Bên Cạnh Thiên Đường

Chương 20

Tuổi trẻ là một trận vây khốn, giống như người Tây Ban Nha vây khốn cung điện La Alhambra trong một thời  gian dài vậy.

Tuổi trẻ không hủy diệt chúng ta, nó chỉ vây khốn chúng ta mà thôi.

“Tiếng Thét”

Không hiểu sao dạo này tôi rất hay nghĩ đến bức tranh đó.

Trong tranh vẽ một người đang lấy tay bịt chặt tai, trên mặt chỉ thấy hai hố mắc trống huếch, nét mặt tuyệt vọng. Ở phía xa xa sau lưng người này có hai người đang đứng, họ có vẻ như hoàn toàn thờ ơ trước con người cô độc tuyệt vọng thậm chí còn lộ rõ khuynh hướng tự sát trước mặt mình, chỉ đứng thõng tay quan sát.

Tôi cứ cảm thấy mình giống như người trong bức họa, sống chán chường, sống mệt mỏi, mất đi lòng tin.

Trong thành phố này, khắp nơi những người thờ ơ hững hờ, nhắm mắt làm ngơ.

Những người muốn giúp đỡ mình như Trà Sữa, Bì Tử, Quán Đầu lại không thể giúp được gì.

Bởi vì vỏ quýt dày phải có móng tay nhọn.

Lông Mi chính là cái móng tay nhọn đó.

Mùa thu đến.

Thỉnh thoảng tôi lại ngồi trên sân thưởng tổng kết lại cuộc sống và những người đã xuất hiện trong đời mình.

Đột nhiên nhận ra mình chưa làm được chuyện gì ra hồn.

Cũng chẳng có chuyện gì đặc biệt.

Vết thương trên thân Kim Hổ đã dần dần khỏi hẳn, để lại một vết sẹo rất đẹp.

Bì Tử cuối cùng cũng bắt đầu nở mày nở mặt, sải chân bước những bước dài tiến về phía mục tiêu trở thành người giàu có. Cậu ta mở công ty, đi khắp nơi hối lộ, khai thông quan hệ, sự nghiệp càng lúc càng lớn. Giờ thì cậu ta không cần mượn tiền ai nữa, mà ngược lại có rất nhiều người bắt đầu đến tìm cậu ta mượn tiền. Cậu ta cũng không cần đến quán bar cưa gái nữa, mà các cô gái toàn tự tìm đến bám lấy cậu ta.

Trà Sữa và cô gái trọc đầu lần trước vẫn yêu nhau đến chết đi sống lại. Cô trọc đầu định di dân sang Hà Lan, nhưng Trà Sữa thì lại chán ghét cuộc sống ở nước ngoài, nó không nỡ bỏ đất nước, không nỡ rời xa thành phố, xa đám bạn bè, xa quán bar này đi đâu cả. Hai người vì vậy mà cứ do dự mãi chưa quyết định được.

Chuyện yêu đương của Hoa Hồng rất ổn, cậu ta không lang thang hát ở ngoài phố nữa mà mượn tiền tôi mở một cửa hàng nhỏ chuyên bán đĩa lậu, tôi cũng tốn khá nhiều thời  gian lượn lờ ở ngôi nhà nhỏ ấm áp đó. Cửa hàng đĩa bị kiểm tra niêm phong một lần, nhưng nhờ Bì Tử chạy vạy giúp cho, từ sau lần đó trở đi thì không còn phiền phức gì nữa.

Quán Đầu bị viêm amidan, sau khi làm phẫu thuật cắt bỏ, cậu ta bắt đầu nói nhiều, thậm chí có hôm còn nói một mạch không ngừng từ sáng tới tối mịt, cứ như là cái amidan kia đã chẹn mất cổ họng của cậu ta vậy. Nhưng khác thì lại chê cậu ta pha đồ uống càng lúc càng tệ. Xem ra người càng ít nói thì càng làm tốt mọi việc hơn thì phải.

Bố mẹ cô bé nhà bên cuối cùng đã ly hôn. Cô bé lựa chọn đi cùng ông bố lắm tiền dọn nhà đi, nghe nói như vậy có thể bảo đảm cho con đường ra nước ngoài du học của nó. Cũng vì thế mà nó có một người mẹ mới. Mẹ cũ thì tuổi già nhan sắc cũng tàn phai, một mình sống trong căn nhà lạnh lẽo. Chị ta chuyển công việc, phải làm ca ba rất vất vả, nhưng vẫn cố chấp không chịu sống cúi đầu, càng không muốn tái giá. Vì thế mà tôi rất khâm phục chị, từ đó trở thành bạn, thỉnh thoảng cũng ghé qua mời chị đi uống trà, nói chuyện cho đỡ buồn.

