Chú bé mang pijama sọc

Chương 9

Docsach24.com

hẳng có gì thay đổi trong suốt một quãng thời gian khá dài ở Ao Tuýt.

Bruno vẫn phải chịu đựng Gretel trở nên chẳng mấy thân thiện mỗi khi gặp phải tâm trạng tồi tệ mà cô thì vẫn hay gặp phải những tâm trạng tồi tệ bởi vì cô là Trường Hợp Vô Vọng.

Và cậu vẫn cứ ao ước rằng cậu có thể trở lại nhà ở Berlin, dù cho những ký ức về nơi đó đang dần trở nên mờ nhạt và, trongkhi cậu vẫn thực lòng muốn làm, nhiều tuần trôi qua kể từ ngày cậu nghĩ về việc viết thêm một lá thư cho ông hay bà nội, đừng nói gì đến việc thực sự ngồi xuống mà viết một lá thư.

Những người lính vẫn ra vào ngôi nhà mọi ngày trong tuần, hội họp trong văn phòng của cha – nơi vẫn luôn luôn tuyệt đối tránh xa, không có ngoại lệ. trung úy Kotler vẫn sải bước quanh nhà trong đôi giày ống màu đen như thể chẳng còn ai trên toàn thế giới này quan trọng hơn anh ta nữa, và khi không ở cạnh cha, anh ta sẽ đứng trên lối xe vào nói chuyện cùng với Gretel còn cô thì cười như điên và xoắn xoắn tóc quanh ngón tay, hoặc nhỏ to cùng mẹ cậu trong phòng.

Những người hầu vẫn tới lau chùi, quét dọn, nấu nướng, phục vụ, dọn dẹp và giữ miệng nín thinh trừ khi được hỏi tới. chị Maria vẫn dành hầu hết thời gian xếp gọn mọi thứ và đảm bảo rằng bất kỳ cái quần áo nào không phải đang mặc trên người Bruno thì đều được gấp gọn gàng trong tủ quần áo của cậu. còn ông Pavel vẫn đến nhà cậu vào mỗi buổi chiều để gọt khoai tây và cà rốt rồi sau đó mặc vào chiếc áo khoác trắng của ông để phục vụ bàn ăn tối. (Có lần Bruno thấy ông liếc nhìn đầu gối cậu, nối vết sẹo nhỏ xíu từ lần tai nạn liên quan đến chiếc đu vẫn còn rõ rệt, nhưng ngoài thế ra thì cậu và Pavel chưa bao giờ nói chuyện lại với nhau).

Nhưng rồi mọi thứ thay đổi. Cha cậu quyết định đã đến lúc để con cái quay lại với việc học hành, và mặc dù Bruno thấy thật buồn cười khi tổ chức một trường học mà chỉ có mỗi hai học sinh, cả cha và mẹ cậu đều nhất trí là nên có một gia sư đến nhà mỗi ngày đặng lấp đầy hai buổi sáng chiều của hai chị em bằng những bài giảng. Vài buổi sáng sau đó, một người đàn ông tên là Liszt đã khuấy động lối xe vào bằng chiếc xe đạp cà tàng và thế là đã đến lúc học tập trở lại. Ông Liszt là một điều bí ẩn đối với Bruno. Mặc dù hầu như luôn khá thân thiện, ông chẳng bao giờ đưa tay cho cậu giống như thầy giáo cũ của cậu ở Berlin vẫn thường làm, và có gì đó trong mắt ông khiến Bruno cảm thấy trong ông mang một nỗi giận dữ chỉ chực chờ bùng nổ.

Ông Liszt đặc biệt yêu thích môn lịch sử và địa lý, trong khi Bruno lại thích môn đọc và nghệ thuật hơn.

“Những thứ đó đều vô ích đối với cậu,” ông thầy quả quyết. “Thời này một kiến thức đầy đủ về khoa học xã hội quan trọng hơn nhiều.”

“Hồi còn ở Berlin bà nội em luôn luôn cho bon em được diễn kịch,” Bruno chỉ ra.

“Bà nội của cậu không phải là giáo viên của cậu, phải vậy không?” ÔNg liszt nói. “Bà là bà nội của cậu. còn ở đây tôi mới là giáo viên, vậy nên cậu sẽ học những thứ mà tôi nói là quan trọng chứ không chỉ là những thứ mà bản thân cậu thích.”

“Nhưng chẳng lẽ sách không quan trọng sao?” Bruno hỏi.

“Sách viết về những điều xảy ra trên thế giới thì có, dĩ nhiên rồi,” ông Liszt giải thích. “Còn truyện thì không. Sách viết về những điều không bao giờ xảy ra thì không. Vậy cậu biết được bao nhiêu về lịch sử của mình nào, thanh niên?” (Trước sự đánh giá cao của Bruno, ông Liszt gọi cậu là “thanh niên”, giống như ông Pavel và không giống trung úy Kotler).

“Dạ em biết là em sinh vào ngày 15.04.1934...” Bruno nói.

