Bí mật của một trí nhớ siêu phàm

Chương 11: Cách Nhớ Các Con Số

Phương pháp tạo ra các con số

Hãy lưu ý dãy số sau:

38027565020218850938457389202034845656343892302084

055758494930201029283746564748430374936582029845638392047

984638002765689320485654830012846439202843656783920386583

Bạn có khả năng nhớ được các dãy số ở trên hoặc bất kỳ một dãy số nào khác với hàng trăm hàng nghìn con số. Và bạn có thể ghi nhớ được chúng sau một lần liếc qua!

Tự tôi sẽ nhẩm lặp lại. Bạn sẽ được nghe một con số tạo thành những con số hàng trăm, mà trước đây bạn chưa từng biết đến. Sau đó, bạn sẽ có khả năng nhắc lại nó từ đầu chí cuối, hoặc ngược lại!

1. Giờ đây bạn có thể cảm giác giống như Groucho Marx trong một sự kiện với tình huống tương tự. Ông đã từng nói: “Từ phút tôi cầm cuốn sách đó trên tay cho đến phút cuối cùng đặt nó xuống, tôi không thể nhịn được cười… Chắc chắn một ngày nào đó tôi sẽ đọc lại nó”. Có thể đây là một phản ứng phổ biến của bạn, đó là bạn thốt lên: “Ông đang đùa với tôi đấy hả?”

2. Thưa các độc giả thân mến! tôi đang theo sát sau từng từ mà bạn vừa đọc đấy.

3. Tôi thường biểu diễn trò này và những trò tương tự khác trong các bài giảng của tôi ở khắp nơi trên thế giới. Những trò biểu diễn của tôi để lại sự kinh ngạc và ấn tượng sâu sắc cho khán giả. Họ tiến về phía tôi và tán tụng những câu đại loại như: “Ông có trí nhớ thật tuyệt vời!”, “Ông nhận ra mình có trí nhớ kì lạ đó từ bao giờ vậy?”, “Mọi người cảm thấy thế nào khi biết ông có khả năng nhớ mọi thứ?” Những lúc như vậy tôi chỉ mỉm cười. Tôi nhớ đến vợ tôi, cô ấy luôn trêu đùa về “trí nhớ phi thường” của tôi mỗi lần tôi quên vứt rác. Những lúc như vậy cô ấy nhắc tôi phải làm việc đó bảy lần một ngày…

4. Tôi ghét phải thừa nhận điều này, nhưng đối với tôi để nhớ con số của một trăm chữ số không phải một việc khó khăn. Chúng ta có thể áp dụng một kỹ thuật cực kỳ đơn giản. Mỗi chúng ta đều có khả năng làm được như vậy.

5. Mọi sự kinh ngạc đều bắt nguồn từ sự ngu dốt hoặc thiếu hiểu biết. Những điều bất thường luôn gây ấn tượng đối với chúng ta. Và chúng ta không thể thấu được những sự việc có vẻ phi lý này.

6. David Copperfield, một ảo thuật gia nổi tiếng thế giới, có khả năng hô biến một toa tàu. Khi chứng kiến điều này, chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều “hết sức kinh ngạc”, “không thể tưởng tượng được”. Nhưng thực tế, ông ấy đã làm như thế. Toa tàu đã biến mất ngay trước mắt của chúng tôi! Vậy là việc đó đã có thể xảy ra! Tất cả chúng ta đang chứng kiến một trò ảo thuật, một kiểu đánh lừa thị giác.

7. Nếu bạn đã hiểu rõ phép thuật đó được thực hiện như thế nào thì bạn sẽ thốt lên rằng: “Ồ, việc đó thật đơn giản”. Nhưng nó lại khơi dậy tính hiếu kỳ muốn tìm hiểu. Khát khao muốn thử và thực hiện phép thuật đó đã được nhen nhóm.

8. Nó cũng giống như “phép thuật ghi nhớ” vậy. Chúng ta cũng có thể áp dụng những kỹ thuật tương tự để nhớ mọi thứ mà “tưởng chừng không thể nắm bắt được lại trở thành có thể”. Nó cũng giống như việc ghi nhớ một con số có một trăm chữ số sau một lần đọc nó.

