Tới Sallisaw chiếc xe Hudson cũ kỹ, tải quá nặng, kêu răng rắc, rên rỉ, đi lên con đường cái và rẽ về phía Tây. Mặt trời chói lóa mắt. Nhưng khi đã tới con dường láng xi măng. Al mở tốc độ vì không còn sợ nguy hiểm cho các lò so bị dão nữa. Từ Sallisaw đến Gore xa hăm mốt dặm, và chiếc Hudson chạy mỗi giờ ba lăm cây số. Từ Gore đến Wamer, ba mươi dặm, từ Wamer đến Checotah mười bốn dặm. Từ Checotah đến Hennetta, chặng dường dài hơn... ba mươi dặm, nhưng đây là một thành phố thực sự. Từ Henrietta đến Castle, mười chín dặm, lúc này mặt trời đứng bóng và nhưng cánh đồng đất đỏ bị thiêu đốt dưới những tia nắng chiếu thẳng, bốc hơi nóng khiến cho bầu không khí phía trên cao rung động.
Al ngôi trước tay lái, vẻ mặt chăm chú mải mê, đưa cả toàn thân ra nghe ngóng chiếc xe và đôi mắt lo lắng hết nhìn con đường cái lại nhìn bảng số trong xe. Al với máy xe chỉ là một, mỗi đường gân thớ thịt đều tìm các nhược điểm của xe, tiếng kêu chan chát như búa nện hay tiếng ken két, tiếng kêu vù vù hay tiếng nổ lẹt đẹt, những dấu hiệu báo trước những trục trặc, hỏng hóc. Hắn đã trở thành linh hồn của chiếc xe.
Ngồi gần hắn, ở đằng trước. Bà nội ngủ chập chờn, rên rỉ trong giấc ngủ, chốc chốc mở mắt nhìn ngó ra phía trước, rồi ngủ lại. Mẹ ngồi cạnh bà nội, một khuỷu tay thò ra ngoài cửa xe, da cháy đỏ dưới ánh nắng mặt trời tàn khốc. Mẹ cũng nhìn ra phía trước, nhưng hai mắt đờ đẫn, không hề trông thấy đường xá, ruộng đồng, trạm xăng hay các quán giải khát ngoài trời. Bà không hề liếc mắt đoái hoài đến các cảnh vật đó mỗi khi chiếc xe đi qua.
Al xoay thế ngồi trên chiếc ghế thủng và đổi tay lái. Rồi hắn thở dài. - Xe nó làm om xòm lên thế thôi, nhưng không sao, con cho là ổn thỏa cả. Có điều chở nặng thế này mà lên dốc thì có Trời mà biết sẽ xảy ra chuyện gì. Từ đây đến California có nhiều đồi không hở mẹ?
Mẹ từ từ quay đầu lại, đôi mắt bà háo hức:
- Hình như là có, con ạ. Mẹ không biết chắc nhưng mẹ nghe nói có đồi, có cả núi nữa. Núi cao cao là.
Trong giấc ngủ, bà nội trút ra một tiếng thở dài rên rỉ. Al nói:
- Nếu phải lên dốc máy sẽ nóng dữ lắm. Phải vứt bớt những thứ đồ đạc này đi. Đáng lý ra không nên để mục sư đi cùng.
- Ông mục sư ấy mà, chưa đi tới nơi thì con đã rất bằng lòng vì có mục sư đi cùng. Ông ấy sẽ giúp chúng ta.
Và bà lại nhìn ra phía trước, trên con đường chói nắng chang chang. Al, một tay lái xe, một tay đặt trên cần số đang rung rung. Hắn cảm thấy khó nói. Miệng hắn cân nhắc từng tiếng trước khi thốt ra.
- Mẹ!
Bà từ từ quay lại nhìn con và đầu bà hơi lắc lư vì xe xóc dữ.
- Mẹ, Mẹ có sợ không? Đi đến một nơi mới lạ, Mẹ có sợ không?
Đôi mắt của bà trở nên hiền từ và tư lự:
- Có sợ chút xíu con ạ. Nhưng không hẳn là sợ. Đúng ra mẹ đang chờ đợi. Khi có chuyện gì xảy tới mà mẹ phải ra tay... thì mẹ sẽ làm.
- Mẹ không nghĩ là khi tới nơi sẽ gặp phải chuyện gì à? Mẹ không sợ rằng sự thực không đến nỗi quá đẹp như người ta tưởng tượng hay sao?
- Không, - bà nói một cách mạnh mẽ - Không, không. Đừng nghĩ quanh quẩn mãi... Con không thể làm thế được. Mẹ cũng không thể làm thế được Thế là quá nhiều... là muốn sống nhiều cuộc đời. Trước mắt chúng ta có ngàn vạn cuộc đời mà chúng ta có thể sống, nhưng khi lâm cuộc thì chỉ còn có một mà thôi. Nếu mẹ đi theo mọi ngả đường đó e rằng nhiều quá. Con, con có thể sống về tương lai, vì con còn trẻ măng nhưng với mẹ, chỉ có con đường đang chạy dài trước mặt, mà chúng ta lại đang đi trên đó, có thế thôi. Điều đáng kể nhất, chính là, chả mấy chốc nữa họ đến đòi mẹ cho ăn xương lợn. - Mặt bà đanh lại - Mẹ chỉ có thể làm được như thế, hơn nữa thì mẹ chịu. Nếu mẹ làm hơn thế thì mọi sự sẽ bị điên đảo. Họ đã tin cậy vào mẹ nên đúng là mẹ chỉ nghĩ đến thế. Không xa xôi hơn.
Bà Nội ngáp ầm ĩ rồi mở mắt. Cụ nhìn xung quanh cụ với vẻ hốt hoảng:
- Trời ơi, tao phải xuống.
- Bà đợi đến một bụi rậm đã, - Al nói - Có một bụi rậm ở trước mặt kia kìa.
- Cần quái gì phải bụi với bờ, tao muốn xuống, đã bảo mà. - Rồi bà rên rỉ - Tao muốn xuống... tao muốn xuống.
Al rồ máy chạy nhanh và khi tới một bụi rậm, hắn dừng phắt. Mẹ mở cửa xe, và mặc cho bà cụ vùng vẫy giãy giụa, mẹ vừa kéo vừa đỡ bà cụ lại bên lề đường và gần như phải lôi cụ tới sau đám bụi. Đến đó, Mẹ lại phải xốc nách đỡ cho cụ khỏi ngã khi cụ ngồi xổm xuống.
Trên nóc xe mọi người đều tỉnh ra. Mặt họ bóng láng dưới ánh mặt trời không chịu buông tha họ. Tom, Casy, Noah và chú John nặng nề tụt xuống đất. Ruthie và Winfield mỗi đứa một bên leo vội qua thành xe rồi biến mất trong các bụi rậm. Connie thận trọng đỡ Rosasham xuống. Ở dưới bạt, ông Nội thức dậy đang thò đầu ra, nhưng mắt cụ còn mơ hồ, ươn ướt đờ đẫn. Ọng nhìn những người khác nhưng không thật sự nhận ra họ.
Tom gọi ông:
- Ông Nội có muốn xuống không?
Hai con ngươi đờ đẫn từ từ quay về phía anh:
- Không, - ông đáp - Thoáng chốc, sự độc địa lại hiện ra trong đôi mắt cụ. - Đã bảo mà, tao không đi. Tao muốn ở lại với thằng Muley. - Rồi cụ lại rơi vào trạng thái đờ đẫn.
Mẹ trở lại, dìu bà Nội đi lên bờ đường. Mẹ nói:
- Tom ạ, con đi lấy con xoong xương dưới bạt, sau xe ấy. Chúng ta phải ăn chút gì chứ!
Tom đi lấy xoong chuyển vòng quanh cho tất cả mọi người, rồi cả gia đình ngồi bên bờ đường gặm những khúc xương giòn tan còn bám nhiều thịt.
- Cũng may mà mang theo xương lợn đi, - Bố nói - Đứng trên kia, chân tao tê cứng khó mà cựa quậy được. Nước đâu?
- Nước không có trên ấy à? - Mẹ hỏi - Tôi đã đổ đầy một ga lông.
Bố leo lên một bên xe nhìn dưới bạt.
- Không có đây. Chắc quên mất rồi.
Đột nhiên cơn khát dâng tràn. Winfield rên rỉ.
- Con muốn uống...Con muốn uống nước.
Đàn ông liếm môi, tự nhiên thấy khát. Theo sau là một chút kinh hoàng.
Al cảm thấy nỗi sợ hãi đang lớn dần.
- Chúng ta sẽ kiếm được nước ở trạm xăng gần đây. Vả lại, cần cả xăng nữa.
Cả nhà vội vã leo lên thành xe. Mẹ đã đỡ bà Nội lên trước rồi lên theo. Al mở máy, họ lại lên đường.
Từ Castle đến Paden, hai mươi lăm dặm, mặt trời quá trưa bắt đầu xế dần. Cái nút máy phát điện nẩy lên bần bật, hơi phọt ra. Gần Paden có một cái lều bên lề đường với hai cái bơm xăng phía trước, gần bờ rào có một vòi nước lắp chiếc ống cao su. Al đánh xe tới gần, ghé mũi xe sát vào ống nước. Khi xe dừng lại, một người to cao mặt đỏ, cánh tay đỏ đang ngồi trên chiếc ghế phía sau vòi bơm, bèn đứng lên và đi lại gần họ. Y mặc một chiếc quần nhung kẻ màu hạt dẻ, có dây đeo, và một chiếc áo sơ mi cộc tay, đầu đội chiếc mũ kiểu thuộc địa bằng giấy bồi trắng bạc, mồ hôi nhỏ giọt trên mũi, dưới mắt y rồi chảy theo các nếp nhăn ở cổ. Y uể oải lại gần chiếc xe, vẻ thô bạo và khinh khỉnh.
- Các người định mua gì đó, xăng hay thứ gì khác, phải không? - Y dò hỏi.
Al đã xuống xe, đưa đầu ngón tay mở nắp máy phát điện nóng bỏng, cố gắng tránh né luồng hơi phọt lên khi nút bật ra.
- Chúng tôi cần xăng, bố già ạ.
- Có tiền không?
- Cố nhiên. ông tưởng chúng tôi là ăn mày sao?
Khuôn mặt béo phị của người đàn ông hết vẻ tàn nhẫn.
- Tốt lắm, thưa các ông các bà. Cứ lấy nước đi, - Rồi y hối hả giải thích - Đường xá ngổn ngang người là người, họ tới đây lấy nước, làm bẩn cầu tiêu mà đã hết đâu, lạy Chúa, có thể được, là họ phải xoáy thứ gì đó, nhưng chẳng mua gì hết. Họ không có tiền. Họ đến ăn mày từng galông xăng để có thể đi tiếp.
Tom giận giữ tuột xuống đất và tiến lại gần gã to béo. Anh nói tàn tệ:
- Bọn tôi đây có thói quen mua bán sòng phẳng. Ông không được đưa bọn tôi ra mà kiểm tra xét nét như vậy. Người ta xin xỏ gì ông nào?
- Chẳng phải tôi muốn xúc phạm các ông. - con người to béo nói nhanh, mồ hôi bắt đầu thấm qua áo sơ mi ngắn tay - ông lấy nước đi và nếu cần có nhà vệ sinh đấy, cứ tự nhiên.
Winfield đã vội túm lấy vòi nước. Nó uống lấy uống để rồi xoay vòi tưới lên đầu, lên mặt và nói với vẻ kinh tởm:
- Nước chả mát tí nào.
