Bóng tối và cô đơn

Chương 3

Hai gã lạ mặt bước về phía phòng bếp môt cách tự nhiên nhất trên đời. Tên thứ ba kín đáo chuồn êm rồi.

Faltière làu bàu:

- Lối ra ở phía trên kia.

Gã có râu mép dịu dàng trả lời:

- Ông đừng có lo. Chúng tôi đi cũng kín đáo như lúc đến.

Điều muốn nói là bọn họ đã đột nhập vào nhà qua cửa nhà bếp đưa ra khu vườn.

Lúc đi ra, gã có mụn cóc tuyên bố với giọng mơn trớn như kiểu phát thanh viên:

- Nếu chúng tôi phải liên lạc với ông như tôi hy vọng thì ông có muốn ấn định theo ý ông về giờ giấc hay địa điểm không?

- Có. Tại đây, tại nhà tôi. Trong vòng buổi chiều chứ không vào buổi tối.

- Tốt lắm. -Gã nói. – Xin ghi nhận.

Bọn họ đã bỏ đi.

Faltière thở phào nhẹ nhõm, hơi choáng váng. Đầu óc rỗng tuếch, anh đến khóa chốt trong của cửa phòng bếp phía khu vườn. Anh nhìn chăm chú cái chốt cửa đó. Bằng cách quái quỷ nào mà bọn họ có thể vào qua lối này mà không vỡ kính được nhỉ? Một cách máy móc anh nghĩ chúng là những tay chuyên trèo tường khoét vách.

Đột nhiên anh cảm thấy quá đỗi mệt mỏi, quá đỗi suy sụp, đến độ anh thấy cần phải uống một thứ tăng lực.

Anh tự rót cho mình một ly Scotch đậm đặc…

Một cảm giác lạ lùng: chân anh như mềm nhũn ra, đầu anh nặng trịch, các cơ bắp như chảy ra và đồng thời dây thần kinh anh như co rúm lại, căng thằng giống như những sợi dây vĩ vầm sắp sửa bị bung ra.

Đi ngủ thôi, anh quyết đinh. Anh phải quên câu chuyện kỳ quặc này đi. Đên tối sẽ nảy sinh ý kiến tốt.

Anh tắt đèn, lên giường nằm.

*

Khi anh thức dậy,chiếc đồng hồ quả lắc nhỏ đặt ở tủ đầu giường chỉ 12 giờ kém 6 phút.

Anh ngáp và vươn vai, và cảm thấy không hề được tươi tỉnh, sảng khoái. Hình như có một vòng tròn vô hình, nóng bỏng, hơi nhức nhối, siết chặt đầu anh. Không hắn là chứng đau nửa đầu, cũng không hẳn là cơn khô cổ đau đầu vì uống nhiều rượu, nhưng nó giống như vậy. Hơn nữa anh thấy như có một vị đắng kỳ lạ trong miệng và lưới đặc cứng.

Anh nhắm mắt lại và anh nhớ mình đã có một giấc mơ khó chịu. Trần như nhộng, một mình trong phòng khách mênh mông màu tím không có cửa cái lẫn cửa sổ, anh phải đánh vật hàng giờ đồng hồ để thoát khỏi hai người đàn bà trần truồng kinh khủng đó, với bộ ngực nhão nhẹt, đôi môi sùi bọt, bộ phận sinh dục thôi thiển, mở toác hoác và nhầy nhụa, vừa cười ngờ nghệch, vừa đeo báo lấy anh. Và điều đó diễn ra dưới mắt một gã có râu mép ngoác miệng ra cười lớn.

Anh đứng lên, bước qua phòng tắm, tự bắt mình chịu hình phạt là kê người vào tia nước lạnh một cách thô bạo giận dữ. Tia nước lạnh buốt làm răng anh đánh cập.

Phương thuốc mạnh đó không phải là không hữu hiệu. Những ám ảnh đêm qua đã tan biến mất, đầu óc anh minh mẫn trở lại, đôi má anh ửng hồng.