Không có tin tức của Lông Mi.

Gần đây nghe nhiều nhất là nhạc của Damien Rice.

Tác phẩm của họ thường khiến tôi muốn khóc mà không có nước mắt. Tôi rất ngưỡng mộ cái cách họ dùng âm thanh để trực tiếp giãy bày cuộc sống của mình. Mỗi lần nghe Damien Rice, tôi lại có cảm giác cuộc đời giống như một căn nhà gỗ dựng bên vách núi dựng đứng gần bờ biển Scoland: trước mắt là cao nguyên xanh ngắt vô tận gieo trồng vô số hạt giống hi vọng, sau lưng là vách núi dựng đứng và mặt biển cuồng nộ, còn mình thì đang đứng ở vùng biên giới chẳng phải là tuyệt vọng mà cũng không thể nói là hi vọng.

Bộ phim hay nhất mà tôi xem là “Ngốc nghếch” của đạo diễn nổi tiếng người Đan Mạch Larsvon Trier.

Bộ phim kể về một nhóm người bình thường giả làm người bị chứng thiểu năng trí tuệ cùng nghênh ngang ra đường giữa ban ngày, cùng hưởng thụ lạc thú mà sự rối loạn do họ gây ra đem lại. Trong phim có một câu nói rất hay: “Làm một người ngốc là một sự sa xỉ, cũng là một tự tiến bộ, bởi vì ngu ngốc chính là tương lai của nhân loại này.”

Câu nói hay nhất là:

Bì Tử: Cuộc đời lý tưởng là hồi trẻ thì nhếch nhác không thể chịu được, về già lại giàu có không thể chịu được.

Trà Sữa: Trước khi tuổi trẻ bị thối rữa hãy để nó trào dâng và lan tràn khắp nơi đi, cho dù tràn vào một đống phân bò cũng được. Tất nhiên đàn ông thì còn chẳng bằng phân bò nữa. Ôm phân bò ngủ còn ấm hơn ôm đàn ông các cậu nhiều, tớ thà ôm các cô gái của tớ còn hơn.

Hoa Hồng: Nhạc Rock chết rồi, tình yêu sống rồi. Thần chết đã dùng tình yêu để từ chối tôi.

Còn có một câu của Quán Đầu nữa, hôm ấy cậu ta nhìn tôi và Hoa Hồng ngồi nghịch nghịch cây đàn ghi ta bên quầy bar, nghĩ một lúc rồi nói:

- Thứ âm nhạc hay nhất trên đời này, là đàn bà.

Tôi thích đến ga xe lửa. Sau khi đóng cửa quán bar, tôi với Bì Tử thường rủ nhau ra ga, ngồi trên bậc thềm hút thuốc, nghe tiếng còi tàu rú lên từng đợt kích động lòng người, ngắm nhìn những con người đang vội vã chuẩn bị lên đường, cảm nhận lấy sự lênh đênh mệt mỏi của đời người.

Tôi cũng thích quan sát những người vô gia cư nơi đầu đường xó chợ. Tôi hay một mình lang thang ở Thiên Kiều hay cổng chợ lúc nửa đêm, vì vậy rất hay gặp phải những người không có nhà để về, mà phải ngủ nơi góc phố. Lần nào tôi cũng lân la lại gần, quan sát đối phương từ khoảng cách rất gần. Thỉnh thoảng cũng có lúc đối phương sực tỉnh, cũng quan sát tôi từ khoảng cách gần đó, cả hai chỉ im lặng nhìn nhau, đều không biết nên làm gì hay làm thế nào.

Thích nói chuyện với xe. Có tâm sự gì, tôi đều trực tiếp nói với xe, cứ như nó có sinh mệnh vậy. Con xe già này là người bạn trung thành nhất của tôi, tôi bảo nó đi về phía đông, nó tuyệt đối không đi về phía Tây. Cho dù là tôi định lái nó lao xuông vực sâu, nó cũng không hề sợ hãi, quả thật khiến người ta cảm động vô cùng.

Chợt nhận ra mình đã già.

Điều này là người khác nói cho tôi biết. Hôm ấy tôi dừng xe ở cổng một trường đại học để đợi người, mở cửa sổ ra hút thuốc. Có một cô gái đi tới hỏi đường, hỏi xong nghe thấy trong xe đang bật nhạc của Leonard Co hen, cô liền bật cười khúc khích nói: “Thích nhạc của ông ấy chứng tỏ “chú” bắt đầu già rồi”, nói xong liền quay người bỏ đi, để lại bóng dáng ngập tràn sức sống của tuổi xuân.