- Tôi không biết rồi chúng ta đi đến đâu - gã to lớn tiếp tục. Nhưng giờ đây y ca thán một cách bâng quơ, y không còn nói với những người trong họ Joad hoặc đả động tới họ nữa - Mỗi ngày có tới sáu mươi xe chạy ngang qua đây, họ đi về miền Tây, họ chở cả trẻ con, cả đồ đạc. Họ đi đâu? Họ sẽ làm gì nhỉ?
- Họ cũng làm như bọn tôi, - Tom nói - Họ đi tìm một chỗ để sinh sống. Họ cố gắng tự xoay xở lấy. Thế thôi.
- Nói cho cùng, tôi chả biết mọi chuyện thế này sẽ dẫn đến đâu. Tôi đây cũng thế thôi, tôi cũng cố gắng xoay xở để xem sao. Những chiếc xe to lớn mà người ta thấy chạy ngang, ông tưởng chúng sẽ dừng lại ở đây sao? Không đời nào! Chúng cứ đi miết, cho tới cái trạm xăng sơn vàng của các công ty. Chúng đâu có dừng lại ở những nơi như thế này. Phần lớn bọn người dừng chân ở đây đều chả có gì ráo!
Al đã tháo xong cái nắp đậy máy phát điện, hơi nước bắn qua lỗ miệng trong tiếng kêu ùng ục. Trên nóc xe con chó khát nước len lén bò tới thành xe, vừa nhìn nước vừa rên ư ử. Chú John đu mình lên túm lấy da cổ nó và bỏ nó xuống đất. Con chó cẳng cứng nhắc lảo đảo trong giây lát rồi tiến đến liếm liếm nước bùn phía dưới vòi. Trên đường cái xe lướt nhanh loang loáng trong khí nóng nức, và luồng gió nóng hầm hập bốc lên khi các xe chạy qua quạt mát sân của trạm xăng. Al cho vòi nước chảy đầy vào bình phát điện.
Người chủ to béo nói tiếp:
- Không phải tôi chỉ tìm kiếm khách hàng giàu có. Tôi chỉ tìm khách hàng, thế thôi! Tôi nói anh hay... những bọn người dừng lại ở đây tới ăn mày xăng hoặc đề nghị đổi chác đồ đạc để lấy xăng. Tôi có thể chỉ cho anh thấy, trong kho chứa đồ của tôi có đủ thứ bà giằn người ta đổi cho tôi lấy xăng nhớt: giường, xe trẻ con, bộ đồ làm bếp. Có một gia đình đã đổi cho tôi một con búp bê của con họ, lấy một bình xăng. Anh tính, tôi làm được gì với những thứ vặt vãnh đó? Làm nghề bán đồ tầm tầm hay sao? Thậm chí có anh chàng muốn đổi một đôi giày lấy một bình xăng. Mà này, nếu tôi cũng thích như ai, tôi dám đánh cuộc với anh là tôi có thể ngay cả... - Y nhìn chéo về phía bà mẹ và im bặt.
Jim Casy thấm ướt đầu, những giọt nước còn chảy dòng dòng xuống trán, làm ướt cả cái cổ gân guốc, ướt cả chiếc áo sơ mi. ông dịch lại gần Tom.
- Đâu phải lỗi tại họ, - ông nói. - Như ông, ông có thích bán giường để mua một bình xăng không?
- Tôi biết rõ là không phải lỗi tại họ. Tất cả những người mà tôi hỏi chuyện, họ đều có những lý do chính đáng để dọn nhà đi nơi khác. Nhưng, cả cái xứ này sẽ đi đâu, tôi hỏi ông đấy: Đó là điều tôi muốn biết. Rồi sẽ như thế nào? Người ta không thể kiếm sống được nữa. Không thể kiếm sống được bằng cày cấy trồng trọt. Tôi hỏi ông, mọi chuyện đó sẽ đi tới đâu? Tôi không tài nào hiểu nỗi. Tất cả những người tôi hỏi, họ cũng không hiểu nốt. Có những anh chàng đổi cả đôi giày để có thể đi thêm một trăm dặm. Tôi không tài nào hiểu nổi.
Y bỏ mũ ra, lấy lòng bàn tay chùi trán. Và Tom cũng cất chiếc mũ cát-két, đưa nó lau trán. Anh đi về phía vòi nước nhúng ướt mũ cả hai bên, vắt nước rồi lại đội lên đầu. Luồn tay qua các thanh ngang thành xe, bà Mẹ lôi ra được một cốc sắt tây hứng nước đưa lên cho bà Nội và ông Nội đang ngồi trên nóc xe. Bố đứng ở thanh ngang, bà giơ chiếc cốc cho ông Nội, ông chỉ nhấp môi một chút rồi lắc đầu và không chịu uống nữa. Đôi mắt già nua đầy nỗi xót xa và kinh hoàng quay về phía Mẹ, rồi một chốc sau cái nhìn của ông lại đờ đẫn như cũ.
Al mở máy cho xe chạy lùi lại tới chỗ bơm xăng.
- Ông đổ đầy vào. Nó có thể ăn bảy galông nhưng cứ đổ sáu thôi để khỏi bị sánh.
Gã to béo vừa cắm vòi vào thùng chứa, vừa nói:
- Như tôi vừa nói với ông... Quả tình tôi không biết xứ sở này đi đâu. Với những món cứu trợ và các thứ linh tinh thì họ đi tới đâu?
Casy nói:
- Tôi đã đi khắp xứ. Ai ai cũng tự hỏi như ông. Chúng ta đi đâu? Tôi thấy hình như chúng ta không bao giờ đi đâu cả. Cứ việc đi và đi. Luôn luôn lên đường. Tại sao thiên hạ lại không nghĩ đến tất cả những điều đó? Ngày nay cái gì cũng chuyển, cũng động. Người ta di chuyển. Chúng ta biết tại sao di chuyển và di chuyển như thế nào. Họ di chuyển vì họ không thể làm khác được. Chính vì thế mà họ di chuyển mãi mãi. Họ di chuyển bởi vì họ mong muốn cái tốt đẹp hơn cái họ có. Mà như vậy cũng là cách duy nhất để đạt tới đó. Một khi họ muốn nó, thấy cần có nó thì họ ra đi và tìm nó. Chính mãi bị xúc phạm, con người ta đâm ra điên khùng muốn đánh đấm. Tôi đã từng đi khắp xứ và tôi thấy thiên hạ ai cũng nói như ông.
Người to béo vẫn bơm xăng, kim đồng hồ chỉ số xăng cứ nhích tới dần.
- Đúng thế, nhưng mọi cái đó dẫn chúng ta tới đâu? Đấy là điều tôi muốn biết.
Tom xen vào một cách tức tối.
- Thế thì chả bao giờ ông biết được. Casy thì cố giảng giải cho ông nghe, còn ông thì cứ nhắc đi nhắc lại chỉ từng ấy chuyện. Ông không phải là người đầu tiên chúng tôi gặp như vậy. Ông chẳng tự bảo tự nhủ cái quái gì hết, ông chỉ nhai đi nhai lại một bài ca nhàm tai. "Chúng ta đi đâu?". Ông không muốn hiểu. Cả xứ di chuyển khắp nơi, đi khắp chốn. Khắp xung quanh người ta đang chết. Chính ông có lẽ chả mấy chốc rồi cũng chết, nhưng ông có biết quái gì đâu kia chứ. Tôi thấy quá nhiều người như ông rồi. Ô, các ông chẳng chịu hiểu gì hết, chỉ tự bằng lòng ru ngủ mình với cái điệu hát nhàm tai muôn thuở..."Chúng ta đi đâu?"
Tom nhìn cái bơm xăng cũ kỹ và hoen rỉ, cái lều ở phía sau vách ghép bằng những tấm ván cũ, những lỗ thủng do những chiếc đinh cũ đã long ra nom còn rõ qua nước sơn, cái nước sơn xưa màu táo bạo cố ý bắt chước màu vàng những trạm xăng của các công ty ở thành phố. Nhưng sơn cũ không thể đút nút các lỗ đinh xưa cũng không lấp được khe hở giữa các tấm ván, và sơn cũ không thể thay thế được. Sự bắt chước là một thất bại và người chủ cũng biết đó là một thất bại. Và qua cánh cửa để ngỏ, Tom thấy trong căn nhà lụp xụp, mấy thùng dầu nhờn, chỉ hai thùng thôi, bên cạnh cái quầy bày các thứ kẹo bụi bám đầy, những dây cam thảo xám lại vì lâu ngày, những vụn thuốc lá. Anh trông thấy chiếc ghế gẫy, cái tấm lưới chắn ruồi bị gỉ sắt ăn thủng một lỗ. Và mảnh sân mà trước kia dễ chừng được phủ một lớp cát giờ thì ngổn ngang đồ đạc, và phía sau đó là cánh đồng ngô khô héo đang chết dần chết mòn dưới ánh nắng mặt trời. Cạnh nhà là cái kho nho nhỏ chứa các lốp xe cũ, các lốp đắp lại. Và lần đầu tiên anh nhận thấy chiếc quần rẻ tiền ướt đẫm của cái gã to béo, chiếc sơ mi rẻ tiền và chiếc mũ giấy bồi. Anh nói:
- Chẳng phải tôi có ý định công kích gì ông anh đâu. Tại nóng bức quá đấy thôi. Ông anh chả có tội gì. Chẳng mấy chốc rồi ông nữa, ông cũng sẽ lên đường. Nhưng không phải các máy cày buộc ông anh phải cuốn xéo đâu. Chính là các kho xăng xinh đẹp màu vàng ở các thành phố xua đuổi ông anh. Thiên hạ người ta di chuyển, - anh nói có chút xấu hổ - và ông cũng sẽ phải di chuyển, ông anh ạ.
Người to béo bơm chầm chậm rồi ngừng lại trong khi Tom nói. Y lo lắng nhìn Tom rồi nói một cách thất vọng:
- Anh biết sự thể thế nào? Làm sao anh biết chúng tôi đang tính đến chuyện phải nhặt nhạnh đồ đạc để đi về miền Tây?
Casy đáp thay Tom:
- Đó là số phận của mọi người. ông nhìn xem, tôi đây chẳng hạn, ngày trước tôi dốc tâm dốc sức chống lại ma quỉ, bởi vì tôi tưởng ma quỉ là kẻ thù. Nhưng có một cái gì đó tệ hơn ma quỉ đã tóm lấy xứ này, và nó không buông tha ta ra, trừ phi nó bị chặt cổ. Có bao giờ ông trông thấy những con kỳ nhông khổng lồ khi nó bám chặt vào một vật gì chưa? Nó đã bám vào rồi thì giá chặt đôi nó ra, cái đầu vẫn bám riết. Chặt đứt cổ thì đầu vẫn không nhả ra. Nếu muốn gỡ cái đầu, phải đùng một cái vặn đinh ốc mà vặn. Nhưng trong thời gian đó, nọc độc từ cái răng tiết ra đã ngấm dần qua vết cắn mà vào cơ thể mất rồi!
Ông ngừng nói và liếc nhìn Tom.
Người to béo nhìn phía trước y với vẻ chán ngán. Bàn tay của y bắt đầu quay tay gạt, từ từ, từ từ.
- Tôi không biết chúng ta đi về đâu, - y nói khe khẽ.
Gần chỗ vòi nước, Connie và Rosasharn đứng sát bên nhau, đang chuyện trò một cách bí mật. Colmie tráng chiếc cốc thiếc đưa ngón tay sờ sờ trước khi rót đầy cốc. Rosasharn nhìn những chiếc xe hơi đi qua trên đường cái. Connie đưa cốc nước cho vợ.
