Tôi nhắm mắt lại và cố gắng không tưởng tượng để muốn thiếp đi một lúc: Mười một giờ đêm nay Ngạn đợi ở đó! Tôi sẽ tìm cách để thoát ra ngoài. Đêm thứ ba phiên gác cô Mỹ Dung. Nghĩ đến cặp mắt cú vọ của người đàn bà goá đó tôi rùng mình. Nhưng mình phải ra. Phải ra chứ!
Tiếng động ở cầu thang. Tôi mở mắt: một lũ chạy lên ầm ầm, tôi hỏi Nhật:
"Xong rồi à?"
"Rồi".
"Đêm nay khỏi xuống phòng học chứ?"
"Sao lại không? Còn những tuần nữa mới nghỉ Tết mà. Ở đây luật lệ là luật lệ!"
Tôi mỉm cười vu vơ, Nhật nhoài người qua khều vào tay tôi:
"Này".
"Gì?"
"Bướm!"
Tôi nhổm dậy, Nhật cũng nhổm dậy theo. Chị Bướm đang đứng ở đầu giường chị, sát giường Nhật, tay cầm một tập sách dày, nét mặt nghiêm trang như một dì phước. Tôi vòng tay:
"Ma soeur!"
Nhật phá lên cười.
Tôi chăm chăm nhìn chị, tò mò như chưa bao giờ trông thấy. Người chị to lớn, mập mạp, gương mặt tròn, mắt to, miệng liền mũi nở. Chị luôn luôn mặc áo bà ba trắng may rộng, luôn luôn để một vồng vải chạy dọc theo sống lưng. Cả tụi nội trú vẫn gọi đó là cái vòng chân lý. Bướm rất hiền, hiền đến độ ngu đần. Có Bướm, khu nội trú vui hẳn lên và Bướm như một con bướm có đủ màu sắc ngợm nghĩnh, đề tài để cả bọn cười. Cười hơi dã man, nhưng vui lắm.
Tôi nằm xuống mặc Nhật cười Bướm, gian nhà bây giờ nhộn hẳn lên. Nhị đứng thẳng rệt giường vươn hai tay cột dây màn lên sợi thép giăng ngang. Tôi nhìn bộ ngực của nó ưỡn lên săn chắc và thèm thuồng. Tôi không hiểu và không ngờ nổi tại sao tôi lại đi thèm bộ ngực của Nhị. Tôi đặt tay lên ngực mình chán nản: thế này thì thôi, tồi quá.
Tôi nhớ có lần Ngạn bảo: "Em có dáng đẹp". Có phải tại em khô và gầy nên anh mỉa mai em? Không, anh thích em thật tình.
Nhị lại dang một chân lên thành giường, dáng nó đầy vẻ khêu gợi, tôi cười một mình: khêu gợi với tao ăn cái giải gì! Đôi khi tôi cũng hay rủa những câu rất tục, tôi cũng ghét tôi về chuyện ấy. Tôi bưng lấy mắt để chìm mình vào bóng tối, mọi tiếng ồn xa tôi dần, tất cả đều đã xuống lớp học, giờ cầu kinh. Tôi lơ mơ trong giấc ngủ lười biếng và ngạc nhiên thấy mình vẫn được yên thân cho đến khi tỉnh dậy.
Đồng hồ điểm mười giờ rưỡi, rồi mười một giờ kém mười lăm. Tôi mò xuống thang gác, đi men theo dãy hành lang lớp học như một tên trộm, nương mình trong những góc tối. Cửa văn phong đóng kín, chị Hai nấu cơm ngồi ở bậc thềm đọc sách cải lương: "Mình về bên ấy xa xôi, bèo mây hai ngả biển trời đôi ta". Tôi bỗng nhớ lại một câu mà tôi không biết đã nghe và học thuộc lúc nào: Chàng ơi phụ thiếp làm chi, thiếp như cơm nguội để khi đói lòng. Tôi bắt chước chị Hai và ca thầm trong miệng: âm điệu làm tôi rầu hết sức.
Một lát sau tôi đã ở trong vòng tay Ngạn, đêm tối thật sâu quanh hai đứa. Ngạn hỏi:
"Em ra bằng cách nào?"
"Leo tường".
Tôi nghe tiếng cười nắc nẻ của Ngạn:
"Láo. Em mà leo tường à?"
"Thương nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua mà, anh không tin em sao? Em hò cho anh nghe nhé".
