên nghe vậy cũng thấy hơi tiếc nuối, nhưng biết trong sách không đề cập nhiều đến phương pháp này, mà lại là do huynh đệ họ nghĩ ra thì không quá bận tâm đến chuyện quyến sách nữa.


“Vậy các cháu nói ta nghe thử nguyên tắc và cách nuôi cá trong ruộng được không?” Người nọ hỏi tiếp như muốn học hỏi.