Chết vì lo, vì sợ, vì giận. Căn bệnh tâm lý thật đáng sợ.
Người cao tuổi khỏe mạnh có điểm chung là ai ai cũng có tấm lòng rộng mở, tính tình hòa nhã, không ai có cá tính hẹp hòi, độc ác, nhỏ nhen.
Nền tảng sức khỏe thứ tư là cân bằng tâm lý. Đó là biện pháp quan trọng giúp giữ gìn sức khỏe. Tác dụng của cân bằng tâm lý vô cùng quan trọng.
Chỉ cần giữ vững tâm lý cân bằng, coi như bạn đã nắm vững chìa khóa sức khỏe trên tay. Qua cuộc điều tra về những người trên 100 tuổi tại Bắc Kinh cho thấy: họ sống lâu sống khỏe không do giàu sang, ăn ngon. Thói quen sống của số người cao tuổi khỏe mạnh này khá đa dạng, có người quen ngủ sớm dậy sớm; có người quen ngủ trễ dậy trễ; có người không ăn thịt nên khỏe, song cũng có người thích ăn thịt, nhất là thịt béo; có người không hút thuốc; song có người vừa hút thuốc, vừa uống trà; có người thì uống trà, cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Duy chỉ có hai điều mà mọi người cao tuổi đều tuân thủ là: một là các cụ đều có tâm hồn rộng mở, tính tình hòa nhã
dễ chịu, hiền lành tốt bụng, không có ai hẹp hòi, nóng tính, nhỏ mọn; tại sao? Vì những kẻ hẹp hòi, nóng tính đều chết vào tuổi 50, 60 do những căn bệnh như ung thư, tim mạch, v.v… Hai là không lười biếng, các cụ đều thích lao động, siêng vận động. Cũng như ngạn ngữ Anh có câu: không có người trường thọ là kẻ lười!
Qua nghiên cứu, thông thường, mạch máu tới tuổi 40, 50 bắt đầu xơ cứng, thành mạch máu ngày càng chật hẹp hơn theo sự lão hóa của tuổi tác với tỉ lệ 1% - 2% /năm. Nếu bạn hút thuốc, cao huyết áp, mỡ trong máu cao sẽ quá cao, tỉ lệ tắc nghẽn này tăng lên 3%-4%, hoặc nhiều hơn thế nữa.
Nhưng chỉ cần một cơn nóng giận, trong vòng 1 phút, động mạch bạn bị thu hẹp 100%, gây chết tức thì. Tác dụng của tâm trạng ghê gớm thật!
Theo một báo cáo ở Mỹ, một công dân nam 53 tuổi, vừa bước vào nhà thấy vợ con mình đang cãi vã dữ dội, ông còn chưa kịp khuyên can, đã thấy con trai mình cầm dao đâm mẹ nó một nhát, dao xuyên từ ngực ra sau lưng, mẹ nó chết ngay tại chỗ. Cơn giận dữ, đau xót và sợ hãi đã khiến ông ngã xuống và chết liền. Qua khám nghiệm tử thi, ông này không hề xơ cứng mạch máu, nguyên nhân chết của ông là tắc nghẽn do co thắt động mạch, quả tim bị co thắt cao độ tới mức ngừng đập.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng từng đăng tải một câu chuyện thật ở Ai Cập, một tay bác sĩ do tắc trách
khiến người bệnh mê man bất tỉnh, con ngươi mở to, tưởng rằng người bệnh đã chết, đành cho chuyển vào nhà xác, nào ngờ sau đó người bệnh tỉnh lại, thấy mình nằm trong quan tài, hốt hoảng ra sức đẩy bật chiếc nắp quan tài để thoát thân. Vừa lúc đó, cô y tá bước vào, tưởng mình gặp ma, kinh hãi thốt lên hai tiếng, chưa kịp trốn chạy đã ngã xuống chết mất vì quá kinh hoàng!
Sau đó tay bác sĩ kia bị bỏ tù 3 năm vì tội tắc trách.
Chuyện này phát sinh nơi bệnh viện chúng tôi, có lần vào chiều thứ bảy, một bà cụ tới thăm cụ ông, mang theo nhiều trái cây, hai người vui vẻ gặp nhau. Bà cụ kể: tối hôm qua xem tin tức trên ti vi, thấy một lãnh tụ chính trị sa cơ ở nước nọ bị xử bắn, ông cụ cho rằng làm như vậy không đúng, đó là nạn nhân của đấu tranh chính trị, còn bà cụ khăng khăng ông ta chết là đáng đời, hai ông bà cứ thế cãi mãi, lời qua tiếng lại, chỉ vì một nguyên nhân vô cớ, chẳng bao lâu, ông cụ cảm thấy cơn tức ngực đột nhiên ập tới, sắc mặt trắng bệch, mồ hôi ra như tắm, bác sĩ vội cho kiểm tra điện tâm đồ, phát hiện ông lão đang bị cơn tắc nghẽn cơ tim cấp tính, phải đưa ngay và phòng cấp cứu, may mà còn kịp.