Nghĩ đi nghĩ lại, cảm thấy có lẽ nguyên nhân là do tại mình để râu? Thế là tôi liền về nhà cẩn thận cạo râu cho sạch, lục trong tủ ra một chiếc Tshirt dài tay, đứng trước gương ngắm nghía, nhận ra trông mình trẻ hơn rất nhiều, nhưng bụng thì cũng đã to hơn hồi trước rất nhiều. Đến lúc ấy, tôi mới bắt đầu cảm thấy khó chịu, bắt đầu tin lời của cô gái kia.

Già cỗi là một cảm giác đáng sợ, chỉ cần nghe bài “Help” của The Beatles là biết.

Một lần lại giở “Hiroshima tình yêu của tôi” ra đọc.

Tình cờ giở đúng trang có câu: “Chiến tranh kéo dài mãi mãi không kỳ hạn, tuổi trẻ của tôi cũng không có giới hạn. Tôi đã không thể thoát khỏi chiến tranh, thì cũng không thể thoát khỏi tuổi trẻ của chính mình.”

Cảm giác tuổi trẻ như một chiếc đuôi cá trơn tuột trong tay mình, sẽ lập tức quẫy mạnh rồi trượt đi. Cho dù không đi mất, thì có lẽ nó chẳng mấy chốc cũng sẽ chết khô. Bất luận là đối với sự cô đơn tịch mịch hay tình yêu, trận chiến này xem ra cũng phải tiếp tục kéo dài rồi.

Tuổi trẻ là một trận vây khốn, giống như người Tây Ban Nha vây khốn cung điện La Alhambra trong một thời  gian dài vậy.

Tuổi trẻ không hủy diệt chúng ta, nó chỉ vây khốn chúng ta mà thôi.

Không khí lạnh tràn về.

Trời trở rét, hai ngày trước còn có tuyết rơi. Quần áo mùa đông của tôi vứt hết trong tiệm giặt khô, đành phải co ro rúc mình trong nhà. Mấy ngày sau vẫn không thấy trời ấm lạnh, tôi hết chịu nổi, bèn xuống nhà lấy xe, bật điều hòa lên, ra đường ngắm cảnh phố xá. Gió lạnh thổi trên đường phố, quét sạch những chiếc lá khô cuối cùng vẫn còn ngoan cường bám trụ trên cành cây. Lá rụng bị gió cuốn đi khắp nơi. Cành cây trơ trọi hướng thẳng lên trời, tựa như đang âm thầm kháng nghị cái thời tiết đáng sợ đến không thể chịu nổi này. Trên phố toàn những người đang run rẩy vì rét, ai nấy đều có vẻ rất vội vã. Tôi ngồi trong xe ấm áp, chăm chú quan sát qua cửa kính, tựa như đang ngồi trên một con thuyền nhìn người ta giãy dụa trên mặt biển mênh mông vậy.

Đột nhiên trời đổi mưa.

Mưa mỗi lúc một lớn. Đường phố dường như bị ai đó ấn nút tua nhanh, động tác của mọi người đều nhanh lên gấp bội, người đi bộ thì chạy khắp nơi tìm kiếm chỗ trú mưa, những người buôn bán nhỏ cũng vội vã thu dọn sạp hàng, mấy người đụng xe đang cãi vã cũng buộc phải tản ra, từng chiếc xe lướt qua cửa sổ ô tô. Chỉ có những người bán báo mặc áo mưa vẫn đứng trên phố rao vang vang, thỉnh thoảng cũng có người dừng xe lại ven đường mua báo, kéo cửa sổ xuống ném ra một tờ giấy bạc rồi đi. Những chiếc lá rụng chưa kịp bị gió cuốn đi, giờ bị nước mưa thấm đẫm, dính nhơm nhớp dưới chân người đi đường. Tất cả mọi người đều co ro cúm rúm, kéo cổ áo lên, chống cự lại thời tiết lạnh lẽo một cách không ý nghĩa.

Xe phía trước đột nhiên phanh gấp.

Tôi cũng lập tức dừng lại, nhổm người lên quan sát.

Một người tàn phế đôi chân, chống gậy ung dung đi qua đường trong mưa. Tất cả xe đều ấn còi inh ỏi, biểu thị sự bất mãn.

Đột nhiên cảm thấy may mắn vì mình không phải là một người như vậy.