Ngạn ừ nhưng tôi không hò mà im lặng nhìn lại thật kỹ khuôn mặt chàng. Ngạn cũng nhìn lại tôi và chúng tôi cùng mỉm cười. Nụ cười của Ngạn hơi dữ dội làm tôi rùng mình, cảm giác lạnh chảy khắp châu thân và tôi muốn được Ngạn hôn. Hai đứa vòng tay qua lưng nhau đi dưới hàng cây đen. Tôi dựa đầu vào vai Ngạn. Trời đêm cao vút và mới lạ. Còn không bao lâu nửa đến mùa xuân. Mùa xuân. Trong tâm hồn tôi như có một con én rũ cánh, hay là một hòn sỏi hay là một viên đạn đang chao đi chao lại.
Tôi chỉ lên trời nói với Ngạn:
"Cây mùa xuân kia kìa".
"Đâu?"
"Đó. Em là cây mùa xuân. Đó em đứng kia". Tôi thấy tôi quả thật đứng phía trước trên cao ấy. Hai cánh tay tôi dang ra như hai cánh hoa trắng. Tôi nói cho Ngạn nghe, Ngạn cười và hỏi sao không thấy lá.
"Bao giờ em về?"
Tôi vân vê một ngón tay Ngạn:
"Sáng mai".
"Anh đưa em đi nhé, ở bến xe".
Tôi gật đầu, Ngạn dìu tôi trở lại chỗ cũ. Hai đứa nép vào thân cây và Ngạn hôn tôi, chiếc hôn ấm như tia nắng.
Khi tôi trở về phòng, tất cả chưa ai ngủ. Những đêm cuối năm học, chúng thường chọn nhau từng cặp rì rào ở mỗi khu giường. Nhật và Nhị đang xúm quanh chị Bướm.
"Chân lý chị để đâu hở chị?"
"Ở cái vòng sau lưng".
"Ở trong bụng".
Tôi đứng ngó trân vào mặt chị, chú tâm không hề mỉa mai. Chị Bướm cười rồi quay đi. Tôi rủ Bướm đêm nay chung giường với tôi, chị gật đầu. Tôi gối đầu lên cánh tay Bướm, tôi nghe Bướm tâm sự: "Tôi định đi tu chị ạ. Tết này tôi không có chỗ để về". Rồi chị khóc, tôi cũng làm ra vẻ buồn bã để như muốn khóc theo. Tôi đánh lừa tôi thật tài; nước mắt tôi đọng ở mi, chắc bấy giờ tôi cũng nghĩ đến sự xa cách Ngạn. Còn chị Bướm, tôi còn nhớ chị đã nói gì với tôi đâu. Tôi buồn ngủ hết sức. Cô Mỹ Dung đi rảo một vòng; đôi mắt cô trong đêm xanh lè, tôi tưởng tượng thế mà không nhìn. "Suỵt, im đi". "Các em còn rì rào, khuya rồi, các em còn làm ồn ngày mai tôi phạt và tăng giờ cầu kinh". Lạy Chúa! Cô Mỹ Dung không hề cầu kinh bao giờ, tôi vẫn thấy cô quỳ ở mé trên hết, miệng cô hát lớn hơn hết. Nhưng lạy Chúa! Cô Mỹ Dung không bao giờ cầu kinh, không bao giờ cô Mỹ Dung…
Đôi mắt xanh lè của cô Mỹ Dung lẫn vào đêm tối. Tôi quay lưng về phía Bướm, khi Bướm đã ngủ. Chắc thế. Nhưng gần sáng thì chị Bướm lay tôi dậy:
"Thuận này".
"Gì?"
Tôi không quay lại, Bướm nhấc cái đùi nặng chĩu đang gác qua chân tôi, giọng ngập ngừng.
"Thuận liệu có cách gì để ra khỏi đây không, trong một ngày… trong một giờ…"
A! Thì ra cả chị Bướm cũng cần ra khỏi đây. Tôi muốn đứng dậy bật đèn để nhìn thấy mặt Bướm lúc đó. Có cái gì thay đổi bên trong người con gái kia. Chị Bướm với dáng điệu lù khù, với đôi mắt vô tội, mũi nở, môi liền. Đối với các chị em cùng nội trú chị hiền nhất, ít nói, dại dột và thường tâm sự với ai cũng nói là sẽ vào nhà trắng.
Tôi vốn không thích lũ con gái xấp xỉ tuổi tôi, cả Nhị, cả Nhật và cả chị Bướm nữa. Tôi cười đùa:
"Dễ ợt, chỉ có cách bay ra là mau nhất". Tôi nghe tiếng thở dài của chị.