Như một người máy, vừa bắt đầu cạo râu, anh vừa quan sát mình trong gương.

Raymond Faltière, anh là một gã kỳ lạ, không cao cũng không thấp, không béo cũng không gầy, không trẻ cũng chưa già, không đẹp cũng không xấu. Một mẫu người trung bình. Trung bình một cách đáng sợ.

Khi vừa l ạnh lùng ngắm nhìn anh, tôi tự hỏi gã đàn ông mà tôi đang thấy trong gương là ai vậy. Nếu có gặp hắn ngoài phố, thậm chí tôi không thèm để mắt đến. Người ta không thể làm gì tốt hơn được với loại người vô danh. Khuôn mặt hình trái xoan, cân đối đáng yêu: chiếc mũ không đặc biệt, cái miệng không có gì đặc sắc, mái tóc màu hạt dẻ không gợi nhiều sức sống, đôi mắt xanh, thâm chí cũng chưa hẳn xanh lắm, chiếc cằm trông vô vị, mờ nhạt này… nếu anh thực sự là tôi, thì anh, ngay cả bộ phận sinh dục của tôi không vượt qua mức tầm thường.

Khi mình nghĩ về người đàn ông Liban hồi chiều qua, người lớn tuổi nhất trong hai người tên là Zouman thì phải? Vâng, mình chắc là đúng như vậy, Fouad Zouman. Cha mẹ ơi, đúng là một công cụ làm tình kinh khủng! Làm thế nào mà hai mụ đĩ thõa đó có thể nhồi nhét một dụng cụ làm tình giống như vậy được nhỉ?

Vẫn không ngừng tay cao râu, Faltière đi từ những hồi ức lờ mờ đó đến cái điều đang rình rập anh tận trong tiềm thức của mình: mình có chấp nhận lời đề nghị của hai gã đó không? Họ muốn làm cho mình trở thành một nhà báo nổi tiếng, trở thành một nhà văn có tên tuổi trên thế giới?

- Dù sao thì mình có mất mát gì đâu trong âm mưu này chứ?

Bọn họ thấy ý tưởng của mình tuyệt vời và chúng đáng được phổ biến trên quy mô hành tinh? Vậy, vì sao mình lại phản đối chuyện này?

Rốt cuộc thì bọn hó nói đúng: các tư tưởng của mình thật tuyệt.

Anh rửa mặt, thay quần áo và đi xuống nhà. Tiết trời bên ngoài thật đẹp. Ánh nắng mùa hè vui nhộn đang làm khu vườn sáng lên.

Không vội gì, Faltière đến kéo những tấm mành sáo lên để cho không khí ấm áp lùa qua khung cửa sổ đang rộng mở.

Sau đó anh qua phòng bếp để pha trà cho bữa điểm tâm và anh khựng lại trước chai Cinzano. Bằng sự liên tưởng lạ lùng, anh nhớ ngay đến chiếc điện thoại. Ngay lập tức, anh bước đến gian phòng ngoài, nâng ống nghe điện thoại lên, áp đầu nghe vào tai có tín hiệu âm thanh trong máy.

Anh để máy xuống.

Chắc là tên đàn ông trẻ tuổi đó đã ngắt dây máy. Và hắn đã trả mọi thứ lại trước khi biến mất.

Faltière an tâm lo dọn bữa điểm tâm. Ăn xong, anh rửa bát đĩa mà tâm trí vẫn cứ luôn tập trung suy nghĩ.

Bỗng anh ngừng tay lại để đi tìm một quyển sách trong chiếc rương du lịch nhỏ của mình. Đó là một quyển sách mà anh đã mua ở Zurich và anh đã đọc nó trong suốt chuyến du hành bằng xe lửa của mình, anh rất thích đi xe lửa. Và khi anh được chọn lựa, anh thích xe lửa hơn phi cơ.

Anh lật quyển sách, tìm đoạn mà anh đã gạch dưới bằng bút chì:

“Đó là trí thông minh trong hành động. Văn học đã được cổ vũ. Báo chí đã đạt đến một hình thức nghệ thuật và chiến đấu”.