- Nước không mát, nhưng dẫu sao cũng là nước.
Cô nhìn anh ta với một nụ cười bí mật. Từ dạo có thai, tất cả ở cô đều chứa đầy bí mật. Những bí mật và những giây phút im lặng ngắn ngủi hình như mang một ý nghĩa. Cô bằng lòng về chính mình, và cô kêu ca những điều không đâu. Cô đòi hỏi ở Connie những sự giúp đỡ vụn vặt, vớ vẩn và cả hai đều biết là vớ vẩn. Connie cũng rất bằng lòng về cô, và rất thán phục khi nghĩ cô có mang. Y thích nghĩ là mình chia sẻ những bí mật của cô. Khi cô cười với vẻ bối rối, y cũng cười và cả hai khe khẽ tỉ tê những chuyện tâm tình. Thế giới đã xiết chặt lại chung quanh họ. Họ chiếm giữ trong tâm thế giới hay đúng hơn, Rosasharn là trung tâm, còn Connie thì vẽ ra một quỹ đạo nhỏ xung quanh cô. Tất cả những gì họ nói với nhau đều mang một tính chất bí mật.
Cô thôi không nhìn đường và nói nhõng nhẽo:
- Em chả khát lắm nhưng nên uống thì hơn.
Y gật đầu đồng ý bởi vì y biết cô muốn nói gì. Cô cầm lấy cốc, súc miệng, nhổ ra, rồi uống cốc nước âm ấm.
- Cốc nữa? - Y hỏi.
- Nửa cốc thôi đấy.
Anh bèn rót nửa cốc trao cho cô. Một chiếc Lincoln Zephyr dáng thấp và loáng bạc bất thần vút qua. Cô ngoảnh lại xem người nhà mình ở đâu và thấy họ đứng tụm quanh chiếc xe tải. Cô yên tâm, cô nói:
- Anh nghĩ sao giá như được du lịch trong một chiếc xe hơi như thế?
Connie thở dài:
- Có lẽ... sau này, - cả hai đều biết y muốn nói gì - Ở California mà có nhiều công ăn việc làm, chúng mình sẽ có xe riêng. Nhưng điều đó thì...- Y chỉ về phía Zephyr đang mất hút -... những của ấy, giá bằng cả một ngôi nhà lớn. Anh muốn có nhà thì hơn.
- Em thì em thích có nhà và một xe hơi như vậy, - cô nói - Nhưng cố nhiên, nhà trước đã...
Và cả hai đều biết cô muốn nói.gì. Việc cô có mang khiến đầu óc họ đảo lộn ghê gớm.
- Em thấy dễ chịu không?
- Thấy mệt. Đi nắng nhiều nên mệt, thế thôi.
- Thế nào cũng phải chịu mệt, không thì chả bao giờ đến California được.
- Em biết mà.
Con chó vừa đi quanh quẩn vừa đánh hơi. Nó đi vòng ra tới phía sau xe, chạy lon ton tới cái vũng nước phía trước vòi nước và bắt đầu liếm nước bùn. Rồi nó bỏ đi xa, chúi mũi xuống đất, rũ tai xuống. Vừa ngửi ngửi, nó vừa lách mình qua đám cỏ bụi bám ở lề đường, tới tận lòng đường xi măng, đến đấy, nó nghếch đầu lên, nhìn sang phía bên kia rồi vượt qua. Rosasham hét lên một tiếng xé tai. Một chiếc xe lớn phóng nhanh đang lao tới. Bánh xe rít ken két. Con chó vụng về nhảy tránh sang bên với một tiếng rú nửa chừng bị đứt đoạn, nó đã mất hút dưới bánh xe. Chiếc xe to lớn đi chậm lại trong giây lát, mấy cái đầu ngồi bên trong quay lại rồi xe lại phóng nhanh biến mất. Con chó chỉ còn là đống thịt bầy nhầy máu me, ruột gan phòi ra, bốn cẳng yếu ớt đạp đạp trên mặt đường.
Rosasharn trợn mắt kinh khiếp.
- Anh nghĩ xem, em có việc gì không? - Cô nài nỉ. - Liệu em có việc gì không hở anh?
Connie ôm chặt lấy nàng:
- Em lại ngồi đây, - y nói. - Chẳng hề gì.
- Nhưng em cảm thấy nó làm em đau. Em cảm thấy như thể chính em bị thương, đúng khi em kêu thét lên.
- Em đến ngồi đây. Chẳng hề gì. Không hề hấn gì đâu.
Y dẫn cô vòng sang phía bên kia xe, để cô không nom thấy được con chó sắp chết, và đỡ cô ngồi xuống bậc xe.
Tom và chú John lại gần đống thịt xương nhầy nhụa. Cái thân hình bị nghiến nát run rẩy một lần cuối cùng. Tom cầm lấy cẳng con chó và lôi nó tận bờ đường. Chú John có vẻ ngượng ngùng, như thế là lỗi tại chú.
- Đáng lý tôi phải buộc nó lại. - Chú nói.
Bố nhìn xác con chó một lúc rồi quay mặt đi.
- Đi thôi - ông nói. - Dẫu sao thì cũng chẳng biết lấy gì mà nuôi nó. Có lẽ thế mà hóa hay.
Gã to béo hiện ra ở sau xe:
- Các ông các bà, tôi rất lấy làm tiếc. Ở gần đường cái lớn thế này, chó không sống dai được. Tôi đã có ba con bị chết chẹt trong khoảng một năm. Tôi chán không muốn nuôi nữa.
Rồi y nói thêm:
- Xin đừng lo. Tôi sẽ liệu, sẽ đem chôn nó trong đồng ngô.
Rosasharn đang còn ngồi trên bậc lên xuống, run lẩy bẩy. Mẹ lại gần cô và hỏi:
- Khá không, Rosasharn? Con có thấy đau đớn gì không?
- Con vừa nom thấy. Nó làm con sợ giật bắn.
- Mẹ có nghe con gào lên. Thôi, giờ thì đừng nghĩ ngợi gì.
- Theo Mẹ thì liệu con có việc gì không?
- Không, - Mẹ đáp. - Nhưng nếu con cứ nhõng nhẽo, cứ kè nhè rên rỉ, thì có thể lắm. Thôi, đứng dậy giúp mẹ đỡ bà Nội lên xe. Hãy quên đứa hài nhi giây lát, nó khắc tự xoay xở được.
- Bà Nội đâu? - Rosasharn hỏi.
- Mẹ không biết. Ở đâu đó thôi. Dễ chừng ở nhà vệ sinh.
Người thiếu phụ tiến lại nhà vệ sinh và một lát sau, cô đỡ bà Nội đi ra.
- Bà đến ngủ trong đó, - cô nói.
Bà Nội mỉm cười:
- Trong đó, tốt lắm. Chuồng xí máy, có nước từ trên cao chảy xuống, ở trong ấy, tao thích lắm. Giá tụi bay không đánh thức tao, chắc tao đã làm một giấc ngon.
- Bà ạ, đó đâu phải là chỗ tốt đẹp gì để ngủ - Rosasham vừa nói vừa đỡ bà lên xe.
Bà Nội ngồi, có vẻ khoái chí.
- Tao bảo nó tốt chứ không nói nó đẹp, nó tốt, vì ở đó dễ chịu.
- Đi thôi. Đường còn xa lắm. - Tom giục.
Bố huýt sáo một tiếng inh tai nhức óc.
- Lại cái bọn nhóc con, chúng đi đâu mất rồi? - Ông lại cho hai ngón tay vào miệng và huýt sáo nữa.
Một lát sau, hai đứa từ trong ruộng ngô chui ra, Ruthie đi trước. Winfield đi sau.
- Trứng, - Ruthie kêu to - Trứng này!
Nó bước nhanh, Winfield theo sát sau:
- Nhìn này.
Nó chìa cho thằng em xem trong hai bàn tay mười hai quả trứng xám nhạt. Nhưng lúc nó chìa bàn tay ra thì mắt nó trông thấy con chó chết ở bên đường.
- Ối!
Cả hai đứa từ từ đi về phía con chó. Chúng nhìn kỹ.
Bố gọi:
- Nào, đi thôi, hay là chúng mày muốn ở lại đây?
Chúng quay lại một cách nghiêm trang và trở về xe. Ruthie một lần nữa lại nhìn những trứng rắn xam xám, rồi vất ra xa. Chúng trèo lên thành xe.
- Mắt nó còn mở, - Ruthie nói khe khẽ.
Nhưng Winfield vẫn đắm chìm trong cảnh tượng vừa rồi. Nó nói một cách hùng dũng.
- Bao nhiêu là ruột... vãi khắp... - Nó im một lát - chỗ nào cũng thấy ruột là ruột, - Rồi nó ngã lăn ra, nôn vào thành xe. Khi nó đã ngồi xuống thì nước mắt ràn rụa, nước mũi lòng thòng. Nó nói để phân trần:
- Đâu phải như giết lợn!
Al mở nắp xe kiểm lại mức dầu. Hắn kéo ra một can dầu mà hắn để dưới gầm ghế phía trước, rót dầu đen bẩn vào ống và soát lại nữa.
Tom lại gần hắn:
- Mày để tao lái gỡ cho một quãng, nhé?
- Em không mệt, - Al nói.
- Đêm qua mày không ngủ. Tao thì sáng nay đã làm một giấc rồi. Mày leo lên trên kia đi. Tao lái cho.
- Được, - Al nói miễn cưỡng - Nhưng anh phải để mắt đến mức dầu. Chạy từ từ. Em sợ chuyện chập mạch. Thỉnh thoảng phải nhìn kim chỉ số, nếu đùng một cái nó nhảy lại "Giảm tải", thế là chập mạch. Mà anh Tom ạ, cứ đi từ từ. Chở nặng quá.
Tom cười:
- Tao sẽ để ý cẩn thận. Mày có thể yên chí.
Một lần nữa, gia đình lại ngồi chật như nêm trên nóc xe. Mẹ ngồi phía trước cạnh Bà Nội, còn Tom ngồi sau tay lái và mở máy.
Anh nói:
- Nếu giơ1 1 thì cũng đã giơ rồi - Nói xong anh sang số và chiếc xe đi xa dần.
Máy nổ đều đặn và trước mắt họ, mặt trời xuống dần. Bà Nội ngủ say và chính Mẹ cũng gục đầu ngủ thiu thiu. Tom kẻo sụp mũ xuống tận mắt để che ánh nắng chói chang.
Từ Paaen đến Meeker, ba mươi dặm. Meeker đến Harrah, mười bốn dặm, rồi tới Oklahoma City... thành phố lớn. Tom tiếp tục chạy thẳng. Mẹ tỉnh dậy và nhìn các đường phố trong khi xe chạy qua. Và trên nóc xe, cả nhà trố mắt nhìn các cửa hiệu, các ngôi nhà, các cửa hàng bé dần. Bây giờ là các bãi chứa rác, các tiệm bánh Xăng-uých, các tiệm khiêu vũ ngoại ô.
Ruthie và Winfield mải mê ngắm nhìn khắp thảy, ngượng ngùng trước cái to lớn đến thế, kỳ diệu đến thế, tất cả những con người ăn mặc đẹp đẽ, sang trọng khiến chúng đâm hoảng. Chúng không nói chuyện với nhau về các điều mắt thấy, tai nghe. Sau này hãy nói... chứ bây giờ thì không. Chúng nom thấy các giàn giếng dầu ven thành phố, các công trình xây dựng đen ngòm, và ngửi thấy mùi dầu hỏa, hơi đốt tỏa lên không trung. Nhưng chúng không hò reo. Các thứ đó lớn quá, lạ lùng quá khiến chúng thấy sợ.