"Tôi hỏi thật đấy. Tôi biết Thuận hay trốn ra bằng nhiều cách. Giúp tôi đi Thuận".
Lão tài xế đã ngồi trước tay lái quay lại cười với hành khách. Gã có chiếc răng vàng nên nụ cười hơi đểu. Mọi người đằng sau đòi xe chạy, gã bảo đợi, có tiếng la lớn:
"Chẳng đợi gì hết, có chạy không thì bảo. Tết nhất rồi mà còn lần chần hoài".
"Gì mà lớn tiếng thế quý ông ơi! Đi thì đi, tôi sẽ kiếm mối đoàn chiên đường mua quà về cho má bầy trẻ".
Gã liếc nhìn tôi, nhếch mép, tôi cũng cười lại cho gã biết là gã đểu. Gã quay về ngay ngắn, chiếc xe vụt đi. Tôi lại băn khoăn, tưởng tượng về ghế số một bên cạnh. Giá chốc nữa có hai cô cùng lên một lúc thì mệt mình, nhất định cả ba sẽ cùng ngồi trên băng ghế này. Băng ghế dài tiếng là hai chỗ ngồi nhưng không ngăn, dụng ý của họ rõ quá làm tôi bực mình. Tôi nhoài đầu ra cửa sổ nhìn khoảng đường sắp đi tới và bỗng chú ý đến hai bóng người đứng nép sát vệ đường. Một cặp trai gái, họ giơ tay vẫy xe.
Bỗng nhiên, tôi giật mình dụi mắt: Người con gái bước lên xe là Bướm. Đúng là chị Bướm. Bướm đi với một gã con trai. Cả hai đang ì ạch lên xe, đúng là vào chỗ băng của tôi.
Tôi dừng mắt lâu trên mặt Bướm. Thấy tôi, mặt Bướm bỗng tái nhợt. Muốn ngồi xuống. Tôi cố ý trêu Bướm bằng cách nhất định ngồi lỳ ngoài băng, không chịu lui vô. Bướm ngập ngừng một lát rồi định bước qua mặt tôi, vào trong. Đứa con trai có vẻ khoái chí vì sự lì lợm của tôi. Nó bảo Bướm:
"Em ngồi xuống đi, ngồi vào đây".
"Ơ kìa…"
"Ngồi xuống đi, xe chạy ngã bây giờ". Hắn với một cánh tay qua ngực tôi, ấn Bướm ngồi xuống.
Tôi không quay lại nhưng thấy toàn thân chị Bướm như rung lên. Để nó đó cái đã.
Có tiếng xôn xao trong xe. Gã tài xế ôm chiếc vô-lăng, xoay lại nhìn, hỏi lớn:
"Kìa, từ biệt xong chưa để người ta còn chạy chớ, cô cậu?"
Cả xe cười ồ. Gã thanh niên cũng cười, rồi bảo Bướm:
"Thôi, em về một mình nhé. Anh ở lại".
Và gã la lớn:
"Rồi, chạy đi bác".
Chiếc xe vụt rồ mạnh rồi lao đi. Bướm bỗng bật dậy, nhoài tấm thân to lớn qua mặt tôi như muốn lao qua cửa sổ xe, xuống với gã thanh niên.
Những con mắt trong xe đổ dồn cả về phía Bướm như nhìn một con thú lạ. Một tấn kịch gì đây vừa xảy ra? Tôi nắm hai cái vai u của Bướm ấn chị xuống:
"Ơ kìa, điên đó à?"
Mặt Bướm rắn lại, chị vùng vằng, tưởng như muốn đẩy tôi xuống đường, nhưng rồi chỉ một giây sau, chị dịu lại và rơi mình xuống ghế. Nặng nề như khối đất. Chuyện gì đã xảy ra vậy? Cơn bấn loạn của Bướm làm tôi khó chịu. Sự có mặt của tôi quả là một hình phạt nặng nề cho Bướm. Tôi nghe rõ tiếng tim đập loạn xạ, tiếng sợ hãi rần rật bên cạnh.
Xe chạy được một lát, tôi đụng cùi tay vào sườn Bướm, hỏi:
"Chuyện gì vậy? Bỏ đi theo trai đó à? Giỏi quá ta".
Chị Bướm vẫn yên lặng.
Một phút sau, tôi tấn công thêm:
"Trốn ra cách nào thế? Chài được anh chàng bảnh quá. Nhưng sao lại chia tay sớm vậy?"