Anh đọc lại nhiều lần câu cuối cùng: Báo chí đã đạt đến một hình thức nghệ thuật và chiến đấu.

(Trích từ quyển “Thời gian con lại” do tác giả Jean Daniel, nhà xuất bản Stock).

Anh đóng sách lại, ném nó lên ghế.

- Đó là lý tưởng của tôi. Loại báo chí cao cấp, trí thông mình trong hành động. Một hình thức nghệ thuật và chiến đấu.

Anh rửa chén xong. Trong đầu óc bị kích động của anh có một câu hỏi nhỏ trở đi trở lại không ngừng như một ám ánh.

- Tôi có gì để mất?

Suy cho cùng, tôi sẽ là người đánh giá những tư tưởng, những hài hước giá trị công việc của chính mình. Và tôi sẽ luôn luôn chắc chắc về sự tự do độc lập của mình vì tôi có khá đủ tiền để sống.

Nếu ba người khách xa lạ kia trở lại vào đúng lúc đó chắc chắn Faltière đã chấp nhận không bàn cãi gì những lời để nghị mà họ đã đưa ra.

Nhưng một lúc sau đó, quyết định của anh bắt đầu lung lay.

Anh sẽ bán linh hồn mình cho quỷ dẽ sao?

Nếu gã có ria mép và hai tên đồng lõa của gã là những người lương thiện họ đã không hành động như họ đã làm.

Tại sao để bắt liên lạc với tôi, họ đã sử dụng một biện pháp có khả năng gây nguy hiểm cho tôi? Không ai chấp nhận trở thành nạn nhân của một loại bạo lực như thế. Xâm nhập gia cư giữa đêm khuya, phá điện thoại…

Nhưng có thể họ có lý lẽ của mình? Những tổ chức tư nhân không bao giờ muốn phô trương những hành động của mình.

Bị giày vò, do dự, băn khoăn, Faltière khám phá với một chút xấu hổ rằng anh đã muốn được nổi tiếng, nhưng anh đã sợ phải gặp những nguy cơ như Ray và cạm bẫy.

Để tự giải thoát khỏi vấn đề gai góc đó, anh quyết định bắt tay vào việc.

Anh lấy một tập giấy, một bút bi và biết bằng chữ in to:

TỔNG KẾT TÌNH HÌNH CỦA MỘT HÀNH TINH

Anh bắt đầu nghiên cứu về đề cương của quyển sách mà anh sắp viết với sự cộng tác của Louis Sivet. Thật vậy, cấu trúc của tác phẩm tự nhiên được đặt ra. Châu Á, các nước đang phát triển (thế giới thứ ba) châu Phi, châu Mỹ (Hợp chủng quốc), châu Âu.

Theo đà, anh thảo một tá tiêu đề cho các chương: Sự phục hưng kỳ diệu (phi thường), sự bành trướng của hồi giáo, yêu sác của các dân tộc nghèo, v.v…

Để làm sáng tỏ tư tưởng, anh bắt đầu đọc lại những bài báo mới nhất đã xuất hiện trong những “Tập San Đương Đại” (Cahiers Contemporains). Những cuộc điều tra về châu Á đối với anh có vẻ tuyệt vời. Và nghiên cứu của anh về “Điều không tưởng của những nước châu Âu thống nhất (hợp nhất) có vẻ thần kỳ.

Vào lycs 17 giờ 30, anh rời bàn làm việc và đến nhấc máy điện thoại.

Ở đầu dây bên kia. Louis Sivet kêu to với một giọng vừa kinh ngạc pha lẫn hân hoan:

- Thật vậy sao? Có thật lầ cậu không, Falt của tôi?

- Thì đúng là tớ, vậy thì sao nào? Chẳng phải tớ hứa với cậu rồi sao?

- Thật sự, tớ chỉ cho đó là lời hứa suông.

