Dao Kề Gáy

Chương XXVI

Docsach24.com

ài phút sau, chúng tôi đã nhảy vào xe taxi. Poirot nói:

- Hastings ạ, tôi e...

- Nhưng anh không tin là...

- Chúng ta đang chiến đấu với một kẻ tàn bạo, sau khi gây ra hai cái chết, hắn vẫn không ngần ngại gây ra cái thứ ba. Hắn thấy Donald Ross bắt đầu nguy hiểm cho hắn nên cần tiêu diệt anh ta. Rõ ràng anh ta đang muốn cho chúng ta biết một chuyện hết sức quan trọng.

- Làm sao hắn biết?

- Anh vừa kể là Ross có lộ ra đôi chút với anh lúc ở khách sạn Claridge. Lúc đó đông người. Lẽ ra anh kéo luôn anh ta về nhà ngay lúc đó.

- Tôi đâu có ngờ...

- Tôi có trách anh đâu, Hastings? Làm sao anh đoán được kia chứ?... Sao xe chạy chậm thế này?...

Cuối cùng taxi cũng đỗ. Donald Ross sống ở phố Kensington, trong ngôi nhà nhỏ trông ra một bãi trống rất rộng. Tấm danh thiếp gắn ngay cạnh cửa cho chúng tôi biết căn hộ của Ross trên tầng hai. Cổng bên dưới mở sẵn và chúng tôi nhìn thấy một cầu thang rất rộng. Poirot lao lên. Anh nói:

- Vào đây như leo lên cối xay gió ấy.

Trên tầng hai, lại một tấm danh thiếp nữa gắn ngoài cánh cửa có lắp ổ khóa Yale.

Tôi đẩy cửa... và ngạc nhiên thấy cửa mở sẵn. Vào đến gian sảnh, chúng tôi thấy hai cửa, một ngay trước mặt và một phía bên phải. Cửa trước mặt mở ra một phòng khách nhỏ, sang trọng. Phòng không có ai, ống nghe vẫn đặt bên cạnh máy điện thoại. Poirot nói:

- Đi lối này, Hastings.

Hai chúng tôi quay ra, vào một phòng ăn nhỏ xíu. Ross nằm dưới gặm bàn ăn, giống như anh ta vừa bị tượt khỏi ghế.

Poirot cúi xuống xem, rồi đứng dậy, mặt tái xanh:

- Anh ta chết rồi, bị một vết chém vào gáy.

Mãi về sau, sự kiện này vẫn còn hiện ra trong những cơn ác mộng của tôi. Tôi thấy như mình có lỗi trong cái chết của chàng diễn viên trẻ tuổi này.

Sau khi phát hiện ra xác chết của Donald Ross, Poirot vẫn im lặng và điềm tĩnh. Anh chờ cảnh sát đến rồi nghe họ thẩm vấn những người trú ngụ trong ngôi nhà. Cuối cùng anh nói:

-  Hastings ạ, ta chẳng nên mất thời giờ nghe những lời than thở và tự hỏi xem liệu có phải... Chàng diễn viên này có một phát hiện cần kể với chúng ta... Phát hiện ấy hẳn rất quan trọng, nếu không anh ta đã không bị giết. Chúng ta phải tìm cho ra điều phát hiện ấy.... Chỉ có một từ giúp chúng ta lúc này.

- Paris?

- Đúng thế. Từ đó là Paris.

Anh đứng lên, rồi đi đi lại lại trong phòng.

- Từ Paris được nhắc đến rất nhiều lần trong vụ án này, nhưng mỗi lần trong một hoàn cảnh khác nhau. Từ đó được khắc trên nắp chiếc hộp nhỏ bằng vàng. "Paris, tháng Mười một": vào thời điểm ấy tiểu thư Carlotta Adams đang có mặt ở thủ đô nước Pháp... có thể cả Donald Ross biết và anh ta đã nhìn thấy hắn cùng đi với Carlotta Adams chăng?

- Chúng ta sẽ không bao giờ biết được điều đó.

- Tại sao không? Anh bạn ạ, chúng ta có thể biết được và chúng ta sẽ biết. Khả năng bộ óc con người là vô tận, Hasyings ạ. Chúng ta thử nghĩ xem chúng ta còn nghe thấy từ «Paris» được nói lên trong những trường hợp nào nữa. Một là người phụ nữ đeo kính đến nhận chiếc hộp nhỏ bằng vàng ở hiệu kim hoàn. Liệu Ross có biết bà ta không? Rồi Công tước Merton cũng sống ở Paris vào thời điểm xảy ra vụ án mạng. Paris, Paris, Paris … Huân tước Edgware sắp sang Paris thì bị giết. Khoan đã! Chỗ này chúng ta thử nghĩ xem, rất có thể hung thủ giết ông ấy để ngăn chuyến sang Paris của ông ấy chăng?

Poirot ngồi xuống, cặp lông mày nhíu lại. Anh mơ màng lẩm bẩm:

 Rồi chuyện gì đã xảy ra trong bữa tiệc sáng nay ở khách sạn Claridge? Từ «Paris» xem chừng liên quan đến một sự kiện nào đó. Nhưng sự kiện ấy là gì? Lúc đó Ross nói gì hoặc nhìn vào cái gì?