9. Mục đích của tôi là dạy cho các bạn cách ghi nhớ dễ dàng một con số như vậy.

10. Kỳ vọng của tôi là sau khi học được cách thực hiện “phép thuật” này, bạn sẽ thở dài thất vọng. Khi bạn hiểu rõ cách thức thực hiện thì nó sẽ trở nên đơn giản như những việc khác. Nó không có gì khác biệt một khi bạn đã hiểu rõ. Và khi nó trở nên rõ ràng rồi thì bạn sẽ thốt lên rằng: “Việc này chẳng có gì khó khăn cả.” Mong muốn của tôi là bạn sẽ nắm lấy phương pháp này cho mục đích ghi nhớ bất kỳ thứ gì liên quan đến các con số. Tôi hy vọng bạn có thể ứng dụng phương pháp này để ghi nhớ các số điện thoại, ngày tháng, sinh nhật…

11. Tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp “móc” con số.

Phương pháp “móc” các con số

Rất khó nhớ các con số, đặc biệt khi chúng đứng riêng lẻ. Và việc tưởng tượng một con số theo cách rõ ràng và cụ thể cũng không dễ dàng gì. Đây là lý do tại sao hầu hết chúng ta đều thấy rằng nhớ các con số là một việc cực kỳ phức tạp. Lý do duy nhất khiến chúng ta có thể ghi nhớ một con số là vì nó hàm chứa một ý nghĩa đặc biệt hoặc có mối liên hệ nào đó với chúng ta.

Bạn có thể nhớ được con số 36 nếu bạn biết rằng nó là kết quả của phép tính 62. Bạn cũng có thể nhớ được con số này nếu năm nay bạn 36 tuổi. Và có thể bạn đang sống tại số nhà 36 phố Lilac…

Bạn có thể nhớ được số điện thoại 4051348 vì số 405 là văn phòng của Jerry, số 13 – là một ngày đặc biệt – thứ Sáu ngày 13, số 48 là mức lương 48.000 đô-la/năm của bạn. Bất cứ ai giỏi toán đều có khả năng sáng tạo ra các mối liên hệ khác nhau.

Nhưng chắc chắn phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất là một phương pháp đã được phát minh ra cách đây hai thế kỷ.

Phương pháp này áp dụng sự thay thế các con số bằng các chữ cái, vì thế các con số sẽ trở thành các từ có nghĩa. Như đã kể trên, các từ có nghĩa sẽ dễ tưởng tượng hơn.

Trước hết, bạn hãy chỉ định mỗi con số từ 0 đến 9 tương ứng với một chữ cái. Tôi sẽ bày cho bạn một cách đơn giản để nhớ chúng. Giống như phương pháp RomanRoom, bảng này được khắc sâu trong tâm trí của bạn. Hãy chú ý đến bảng dưới đây:

Chúng ta chỉ sử dụng các nguyên âm (A, E, I, O, U, W) để ghép với phụ âm tạo thành từ có nghĩa. Nếu cần sử dụng các phụ âm khác để tạo thành một từ thì chỉ nên dùng các phụ âm chưa được số hóa, ví dụ như H, Q, X và Y.

Lấy số 21 làm ví dụ. Chúng ta sẽ tạo ra một từ theo thứ tự chúng ta đọc các con số từ trái qua phải. Số 21 được tạo thành từ hai chữ cái N, T. (2 = N, 1 = T). Bây giờ chúng ta sẽ bổ sung một trong số các chữ cái A, E, I, O, U, W, H, Q, X hoặc Y để tạo thành một từ có nghĩa, đó là = NUT (quả hạch) hoặc NOTE (ghi chú).

Cần phân biệt hai con số 21 và 12 đều được tạo nên từ hai chữ cái T, N (hãy lưu ý, chúng ta phải đọc các con số theo thứ tự từ trái qua phải). Những con số này có thể tạo thành các từ có nghĩa như: TAN (màu rá nắng), TONE (giọng, âm thanh), hoặc TUNE (giai điệu).