- Tớ không có thói quen đó. – Faltière bị xúc phạm và lưu ý Louis Sivet. – Tớ muốn gặp cậu.

- Bất cứ lúc nào cậu muốn.

- Có lẽ chúng ta ăn một chút gì tối nay? Khoảng 8 giờ?

- Rất sẵn sàng. – Sivet vội vàng đồng ý. – Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở Roy vào khoảng 19 giờ. Đồng ý chứ?

- Đồng ý.

*

Sau khi đã uống hai ly whisky ở Gay Roy như thức uống khai vị, Faltière và Sivet chọn một nhà hàng nhỏ, yên tĩnh trên đường Pierre. – Charron, đó là nhà hàng Via Veneto.

Faltière xác nhận, trong khi Sivet nghiên cứu thực đơn với một vẻ trầm ngâm.

- Dĩ nhiên, tối nay cậu là khách của tớ.

- Dĩ nhiên. – Sivet mỉm cười nói.

Khi họ đã chọn thực đơn và chọn rượu, Faltière thông báo trong lúc rút từ trong túi ra một bó giấy:

- Tớ đã suy nghĩ về đề nghị của cậu và muốn đưa cho cậu xem đề cương mà tớ dàn dựng nên. Này, xem qua một chút đi. Dĩ nhiên, chỉ là một phác thảo dự án nhưng tớ nghĩ rằng nó không xứng với ý tưởng của cậu.

Louis Sivet bắt đầu lôi từ trong túi ra một bao kính.

- Đó là hậu quả của tuổi tác, rượu chè và trác táng. – Hắn lầm bầm như một lời túi tội. – Tôi cần kính để đọc.

Hắn tìm hiểu ba tờ giấy do Faltière thảo ra. Sự xúc động xuất thiện trên gương mặt bị tàn phá của hắn.

- Thật đáng khen ngợi. – Hắn khẽ nói. – Hoàn toàn đáng khen ngợi.

Hắn nhìn thẳng vào mắt của bạn mình.

- Năm mươi – năm mươi, chúng ta thỏa thuận với nhau nhé?

- Dĩ nhiên.

- Cậu phụ trách toàn bộ sơ thảo?

- Được, rất sẵn lòng. Nhưng tôi bác trước với cậu rằng tô có ý định vào trong cuốn sách những đoạn đáng chú ý nhất của những bài báo mà tôi đã cho đăng trên “Tập San Đương Đại”.

- Không có gì phản đối cả.

- Thế là đã thanh toán xong một việc. Khi nào cậu có thể tiếp xúc với những nhà xuất bản?

- Ngay ngày mai, với điều kiện cậu để lại cho tớ đề cương này.

- O.K.

Sivet chậm chạp gỡ kính ra. Nét mật của hắn có vẻ gần như trịnh trọng:

- Cậu có nhận ra chúng ta sẽ sản xuất ra một best-seller (một quyển sách bán chạy nhất) không? – Hắn nói rõ từng chữ với một giọng trầm rất nghiêm chính. – Cậu biết rằng tớ luôn luôn tinh ý về phương diện báo chí.

Faltière bớt căng thằng:

- Tớ rất mong chúng ta sẽ sản xuất ra một quyển sách bán chạy. Và nếu tất cả đều suôi sẻ, cậu sẽ có một bản thảo trong khoảng hai mươi ngày nữa. Đó chỉ mới tung ra một đợt đầu tiên, một bản nháp. Nhưng cậu sẽ có cơ hội sử dụng nó như một bản gốc để thêm vào đó những đoạn điều chỉnh mà cậu cho là cần thiết.

- Tuyệt diệu. – Sivet kêu lên đầy vẻ ngưỡng mộ.

Người phục vụ mang rượu đến. Rót cho hắn nếm, Sivet hân hoan đánh lưỡi và tuyên bố:

- Loại Valpolicella tuyệt hảo.

Rồi khi người phụ vụ đi xa, hắn đề nghị:

- Ta hãy uống mừng sự thành công!