May mà mình không cụt tay cụt chân, may mà mình không phải người mù, may mà mình không có bệnh tim, may mà mình không mắc bệnh tình dục, may mà lúc ngủ mình không ngáy. Cứ nghĩ đi nghĩ lại như vậy, đột nhiên tôi có nhận ra mình là một người thứ gì cũng có: thân thể khỏe mạnh không bệnh tật, ăn ở đi lại đều không phải lo lắng, còn có cả điều kiện đi kiếm tìm một chút cảm giác hưởng thụ nữa.

Vậy tại sao ngày nào tôi cũng cảm thấy cô đơn tịch mịch, hoang mang không biết đi về đâu?

Vì không có tình yêu? Nhưng nếu lấy một chiếc chân để đổi lấy tình yêu, liệu tôi có đồng ý không?

Nếu là Lông Mi, có lẽ tôi sẽ đồng ý. Nhưng liệu tôi có biết đó là ai không?

Con người thường chỉ để ý đến thứ mà mình cần ngay trước mắt, mà bỏ qua những thứ mình đã từng sở hữu. Có lẽ đây chính là nguyên nhân thật sự của nỗi buồn. Nghĩ về mẹ, chợt tưởng tượng: nếu dùng tính mạng của mình để đổi lấy sự sống ẹ, tôi có đồng ý không? Câu trả lời là có. Rồi lại nghĩ, nếu dùng đôi mắt của mình để mẹ sống lại, tôi liệu có vẫn đồng ý không? Câu trả lời lại là do dự, không thể

Con người không sợ mất hết tất cả, mà sợ sự tàn khuyết, sợ không trọn vẹn.

Giống như cuộc đời tôi, thiếu mất Lông Mi, liền trở nên tàn khuyết.

Xe trước mặt bắt đầu nhích dần.

Tôi chầm chậm đi theo, cái gạt nước lắc qua lắc lại trước mắt, cảnh vật mơ hồ rồi lại rõ ràng, rõ ràng rồi lại mơ hồ, tựa như đang nằm mộng.

Bật máy nghe nhạc lên, nghe lại bài “Bạch Hoa Lâm” của Phác Thụ.

Đi qua một góc phố.

Bên đường có một trạm điện thoại công cộng, có một bóng người đang run rẩy nấp bên trong.

Lái xe đi qua trạm điện thoại.

Trước mắt chợt sáng bừng lên.

Tôi vội vàng dừng xe, bật đèn nháy làm hiệu cho các xe sau, rồi cẩn thận tấp vào vỉa hè, rồi dừng lại ở vị trí mà cửa sổ xe song song với trạm điện thoại, sau đó cẩn thận nhìn kỹ qua màn mưa mờ mờ: Mái tóc dài buông thả xuống vai. Đôi vai gầy guộc. Cặp mắt to trầm mặc. Hàng lông mi dài và đẹp như cánh bướm. Chiếc khăn choàng cổ dài. Áo khoác to xù. Dày cao cổ. Con dê đồ chơi nhỏ trong lòng. Cái balô to tướng.

Là Lông Mi.

Sao lại là Lông Mi?

Em không cầm ô, ăn mặc rất phong phanh nấp trong trạm điện thoại công cộng, giày ướt sũng, mặt giấu vào trong cổ áo ngoài, hình như đang đợi taxi.

Tôi mở cửa xe, lấy hết sức gọi tên em.

Lông Mi quay đầu lại, kinh ngạc nhìn tôi, nét mặt hoang mang như không biết phải làm sao.

Mưa lớn hắt vào trong xe.

Tôi vẫy tay ra hiệu, bảo em lên xe.

Lông Mi vẫn đứng thần người ra đó, không hề động đậy.

Tôi đành xuống xe, vũng nước trên đường vẫn chưa ngập quá mắt cá chân. Tôi nhảy tránh vũng nước, rồi chạy tới kéo em lên xe. Chiếc xe từ từ chuyển bánh, mưa gió lạnh lẽo đều bị cản lại bên ngoài. Quay đầu sang nhìn em, tôi cảm thấy vô cùng hưng phấn. Mái tóc dài của Lông Mi dính đầy những hạt nước li ti, em nhìn tôi hoang mang, nét mặt trơ khấc như một bức tượng. Sau rồi Lông Mi lại quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ, không nhìn tôi nữa.

Mưa mỗi lúc một lớn, đường chật cứng xe.

Chúng tôi đang đi trên đường một chiều, phía sau là một dãy dài những chiếc xe khác đang ra sức bóp còi thúc giục. Không thể dừng xe, đành cẩn thận tiến lên phía trước.

Phác Thụ hát bài “Những Bông Hoa Ấy”.

“Họ đều đã già rồi ư? Họ đang ở đâu? Chúng tôi chính là như thế, mỗi người một nơi!”

