Bách Khoa Thư Lịch Sử

Kinh Tế Thế Giới (Từ 1950 Đến Nay)

KINH TẾ THẾ GIỚI (từ 1950 đến nay)

Kể từ năm 1950 trở đi, các nước công nghiệp đã cải thiện đáng kể mức sống của mình, nhưng nhiều nước nghèo hơn thìvẫn không hề được cải thiện hoặc cải thiện rất ít.

Cờ của Liên minh châu Âu, tổ chức kế tục Cộng đồng Kinh tế châu Âu. Liên minh châu Âu hiện gồm 25 quốc gia thành viên.

Sau Chiến tranh Thế giới II, Mỹ và nhiều nước Tây Âu đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Một khối lượng lớn công việc tái thiết sau chiến tranh, đặc biệt là ở châu Âu, đã được tiến hành. Công ăn việc làm có nhiều và tiền lương nhận được đã tăng một cách đều đặn so với giá cả hàng hóa. Tại những nước như Australia và New Zealand, hay một số khu vực ở Đông Nam Á như Hồng Kông, Singapore và Đài Loan, mức sống cũng được cải thiện, tuy ở mức độ thấp hơn so với Mỹ và Tây Âu.

Sự phát triển thịnh vượng này đột ngột dừng lại vào năm 1973, khi giá dầu thô bắt đầu tăng. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được thành lập năm 1960 với mục đích bảo đảm cho các quốc gia thành viên có được giá bán lợi nhất trên thị trường thế giới. Các thành viên OPEC gồm nhiều quốc gia A rập ở Trung Đông và Venezuela, Algeria, Indonesia, Nigeria và Gabon.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được thành lập với mục đích bảo vệ các quốc gia yếu trước các lực lượng thị trường hùng mạnh và hỗ trợ phát triển kinh tế.

Trong hai năm 1973–1974, OPEC đã nâng giá dầu lên gấp bốn lần, dẫn tới cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới. Những quốc gia nghèo hơn bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc giá dầu tăng. Đến năm 1981, giá dầu đã tăng gần 20 lần và kinh tế những quốc gia này cần có các khoản tiền vay của phương Tây mới có thể trụ được. Tại những nước tiên tiến, khủng hoảng năng lượng gây ra lạm phát, vì giá dầu tăng khiến giá cả hàng hóa khác cũng tăng, và nạn thất nghiệp tăng lên ở khắp nơi vì hàng xuất khẩu ít đi.

Tháng 10-1987 xảy ra hoảng loạn trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Trong năm đó, các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới phải hứng chịu một đợt sụt giảm giá cổ phiếu rất mạnh.
Vào thập niên 1990, trữ lượng dầu mỏ thế giới ước tính 700 tỉ thùng, trong đó 360 tỉ thùng nằm ở Trung Đông.

CÁC THỊ TRƯỜNG CHÍNH

Trên toàn thế giới, các quốc gia nằm gần nhau hoặc có chung lợi ích kinh tế đã cùng nhau lập nên các hiệp hội quốc tế. Một số nhóm quốc gia cũng thành lập các cộng đồng kinh tế, gọi là các “thị trường chung”. Trong khuôn khổ các thị trường này, các nước thành viên mua và bán hàng hóa với giá cả ưu đãi hơn. Các thành viên nhất trí bảo vệ nhau trước sự cạnh tranh kinh tế từ bên ngoài.

Tại châu Á, có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) lúc đầu chỉ giữa Mỹ và Canada, nay có thêm Mexico gia nhập. Nhóm G-7 là nhóm các quốc gia hàng đầu cùng nhau gặp gỡ để theo dõi tình hình kinh tế thế giới. Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức kế tục Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), tồn tại từ những năm 1950. EU hiện nay gồm 25 quốc gia thành viên ở khắp châu Âu và là một khối thương mại quan trọng của thế giới. Nhiều quốc gia thành viên EU sử dụng đồng tiền chung là đồng euro.

Tháng 1-2002, 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu ngừng sử dụng đồng tiền riêng của mình và thống nhất sử dụng đồng tiền chung là đồng euro.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu thập niên 1990, các quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây phải cạnh tranh với những nước thuộc thế giới thứ ba. Các quốc gia phương Tây giàu có hơn từng viện trợ cho các nước nghèo hơn, nhưng vẫn không muốn chia sẻ phần quan trọng trong tài sản cũng như kỹ nghệ của họ.

Các quyết sách của Liên minh châu Âu do Nghị viện châu Âu đưa ra. Nghị viện này nhóm họp tại ba địa điểm: Brussels, Luxembourg và Strasbourg (ảnh trên). Nghị viện gồm 736 nghị sĩ, do các nước thành viên trực tiếp bầu ra. Hiện nay (2009) có 27 nước thành viên