Rosasharn trông thấy trên đường phố một người đàn ông mặc một bộ comlê màu sáng, đi giày trắng, đội mũ rơm. Cô hích nhẹ vào Connie và đưa mắt chỉ cho y người đàn ông kia, thế là Connie và Rosasharn bắt đầu cười khúc khích với nhau, sau đó thì không nén nổi. Họ lấy tay che miệng. Cười như thế họ thấy khoan khoái quá, cho nên họ tìm những người khác để lại được cười nữa. Thấy anh chị cười - mà nom mới ngộ làm sao - Ruthie và Winfield cũng cố gắng để bật ra tiếng cười - nhưng không nổi. Tiếng cười không bật ra. Còn Connie và Rosasham suýt nghẹt thở vì cười, chưa kịp nén thì họ đã đỏ dừ lên. Tệ đến mức chỉ cần nhìn nhau là họ lại bắt đầu cười như điên.
Các khu phố ngoại ô trải dài vô tận. Tom lái xe từ từ và thận trọng trên các đường phố đông như mắc cửi. Sau cùng họ lại ra tới quốc lộ 66... con đường lớn về miền Tây. Mặt trời xuống dần. Cái chắn gió lấp lánh dưới bụi. Tom kéo sụp thêm mũ lưỡi trai xuống mắt, kéo thấp đến nỗi cứ phải ngửa đầu ra để nhìn cho rõ. Bà Nội vẫn ngủ, mặc dầu mặt trời chiếu vào đôi mắt nhắm nghiền, mạch máu ở thái dương cụ màu xanh, mạch máu nhỏ trên má cụ màu rượu nho, còn những vệt nâu mà tuổi tác đã in trên mặt cụ trở nên sẫm hơn. Tom nói:
- Chúng ta bám lấy con đường này thẳng đến tận cùng.
Từ lâu bà mẹ vẫn giữ im lặng, bây giờ bà mới nói:
- Có lẽ tốt nhất ta nên tìm một chỗ nào để đỗ lại trước lúc mặt trời lặn. Mẹ phải nấu một ít thịt và làm bánh. Cũng mất nhiều thời gian đấy.
Tom tán thành:
- Đúng, phải thế mẹ ạ. Hành trình này chúng ta đi một lèo đâu được. Chi bằng nghỉ cho khỏi tê cẳng.
Từ Oklahoma City đến Behany, mười bốn dặm.
Tom nói:
- Con nghĩ tốt hơn là nên dừng lại trước khi mặt trời lặn. Nhân thể thằng Al nên làm cái sào căng bạt ở phía trên. Không thế họ sẽ chết nắng mất.
Bà mẹ lại đã thiu thiu ngủ. Bất thình lình bà ngẩng đầu lên.
- Mẹ phải làm cơm tối, - Rồi bà nói thêm - Tom này, Bố có nói với mẹ về chuyện con vượt biên giới.
Tom chần chừ mãi mới đáp:
- Thế sao? Vậy thì sao, hả mẹ?
- Thì mẹ sợ chứ sao. Cũng gần giống như con vượt ngục vậy. Có thể người ta sẽ bắt lại con.
Tom lấy tay che mắt để tránh mặt trời sắp lặn, anh nói:
- Mẹ khỏi phải lo. Con nghĩ chán ra rồi. Có hàng đống thằng cha được tự do theo lời hứa, nhưng ngày nào cũng có những thằng tù mới. Nếu con làm gì bậy bạ ở miền Tây để rồi bị bắt, thì đây, ảnh con, dấu tay của con. Ở Washington rồi, họ sẽ giải con về nơi cũ, nhưng nếu con không làm gì phạm pháp, thì họ để ý làm quái gì.
- Dù sao, mẹ, mẹ vẫn sợ. Nhiều khi người ta phạm tội và thậm chí chả biết đó là tội. Có lẽ ở Califomia, có những việc làm trái luật mà chúng ta không biết. Có thể con sẽ làm điều gì đó con ngỡ là tốt, ấy thế mà ở California lại là xấu.
- Như thế cầm bằng con không được tha theo lời hứa, - anh nói - Chỉ có khác một điều, là nếu con để bị tóm, họ sẽ nện con tơi bời 2, hơn người khác. Nhưng thôi. Mẹ đừng tự giày vò mình làm gì. Như thế này cũng đã có khối chuyện để lo lắng rồi, chả nên nghĩ thêm chuyện để mà lo nữa.
- Mẹ không chịu đựng nổi, con ạ. Ngay cái lúc con vượt biên qua biên giới tiểu bang là con đã phạm pháp rồi.
- Thế thì còn hơn cứ quanh quẩn ở Sallisaw để mà chết đói. Tốt nhất ta nên kiếm một chỗ thuận tiện để đỗ xe.
Họ chạy ngang qua Bethany, ra khỏi thành phố, trong một cái hố ở chỗ cái cống, nước ăn ngầm qua đường, có một chiếc xe du lịch cũ kỹ với một chiếc lều nhỏ đứng sát bên cạnh, khói đang bốc lên từ một cái ống xuyên qua vải lều.
Tom đưa ngón tay chỉ:
- Có người cắm trại ở kia. Xem ra chả có chỗ nào tốt hơn đây.
Anh cho xe chạy chậm lại và dừng ở lề đường. Nắp đậy máy chiếc xe cũ đang mở và một người đứng tuổi đang cúi xuống xem động cơ. Người ấy đội một chiếc mũ rơm tồi tàn, mặc một chiếc sơ mi xanh, một chiếc gilê đen vấy bẩn, quần cứng đơ và loáng dầu mỡ. Mặt ông gầy guộc, những nếp nhăn hằn sâu ở má khiến cho gò má thêm cao và cằm thêm bạnh ra. Ông ngước mắt nhìn chiếc xe của nhà Joad và cái nhìn của ông lộ vẻ lúng túng và cáu giận.
Tom nghiêng đầu qua cửa xe:
- Có luật nào cấm đậu xe ở đây ban đêm không?
Người đàn ông trước đó chỉ thấy chiếc xe, bây giờ hướng đôi mắt về phía Tom:
- Tôi không biết. Chúng tôi phải đậu lại vì không thể đi xa hơn.
- Ở đây có nước không? Người đàn ông chỉ một trạm xăng cách xa khoảng năm trăm thước.
- Ở đằng kia có nước. Họ sẽ cho các ông lấy một thùng.
Tom do dự:
- Theo ông thì chúng tôi có thể cắm trại ở chỗ này không?
Người đàn ông gầy gò nom bộ ngạc nhiên:
- Chỗ này đâu có phải của chúng tôi. Chúng tôi phải đỗ lại vì cái xiphông trời đánh này giở chứng không chịu đi thêm.
Tom cố nèo:
- Đành vậy rồi, nhưng dẫu sao thì ông đang ở đây, ông có quyền nói ông thích hay không thích có thêm bạn láng giềng.
Lời kêu gọi lòng mến khách có hiệu lực ngay tức thì. Khuôn mặt người gầy gò rạng rỡ một nụ cười:
- Ồ sao lại không, ông lái xe dẹp vào đây. Rất sung sướng có ông ở đây.
Rồi ông gọi:
- Sairy, có người ở lại đây cùng chúng mình, em ra chào họ đi. - Và ông nói thêm - Sairy không được khỏe.
Vải lều nâng lên và một phụ nữ tàn tạ rúm ró bước ra - một khuôn mặt nhăn nheo như chiếc lá khô, đôi mắt rực lửa - đôi mắt đen nhánh hình như đã từng nhìn vào một cái hố sâu thẳm những cảnh kinh khiếp. Người bà bé nhỏ, run rẩy. Bà đứng, bám chặt vào tấm cửa lều bằng vải, bàn tay bà chỉ là da bọc xương.
Khi bà nói, tiếng bà âm sắc trầm trầm, dịu dàng và ngân nga nhưng lại có những nhấn giọng rung vang.
- Em hãy chào họ đi, - chào họ thật nồng nhiệt.
Tom bỏ đường cái, lái xe vào cánh đồng, đậu cạnh sát chiếc xe du lịch. Rồi tất cả mọi người tụt nhào xuống xe. Ruthie và Wmfield nhanh chân nên bị hẫng, chúng gào lên vì thấy bắp vế tê đau và râm ran như kim châm. Mẹ nhanh chóng bắt tay vào việc. Bà tháo cái thùng lớn móc ở sau xe, lại gần hai đứa trẻ đang kêu la.
- Nào, cả hai đứa, đi kiếm nước cho mẹ. Ở kia kìa, thấy không? Hỏi xin cho lễ phép. Nói thế này:" Xin ông làm ơn, cho phép chúng cháu lấy một thùng nước", lấy xong nói: "Cháu xin cám ơn". Rồi cả hai đứa mang về cẩn thận đừng đánh đổ. Nếu thấy củi vụn cũng nhặt về luôn.
Hai đứa trẻ tiến về phía căn lều.
Xung quanh lều vải, không khí còn hơi ngượng ngùng, mối quan hệ xã giao chưa được khơi mào thì đã ngừng.
Bố nói:
- Ông không phải từ Oklahoma đến ư?
Al đứng gần chiếc xe hơi nhìn bảng số:
- Ở Kansas.
Người dàn ông gầy gò đáp:
- Ở Galena, về phía kia. Tôi là Wilson. Ivy Wilson.
- Còn chúng tôi, gia đình Joad, - bố nói. - Ở gần Sallisaw tới. - Rất hân hạnh được làm quen với ông.
- Ivy Wilson nói - Sairy à, anh giới thiệu với em đây là gia đình Joad.
- Tôi biết ông không phải là người Oklahoma. Ông nói ngồ ngộ là. Dĩ nhiên không có ý cười ông.
- Mỗi người có cách nói riêng, Người Arkansas nói cách này, người Oklahoma nói cách khác. Và chúng tôi đã gặp một bà vùng Massachusetts lại nói hoàn toàn khác. Nghe bà ta nói, chỉ hiểu lơ mơ.
Noah, chú John và mục sư bắt đầu trút bỏ đồ trên xe. Họ đỡ ông Nội và đặt cụ ngồi xuống đất, cụ kiệt quệ, hai mắt nhìn chằm chằm phía trước.
- Ông ơi, ông ốm hay sao? - Noah hỏi.
- Mẹ kiếp nó, mày nói đúng- ông Nội thều thào - Ma quỉ nó hành tao 3.
Sairy Wilson từ từ rón rén lại gần ông và hỏi:
- Cụ có muốn vào lều chúng con không? Cụ có thể nằm lên đệm của chúng con để nghỉ cho khỏe.
Ông Nội ngước mắt về phía bà ta, bị thu hút bởi tiếng nói dịu dàng của bà.
- Cụ vào đây mà nghỉ, - bà ta nói - Chúng con sẽ đỡ cụ.
Thật không ai có thể ngờ tới, ông Nội đột nhiên khóc, cằm ông run run môi mím chặt, toàn thân rung chuyển trong những tiếng nức nở khàn khàn.
Mẹ vội vàng chạy tới, ôm lấy ông Nội, cố nâng ông đứng lên rồi vừa nâng ông nửa chừng vừa dìu ông vào lều.
Chú John nói:
- Chắc ông phải ốm nặng đấy. Chưa bao giờ ông như thế cả. Đời tôi, tôi chưa từng thấy ông khóc.
Chú nhảy lên xe và ném theo một cái nệm.