Tôi và Lông Mi cuối cùng cũng không giống như lời ca kia, mỗi người một phương trời.

Trong khoảnh khắc ấy, một cảm giác hạnh phúc và cảm động vô hạn chảy khắp toàn thân tôi.

Tựa như được lao ra bên ngoài, để ưa thấm nhuần tẩy sạch mọi ưu phiền vậy. Tôi cố khống chế tâm trạng kích động, miệng khẽ lẩm nhẩm hát theo, chú ý điều khiển xe, thi thoảng lại liếc nhìn kính chiếu hậu quan sát Lông Mi.

Em khóc.

Em áp má vào cửa xe mà khóc, từng giọt nước mắt lăn trên má, lăn trên cửa sổ, thân hình nhỏ bé khẽ run lên nhè nhẹ, đầu gục sang mọt bên, lặng lẽ nhìn cảnh mưa thê lương bên ngoài, hai hàm răng em cắn chặt đầu ngón tay cái, dường như không muốn tôi nghe thấy tiếng khóc rấm rứt.

Nước mắt tôi tự nhiên tuôn trào lúc nào không biết.

Cũng không muốn em nhìn thấy. Lặng lẽ không nói gì, nước mắt cứ rơi. Tôi lặng lẽ lấy mu bàn tay quệt đi. Tay ướt sũng, lại chuyển sang dùng ống tay áo.

Thật lâu.

Cuối cùng xe cũng đi hết con đường một chiều chật hẹp, chuyển sang phố lớn. Tôi liền dừng xe lại bên đường.

- Em gầy đi nhiều quá.

Tôi quay đầu lại nhìn Lông Mi mỉm cười.

- Anh cũng gầy quá.

Lông Mi khẽ đáp lại, mặt vẫn áp vào cửa sổ xe lạnh lẽo.

Tôi đưa tay cầm lấy tay em. Lạnh buốt.

- Về nhà nhé?

- Không. Em về nhà em.

Tôi thở dài, nghĩ một lúc rồi đành khởi động xe.

Xe dừng lại trước một cái ngõ lớn ở khu phố cổ.

Mưa bắt đầu ngớt.

Tôi xuống xe, mở cửa sau, đỡ Lông Mi ra, định đưa em vào tận nhà.

Lông Mi dùng ánh mắt kiên quyết từ chối.

Hỏi số điện thoại của em, nhưng em chỉ nhìn tôi, do dự một lúc rồi cương quyết quay đầu.

Để lại mình tôi đứng ngây ra trong mưa.

Sáng sớm hôm sau tôi đã dừng xe đợi trước ngõ.

Tôi đợi từ sáng đến tối mịt, cũng không thấy bóng người đâu. Ngày hôm sau cũng vậy, tôi kiên định đợi đến tận chiều, cuối cùng cũng thấy Lông Mi đi ra. Em đeo chiếc ba lô to sụ, nghiêng nghiêng người cúi đầu bước ra. Tôi vội vàng lái xe đến bên cạnh, kéo cửa sổ xuống bóp còi inh ỏi. Lông Mi liếc mắt nhìn tôi, nghĩ gì đó rồi lại tiếp tục bước đi. Tôi đành lái xe đi theo. Một người một xe chầm chậm đi trên đường, làm không ít người để ý. Lông Mi dường như cũng cảm thấy hơi ngại, đành dừng lại, nghĩ ngợi một chút rồi mở cửa, ngồi vào trong xe.

- Đi đâu?

- Triển lãm.

Tôi lái xe đến nhà triển lãm, nhưng đến cửa thì Lông Mi có vé nên được vào, còn tôi không có vé, bị bảo vệ chặn lại.

Lông Mi quay sang nhìn tôi, cười cười như trêu trọc, rồi chạy vào trong. Tôi bị bỏ lại bên ngoài. Nhưng nụ cười trêu trọc vừa rồi của em, ngược lại khiến cho tôi cảm thấy ấm áp và hi vọng.

Mua vé vào trong. Đang triển lãm tranh sơn dầu. Đại sảnh bị ngăn cách thành nhiều phòng nhỏ, đường đi ở giữa quanh co khúc khuỷu, không thấy Lông Mi đâu. Đi ra quầy giới thiệu ở cửa ra vào, thấy có một bức “Quán Café đêm”, lồng ngực chợt thấy nóng bừng, vội vàng chạy tới đó. Quả nhiên Lông Mi đang ngồi một mình trên mặt đất, tay chống cằm, hai hàng lông mi dài chớp chớp, điệu bộ như đang suy tư điều gì đó. Tôi bước lại gần, ngồi khoanh tròn bên cạnh em, rút thuốc ra định hút. Lông Mi liền vươn tay ngăn lại, ra hiệu không được hút thuốc. Tôi liền thuận thế chộp lấy tay em, nắm thật chặt. Em muốn rút ra, nhưng không được, đành thở dài bỏ cuộc.

