Bài Ca Tư Tưởng

LỜI BẠT CỦA TÁC GIẢ AYN RAND

Docsach24.com
âu chuyện này được viết năm 1937. 

Tôi đã biên tập lại nó cho lần xuất bản này (năm 1946-LND), nhưng đã chỉ sửa về văn phong; tôi sửa lại từ ngữ trong một số đoạn và cắt bỏ một vài chỗ dư thừa ngôn từ. Không hề có một ý tưởng hay một sự biến nào được thêm vào hay bỏ đi; chủ đề, nội dung, và cấu trúc được giữ nguyên. Câu chuyện vẫn được duy trì như lúc đầu. Tôi đã chỉ gọt dũa bề mặt chứ không động gì tới cốt lõi hay tinh thần của quyển sách; vì không cần phải sửa sang gì đối với những điều này. 

Một số người đọc câu chuyện ngay lần xuất bản đầu tiên đã có ý cho rằng tôi bất công đối với những lý tưởng của chủ nghĩa tập thể; họ nói, chủ đích hay giáo điều của chủ nghĩa tập thể không phải như trong sách đã nêu; những người theo chủ nghĩa tập thể không hề có ý cổ xúy hay chủ trương như thế; không ai biện hộ cho họ cả. 

Tôi sẽ đơn giản chỉ ra rằng cái câu khẩu hiệu “Sản xuất để sử dụng chứ không vì lợi nhuận” giờ đây (tác giả viết lời bạt này năm 1946  -LND) đang được nhiều người chấp nhận như một điều hiển nhiên, và đây là điều hiển nhiên khẳng định một mục tiêu cụ thể đáng khao khát. Nếu có thể tồn tại một ý nghĩa thông thái nào đó trong khẩu hiệu này thì nó là cái gì nếu không phải là cái ý cho rằng động cơ làm việc của con người phải là vì nhu cầu của người khác, chứ không phải nhu cầu, hay mong muốn, hay quyền lợi của chính anh ta? 

Lời hiệu triệu lao động cưỡng bức giờ đây đang được thực hiện hay cổ xúy ở nhiều quốc gia trên trái đất này. Nó dựa trên cái gì nếu không phải là trên ý tưởng cho rằng nhà nước là người xứng đáng nhất trong việc định đoạt xem một người có thể hữu ích cho người khác hay không, cái điều hữu ích ấy là điều đáng quan tâm duy nhất, và những mục tiêu, khao khát, hạnh phúc của chính anh ta nên bị gạt sang bên vì chẳng có chút quan trọng nào? 

Chúng ta có Hội đồng Nghề nghiệp, Hội đồng Ưu sinh, đủ thứ hình thức Hội đồng, bao gồm cả một Hội đồng Thế giới-và nếu những thứ này chưa nắm giữ toàn bộ quyền lực trùm phủ chúng ta thì phải chăng đó là do chưa có dụng ý? 

“Những thành quả xã hội”, “mục tiêu xã hội”… đang trở thành thuốc an thần trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta. Sự cần thiết của tính hợp lý xã hội đối với mọi hoạt động và mọi dạng thức tồn tại giờ đây đang được tin là hiển nhiên. Một người vẫn có thể được lắng nghe đầy thán phục và được tán đồng nếu như anh ta tuyên bố theo một kiểu mơ hồ rằng đó là vì “điều tốt đẹp cho mọi người” dù thực ra anh ta chẳng nêu được đề xuất nào đáng chú ý. 

Một số người có thể nghĩ-còn tôi thì không-là chín năm trước đã có một vài biện hộ cho những người không muốn nhìn thấy con đường mà thế giới đang theo đuổi. Ngày nay có những chứng cớ hiển nhiên cho thấy không ai có thể biện hộ gì được nữa. Những người từ chối không chịu nhìn thấy giờ đây đã rõ là không phải mù, cũng chẳng phải ngây thơ. 

Tội lỗi lớn nhất ngày nay là do ở những người chấp nhận chủ nghĩa tập thể theo kiểu mặc nhiên giáo điều; những người tìm kiếm sự bảo vệ từ tính cần thiết của việc có một chỗ đứng, bằng cách phủ nhận với chính họ cái bản chất của những gì họ đang chấp nhận; những người ủng hộ mấy kế hoạch được thiết kế đặc biệt để đạt tới chế độ nông nô, nhưng điều này được che giấu bên dưới vỏ ngoài mỹ miều rằng họ là những người yêu chuộng Tự do -một từ ngữ được dùng mà chẳng có chút ý nghĩa cụ thể nào; những người tin rằng nội dung của lý tưởng [của chủ nghĩa tập thể] là không cần khảo sát, rằng các nguyên tắc không cần phải định nghĩa, và rằng có thể lược giản sự kiện thực tế bằng cách nhắm một bên mắt lại. Họ kỳ vọng rằng, khi họ tìm thấy mình trong một thế giới của những tàn phá đẫm máu và của trại tập trung, họ có thể thoát khỏi trách nhiệm đạo đức bằng cách gào lên: “Tôi có định làm thế này đâu!” 

Những ai muốn chế độ nô lệ chắc hẳn đã có đủ lịch lãm để gọi nó bằng cái tên chính xác của nó. Họ phải đối diện với ý nghĩa đầy đủ của những gì họ đang cổ xúy hay dung thứ; cái ý nghĩa chính xác, đầy đủ, cụ thể của chủ nghĩa tập thể, của những ẩn ý luận lý của nó, của những nguyên lý hình thành nó, và của những mắt xích cuối cùng mà những nguyên lý này nhắm tới. 

Họ phải đối diện với nó, rồi quyết định xem đó có phải là những gì họ muốn hay không. 

Tháng tư, 1946

AYN RAND

(Trần Đan Hà dịch) (một trích đoạn của bản dịch này đã được đăng trên trang web damau.org)


file:///C:/Users/KhoaTran/Documents/Translation/ANTHEM.docx#_ftnref1]

[1] Sundial: một loại đồng hồ cổ, định giờ qua ánh  nắng mặt trời.