Bà mẹ ra khỏi lều và lại gần Casy.
- Ông quen thấy người bệnh, - bà nói - ông Nội ốm. Ông vào thăm ông Nội được không?
Casy rảo bước vào lều. Một chiếc đệm rộng hai chỗ nằm trải dưới đất trên phủ một lớp chăn thẳng mép. Một cái bếp lò nhỏ bằng sắt tây có chân bằng sắt đang cháy leo heo. Một xô nước, một hòm gỗ đầy thực phẩm và một cái hòm dùng làm bàn - đó là tất cả đồ đạc. Ánh mặt trời sắp lặn dưới những tia sáng hồng qua tấm vải lều. Sairy Wilson đang quì gần tấm đệm trên đó ông Nội nằm nghỉ. Ông nằm ngửa, đôi mắt mở to nhìn lên trời, và má ông đỏ rực, ông thở rất khó nhọc.
Casy cầm lấy cổ tay gầy guộc của ông Nội và hỏi:
- Thế ra, cụ mệt lắm phải không?
Đôi mắt mở trừng trừng quay về phía có tiếng nói nhưng ông Nội không thấy ông mục sư. Hai môi mấp máy cố gắng trả lời nhưng bất lực. Casy bắt mạch, buông cổ tay cụ ra, rồi đặt bàn tay lên trán. Thân thể ông già bắt đầu vật vã, chân tay cụ cựa quậy liên hồi. Cụ phát ra một tràng những tiếng ú ớ chứ không thành lời, và dưới chòm râu bạc tua tủa khuôn mặt cụ nom đỏ dừ.
Sairy Wilson khẽ hỏi Casy:
- Ông có biết bệnh gì không?
Mục sư ngước mắt nhìn khuôn mặt nhăn nheo và đôi mắt sáng rực.
- Còn bà?
- Có lẽ biết?
- Vậy là bệnh gì? - Casy hỏi.
- Tôi có thể lầm. Nói ra không tiện.
Casy lại hạ mắt nhìn khuôn mặt đỏ dừ đang giật giật
- Theo ý bà...có thể là...nhiều khi...là bệnh trúng phong?
- Chính tôi định nói thế, - Sairy đáp - Tôi thấy như vậy là lần thứ ba.
Nghe bên ngoài có tiếng ồn ào quen thuộc của việc cắm trại, tiếng chặt củi, tiếng xoong chảo lách cách. Mẹ nhìn qua cửa lều.
- Bà Nội muốn vào? Có nên không? - Bà Mẹ hỏi.
Mục sư đáp:
- Ngăn bà lại thì bà lại làm ầm lên.
- Theo ông, ông Nội có khá không? - Mẹ hỏi.
Casy chậm rãi lắc đầu. Mẹ liếc nhìn khuôn mặt tàn héo đang vật vã vì máu dồn ứ, bà đi ra và người ta nghe tiếng bà nói:
- Ông đã khá rồi, bà Nội ạ. ông đang nghỉ ngơi một chút, chỉ thế thôi.
Còn bà Nội đáp lại bằng giọng càu nhàu:
- Thế thì, tao muốn xem sao. Ông ấy ranh mãnh như quỷ. Với ông ấy, biết thế nào mà lường trước được.
Và bà Nội lách vào lều.
- Thế nào? Ông làm sao đấy?
Một lần nữa, ông Nội lại nhìn về phía có tiếng nói và đôi môi ông méo xệch.
Bà Nội nói:
- Ông lão hờn dỗi mà. Tao đã bảo rồi, ông ấy láu cá lắm. Hồi sáng nay, ông ấy đã toan lẩn trốn để khỏi bị đưa đi. Ông ấy lại còn đau háng nữa.
Bà nói với vẻ ghê tởm, - Ông ấy hờn dỗi, thế thôi. Tao đã thấy, khi không muốn nói chuyện với ai thì ông lão giở chứng thế đó.
Casy nói nhẹ nhàng:
- Ông không hờn đâu, bà Nội ạ. Ông ốm.
- Dào! - Bà lại nhìn ông cụ. - Ốm lắm à?
- Ốm khá nặng, bà Nội ạ.
Bà do dự một lát rồi phân vân: -
Đã thế, - bà nói nhanh - Cớ sao ông không cầu nguyện đi.
Casy đưa những ngón tay khỏe lần mò cổ tay bà cụ và xiết chặt lấy.
- Con đã nói với Bà rồi. Con không làm mục sư nữa.
- Dẫu sao cũng cứ cầu nguyện, - bà ra lệnh - Ông đã thuộc làu rồi.
- Con không làm được, - Casy nói - Con không biết cầu nguyện gì và cầu nguyện ai.
Bà Nội đảo mắt vẩn vơ rồi chăm chú nhìn vào Sairy.
- Ông ta không muốn cầu nguyện, - Bà nói - Già đã kể cho bà nghe con Ruthie nó cầu nguyện như thế nào khi nó còn bé tẹo, chưa nhỉ? Nó nói thế này: "Bây giờ con sắp ngủ. Con cầu Chúa hãy gìn giữ linh hồn của con, và khi con nó tới thì trong tủ ăn chả còn thức gì, và con chó tội nghiệp phải đành chịu đói. Ament". Có đúng tôi nói với bà như vậy không?
Có bóng một người nào đó đi qua giữa lều và mặt trời, in trên nền vải.
Ông Nội hình như đang vật lộn, tất cả cơ bắp của cụ co rút lại. Rồi bất thình lình cụ rùng mình như thể bị một cú đánh mạnh dữ dội. Rồi cụ nằm thẳng người êm ả, và ngừng thở. Casy nhìn mặt ông già và thấy nó đang tím lại. Sairy đụng vai Casy thì thầm:
- Lưỡi...lưỡi, lưỡi ông cụ.
Casy gật đầu, tỏ ý hiểu:
- Bà hãy đứng chắn phía trước bà cụ.
Ông cố vạch hàm cụ ra, luồn ngón tay vào cổ họng cụ già và nắm chắc lấy lưỡi. Lúc ông kéo lưỡi ra thì nghe tiếng khò khè thở, thở hắt như một tiếng khóc nấc. Casy thấy một cái que dưới đất ông nhặt lên dùng nó ấn lưỡi xuống và hơi thở lại bắt đầu khò khè đứt đoạn.
Bà Nội nhảy như con gà con.
- Cầu nguyện đi, - Cụ nói, - Cầu nguyện đi, bảo mà, cầu nguyện đi.
Sairy cố níu bà Nội lại.
- Cầu nguyện đi, trời ơi! - Bà cụ lại thét lên.
Casy ngước mắt nhìn cụ. Hơi thở người hấp hối khò khè mạnh hơn, cách quãng hơn.
Casy cầu nguyện:
- Lạy Cha chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng.
- Sáng danh Thiên Chúa! Bà Nội hét lên.
- Cầu cho ý Chúa cả sáng khắp nơi trên trời dưới trần thế.
- Amen.
Một tiếng thở dài nghèn nghẹn trút ra từ cái miệng há to, tiếp theo là một tiếng thở hắt ra.
- Xin Cha ngày hôm nay ban cho chúng con... bánh ăn...và tha lỗi cho chúng con.
Hơi thở đã ngừng. Casy nhìn đôi mắt ông Nội, đôi mắt trong sáng, sâu thẳm, thâm trầm và trong đó ánh lên sự thanh thảnh của bậc hiền nhân.
Ha llelujah! Bà Nội nói, - Tiếp tục đi.
- Amen!
Casy chấm dứt.
Thế là cụ đứng lặng yên. Ở ngoài lều, mọi tiếng động đã ngừng bặt. Một xe hơi phóng nhanh trên đường cái. Casy vẫn quì xuống đất gần chiếc đệm. Bên ngoài, ai nấy lắng nghe lặng lẽ chăm chú đến tiếng động của sự chết. Sairy đỡ lấy cánh tay bà cụ và dìu bà ra. Còn Bà Nội bước đi đàng hoàng, đầu ngẩng cao. Bà bước đi vì gia đình và ngẩng cao đầu vì gia đình, Sairy dẫn bà cụ tới chiếc nệm đã trải dưới đất và đặt cụ ngồi xuống. Bà Nội nhìn thẳng phía trước mặt, tràn trề kiêu hãnh, vì bây giờ cụ là cái đích ngắm của mọi người. Lều im lặng và cuối cùng, Casy đưa hai tay vén cửa lều bước ra.
Bố khẽ hỏi:
- Bệnh gì vậy?
- Trúng phong. Trúng phong cấp tính.
Cuộc sống lại tiếp tục. Mặt trời đụng sát chân trời và dẹt lại. Trên đường cái một dãy dài những xe tải to chở hàng, sơn đỏ, chạy nườm nượp trong tiếng ầm ầm sấm sét, khiến đất khẽ rung chuyển, và những ống thông hơi khạc nhả khói dầu Diesel mù mịt. Mỗi người lái một chiếc, phụ lái nằm ngủ trên cuset đặt trên nóc xe. Nhưng các xe tải này không bao giờ dừng lại, chúng gào thét suốt ngày đêm, đất rung mỗi khi chúng nặng nề chạy qua.
Cả gia đình trở thành một khối thống nhất. Bố ngồi xổm dưới đất, chú John đến đứng gần bên. Bây giờ Bố là chủ gia đình. Mẹ đứng cạnh ông và quanh ông là Noah, Tom và Al ngồi xổm, còn ông mục sư thì ngồi hẳn xuống. Connie và Rasasharn và Winfield trở về, vừa khênh vừa đu đưa một thùng nước; cảm thấy có sự gì thay đổi, chúng đi chậm lại, đặt chiếc thùng xuống đất rồi nhẹ nhàng tới đứng gần Mẹ.
Bà Nội vẫn ngồi, kiêu hãnh, lạnh lùng cho tới khi cả nhà đã tụ lại và người ta thôi không nhìn cụ nữa. Mặt trời đỏ lừ lặn xuống, để lại một ánh hoàng hôn lấp lánh trên đồng quê khiến các khuôn mặt loang loáng trong bóng chiều tối và khiến những con mắt còn phản chiếu ánh sáng của bầu trời. Buổi chiều tối cố gom ánh sáng từ khắp các nơi lại.
Bố nói:
- Ông Nội mất trong lều bà Wilson.
Chú John gật đầu:
- Họ đã cho mượn lều.
- Họ thật tử tế, tốt bụng, - Bố nói khẽ.
Wilson đang đứng gần chiếc xe bị pan và Sairy đã tới ngồi trên nệm, cạnh bà nội nhưng cẩn thận không đụng vào bà.
Bố gọi:
- Ông Wilson...?
Người đàn ông tiến lại, ngồi xổm xuống và Sairy đến đứng gần chồng.
Bố nói:
- Chúng tôi biết ơn ông bà nhiều lắm.
- Rất hân hạnh được giúp đỡ nhà ta.
- Chúng tôi xin đội ơn ông bà, - Bố nói.
- Xin đừng nói đến ơn huệ vào lúc có việc tang tóc, - Wilson nói.
Và Sairy phụ họa hưởng ứng lời của chồng.
- Xin đừng nói đến chuyện ơn huệ.
Al nói:
- Chúng cháu sẽ sửa chữa lại xe cho ông bà... cháu và anh Tom.
Nói xong, Al có vẻ hãnh diện vì đã có thể trả món nợ ân nghĩa của gia đình.
- Được các anh giúp một tay thì hay cho chúng tôi lắm, Wilson chấp nhận, và thế là chuyện ân nghĩa được bỏ qua.