Người xem triển lãm không nhiều lắm, chỉ lưa thưa lác thác. Tranh trong triển lãm hầu hết đều là nguyên tác của họa sĩ trong nước, chỉ có một phần nhỏ là tranh sao chép. Các tác phẩm nguyên tác thực ra rất có sức nhấn, tư tưởng cũng sâu sắc hơn tranh chép, đồng thời cũng diễn tả được sự ảnh hưởng mãnh liệt của cái thời đại thay đổi gấp gáp này đối với thế giới tâm linh của con người.

Lông Mi lại đòi đến sân vận động.

Khi chúng tôi tới nơi thì người đã chật kín. Một trận đá bóng giải hạng A. Lông Mi kéo tôi chạy tới một cửa nhỏ, đưa giấy chứng nhận ra rồi đi thẳng vào trong. Sau đó em chạy thẳng vào phòng thay đồ, một lát sau thì thay một bộ đồ thể thao màu đỏ bước ra. Xung quanh có rất nhiều cô gái khác cũng ăn mặc như vậy.

- Tình nguyện!

Lông Mi giải thích, rồi kéo tôi ngồi xuống chiếc ghế băng nhỏ bên dưới khán đài. Trận đấu bắt đầu.

Hai đội đá rất tệ, không khí nặng nề u ám bao phủ cả sân bóng. Rồi trận đấu cũng bắt đầu kịch liệt, đám dân nghiền bóng đá trên khán đài bắt đầu ồn ào náo nhiệt. Đội chủ nhà tấn công. Một tay cổ động viên đứng lên, hò hét xung phong, cả đám còn lại cũng cuồng nhiệt hò hét theo. Tiền đạo đội chủ nhà sút lệch cầu môn. Tiếng than tiếc liền nổi lên khắp sân vận động. Đội khách phản kích. Tiếng hò hét la ó ầm ĩ, một tay kèn thổi ngay điệu nhạc đám ma. Cú sút của đội khách bị thủ môn đội chủ nhà bắt được, tất cả cổ động viên liền hét vang “cố lên, cố lên”, không khí sục sôi hừng hực.

Lông Mi bó gối ngồi trên một quả bóng, đung đưa lắc lư, cắn móng tay, rồi thì chống cằm, ngửa mặt lên nhìn những đám mây biến hóa vô thường trên trời cao. Nhìn một lúc, em lại lấy cuốn nhật ký đó ra, vẽ vẽ gì lên đó. Tôi liếc nhìn, thấy em vẽ mấy con lợn nhỏ mọc cánh đang ra sức đuổi theo một quả bóng.

- Sao tự dưng lại đi làm tình nguyện thế này?

Tôi không nhịn được cười hỏi.

- Vì người khác làm một việc gì đó không vì lợi ích không phải cũng rất hay sao?

Lông Mi vừa chăm chú vẽ vừa tùy tiện đáp.

- Xem đá bóng thực ra cũng chỉ để phát tiết mà thôi.

Tôi đáp với giọng xem thường.

- Sao anh nghĩ thế?

- Bình thường áp lực công việc quá lớn, không có cách gì phát tiết. Nên lúc rảnh rỗi người ta mới tới đây xem đá bóng, chẳng cần hiểu gì hết, chỉ biết hò hét, chửi bới ầm ĩ, ngược lại còn được tiếng là cổ động viên cuồng nhiệt của đội chủ nhà, có khi còn được dính dáng một chút vào chủ nghĩa yêu nước nữa ấy chứ. Có thế thôi.

Tôi nhìn đám cổ động viên đang lớn tiếng chửi bới đội khách mà trả lời.

- Còn có nhiều người khác chỉ đến để hưởng thụ cuộc sống một cách bình tĩnh, hưởng thụ sự vui vẻ mà thể thao mang lại. Anh chỉ nhìn thấy một mặt phiến diện mà thôi.

Lông Mi trầm tĩnh trả lời.

Tôi nhất thời cũng cứng họng không biết trả lời thế nào.