  Theo tôi nhớ thì anh ta kể về những chuyện mê tín của xứ Scotland.

 Lúc kể, anh ta nhìn về phía nào?

 Hình như phía phu nhân Widburn.

 Ai ngồi bên cạnh bà ấy?

 Công tước Merton, rồi đến bà Jane Wilkinson, sau đến một người tôi không biết là ai.

 Phải rồi, rất có thể Donald Ross nhìn về phía Công tước Merton lúc nói đến từ «Paris». Công tước Merton đang ở Paris vào thời điểm xảy ra vụ án mạng. Ta giả thử lúc nói đến từ «Paris» vào thời điểm xảy ra vụ án mạng. Ta giả thử lúc nói đến từ «Paris» Donald Ross sực nhớ là hôm xảy ra vụ án, ông Công tước trẻ kia không có mặt ở Paris.

 Anh muốn gì vậy, Poirot?

 Anh cho điều giả định của tôi vô lý? Ngược lại mới làm tôi ngạc nhiên. Ông Công tước trẻ tuổi kia có động cơ nào để giết Huân tước Edgware không? Rất có thể có. Nhưng không ai dám nghi một nhà quý tộc cỡ lớn như thế. Không ai nghĩ đến chuyện thẩm tra lại bằng chứng ngoại phạm của ông ta. Tuy nhiên ông ta rất có thể giấu tình trạng ngoại phạm đó tại một khách sạn rất lớn. Chiều nay hai chúng ta mua vé tầu biển sang Pháp, mai về. Được chứ, Hastings? Khi nghe thấy từ “Paris”, Ross có nói gì không, hoặc có để lộ ra thái độ nào không?

 Tôi chỉ nhớ anh ta hung hắng ho.

 Lúc Ross nói với anh, anh có nhận thấy anh ta buồn bã hay thế nào không?

 Anh ta có vẻ bối rối.

 Tốt lắm, Bởi Ross chợt nảy ra một ý nghĩ mà anh ta cho là phi lý! … Anh ta ngần ngại chưa dám nói ra với anh. Anh ta chỉ muốn thổ lộ với tôi. Thật không may lúc đó tôi lại đã rời khỏi khách sạn Claridge.

 Giá như anh ta nói thêm với tôi đôi điều, - tôi thở dài.

 Đúng thế, giá như … Lúc ấy ai đứng bên cạnh anh, Hastings?

 Gần như tất cả mọi người. Tôi không nhận thấy có người nào đặc biệt.

Poirot lẩm bẩm:

 Vậy là tôi đã đoán sai từ đầu đến cuối chăng?

 Dù sao thì hung thủ không thể là Ronald Marsh, - tôi nói.

 Đấy vẫn là một điểm thuận lợi cho anh ta, Poirot lơ đãng nói:

Đột nhiên anh nói tiếp:

 Tôi không thể lầm trong toàn bộ vấn đề Hastings, anh còn nhớ một hôm tôi Đề ra với anh năm câu hỏi không?

 Nhớ.

 Những câu hỏi đó là: tại sao Huân tước Edgware thay đổi thái độ đối với việc ly hôn? Giải thích thế nào về việc ông ấy viết thư cho vợ mà bà Jane Wilkingson không nhận được? Tại sao lúc chúng ta rời khỏi phòng đọc sách trưa hôm đó, vẻ mặt ông ấy lại căm giận? Tại sao có chiếc kính cận trong xắc tay của Carlotta Adams? Tại sao người gọi điện đến Chiswick cho Jane Wilkingson, tức là Carlotta Adams cải trang, lại cúp máy ngay? … Hastings, từ khi bắt đầu cuộc điều tra, một ý tưởng cứ bám theo tôi không buông tha … ý tưởng về người đứng trong hậu trường! Hắn là ai? Tôi đã trả lời được ba trong số năm câu hỏi ấy … và cách trả lời của tôi phù hợp với nhận định của tôi. Nhưng vẫn còn hai câu tôi chưa tìm trả lời được.

Poirot đứng dậy, đến bàn giấy, mở ngăn kéo lấy ra bức thư mà Lucie Adams từ Mỹ gửi về cho anh. Anh đã đề nghị thanh tra Japp cho anh giữ thêm vài ngày. Lúc này anh mở ra nghiên cứu rất lâu.

Rồi lại một lần nữa hai chúng tôi cùng nghiên cứu. Nhưng từ lúc chúng tôi hiểu ra rằng Ronald Marsh không phải hung thủ thì bức thư còn giúp thêm chúng tôi được gì nữa không? … Tôi cầm lên một cuốn sách … Có lẽ tôi đang chập chờn ngủ ….

Đột nhiên Poirot reo to. Tôi choàng tỉnh dậy. Poirot giương cặp mắt xanh biếc nhìn tôi chằm chằm.

 Hastings, Hastings! Anh còn nhớ tôi đã nói với anh về cái tờ bị xé ấy chứ? …

 Vì y vội vã chứ gì?

 Vội vã hay không cũng vậy thôi. Nhưng anh bạn ạ, y đã phải xé tờ giấy …

Tôi lắc đầu, chưa hiểu gì hết.

Poirot hạ giọng nói thêm:

 Tôi ngu quá! … Chẳng nhìn thấy gì hết. Nhưng bây giờ thì chúng ta sẽ tiến lên rất nhanh!