“Không phải lịch sử của cậu,” ông Liszt ngắt lời. “Không phải lịch sử của cá nhân cậu. tôi muốn nói tới lịch sử về cậu là ai, cậu đến từ đâu. Di sản của gia đình cậu. Quê cha đất tổ.”

Bruno chau mày suy nghĩ về điều đó. Cậu không hoàn toàn chắc chắn quê cha cậu có đất đai gì không, bởi vì mặc dù ngôi nhà ở Berlin rất rộng và thoải mái, nó không có nhiều khoảng vườn trống xung quanh. Và cậu đã đủ lớn khôn để biết được rằng Ao Tuýt không thuộc về gia đình cậu, dù đất ở đây có nhiều tới đâu. “Em không biết nhiều lắm ạ,” cuối cùng cậu thừa nhận. “Mặc dù em biết chút ít về thời Trung cổ. Em thích những câu chuyện về các hiệp sĩ và những chuyến phiêu lưu thám hiểm.”

Ông Liszt tạo ra một tiếng rít qua kẽ răng và lắc đầu đầy tức giận. “Vậy thì đó là điềm mà tôi phải tới đây để thay đổi,” ông hung dữ nói. “Để lôi đầu cậu ra khỏi những cuốn sách truyện và dạy cho cậu nhiều hơn về nơi mà cậu đã sinh ra. Về những sai lầm khủng khiếp đã xảy ra với cậu.”

Bruno gật đầu và cảm thấy khá vui vì điều đó bởi cậu nghĩ cuối cùng sẽ có người cho mình một lời giải thích tại sao gia đình cậu buộc phải rời bỏ ngôi nhà thoải mái của mình mà tới cái chốn kinh khủng này, điều ấy chắc chắn là sai lầm khủng khiếp nhất từng xảy ra với cậu trong khoảng đời ngắn ngủi của cậu.

Ngồi một mình trong phòng vài ngày sau đó, Bruno bắt đầu nghĩ về tất cả những trò cậu thích chơi dạo ở nhà, nhưng trò cậu chưa bao giờ chơi được kể từ khi chuyển đến Ao Tuýt. Hầu như đều tuột qua bởi vì cậu chẳng có người bạn nào để chơi cùng, còn Gretel thì chẳng có vẻ gì là sẽ có ngày chịu chơi lại với cậu. nhưng có một trò cậu có thể chơi một mình và cũng là trò cậu vẫn chơi suốt hồi còn ở Berlin: trò thám hiểm.

“Khi mình còn bé,” Bruno tự nhủ, “Mình đã từng rất thích khám phá. Mà đó là ở Berlin đấy, nơi mình đã biết mọi ngóc ngách và có bịt mắt cũng tìm ra được bất cứ cái gì mình muốn. mình chưa bao giờ làm một cuộc thám hiểm nào cho ra hồn ở nơi này cả. có lẽ đã đến lúc bắt đầu rồi.”

Và sau đó, trước khi kịp đổi ý, Bruno nhảy xuống khỏi giường, lục tung tủ quần áo lên và tìm một chiếc áo khoác và một đôi giày cũ – kiểu quần áo mà cậu nghĩ một nhà thám hiểm đích thực có thể mặc – rồi cậu chuẩn bị ra khỏi nhà.

Thật chẳng bĩ làm bất kỳ một cuộc khám phá nào trong ngôi nhà này. Xét cho cùng, ở đây đâu giống ngôi nhà ở Berlin, nơi cậu nhớ có hàng trăm ngóc ngách xó xỉnh và những căn phòng nhỏ lạ lùng, chưa kể có những năm tầng nhà nếu tính cả tầng hầm và căn phòng nhỏ xíu ở tầng thượng với ô cửa sổ mà cậu phải kiễng chân hết cỡ mới nhìn thấy được ra ngoài. Không, đây là một ngôi nhà không tệ để khám phá. Nếu muốn làm một cuộc khám phá thì phải thực hiện ở bên ngoài.

Suốt mấy tháng nay Bruno đã nhìn qua cửa sổ phòng ngủ của cậu ra vườn và chiếc ghế có gắn tấm biển, hàng rào cao ngất, hàng cột điện gỗ và tất cả những thứ khác mà cậu đã viết trong lá thư gần đây nhất gửi cho bà nội. Và mặc dù thường xuyên quan sát những con người đó, đủ mọi kiểu người khác nhau trong những bộ pyjama sọc, cậu thực sự chưa bao giờ thấy mình băn khoăn tự hỏi tất cả những chuyện này là gì.