Liếc nhìn xung quanh. Lông Mi nói không sai, đúng là có nhiều người chỉ đang mỉm cười chăm chú xem đá bóng, cảm nhận lấy không khí hừng hực của trận đấu, hoặc cao giọng cổ vũ cho cả hai bên, suýt soa tán thưởng những tình huống đặc sắc. Những tiếng mắng chửi mà tôi nghe thấy, nhìn thấy đúng là chỉ là hiện tượng phiến diện. Tại sao lúc nào tôi cũng chỉ nhìn thấy mặt xấu của vấn đề như vậy? Có lẽ tại ở quán bar chỉ nhìn thấy bộ mặt ủ rũ chán nản lúc đêm về của mọi người, mà không thấy được sự tích cực vươn lên của họ lúc ban ngày?

Lời nói của Lông Mi làm tôi bừng tỉnh.

Quả bóng lăn ra khỏi sân.

Một vận động viên chạy tới hét lớn, làm Lông Mi giật mình, đặt cuốn sổ xuống, lấy trái bóng đang ngồi ném vào trong sân, rồi chạy ra nhặt một trái khác, ngồi lên, lắc lắc lư lư vẽ tiếp.

Bất chợt thấy bồi hồi xúc động.

Đã quá lâu rồi tôi không tham gia vào các hoạt động ban ngày rồi. Nhìn cuộc sống và hạnh phúc bình thường dưới ánh mặt trời của mọi người, nhìn Lông Mi vui vẻ với việc mình làm, một cảm giác kỳ lạ dâng tràn lên trong lòng tôi. Tôi đã chìm đắm trong bóng đêm quá lâu, có lẽ đã đến lúc phải thay đổi cách sống rồi chăng? Còn nhớ trước khi mở quán bar, tôi còn hay đến sân v động chơi bóng rổ hay te nis, thỉnh thoảng còn đá bóng nữa. Hồi ấy còn thường rủ mấy người bạn đi leo núi, thậm chí còn dự định tổ chức đoàn thám hiểm đi Khả Khả Tây Lý nữa. Nhưng giờ thì cuộc sống của tôi như gắn liền với quán bar, càng lúc càng giống một con mèo đêm.

Trận đấu kết thúc với phần thắng nghiêng về đội chủ nhà. Các cổ động viên hài lòng ra khỏi sân vận động. Biển người từ từ rút hết, cả sân vận động lớn chỉ còn lại mình tôi với Lông Mi, còn có mấy người công nhân vệ sinh nữa. Có lẽ tại đội chủ nhà thắng nên Lông Mi rất vui, em nhảy nhót tung tăng trên bậc cấp, được một lúc thì mệt, ngồi bịch xuống đất hút thuốc.

Bầu trời mùa thu thăm thẳm cao vời.

Mây trên đầu chúng tôi chia làm ba tầng, tầng thấp nhất là mây xốp như kẹo bông đường, tầng ở giữa mây xoắn lại với nhau, tầng mây cao nhất thì chỉ mỏng như tờ giấy. Mặt trời từ từ ngả bóng về tây, ráng chiều nhuộm bầu trời đỏ rực. Một đàn bồ câu lướt qua đầu chúng tôi, sải cánh tung bay. Lông Mi đưa đầu ngón tay ra, một con, hai con, ba con, lẩm bẩm đếm số bồ câu. Gương mặt và mái tóc em đắm mình trong ánh tịch dương, ấm áp dịu dàng, làm tôi nhớ đến bài “Tequila Sunrise” của The Eagle, nhớ đến cảnh sa mạc, đường chân trời, những cây xương rồng trong bài hát, vừa ấm áp lại vừa có chút thê lương, không khỏi khe khẽ lẩm bẩm hát mấy câu.

Một trận gió lạnh thổi qua, Lông Mi khẽ run rẩy, buông ống tay áo xuống, rồi ôm chặt cánh tay.

Tôi ôm lấy em, bọc em thật chặt trong chiếc áo khoác ngoài to sụ. Lông Mi khẽ thở dài, đưa mắt nhìn thôi, hai hàng lông mi dài khẽ chớp chớp, rồi miễn cưỡng nép mình vào vai tôi.

- Em biết rồi đúng không? Trước đây anh có một người bạn gái, lúc đó đột nhiên chia tay, trong lòng rất khó chịu, nên muốn ra đi một thời  gian, hi vọng có thể quên được để bắt đầu lại từ đầu. Anh đi mà không nói gì, là lỗi của anh, xin lỗi em.”

Tôi muốn nói rõ mọi chuyện với em, nhưng hình như càng nói càng hồ đồ lẫn lộn.

Liếc nhìn Lông Mi, em vẫn chăm chú đếm chim câu, tựa hồ căn bản không hề nghe tôi nói. Đành im lặng.

- Em đói rồi.

Một lúc lâu sau, Lông Mi ngước mắt nhìn tôi, nói rất tội nghiệp.

