Bách Khoa Thư Lịch Sử

Khối Liên Hiệp Anh (1914–1949)

Ebook miễn phí tại : www.docsach24.com

KHỐI LIÊN HIỆP ANH (1914–1949)

Năm 1931, các nước từng là thuộc địa của đế quốc Anh cùng nhau lập ra Khối Liên hiệp Anh (khối Thịnh vượng chung). Trong 60 năm tiếp theo, các nước này đã được trao trả độc lập.

Trong hai cuộc Chiến tranh thế giới, binh lính ở khắp nơi trong đế quốc Anh hay Khối Thịnh vượng chung đã đứng về phía Anh. Trong ảnh này, các thành viên của Quân đoàn không quân Askari đang diễn tập vào năm 1943.

Quan hệ giữa nước Anh và các phần khác thuộc đế quốc Anh bắt đầu thay đổi vào đầu thế kỷ XX. Một số nước lớn trở thành quốc gia độc lập dạng tự trị (dominion) trong Khối Liên hiệp Anh. Các quốc gia độc lập tự trị này vẫn giữ liên hệ chặt chẽ với nước Anh. Các nước tự trị trong Khối Liên hiệp Anh vẫn coi vua hoặc nữ hoàng Anh là người đứng đầu tượng trưng của quốc gia. Mỗi nước có một toàn quyền, là người của nước đó, đại diện cho vua hoặc nữ hoàng.

Vào thập niên 1920, các nước độc lập tự trị yêu cầu phải có định nghĩa rõ ràng về mối quan hệ của họ với nước Anh. Và đến năm 1931, trong Đạo luật Westminster, các nước này được xác định là “các cộng đồng tự trị trong đế chế Anh, bình đẳng với nhau ... liên hiệp với nhau bằng sự trung thành với Ngai vàng của nước Anh, và tự do liên kết với tư cách thành viên của Khối các quốc gia Thịnh vượng chung Anh”. Sau khi có đạo luật này, tên gọi “Khối quốc gia Thịnh vượng chung Anh” được sử dụng thay cho “đế quốc Anh”, và nhiều thuộc địa bắt đầu đòi độc lập.

Năm 1932, các nước độc lập tự trị trong Khối Thịnh vượng chung được hưởng những điều kiện ưu đãi hơn trong quan hệ thương mại với nước Anh so với những quốc gia không nằm trong khối này. Canada, Australia, New Zealand và Nam Phi đều đã trở thành các quốc gia độc lập tự trị từ trước Chiến tranh Thế giới I. Nhà nước Ireland Tự do trở thành nước độc lập tự trị năm 1921. Ba nước đầu tiên giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới II là Ấn Độ (1947), Ceylon (1948) và Miến Điện (1948). Ấn Độ và Ceylon (nay là Sri Lanka) vẫn thuộc Khối Thịnh vượng chung, nhưng Miến Điện không tham gia khối này nữa, Cộng hòa Ireland cũng rút khỏi khối này năm 1949.

CÁC THÀNH VIÊN ĐỘC LẬP TỰ TRỊ CỦA KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG:

Antigua và Barbuda (1981)

Australia (1901)

Bahamas (1973)

Bangladesh (1972)

Barbados (1966)

Belize (1981)

Botswana (1966)

Brunei (1984)

Canada (1931)

Cyprus (1960)

Dominica (1978)

Gambia (1965)

Ghana (1957)

Grenada (1974)

Guyana (1966)

Ấn Độ (1947)

Jamaica (1962)

Kenya (1963)

Kiribati (1979)

Lesotho (1966)

Malawi (1964)

Malaysia (1957)

Maldives (1965)

Malta (1964)

Mauritius (1968)

Namibia (1990)

Nauru (1968)

New Zealand (1907)

Nigeria (1960)

Pakistan (1947)

Papua New Guinea (1975)

St Kitts-Nevis (1983)

St Lucia (1979)

St Vincent và Grenadines (1979)

Seychelles (1976)

Sierra Leone (1961)

Singapore (1965)

Quần đảo Solomon (1978)

Nam Phi (1994)

Sri Lanka (trước đây là Ceylon) (1948)

Swaziland (1968),

Tanzania (1961)

Tonga (1970)

Trinidad và Tobago (1962)

Tuvalu (1978)

Uganda (1962),

Vương quốc Liên hiệp Anh (1931)

Vanuatu (1980)

Tây Samoa (1962)

Zambia (1964),

Zimbabwe (1980).

Các thủ tướng trong Khối Thịnh vượng chung đứng chụp ảnh chung với vua George VI tại Điện Buckingham khi tới London tham dự Hội nghị các Thủ tướng trong Khối Thịnh vượng chung vào tháng 4-1949.