Bố nói:
- Cần phải nghĩ xem bây giờ phải làm gì. Người ta đã có luật. Phải làm giấy khai tử, và như thế mình phải mất bốn mươi đô la cho bọn phu đòn, nếu không người ta sẽ chôn làm phúc như kẻ bần cùng.
Chú John nói:
- Nhà ta chưa từng có ai phải chôn làm phúc.
Tom nói:
- Có lẽ người ta buộc phải học hỏi cho biết. Thì có bao giờ nhà ta lại bị đá đít ra khỏi nhà khỏi cửa đâu? Chưa bao giờ!
- Chúng ta bao giờ cũng đàng hoàng, - Bố nói - Cái đó thì chả ai chê trách gì chúng ta được. Chúng ta không bao giờ lấy cái gì mà không có tiền trả. Nhà ta không bao giờ nhận bố thí của bất cứ ai. Khi thằng Tom gặp chuyện rắc rối chúng ta luôn luôn ngẩng cao đầu. Nó chỉ làm cái việc mà bất cứ ai ở vào địa vị nó, cũng phải làm.
- Vậy ta quyết định thế nào? - Chú John hỏi.
- Nếu chúng ta làm theo luật lệ, họ sẽ tới đưa xác ông Nội đem đi chôn. Chúng ta chỉ có trăm năm mươi đô la. Họ sẽ lấy mất cua chúng ta bốn mươi đô la, như thế thì chúng ta không bao giờ tới California được... hoặc giả sẽ để họ chôn làm phúc như kẻ nghèo khổ.
Mọi người cựa quậy, bứt rứt. Và họ nhìn đất tối sầm lại phía trước đầu gối họ.
Bố nói nhẹ nhàng:
- Chính ông Nội đã tự tay chôn cụ cố, ông đã làm việc đó một cách xứng đáng đàng hoàng, với một chiếc xẻng, ông đã thửa cho cụ một ngôi mộ xinh xắn. Đã có một thời người cha có quyền được người con chôn cất và người con trai có quyền chôn cất chính cha mình.
- Thời buổi này, luật lệ không thế nữa, - Chú John nói.
- Có những trường hợp không có cách nào theo đúng luật lệ, - Bố nói, - ít ra là không đúng với lễ nghi phép tắc. Có khối trường hợp là như vậy. Hồi Floyd Pretty Bay còn ở ngoài vòng tự do và tung hoành khắp xứ, pháp luật bảo là phải bắt hắn giao nạp...thì đấy, chả ai tuân theo. Có những lúc phải xoay xở với pháp luật. Và tôi vẫn cho rằng tôi có quyền chôn cất cha tôi. Có ai muốn nói điều gì không?
Ông mục sư chống cùi tay ngồi thẳng dậy. Ông nói:
- Luật lệ không đòi, nhưng việc ta làm là bắt buộc. Người ta có quyền làm những gì phải làm.
Bố quay về phía chú John:
- Đây cũng là quyền của chú. Chú có gì phản đối không?
- Không có gì, - Chú John đáp. Có điều làm thế chẳng khác chôn giấu ông ban đêm, trái hẳn với bản tính của ông. Cung cách của ông là cứ xông thẳng, nếu cần thì bằng những phát súng.
- Ta không làm như ông được, - Bố nói, vẻ ngượng ngùng. - Ta cần phải đến được California trước khi cạn tiền.
Tom xen vào:
- Nhiều khi có những bọn làm ruộng đào phải mả người nào đó, rồi chúng làm rùm beng ầm ĩ tưởng chừng y bị giết. Chính phủ quan tâm đến người chết hơn người sống. Họ dùng trăm phương ngàn kế để dò tung tích người chết, xem y chết như thế nào? Con có ý là viết mấy chữ bỏ vào một cái chai rồi đặt nó cạnh ông Nội, nói rõ ông là ai, chết ra sao và tại sao người ta chôn cất ông ở đây.
Bố gật đầu tán thành.
- Ý kiến hay đấy. Nghĩ đi rồi viết cho đẹp vào. Hơn nữa, ông không cảm thấy quá lẻ loi khi biết có tên tuổi mình ở cạnh bên. Chứ không chỉ là một lão già nằm đơn chiếc dưới đất. Không có chuyện gì phải nói nữa chứ?
Đám người im lặng. Bố quay đầu về phía bà mẹ.
Mẹ lau rửa cho ông chứ?
- Được, nhưng ai làm bữa ăn tối?
Sairy Wilson:
- Tôi sẽ làm cho. Bà cứ lo liệu công việc. Tôi và con gái lớn của bà.
Bà mẹ nói:
- Chúng tôi cám ơn bà nhiều lắm. Noah, con đi lấy nước, lấy một ít thịt lợn trong thùng ướp muối. Muối chưa ngấm lắm nhưng vẫn cứ ngon.
- Chúng tôi có nửa bao khoai tây, - Sairy nói.
- Bố nó cho tôi hai đồng nửa đôla. - Mẹ nói.
Bố lục tìm trong túi và đưa cho mẹ hai đồng. Bà đi lấy chậu thau, múc đầy nước và đi vào lều. Ở đây gần như tối hẳn, Sairy bước vào, thắp một cây nến, đặt nó lên nắp thùng rồi đi ra. Trong giây lát Mẹ ngồi dán mắt vào tử thi. Rồi bị nỗi thương xót xâm chiếm, bà xé một mảnh tạp đề của mình, buộc đầu ông nội để giữ cho ngay ngắn. Bà nắn chân nắn tay ông cụ cho thẳng, chắp hai tay cụ lên ngực. Bà vuốt mắt cho cụ và trên mỗi mắt, đặt một đồng bạc. Bà cài khuy áo sơ mi và rửa mặt cho ông.
Sairy thò đầu vào, hỏi:
- Tôi có giúp bà được việc gì không?
Bà từ từ ngẩng đầu lên:
- Bà vào dây. Tôi có chuyện muốn nói.
- Cô gái lớn của bà ngoan lắm - Sairy nói - Cô ấy gọt khoai tây khéo lắm. Tôi có thể giúp bà được gì?
- Tôi muốn tắm rửa hết cho ông Nội, - Bà nói - Nhưng ông không có quần áo nào khác để thay, mà bây giờ, mền của bà đã hoàn toàn hoen bẩn hết. Cái mùi tử thi ấy mà, nó thấm chắc vào chăn. Không có cách nào gột sạch được. Tôi đã thấy một con chó rú và run lên trước tấm nệm trong đó bà cụ mẹ tôi nằm mất, mà như vậy đến vài năm sau. Chúng tôi liệm ông Nội chúng tôi vào chăn của bà. Chúng tôi hoàn lại cho bà chiếc khác.
Sairy nói:
- Xin đừng nói đến chuyện đó. Chúng tôi lấy làm hãnh diện được giúp đỡ nhà ta. Đã lâu lắm tôi chưa hề thấy...thấy yên tâm như hôm nay. Người ta cần...cần phải giúp đỡ lẫn nhau.
Mẹ tán đồng, nói:
- Đúng thế.
Bà nhìn rất lâu gương mặt già nua của ông Nội, râu ria lởm chởm, cằm bị buộc và đôi mắt phủ đồng bạc lấp lánh trong ánh nến.
- Ông Nội nom không được tự nhiên. Ta liệm cụ thôi!
- Bà cụ đã chịu đựng vững vàng nỗi đau thương này.
- Ôi, cụ già quá rồi, - Mẹ nói - dễ chừng cụ cũng không biết được gì đã xảy ra. Có lẽ phải ít lâu nữa cụ mới hiểu. Vả lại, với chúng tôi, là một vấn đề danh dự khi không thể buông trôi, chán nản. Bố tôi thường nói: "Thiên hạ thì ai mà chẳng có thể ngã lòng: nhưng là một con người thì phải biết chịu đựng". Bao giờ chúng tôi cũng cố gắng không để bị suy sụp.
Mẹ cẩn thận gập tấm chăn, phủ lại chân tay và quanh vai ông Nội. Rồi bà kéo mép góc chăn phủ lên đầu như cái mũ trùm và kép phủ xuống mặt. Sairy trao cho bà mấy chiếc kim băng, bà ghim thật chặt các mép lại với nhau, nom như một bọc hàng dài. Xong rồi, bà đứng lên:
- Đám ma không đến nỗi tồi, - mẹ nói - Chúng tôi có một ông mục sư đọc kinh cầu nguyện khi hạ huyệt, vả lại các con cháu cụ đều đông đủ.
Bất thình lình bà hơi loạng choạng và Sairy vội tới đỡ lấy bà.
- Tại mất ngủ thôi...- Mẹ nói, giọng ngượng ngùng xấu hổ - Không, chẳng hề chi. Bà hiểu cho, trước khi lên đường, phải chuẩn bị bao nhiêu là việc.
- Ta ra ngoài trời một chút, - Sairy nói.
- Phải, ở đây chẳng có việc gì phải làm nữa.
Sairy tắt nến và họ cùng đi ra. Một ngọn lửa củi cháy sáng rực trong lòng một cái khe nhỏ. Tom đã dùng mấy cái cọc và mấy sợi dây thép làm những cái giá làm cọc chống treo hai cái nồi đang sôi sùng sục, mùi thơm ngào ngạt tỏa ra từ phía dưới vung. Quỳ dưới đất xa bếp lửa hồng rực. Rosasharn tay cầm một chiếc muỗng dài. Thấy Mẹ, từ trong lều đi ra, cô đứng lên bước tới gặp mẹ.
- Mẹ ơi, con hỏi Mẹ cái này.
- Lại sợ nữa sao? Con xem dẫu sao thì chín tháng bụng mang dạ chửa thế nào cũng không khỏi có lúc phải buồn đau.
- Nhưng chuyện đó...có hại gì cho đứa bé không?
- Tục ngữ xưa có câu:" Đứa con sinh trong đau khổ là đứa con có phúc". Phải thế không, bà Sairy.
- Tôi có nghe nói như vậy, - bà Sairy nói. - Lại còn câu này nữa! "Đứa con sinh trong hoạn lạc sẽ chịu nhiều đau khổ".
- Con thấy nó đạp dữ quá, - Rosasharn nói.
- Thì chẳng một ai trong chúng ta cựa quậy để đùa cho thích cả. Thôi, lo mấy cái nồi thức ăn đi.
Đàn ông đã tụ họp lại xung quanh vòng ánh sáng do bếp lửa hắt ra. Họ chỉ có một cái xẻng và một cái cuốc làm dụng cụ. Bố vạch một đường xuống đất, dài tám bộ, rộng ba bộ. Họ làm việc luân phiên. Bố cuốc đất, chú John lấy xẻng xúc lên. Al cuốc, Tom xúc. Noah cuốc, Connie xúc. Huyệt sâu dần vì họ làm việc liền tay, đất được hắt từ dưới huyệt lên tới tấp.
Khi Tom đứng đã sâu ngập vai trong các huyệt hình chữ nhật, anh hỏi:
- Sâu bao nhiêu, bố?
- Phải đào thật sâu. Thêm vào ba bộ nữa. Giờ thì mày làm đi, đi viết cái giấy đi.
Tom chống tay nâng mình ra khỏi huyệt và Noah chạy xuống thay. Tom đến tìm mẹ đang trông coi lửa.
- Ta có giấy mực gì không Mẹ?
Mẹ lắc đầu chầm chậm:
- Không...Chúng ta không mang thứ đó.
Mẹ nhìn Sairy. Người thiếu phụ trẻ đi nhanh về phía lều, đem tới một cuốn kinh thánh với một cây bút chì.