Sau khi ăn no nê ở một quán nhỏ trên phố Mỹ Thực, Lông Mi còn gói mang về một hộp đậu phụ Nhật, rồi kéo tôi lái xe đến một viện dưỡng lão ở ngoại thành. Dưới ánh hoàng hôn, trong sân toàn là những người già cô đơn ra ngoài tản bộ.

Chúng tôi đi tới dưới một gốc cây quýt.

Có một bà lão đang ngồi cắm cúi nhìn xuống mũi chân, không động đậy, thứ duy nhất động đậy là dòng nước dãi chảy ra từ miệng bà. Bên cạnh bà còn có một ông già đang áp chiếc radio bỏ túi vào tai, đài đang phát bài “Thường về nhà xem xem”, vừa nghe ông vừa cười một cách ngây ngô.

Lông Mi ngồi xuống bên cạnh, đỡ lấy cánh tay bà lão, nhiệt tình chào hỏi. Bà lão vất vả quay đầu lại nhìn kỹ, hình như là bà cười, tôi không nhìn rõ lắm. Rất khó để phân biệt được biểu tình trên một gương mặt đã già nua đến hồ đồ như thế.

Em cẩn thận lấy khăn giấy lau sạch nước dãi trên mặt bà lão, rồi lấy hộp đồ ăn ra, bón cho bà từng thìa đậu phụ một. Bà lão mở miệng, nhai nhai rồi ngậm miệng lại, chớp chớp mắt như đang thưởng thức mùi vị, sau đó gật gật đầu, rồi lại mở miệng ra, quá trình cứ thế lặp đi lặp lại.

Ăn xong, Lông Mi lấy giấy ăn lau sạch miệng cho bà lão, rồi nói chuyện với bà một lúc. Bà lão thực ra chẳng nghe được gì, thỉnh thoảng lại gật gù, động tác cứng nhắc như một cỗ máy.

- Thân thích của em à?

Tôi cẩn thận dò hỏi, bà lão này có rất nhiều nét giống mẹ em.

- Không phải, tại bà ấy giống mẹ em quá, nên hay đến thăm thôi.

Lông Mi điềm đạp trả lời.

Cây quýt trên đầu trĩu trịt những trái quýt chín mọ

Có người hái một trái xuống, hít hà mùi hương nồng đậm phả vào mặt.

Đột nhiên nhớ đến cây quýt trong khách sạn ở Tây Đệ, giờ này chắc cũng đang rất trĩu quả nhỉ?

�� t��P-�-size:12.0pt;line-height:130%;font-family:“Times New Roman”; mso-ansi-language:FR">- Đàn ông già thì biết trân trọng à?

 

- Không biết nữa, nhưng ít nhất ông ta cũng biết chiều chuộng. Ông ta rất thương em. Giặt đồ cho em này, giúp em làm cơm này, gội đầu cho em nữa, đêm về thì kể chuyện dỗ dành em, đến khi nào em ngủ say ông ấy mới về nhà.

Cặp mắt cô ươn ướt, quay đầu áp má vào tường, len lén đưa tay lên dụi dụi khóe mắt.

- Vợ ông ta thì sao?

Tôi hỏi thẳng luôn vào vấn đề.

- Ông ấy cũng rất thương vợ, ông ấy thương cả hai, chăm sóc cả hai. Vì vậy em mới nói ông ấy là một người đàn ông tốt. Ông ấy cũng khó xử, thế nên em rất thương ông ấy, lúc nào cũng mong ông ấy được hạnh phúc, ít nhất là hạnh phúc hơn em.

Nói xong lại thở dài não nuột.

Tôi không biết nói gì. Cả hai ngồi trầm mặc một lúc, đều không biết nên nói gì, tôi lưỡng lự một lúc rồi đành đứng dậy để cô lại một mình.

Có một người đàn ông lạ bước tới mời Miệng Rộng uống rượu. Cô chỉ đưa ly lên cụng nhẹ chẳng buồn nhìn đối phương lấy một cái. Người kia lại yêu cầu được ngồi bên cạnh, Miệng Rộng bèn dịch người lại sát tường thêm một chút. Đối phương ngồi xuống là bắt đầu thao thao bất tuyệt lảm nhảm gì đó, Miệng Rộng hờ hững nghe mà chẳng lọt tai, chỉ áp mặt vào tường, tựa hồ như đang lắng nghe những âm thanh ở bên kia bức tường, nét mặt đờ đẫn ủ rũ. Chốc chốc cô lại lấy điện thoại ra, hình như muốn nhắn tin cho người đàn ông già kia, chỉ là lần nào cũng ngần ngừ do dự, rồ lại lắc đầu thở dài bỏ máy xuống.