Bướm vẫn lì lợm, bất động. Bỗng nhiên, bàn tay trái đặt trên chiếc đùi to của Bướm, từ nãy tới giờ vẫn nắm chặt từ từ mở ra. Từ trong bàn tay Bướm, hai – chớ không phải một – mảnh giấy đỏ lờ đờ bay ra, rồi tung ra khỏi cửa sổ. Một người khách sau lưng chúng tôi la lên.
"Kìa cái vé xe".
Một tiếng khác:
"Thôi hỏng rồi, nó bay xuống đường rồi".
Người tài xế có lẽ thấy tiếng kêu nhưng hắn không chịu ngừng xe lại.
Tôi hỏi Bướm:
"Sao lại những hai cái vé xe. Định đi đâu vậy. Điên rồi hả".
Trên mặt Bướm, nước mắt chảy dòng dòng, và chị bất ngờ nhũn người ngã vào lòng tôi, nức nở khóc.
Bây giờ Bướm mới nói được thành tiếng.
"Thằng khốn nạn, rủ tôi ra xe về quê nó rồi nó bỏ trốn. Thằng khốn nạn…"
À, ra vậy. Hèn chi. Tiếng Bướm hức, hức trong cuống họng, thật khó nghe.
Mọi người trong xe lại được một phen dồn cả mắt về phía tôi. Có tiếng hỏi lao xao: "Chuyện gì vậy? Ai thế?" Tôi nói cho mọi người biết là chúng tôi có chuyện buồn nhưng không ai để ý.
Một người than:
"Tết nhất đến nơi rồi mà còn lắm chuyện. Thật xui quá".
Bướm vẫn rên như một con vật:
"Tôi chết mất chị Thuận. Tôi không sống nổi nữa. Làm thế nào bây giờ. Tôi biết đi đâu đây?..."
Tôi vuốt tóc Bướm và tính tàn ác thường ngày của tôi biến mất. Tôi dịu dàng bảo Bướm:
"Thôi, có mình đây chị đừng lo nữa. Mình cùng về quê tôi ăn tết đi. Ba má tôi vui lắm. Đừng khóc nữa, Bướm".
Tôi muốn nhúc nhích nhưng hai chân đã tê vì khối thịt của Bướm đè trên đùi. Chị vẫn tiếp tục khóc và tôi đành để yên.
Xe đã bắt đầu ra khỏi thành phố. Cánh đồng rộng mênh mông dần hiện ra trước mắt tôi. Buổi trưa đã gần đứng. Tôi vẫn tiếp tục vuốt về Bướm và lát sau, khi nhìn xuống, tôi ngạc nhiên thấy tay mình vẫn loanh quanh trong cái vồng vải dọc sống lưng to lớn của Bướm: vồng chân lý.
Cây cối yên lặng vì xe vẫn đang chạy. Tôi nhủ thầm: Nhị và Nhật ơi, chúng mày có tưởng nổi chuyện gì xảy ra không? Và Ngạn, thế nào em cũng sẽ trở lại với anh coi lại mặt mũi anh ra sao, xem có giống tên khốn kiếp vừa đi với Bướm không.
Còn bây giờ, chúng ta phải về với mùa xuân của chị Bướm cái đã.
"Nhưng chị ra làm gì?"
"Tôi chán ở trong này".
Tôi đập vào vai Bướm, cái vai u thịt chắc nịch.
"Có ai bắt chị ở đây đâu, chị muốn về chị cứ nói với nhà trường chị về". Giọng Bướm gần như khóc:
"Chị không hiểu được, tôi không thể ra đàng hoàng như mọi người".
Mà chị khóc thật. Tôi bực mình. Rõ khéo tự nhiên rủ nó sang giường làm gì thế không biết. Tôi nhắm mắt muốn ngủ lại, bên tai tôi giọng Bướm đều đều, buồn nản nhưng tôi chẳng nghe nó kể gì hết, vì tôi đang bận nghĩ tới Ngạn: Mai anh đưa em đi. Tôi sẽ xa thành phố này trong mười lăm hôm và mười lăm hôm đó tôi có thể thay đổi. Biết đâu, khi trở về, tôi lại chả nhìn Ngạn như một người không quen.
Trong tôi, bước chân xuân đang nhịp đi rộn rã, một bông mai vàng, một cây mùa xuân trong đêm đứng khô đen.