Họ cụng ly.

Faltière nói tiếp sau khi đặt ly xuống:

- Còn bây giờ là một việc khác. Tớ có một đề nghị với cậu, Louis ạ.

- Tớ muốn cậu đọc bài báo này. Đó là một nghiên cứu rất dài của tớ trong số mới nhất của “Tạp Chí Đương Đại”. Ý kiến của cậu rất quan trọng với tớ, tớ sẽ giải thích lý do cho cậu nghe sau.

Sivet lại mang kính, đọc lướt qua tờ thứ nhất, nhìn chăm chú anh bạn trẻ của mình, mỉm cười nói:

- Cậu có hình dung được rằng tớ đã đọc bài báo này rồi không? Và tớ còn sẽ bảo rằng tớ đã đọc nó một cách kỹ lưỡng.

- Không đùa chứ?

- Ồ không, điều đó làm cho cậu kinh ngạc, nhưng đúng là như vậy. Cậu biết không, tớ vẫn còn giữ thói quen đọc những tác phẩm của đồng nghiệp và bạn bè. Không giấu gì cậu, tớ chưa bao giờ bỏ sót những bài báo của cậu. Thú thật với cậu tớ thường chìa một vài í của cậu cho những thiên phóng sự bịa đặt mà tớ tạo ra. Cậu thấy rằng mình thành thật.

- Không quan trọng. Điều đáng chú ý đối với tớ là biết những gì cậu nghĩ và những lý lẽ mà tớ đã khai triển về đề tài của vấn đề được trình bày.

Sivet chậm chạp gỡ kính ra, cúi đầu xuống:

- Tớ sẽ nói với cậu cảm tưởng của mình… Ban đầu tớ đã ngạc nhiên. Lập trường của cậu đối với những nước châu Âu hợp nhất khiến cho tớ có chút khó chịu. Thật vậy, phản động. Thay vì theo thời thượng, cậu lại lội ngược dòng. Cậu nghiền nát một cách hăng say những khẩu hiệu của những kinh tế gia, những người theo chế độ liên bang, những người thuộc nhóm chủ trương thống nhất châu Âu. Nói tóm lại ngay lần đọc đầu tiên, đúng ra là tớ đã bối rối. Nói một cách thô bạo là tớ chống… Và rồi, tớ đã đọc lại bài báo hai ngày sau đó. Tó đã muốn thảo ra một bài báo trả lời… và lúc đó tớ đã nhận ra rằng lý lẽ bào chữa của cậu cực kỳ chặt chẽ. Thật đứng vậy, chính khuynh hướng hợp nhất bằng mọi giá chín trên mười dẫn đến một sự bần cúng hóa. Giá trị của phương Tây đúng là ở sự đa dạng. Áp lực dân số đúng là đã kích động những phần dân tộc ít người tự khẳng định mình. Sự đơn giản hóa quá đáng đúng là một hình thức của sự nhiễm bẩm… Nói tóm lại, tớ đã từ bỏ ý định biết bài báo mà tớ nghĩ sẽ phá hủy lập luận của cậu. Có phải là một lời khen ngợi kỳ quái dành cho cậu không?

- Ồ, tớ không đòi hỏi cậu tặng họa cho tớ! Nhưng những gì cậu vừa nói không ít thì nhiều cũng làm cho tớ hài lòng. Cậu không phải là người đầu tiên nói ra điều đó và tớ trân trọng ý kiến của cậu.

- Cảm ơn. – Sivet cảm động nói.

- Cậu không phải cảm ơn tớ. Tớ luôn luôn xem cậu như một trong những đầu óc lỗi lạc nhất trong tổ hợp của chúng ta và sự cay đắng của cậu không thay đổi được gì. Không phải là vì cậu đã mất hết ảo tưởng của m ình mà cậu đã mất cảm tình của tớ. Và nếu như đã chấp nhận cùng làm với cậu một quyển sách, đó là vì tớ rất hãnh diện được đặt tên tớ cạnh tên của cậu.