- Đây ở đầu cuốn sách có một trang bỏ trắng. Anh viết lên đó rồi xé ra.
Bà đưa sách và bút chì cho Tom. Tom ngồi bên ánh lửa. Anh nháy con mắt vì phải tập trung ý nghĩ và sau cùng, anh viết chậm rãi, nắn nót chữ to và rõ ràng: Người nằm đây, ông William James Joad chết vì trúng phong, đã già, già lắm. Chính người nhà của cụ đã chôn cất cụ vì không có tiền làm ma. Không ai giết cụ hết. Cụ bị trúng phong nên cụ chết".
Anh ngừng lại:
- Mẹ nghe thử xem.
Rồi anh từ từ đọc cho mẹ nghe.
- Được, được lắm, - bà nói, - Liệu con có thể thêm vào một câu gì trong kinh thánh để tỏ mình là người có đạo. Con mở sách ra, chọn câu nào đó xem.
- Phải viết ngắn, - Tom nói - Giấy không còn nhiều chỗ nữa.
Sairy nói:
- Sao không viết: "Xin Chúa hãy thương linh hồn ông".
- Không được, - Tom nói, - Viết thế có vẻ ông bị treo cổ. Để tôi chép điều gì khác.
Anh lật các trang. Anh đọc lẩm nhẩm từng tiếng.
- Đây có một câu ngắn mà hay, - anh nói - "Rồi Loth nói với họ như vầy: "Ôi! Không được! Lạy Chúa!".
- Câu đó chả có nghĩa gì hết, - Mẹ nói, - Con đã muốn viết một cái gì đó thì có phải có ý nghĩa chứ.
Sairy nói:
- Anh hãy tìm xa hơn nữa, trong các Thánh thi. Trong Thánh thi bao giờ cũng tìm thấy một đôi điều thích hợp.
Tom lại lật các trang, nhìn vào các tiết đoạn:
- A? Đây có một câu đây rồi. Một câu rất hay tràn chất tôn giáo. Đây: "Phúc cho kẻ nào mà những điều bất công được tha thứ và những tội lỗi được ân xá".
- Được được lắm, - Mẹ nói, - Viết vào đi.
Tom lại nắn nót viết. Mẹ súc và lau sạch một lọ đựng mứt. Tom bỏ mảnh giấy vào rồi vặn nắp thật chặt.
- Lẽ ra ông mục sư viết thì phải hơn.
- Không được, - Mẹ nói - Ông mục sư không phải người họ hàng nhà ta.
Bà lấy cái lọ từ tay Tom rồi đi vào lều tối om. Bà gỡ một kim băng ở mền ra, luồn lọ đựng bức thư vào đôi bàn tay gày gò lạnh ngắt, rồi lại ghim chặt lại. Bà trở lại bên bếp lửa.
Đàn ông từ chỗ đào huyệt trở về, mặt bóng nhẫy mồ hôi.
- Xong rồi, - Bố nói.
Cùng với John, Noah và Al, Bố đi vào lều và họ trở ra, khiêng cái gói bọc hàng dài có cài kim băng ra tận mép cạnh huyệt. Bố nhảy xuống ôm lấy cái xác và đặt cẩn thận xuống đáy huyệt. Chú John chìa tay kéo Bố lên.
Bố hỏi:
- Bà Nội đâu?
- Để tôi vào xem.
Mẹ lại gần nệm và đứng một lúc ngắm nhìn bà cụ già.
Rồi Mẹ lại quay ra mộ.
- Bà ngủ, - Mẹ nói - Chắc là bà sẽ giận tôi nhưng tôi không muốn đánh thức bà dậy. Bà mệt lắm.
Bố nói:
- Thế ông mục sư đâu rồi? Chúng ta cần có người đọc kinh.
Tom nói:
- Con thấy ông ta đi tha thẩn trên đường cái. Ông ấy không thích cầu kinh nữa.
- Không thích cầu kinh nữa ư?
- Không, - Tom nói. - Ông ấy không làm mục sư nữa. Ông ấy cho rằng mình không còn là mục sư nữa mà hành động như một mục sư, như thế là đánh lừa thiên hạ, là điều không tốt. Con đồ rằng ông ấy lánh đi để không ai đòi hỏi gì ở ông.
Casy đã thong thả lại gần và đã nghe những lời Tom nói:
- Tôi đâu có lánh đi... - ông nói.
- Tôi rất muốn giúp nhà ta, nhưng tôi không muốn làm chuyện lừa dối.
Bố nói:
- Ông nói giùm cho đôi lời được không? Nhà chúng tôi có ai chết thì bao giờ cũng có một người nói đôi lời khi hạ huyệt.
- Tôi sẽ nói. - Ông mục sư nhận lời.
Mặc dầu Rasasharn cố cưỡng, Connie vẫn dẫn vợ đến bên mộ.
- Phải đến chứ. - Connie, - Em không có mặt thì e không phải. Chả lâu gì đâu.
Ánh lửa ở bếp chiếu vào nhóm người, soi rõ khuôn mặt và mắt họ mờ đi trên các quần áo màu sẫm. Bây giờ, ai nấy đều đã cất mũ. Ánh sáng nhảy múa, co giật trên đám người.
Casy nói:
- Tôi sẽ nói ngắn.
Ông cúi thấp đầu và những người khác cúi theo. Casy cất tiếng một cách trang trọng.
- Nằm yên nghỉ ở đây là một cụ già đã sống cuộc đời của mình và cụ đã mất. Tôi không biết cụ tốt hay xấu, nhưng điều đó không có gì can hệ. Cụ đã sống, chỉ có điều đó mới đáng kể. Có một lần, tôi nghe một chàng trai đọc một câu thơ: "Tất cả cái gì sống đều thiêng liêng". Thế là tôi bắt đầu suy nghĩ và chẳng mấy chốc tôi đã hiểu rằng ý nghĩa của câu đó vượt xa các từ. Tôi sẽ không cầu nguyện cho một cụ già đã mất. Cụ đã có đủ mọi thứ cụ cần có. Cụ có được một công việc làm, nhưng mọi thứ đã được chuẩn bị chu đáo cho cụ, và để làm công việc đó, chỉ có một cách chứ không có hai. Còn chúng ta, chúng ta cũng có một công việc để làm nhưng lại có hàng ngàn cách để làm mà không biết làm theo cách nào. Vậy nếu như tôi phải cầu nguyện, tôi cầu nguyện cho những ai không biết nẻo đất phương trời nào mà đi. Về phần ông Nội, ông đi con đường thẳng, thênh thang. Và bây giờ, hãy phủ ông Nội lại, để ông Nội làm công việc của ông.
Mục sư ngẩng đầu lên.
Bố nói "Amen" và những người khác thì thầm "Amen".
Rồi Bố cầm lấy xẻng, xúc đất đầy một nửa và đổ khẽ vào lỗ huyệt đen ngòm. Ông trao xẻng cho chú John và chú hất xuống một thuổng đầy. Rồi xẻng được chuyển từ tay người này sang tay người khác để ai nấy thực hiện vai trò có tính nghi thức của mình. Khi tất cả đã làm xong bổn phận phù hợp với quyền của họ, Bố bắt đầu tấn công vào đống đất tơi xốp và vội vàng lấp đầy huyệt. Phụ nữ trở về bếp lửa trông coi bữa cơm chiều, Ruthie và Winfield nhìn mải mê.
Ruthie nói một cách nghiêm trang:
- Ông Nội nằm dưới ấy.
Winfield nhìn con chị với đôi mắt khiếp đảm.Rồi nó bỏ chạy trốn về chỗ bếp lửa và khóc nức nở. Bố lấp được nửa huyệt thì thở hổn hển, phải nghỉ để chú John làm nốt công việc. Chú đang định đắp xong nốt hình thù của nấm mồ thì Tom ngăn lại.
- Chú nghe cháu. - anh nói. - Nếu chúng ta đắp thành ngôi mộ thì nhoáng cái người ta sẽ đào lên. Phải dấu đi. San phẳng đất vào rồi phủ cỏ khô lên. Nhất thiết phải làm thế.
Bố nói:
- Tao không nghĩ tới điều đó. Không đắp cao lên thì không phải.
- Không thể làm thế nào khác được. - Tom nói. - Người ta sẽ không ngần ngại đào lên, và chúng ta sẽ bị tóm cổ vì không tuân theo pháp luật. Bố cũng biết con sẽ bị gì nếu con không theo pháp luật.
- Ờ - Bố nói. - Tao quên mất. Ông lấy cái xẻng từ tay chú John và san phẳng ngôi mộ.
- Mùa đông tới thì nó đã lún xuống.
- Không thể nào khác được. - Tom nói. - Mùa đông tới thì chúng ta đã cách xa đây rồi. Đầm cho kỹ rồi ta sẽ vất cỏ khô lên.
Khi thịt heo và khoai tây đã chín, cả hai gia đình lặng lẽ ngồi xuống đất bắt đầu ăn, mắt nhìn chăm chú vào bếp lửa. Wilson vừa lấy răng gỡ một miếng ở khúc xương, vừa thở dài một cách khoan khoái.
- Thịt lợn này ngon lắm.
- Ấy, - Bố nói. - Chúng tôi có hai con, nghĩ rằng ăn quách đi còn hơn. Có để lại cũng chả được thêm gì. Khi nào ngồi xe đã quen và Mẹ nó có thể làm bánh được thì phải biết. Với hai thùng thịt muối trên xe mà đi ngắm cảnh, thú vị thật. Chứ hai bác đây, hai bác lên đường từ lúc nào?
Wilson đưa đầu lưỡi xỉa răng rồi nuốt đánh ực.
- Chúng tôi thật không gặp may. Đi đã ba tuần lễ nay.
- Ôi lạy Chúa! Không thể thế được. Chúng tôi cứ đinh ninh là trong mười ngày nữa hoặc không đến thế, chúng tôi đã ở California.
Al xen vào:
- Biết đâu được, hở Bố? Xe chở nặng thế kia thì có thể chả đời nào tới nơi. Nhất là nếu phải qua đồi núi.
Ngồi xung quanh ai nấy im bặt, đầu gục xuống, tóc và trán lấp lánh trong ánh lửa. Phía trên vòm ánh sáng do lửa tạo nên, sao mùa hạ mỏng manh lấp lánh và khí nóng ban ngày bắt đầu dịu dần. Ngồi trên đệm xe lửa. Bà Nội bắt đầu thốt ra những tiếng rên rỉ ai oán. Tất cả mọi người đều ngoảnh đầu về phía cụ.
Mẹ nói:
- Này Rosasharn, gái ngoan của mẹ, con hãy đến nằm cạnh bà Nội. Bà cần có người bên cạnh. Bây giờ. Bà biết có chuyện gì rồi.
Rosasharn đứng lên và đến nằm dài trên đệm bên cạnh bà cụ già, tiếng lầm rầm của hai bà cháu vọng tới tận bếp lửa. Cháu gái và bà Nội đang thầm thì nói chuyện với nhau.
Noah nói:
- Thật kỳ cục... ông Nội mất, con vẫn không thấy gì khác hơn thường ngày. Trước sao nay vẫn vậy, không buồn hơn.
- Cũng như thế cả. - Casy nói. - Ông Nội với ngôi nhà cũ, đúng chỉ là một.
Al nói:
- Dẫu sao cũng là chuyện xúi quẩy. Ông hay kể với chúng ta ông sẽ là gì, ông lấy nho ép lên đầu cho nước nho chảy xuống râu, và đủ thứ chuyện linh tinh như vậy.