Tôi ngủ dậy vừa lúc đồng hồ điểm, tôi nằm đếm và đếm đủ tám tiếng. Đã hết giờ tập thể dục từ lâu. Cô Mỹ Dung hiện ra đứng ở đầu giường:
"Em Thuận".
"Dạ".
"Lâu nay tôi thấy em không được ngoan". Tôi dạ và ngồi im chờ đợi cô nói tiếp, tôi sẵn sàng nghe không oán giận cũng không vui vẻ. Giọng cô Mỹ Dung đều đều và tôi nghe lơ đãng. Lát sau, cô bỗng quay lại gằn tiếng hỏi tôi:
"Tối qua em ngủ với chị Bướm?"
"Dạ".
"Nó đã nói gì với em?"
Tôi đưa mắt ngạc nhiên nhìn cô Mỹ Dung thoáng vẻ bối rối.
"Nó trốn đi rồi, trốn đi đánh cắp hai tháng tiền trường…"
Cô Mỹ Dung nghẹn ngào: "Em biết trước nó bỏ đi phải không? Thật không ngờ. Nó là người của cha Huynh gởi đấy. Nó đâu đến nỗi thế".
À ra vậy. Có thế chứ. Tôi không tin chị Bướm đánh cắp tiền nhưng nếu chị đánh cắp thì cũng chẳng có gì lạ cả. Tôi trả lời cô giọng cụt ngủn:
"Tối qua em ngủ sớm. Sáng nay em về rồi. Em không biết. Em chúc cô ở lại ăn Tết vui vẻ". Cô Mỹ Dung lầm lũi bỏ đi. Không chừng, chính cô cũng thèm trốn ra ngoài.
Đến 10 giờ tôi sửa soạn xong, xuống phòng học chào bạn bè. Tất cả đang ngồi ngay ngắn ở nhà soạn bài cho buổi học chiều. Chúng nó đứa nào cũng có vẻ chăm chú, cô Mỹ Dung đứng kiểm soát trên bục gỗ, mắt lơ láo. Tôi cười thầm: tụi này làm bộ đấy, chúng bay đang thắc mắc về chị Bướm, về Tết, về tao nữa, tao nữa, tao biết mà. Tôi chào tất cả. Nhị và Nhật đưa tôi ra tận cổng; Nhị nói:
"Bướm đi rồi".
"Tối qua nó ngủ với mày".
Tôi gật đầu! Cả hai đứa hỏi tôi có biết Bướm trốn đi đâu, tôi lắc đầu. Nhị nói: "Nó bay đi tìm mùa xuân đó!"
Tôi đùa tàn nhẫn: "Nó đi theo trai rồi". Cả hai đứa trố mắt nhìn tôi, tôi vẫy một chiếc tắc-xi mỉm cười leo lên, chúng nó đứng trợn mắt nhìn lại nhau, tôi phác một cử chỉ khôi hài rồi ngồi trông thẳng phía trước, con đường Ngạn đứng đợi tôi ở bến xe, chàng xách va-li cho tôi.
"Sao em không nói giờ đi? Anh đợi từ sáng sớm".
"Ngoan dữ không. Em mua vé hôm Chủ nhật, chuyến xe mười một giờ kém hai mươi, còn mười một phút nữa. Em lên xe đây".
Ngạn im lặng, chàng có vẻ không bằng lòng. Tôi đi sát vào người Ngạn cố tạo một giọng thật âu yếm, tôi chúc Tết Ngạn, nói yêu Ngạn và dặn Ngạn nhớ đón tôi về, có thể mồng bảy mồng tám Tết gì đó. Ngạn có đôi mắt lờ đờ, tôi không thấy buồn, không thấy vui.
Số ghế tôi ngồi hàng đầu cửa xe sát vào trong. Chuyến xe cũng đã gần đi, tôi chú ý đến cái ghế bên tôi còn trống ghế số một. Ngạn ngồi xuống, cầm tay tôi bóp mạnh. Tôi nói Ngạn về đi, tôi không muốn Ngạn ở lại chờ cho xe đi vì như vậy, đứng lại một mình Ngạn sẽ buồn hơn. Tôi nhìn bóng Ngạn xa dần bến xe và tôi thấy buồn. Sự thật, tôi chỉ hơi tiếc chỗ Ngạn ngồi khi nãy.
Ghế số một. Ai sẽ ngồi vào đó? Một người đàn ông? Một đứa con gái? Tôi mong thầm không phải một đứa con gái. Tốt nhất là một thằng.
Hay là một ông già? Một ông già cũng còn thú hơn là con gái ngồi bên con gái.