- Tớ đã lầm khi trách cậu là một hướng đạo sinh. – Sivet nói rõ từng từ một, môi hắn rung rung. – Cậu vừa làm một hành động tốt thật sự. Tớ sẽ không bao giờ quên điều đó Ray.

- Tớ xin cậu, không nên quá lãng mạn như thế. Có lẽ đã lâu lắm rồi không ai còn bảo với cậu rằng cậu là một tên khù khờ to xác, nhưng lẽ ra cậu không nên quên điều đó. Bây giờ hãy để tớ nói về một kế hoạch khác của tớ. Tớ có ý định tung ta một tạp san thông tin.

- A? – Sivet sửng sốt kêu lên. – Với mục đích gì?

- Để phổ biến rộng rãi hơn tư tưởng của tớ.

- Vâng, tớ nghe rõ rồi. Và tớ hiểu cậu trên quan điểm đó. Đối với một gã thuộc tầm cỡ như cậu, thì thật đáng tiếc nếu chỉ cộng tác với những tờ tin vịt mà không ai hoặc hầu như không ai đọc. Những “Tạp Chí Đương Đại” không có ự chú ý của độc giả. Nhưng tớ không nhận định được động cơ có thể khích động cậu lao vào một vụ kinh doanh báo chí.

- Tớ đã nói với cậu điều đó: tớ tin nới thiên hướng và tư tưởng của mình.

- Được. Cứ cho là thế. Nhưng việc xuất bản một tập san tin tức tốn nhiều tiền lắm.

- Tớ sẵn liều hy sinh cả gia tài của mình cho việc đó.

- Quỷ thần ôi!. – Sivet nhăn nhó sợ hãi kêu lên. – Cậu muốn phí phạm tiền bạc và sự bình yên của mình chỉ để làm cho mọi người biết đến tư tưởng của cậu ư?

- Chính xác là như vậy.

- Đừng làm chuyện đó, Ray. Cuốn sách của chúng ta sẽ mang đến cho cậu danh tiếng, danh tiếng đó sẽ rất đáng kể, tin tớ đi. Còn về thiên hướng của cậu, thì cậu hãy bằng lòng với sự trân trọng của chính bản thân cậu. Và cùng lắm thì đàng bằng lòng với sự chân trọng của tớ.

- Tớ đã quyết định, Louis. Cuối cùng thì hầu như.. vì chính nó tùy thuộc vào cậu. Nếu cậu chấp nhận cùng làm việc với tớ, thì tớ thử phiêu lưu một chuyến.

- Tớ ư? – Sivet kinh ngạc kêu lên.

- Ồ, cậu đừng quá lo lắng. Tớ không đòi hỏi nơi cậu điều quá sức của cậu.Tớ chỉ muốn cậu lo cho văn phòng mà tớ sẽ mở ở Paris. Cậu sẽ phụ trách thư từ, giám sát các bài viết của tớ và giúp tớ kiểm tra sự cân bằng về biên tập của tạp chí. Tổng cộng, cậu chỉ mất một hay hai giờ mỗi ngày cho công việc. Và cậu rất có thể tiếp tục những phóng sự ở xó phòng của cậu… Dĩ nhiên cậu sẽ được trả thù lao. Với tư cách là tổng biên tập, cậu sẽ có một thù lao cố định tương đối cao.

- Ray, hãy nói cho tớ rõ cậu nói một cách nghiêm túc hay đang nói mê vậy?

- Tớ nói một cách nghiêm túc, Louis.

Sivet ưỡn ngực ra, nhìn chăm chú người bạn của mình:

- Tớ chờ đợi tất cả mọi chuyện xảy ra cho tớ, trừ chuyện này.

Faltière khẳng định:

- Những gì tớ đòi hỏi ở cậu là một thỏa hiệp về nguyên tắc không gì hơn. Và tớ hiểu rẳng cậu muốn suy nghĩ thêm. Nhưng nếu cậu cộng tác với tớ thì tớ sẽ liều một phen.