Casy cười:
- Ấy là ông giỡn thôi. Thật ra thì ông biết mình nói giỡn thôi. Và không phải chiều nay ông mới chết. Ông đã chết ngay từ giây phút nhà ta xốc nách ông ra khỏi nhà của ông.
- Ông có chắc thế không? - Bố kêu lên.
- Ồ không. Nhưng là thế này, - Casy tiếp tục - Ồ! ông Nội vẫn thở, cái đó là đúng, nhưng ông đã chết rồi. Ông với nơi kia là một, và ông biết rõ như thế.
Chú John hỏi:
- Ông đã biết là ông Nội sắp mất?
- Biết, tôi biết.
John tròn mắt nhìn mục sư, khuôn mặt lộ vẻ kinh hoàng.
- Thế mà ông không nói gì với ai?
- Ích gì đâu? - Casy nói.
- Thì... ta đã có thể làm thế nào đó.
- Làm gì?
- Tôi không biết, nhưng...
- Không. - Casy nói. - Các bác không thể làm gì được. Con đường của các bác đã được vạch ra mà ở đó không có chỗ cho ông Nội. Ông không hề đau đớn. Cả vào lúc tinh mơ sáng nay. Ông ở lại với ruộng đất của ông, ông không thể từ bỏ nó được.
Chú John thở dài não nuột.
Wilson nói:
- Chúng tôi, chúng tôi đã phải để Will, anh tôi, ở lại.
Ai nấy ngoảnh đầu nhìn ông ta.
- Will và tôi, chúng tôi có bốn mươi acre ở liền nhau. Anh ấy già hơn tôi. Cả hai chẳng ai biết lái xe. Chỉ biết là chúng tôi đã quyết định dứt khoát và có gì bán tất. Will đã mua một chiếc xe, và người ta cho một thằng bé đến dạy cho ông cách sử dụng. Thế là, cái hôm trước khi đi, Will và dì Minnie đi một vòng để tập dượt. Tới khúc quanh, Will bèn kêu tướng lên: "Ôi chà chà!" Will cho xe lùi lại phóng xe qua hàng rào, miệng kêu: "Tiến lên, đồ chó chết!". Ông ấy dấn mạnh ga và lao thẳng xuống một cái khe. Và đây, ông ấy chẳng còn gì để bán, xe cũng chẳng còn. Nhưng lạy Chúa, lỗi tại ông ấy. Ông ta giận như điên như cuồng nên không chịu đi với chúng tôi. Ông ta ở lại hết chửi rủa lại văng tục.
- Ông ta sẽ xoay xở làm sao?
- Tôi không biết. Chính ông ta cũng không biết nữa, vì giận phát rồ. Còn chúng tôi thì không đợi được ấy thế mà chỉ còn tám mươi đôla để sinh sống. Không thể cứ ngồi lỳ ở đấy mà chia xẻ tiền với nhau, nhưng muốn sao cũng phải nướng dần. Chưa đi được một trăm dặm thì bánh răng cửa phía sau gãy, mất ba mươi đôla để sửa chữa, sau đó lại phải mua một chiếc lốp, sau đó lại một cái bugi bị hỏng, rồi Sairy ốm. Phải nằm lại mười một ngày. Và bây giờ là thế, cái xe thổ tả này chết gí, còn tiền thì hao dần. Tôi tự hỏi liệu có bao giờ tới được California hay không? Giá như tôi biết sửa chữa thì còn khả dĩ, đằng này tôi mù tịt chuyện xe cộ.
Al hỏi, lên mặt quan trọng:
- Nó bị chuyện gì?
- Thì đấy, nó không chịu nhích lên cho. Chạy được một chút, nổ vài tiếng lạch bạch rồi ngừng. Một phút sau lại chạy nhưng chưa kịp nổ máy nó lại lẹt đẹt lẹt đẹt, rồi chết.
- Nó chạy được một phút lại ngừng?
- Đúng thế, và tha hồ đổ đầy xăng, nó vẫn không chịu đi cho. Và đã tồi tệ lại tồi thêm, bây giờ thì tôi không làm gì được, nó cứ ì cái thân xác ra.
Bây giờ Al cảm thấy quá đỗi kiêu hãnh, là người lớn hẳn hoi:
- Chắc ống xăng bị tắc. Tôi sẽ tháo nó ra.
Bố cũng quá đỗi tự hào:
- Cháu nó khá thạo xe hơi.
- Trời, được giúp một tay, chắc chắn tôi không từ chối. Chắc chắn là không. Tôi cảm thấy mình như... như một thằng nhóc con chả hiểu quái gì là sửa với chữa. Khi nào tới California, tôi có ý định mua một chiếc xe khác cho ra hồn. Như thế sẽ không bị hỏng hóc.
- Khi ấy hẵng hay. Đến được mới là khó.
- Nhưng thế mới bõ công. - Wilson nói - Tôi đã thấy những tờ quảng cáo, ở đó có nói họ cần nhân công, hái quả, và họ trả công khá cao. Thử nghĩ mà xem như thế nào, một khi ở đấy mình ngồi dưới bóng cây và hái quả, vừa chốc chốc cắn quả ngập răng. Chả là, lạy Chúa, mình có ăn một vài quả thì họ cũng chả thèm để ý, trái cây có chán vạn ra đấy mà. Hơn nữa, với tiền công cao, dễ chừng mình có thể mua một mảnh đất làm của riêng, trồng trọt riêng để tăng thu nhập. Ấy đấy, mẹ kiếp! Sau vài ba năm, tôi đánh cuộc là ta có đủ tiền để có được một góc riêng biệt.
Bố nói:
- Những tờ quảng cáo đó, chúng tôi đã thấy. Tôi có một tờ đây.
Ông lôi ví tiền ở túi ra, rút ra một tờ giấy vàng cam, chữ in đen, như sau:
Cần công nhân hái đậu ở California.
Công cao trong mọi mùa.
Cần 800 người.
Wilson tò mò xem xét tờ giấy:
- Ủa, thì chúng tôi đã thấy giấy này. In hệt... Phải chăng là họ đã có đủ tám trăm người ấy rồi?
Bố nói:
- Đấy chỉ là một phần nhỏ của California. Đúng thế, đó là bang lớn thứ hai của Hoa Kỳ. Cứ cho là họ đã có đủ tám trăm người, nhưng còn thiếu gì chỗ ở nơi khác. Vả lại, tôi thì tôi thích hái quả thôi. Như ông nói đấy, ngồi dưới bóng cây hái quả... E hèm, ngay bọn trẻ nhỏ nhà tôi cũng thích.
Đột nhiên, Al đứng lên, đi về phía chiếc xe hơi nhà Wilson. Hắn xem xét một lúc rồi trở lại chỗ cũ.
- Tối nay thì anh không thể sửa chữa được, - Ông Wilson nói.
- Cháu biết. Sáng mai cháu làm.
Tom quan sát kỹ thằng em.
- Anh cũng vậy, anh cũng có ý kiến giống thế.
- Hai đứa bay nói gì vậy? - Noah hỏi.
Tom và Al lặng im, người này đợi cho người kia nói trước.
- Anh, anh nói đi, - cuối cùng Al giục. - Là thế này, nhưng có lẽ chuyện này chẳng ăn nhằm gì vì cũng có lẽ ý con khác, ý Al khác. Dẫu sao, nó là thế này, xe nhà ta chở nặng quá, của ông bà Wilson thì không. Nếu một vài người nhà ta có thể sang xe ông bà, ta san bớt hành lý nhẹ nhất của ông bà sang xe chúng ta thì bằng cách đó xe ta không bị gãy lò xo và có thể leo lên đồi. Al và con, chúng con biết về xe hơi, cho nên, ta có thể trông nom cho chiếc xe kia chạy được. Chúng ta cùng đi với nhau và đôi bên cùng có lợi.
Wilson nhảy bật lên:
- Đúng thế còn gì. Lại còn phải nói. Thật là vinh dự cho chúng tôi. Chúng tôi nhận lời là cái chắc. Sairy, mình có nghe thế không?
- Như thế thì hay quá, Sairy nói. - Nhưng chúng tôi e sợ là gánh nặng cho nhà ta.
- Ôi lạy Chúa, không đâu, - Bố nói. - Làm gì có gánh nặng. Biết đâu ông sẽ còn giúp đỡ chúng tôi nhiều.
Wilson lại ngồi xuống, có vẻ băn khoăn.
- Thôi, không được đâu.
- Ông làm sao thế? Ông không thuận ư?
- Tại vì, ông hiểu cho... Tôi chỉ còn vẻn vẹn ba mươi đôla và tôi không muốn làm phiền ai.
Mẹ nói:
- Không có phiền gì hết. Ta giúp đỡ lẫn nhau, và ta sẽ ở California tất. Sairy Wilson đã giúp chôn cất cụ nhà tôi.
Nói xong Mẹ im bặt. Tình thân thuộc giữa hai nhà đã rõ ràng. Al kêu lên:
- Ta có thể dễ dàng ngồi sáu người trên xe này. Chẳng hạn con cầm lái, với Rosasharn, Connie và Bà Nội. Rồi ta lấy những đồ cồng kềnh nhưng nhẹ chất lên xe tải. Rồi chốc chốc ta lại thay đổi.
Hắn nói oang oang và cảm thấy trút được một gánh nặng. Mọi người mỉm cười ngượng nghịu và nhìn xuống đất.
Bố lấy đầu ngón tay khơi khơi cát bụi và nói:
- Với Mẹ chúng mày, hấp dẫn nhất là một ngôi nhà quét trắng, xung quanh trồng cam. Bà ấy đã trông thấy một cái tranh to như vậy trên một tờ lịch.
Sairy nói:
- Nếu tôi ốm lại, các bác cứ phải đi cho tới nơi. Chúng tôi không muốn làm gánh nặng cho ông bà.
Mẹ chăm chú nhìn Sairy và lần đầu tiên, bà hình như nhận thấy đôi mắt bị cơn đau đớn giày vò và khuôn mặt co rúm chống chọi với bệnh tật.
Bà nói: - Rồi chúng tôi sẽ trông nom săn sóc cho bà cũng tới nơi. Chính bà đã nói rằng "Đừng bỏ qua những dịp có thể giúp đỡ người khác".
Sairy nhìn ngắm hai bàn tay nhăn nheo dưới ánh lửa:
- Đêm nay ta phải ngủ nhiều. - Nói rồi bà đứng lên.
Bà mẹ nói:
- Ông Nội... mới mất mà tưởng như đã được một năm.
Cả gia đình uể oải chuẩn bị nằm ngủ. Ai cũng ngáp sái quai hàm. Mẹ lau chùi qua mấy cái đĩa bằng sắt tây, và lấy một miếng bao tải lau sạch mỡ. Lửa tắt dần và các ngôi sao xuống thấp. Trên đường cái chỉ còn vài chiếc xe chạy qua, nhưng xe tải thì chốc chốc lại gầm lên làm đất rung chuyển. Nằm trong mương chỉ nom thấy lờ mờ các xe hơi dưới ánh sao. Một con chó bị xích gào sủa ở trạm xăng phía dưới đường cái. Cả hai gia đình nằm ngủ êm ả, những con chuột đồng đâm ra táo tợn chạy lon ton giữa các tấm nệm. Duy chỉ có Sairy Wilson là thức. Bà nhìn trời sao và bà dồn sức lực của toàn thân vật lộn với cơn đau.
Chú thích
1. Loose: long ra, lỏng - Chúng tôi dùng tiếng Pháp: giơ.
2. Nguyên văn - Đấm cho con choáng váng.
3. ôm như ma quỷ.