Khung cảnh giống như thể đó là một thành phố hoàn toàn khác, tất cả mọi người sinh sống và làm việc cùng nhau ngay sát cạnh ngôi nhà mà cậu ở. Vậy họ có thật sự khác biệt lắm không? Tất cả mọi người trong khu trại mặc cùng một loại quần áo, những bộ pyjama đó và cả những chiếc mũ vải sọc nữa; còn tất cả những người đi tới đi lui trong nhà cậu (ngoại trừ mẹ, Gretel và chính cậu) mặc những bộ đồng phục với đồ trang trí và chất lượng khác nhau cùng chiếc những mũ mềm, mũ cứng, tay đeo băng đô màu đỏ đen sáng rực, mang theo súng là lúc nào cũng khủng khiếp nghiêm trang, như thể tất cả những thứ đó đều thật sự rất quan trọng và không ai được phép nghĩ khác.

Chính xác thì đâu là sự khác nhau? Cậu băn khoăn tự hỏi. và ai là người quyết định người nào mặc những bộ pyjama sọc còn người nào mặc đồng phục?

Dĩ nhiên đôi khi hai nhóm người cũng hòa vào nhau. Cậu cũng hay nhìn thấy người của phía bên này hàng rào lại ở phía bên kia và khi quan sát cậu thấy rõ rằng họ là người điều khiển. những người mặc pyjama luôn giật bắn mình cảnh giác bất kể khi nào những người lính đến gần, đôi khi họ ngã lăn xuống đất và đôi khi họ thậm chí không đứng dậy mà thay vào đó phải để người khác mang đi.

Thật buồn cười khi mình chưa bao giờ băn khoăn về những con người đó, Bruno nghĩ. Và thật buồn khi nghĩ tới việc những người lính cứ đi sang phía bên đó suốt – cậu còn trông thấy cha sang đấy nhiều lần – mà chẳng có ai ở phía bên kia từng được đáp lễ mời sang thăm nhà cậu.

Thỉnh thoảng – không quá thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng – nột vài người lính ở lại dùng bữa tối, và mỗi lần như vậy lại có rất nhiều đồ uống có ga được dọn ra và ngay lúc Gretel và Bruno cho dĩa thức ăn cuối cùng vào miệng, hai chị em sẽ bị đưa ngay lên phòng rồi sau đó ở tầng dưới sẽ có rất nhiều tiếng ồn kèm cả những tiếng hát khủng khiếp. cha mẹ cậu chưa từng mời bất kỳ người mặc pyjama sọc nào tới ăn tối cả.

Rời khỏi nhà, Bruno đi vòng ra sau và ngước lên nhìn cửa sổ phòng riêng của cậu, nhìn từ dưới này trông nó có vẻ không còn quá cao nữa. có khi còn có thể nhảy ra khỏi cửa sổ mà không bị thương tích gì mấy, cậu nghĩ, mặc dù cũng không thể tưởng tưởng ra trong tình huống nào mình lại đi thử làm một việc ngu ngốc tới vậy. có thể nếu ngôi nhà bị cháy còn cậu mắc kẹt trong đó, nhưng ngay cả như vậy thì nhảy khỏi cửa sổ dường như vẫn là liều lĩnh.

Cậu nhìn xa hết tầm mắt về phía bên phải, thì thấy trong ánh nắng hàng rào cao ngất dường như cứ trải dài mãi. Cậu rất thích thú, vì điều đó có nghĩa rằng cậu vẫn chưa biết phía trước có những gì, rằng cậu có thể tiến tới để giải mã, mà rốt cuộc thám hiểm chính là như vậy đấy còn gì. (Có một dẫn mà ông Liszt đã dạy cho cậu trong những giờ lịch sử: về những con người như Christopher Columbus và Amerigo Vespucci; những con người với những câu chuyện phiêu lưu và những cuộc đời hấp dẫn tới nỗi tất cả càng củng cố thêm trong đầu Bruno khi lớn lên cậu muốn được giống như họ).

Tuy nhiên, trước khi tiến về hướng đó, còn phải xem xét một thứ cuối cùng nữa: chiếc ghế. Suốt mấy tháng qua cậu đã nhìn nó, chăm chắm ngắm tấm biển từ xa, gọi nó là “chiếc ghế có gắn biển hiệu”, nhưng cậu vẫn chưa biết tấm biển hiệu đó viết gì. Ngó trái ngó phải để đảm bảo rằng không có ai đang đi tới, cậu chạy lại gần nó nheo nheo mắt đọc. nó chỉ là một tấm biển nhỏ bằng đồng và Bruno thầm đọc:

“Kỷ niệm nhân dịp khai trương...” cậu ngưng lại. “Trại Ao Tuýt,” cậu đọc tiếp, bị vấp khi đọc tới cái tên đó như mọi lần. “Tháng 06.1940.”

Cậu với tay ra chạm vào nó một lát, đồng rất lạnh. Rồi cậu rút ngón tay về, hít một hơi sâu và bắt đầu chuyến thám hiểm. điều duy nhất Bruno cố không nghĩ tới là cha mẹ đã dặn không biết nào nhiêu lần rằng cậu không được đi về hướng này, rằng cậu không được tới bất cứ chỗ nào gần hàng rào hoặc gần khu trại, và rằng tại Ao Tuýt trò khám phá là đặc biệt bị nghiêm cấm.

Tuyệt đối nghiêm cấm.