Dưới đây là một số ví dụ:

22 – (2 = N, 2 = N) = NUN (nữ tu sĩ)

49 – (4 = R, 9 = P, B) = ROPE (dây cáp, thừng)

216 – (2 = N, 1 = D, T, TH, 6 = J, SH, CH âm mềm, DG, G âm mềm) = NUDGE (cú huých bằng khuỷu tay)

Khi muốn biên dịch ngược lại một từ thành các con số thì chúng ta quay lại và gắn mỗi chữ cái được mã hóa với một con số tương ứng. Ví dụ chúng ta sẽ có những con số nào khi phân tích từ “BEER”? Hãy nhớ rằng nguyên âm chỉ là các chữ cái dùng để liên kết. Chúng ta phải chuyển các phụ âm B và R thành các con số. B = 9, R = 4. Con số chúng ta có được là gì? 94!”

Vậy từ “CASTLE” tương đương với con số nào? C = 7, S = 0, T = 1, L = 5: “CASTLE” chính là số 7015.

Số 8458 tương đương với từ nào? Bạn có thể chuyển con số này thành một từ có nghĩa được không? Đó chính là từ “four-leaf” (cỏ bốn lá). Hãy kiểm tra lại.

Bây giờ chúng ta hãy thực hành phương pháp này và “lưu” nó trong bộ nhớ dài hạn của chúng ta.

Bài tập 1 – biến con số thành từ có nghĩa

Hãy chuyển đổi những con số sau thành các từ có nghĩa (những từ mà bạn có thể tưởng tượng được). Hãy sử dụng các chữ cái A, E, I, O, U, W, H, Q, X hoặc Y để tạo nên các từ.

Dưới đây là một vài ví dụ:

Bây giờ bạn hãy tự nghĩ ra những ví dụ khác.

Nếu trong đầu bạn xuất hiện hai hoặc hơn hai từ thì hãy viết chúng trên một tờ giấy. Hãy nhớ rằng những từ này phải có nghĩa. Ví dụ, 91 là bd hoặc bt. Đừng cố tìm ra bd và bt là cái gì hoặc chúng có thể có những nghĩa gì. Mà hãy thử ghép một trong số các chữ cái A, E, I, O, U, W, H, Q, X hoặc Y vào trước, ở giữa hoặc sau hai cặp chữ cái trên, bạn sẽ có được từ bed (cái giường) hoặc từ bat (con dơi hay lưới bóng rổ).

Hãy làm thêm một ví dụ nữa: Chọn ra những từ cụ thể thay vì một từ trừu tượng. Như đã phân tích ở trên – số 91 có thể là bed (giường) hoặc là bad (xấu). Bad (xấu) là một từ có nghĩa trừu tượng, rất khó để bạn tưởng tượng ra “hình ảnh”. Ngược lại từ Bed (giường) sẽ khiến bạn liên tưởng ngay đến một vật cụ thể trong đầu – cái giường. Vì thế bạn nên chuyển con số 91 sang từ “bed” (giường) thay vì từ “bad” (xấu).

Bây giờ bạn hãy tự tìm các ví dụ tương tự. Hãy viết một cách thoải mái trong cuốn sách này – đó mới chính là ý nghĩa đích thực của nó.

Chìa khóa:

0 – S, Z, C (âm mềm)

1 – D, T, TH

2 – N

3 – M

4 – R

5 - L

6 – J, SH, CH (âm mềm), DG, G (âm mềm)

7 – K, CH (âm cứng), C (âm cứng), G (âm cứng), NG

8 – F, V

9 – P, B

31

32

48

67

59

95

07

990

33

37

51

88

12

90

Bài tập 2 – biến các từ thành số

Hãy chuyển những từ sau thành các con số. Chọn ra các chữ cái E, I, O, U, W, H, Q, X, Y xuất hiện trong các từ đó. Sau đó, chuyển các chữ cái còn lại thành các con số. Ví dụ:

Rubber (cao su) 4994

Lettuce (rau diếp) 5110

Canopy (vòm) 729

Hail (mưa đá) 5

Dollar (đô-la) 1554

Mug (nước giải khát) 37

Sculpture (nghệ thuật điêu khắc) 075914

Bagel (chiếc nhẫn) 975

Mail (thư từ) 35

Bây giờ bạn hãy tự chuyển đổi từ những từ sau:

John

Clinton (Bill Clinton

Lottery (xổ số)

Snoopy (sự rình mò)

Seinfeld

Copper (đồng)

Magnolia (hoa mộc lan)

Poodle (chó xù)

Bee (con ong)

Scarecrow (bù nhìn)

Map (bản đồ)

Rope (cái vòng dây)

Pub (quán rượu)

Oyster (con hàu)

Garlick (tỏi)

Bench (ghế dài)

Cavalier (kỵ sĩ)

Playpen (xe cũi đẩy)

Flag (lá cờ)

Drug (thuốc)

Liver (gan)

Hollow (trống rỗng)

Confusion (bối rối)

Doll (búp bê)

Gold (vàng)

Budha

Chìa khóa:

0 – S, Z, C (âm mềm)

1 – D, T, TH

2 – N

3 – M

4 – R

5 - L

6 – J, SH, CH (âm mềm), DG, G (âm mềm)

7 – K, CH (âm cứng), C (âm cứng), G (âm cứng), NG

8 – F, V

9 – P, B

Bài tập 3 – tổng hợp hai bài tập trước

Hãy chuyển các từ sau thành con số, và ngược lại, từ các con số thành từ có nghĩa.

Chìa khóa:

0 – S, Z, C (âm mềm)

1 – D, T, TH

2 – N

3 – M

4 – R

5 - L

6 – J, SH, CH (âm mềm), DG, G (âm mềm)

7 – K, CH (âm cứng), C (âm cứng), G (âm cứng), NG

8 – F, V

9 – P, B

Ví dụ:

Midget (người lùn) – 361

372 – Migraine (bệnh đau nửa đầu)

Fruit (trái cây) – 841

43 – Room (phòng)

Bây giờ bạn tự làm bài tập sau:

17

2

19

Popcorn (bỏng ngô)

Bear (con gấu)

234

Horse (con ngựa)

Carwash (khu vực rửa xe)

36

80

Screwdriver (cái tuốc-nơ-vít)

09

5681

Jelly (thạch)

547

Spirit (tâm hồn)

00

Generation (thế hệ)

247

Allergy (dị ứng)

Mục đích của phương pháp này là nhằm mang lại cho chúng ta cảm giác dễ dàng và thoải mái hơn trong cuộc sống khi phải mã hóa các con số và từ ngữ. Như vậy, bạn có thể bổ sung các chữ cái có cách phát âm giống với chữ cái gốc. Ví dụ:

C – có thể là C cứng (như K), hoặc C mềm (như S)

G – có thể là G âm cứng (như CH) hoặc G âm mềm (như SH).

Chính vì vậy, số 74 có thể là car (xe hơi) hoặc jar (lọ, bình)

S – có thể là C hoặc K, vì thế số 40 có thể là race (cuộc đua) hoặc rose (hoa hồng).

J – có thể là SH hoặc C, vì thế 64 có thể là shore (bờ biển) hoặc cure (điều trị).

Phương pháp này không phải là một sự gán ghép mang tính cố định. Điều đó có nghĩa là bạn có thể lựa chọn một từ nhất định, hoặc bất cứ chữ cái nào mà bạn muốn, hoặc bất cứ thay đổi nào mà bạn cảm thấy hữu ích. Nếu bạn tìm ra cách kết hợp các chữ cái có nghĩa trong một ngôn ngữ khác mà bạn thấy quen thuộc thì đừng cố tìm nghĩa của chúng trong tiếng Anh.

Ví dụ: 95 có thể là bell trong tiếng Anh (có nghĩa là một cái vòng, thắt lưng), hoặc là từ ball (là một loại vật thể hình tròn để đá). Một vài người lại thấy dễ nhớ hơn với từ bella (vẻ đẹp của Italia). Hãy làm bất cứ cách nào mà bạn muốn để có thể nhớ mọi thứ dễ dàng hơn, nhưng hãy đảm bảo là sự thay đổi đó không khiến bạn cảm thấy lúng túng.

Một câu hỏi lớn đặt ra – làm thế nào để chúng ta có thể áp dụng phương pháp này?

Và sau đây là câu trả lời.