Tới ngày ông cụ xuất viện, bà cụ tặng cho nhóm bác sĩ điều trị chúng tôi một bó hoa để tỏ lòng biết ơn. Và nói rằng: “cuối cùng tôi đã hiểu thế nào là tác hại của cơn giận dữ, xin nói nhỏ với các cô các cậu, lần sau dù có xảy ra chuyện gì tôi cũng sẽ không cãi với ông ấy nữa”. Xưa kia ông lão là người sợ vợ,
vợ nói một ông ấy chẳng dám nói hai, lần này gặp họa thành phước, vì bà lão chẳng còn dám chọc giận ông nữa!
Tác hại của sự bực tức thật đáng gờm, Có vị giáo sư nọ do tức giận bởi thái độ ngang bướng của anh nghiên cứu sinh, đập mạnh tay lên bàn quát tháo, khiến huyết áp tăng đột biến, dẫn tới đứt mạch máu não, hậu quả là liệt nửa người không đứng dậy được, thật là đáng tiếc!
Một câu chuyện đập muỗi dẫn tới cao huyết áp.
Tâm trạng ổn định hết sức quan trọng, liên quan mật thiết tới phát sinh bệnh tật.
Tâm trạng bất ổn rất dễ gây bệnh
Xin kể với các bạn một câu chuyện như sau: có ông nọ khoảng hơn 60 tuổi đi Thâm Quyến du lịch, đến tối, khi chuẩn bị lên giường nghỉ, bỗng phát hiện trong phòng có muỗi, liền tìm cách đánh chết chúng. Ông ấy quên rằng mình không còn trẻ, muỗi đâu phải dễ đập? Ông đập mãi tới hừng sáng ngày mai, cuối cùng cũng tiêu diệt được con muỗi, ông định nằm nghỉ, nhưng không tài nào ngủ được, vì có thói quen dùng thuốc hạ huyết áp, ngày thường huyết áp khoảng 120, giờ này kiểm tra, mới phát hiện huyết áp tăng lên tới 196, chao ôi, chênh lệch hơn 76. Bác sĩ dặn ông nên tăng liều thuốc gấp đôi khi huyết áp tăng cao, nhưng giờ đây tăng tới gấp tám vẫn không thấy hiệu quả. Đành phải nhập viện. Bác sĩ cho vô nước biển mới hạ thấp huyết áp, may mà chưa xuất huyết não, song máu mũi vẫn chảy ròng ròng.
Tâm lý bất ổn thật dễ gây tai nạn phải không các bạn?
Hãy chú ý ổn định tâm lý, vì đây là điều hết sức quan trọng. Tuy chưa hẳn ai cũng chịu tác động bởi nguyên nhân này. Nhưng nhìn chung, bệnh tật ở một mức độ nào đó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn về tâm lý.
Tâm lý ổn định tốt cho sức khỏe
Một người bệnh trầm trọng chỉ vì biết ổn định tâm lý, cuối cùng cũng lành bệnh và quay về cuộc sống bình thường.
Tâm lý ổn định cũng có lúc giúp đẩy lùi bệnh tật, cứu nguy mạng sống.
Câu chuyện đi thăm Thiên An Môn: ở Đông Bắc có người bệnh 38 tuổi, anh thấy đau ở vùng gan, đi siêu âm phát hiện vùng gan có khối u, bác sĩ chẩn đoán đó là ung thư gan, khối u 7cm, đã di căn. Toàn thân anh mềm nhũn vì sợ, về nhà mất ăn mất ngủ, suy đi nghĩ lại, thấy con mình chỉ mới 8 tuổi, nếu mình chết đi ai chăm sóc nó? Sáng sớm mai cảm thấy cơn đau hành hạ càng thêm nặng. Bác sĩ nói với anh rằng, vô phương cứu chữa, muốn làm gì ăn gì cứ việc theo sở thích, hãy sống tốt những ngày còn lại. Anh về nằm liệt giường, chỉ còn da bọc xương, chủ tịch công đoàn tới thăm, hỏi: tâm nguyện cuối cùng của anh là gì, hãy nói ra, chúng tôi giúp anh toại nguyện. Anh nói: tôi cảm thấy đáng tiếc nhất là chưa lần nào đến thăm quảng trường Thiên An Môn, nếu được tới đó một lần dù có chết tôi cũng cam lòng. Chủ tịch công đoàn suy nghĩ một hồi, quyết định cử 4 thanh niên khiêng anh ta lên xe lửa đi thăm Thiên An Môn.
Trên chuyến đi, có một anh đề xuất, đã có mặt ở Bắc Kinh, sao không tranh thủ tìm xem có bác sĩ nào giỏi xem còn khả năng cứu vãn chăng? Thế là họ tìm tới bệnh viện, trong đó có vị giáo sư già là bạn học của tôi, suốt đời chuyên làm ở khoa siêu âm. Ông đã kiểm tra hết sức cặn kẽ cho bệnh nhân này. Và thốt lên một kết quả làm cho mọi người vô cùng kinh ngạc.
Anh chẳng bị bệnh gì cả!
Chao ôi, không có lý nào, tôi đau ở gan, đau muốn chết đi được! Ồ, đó là ám ảnh do tâm lý sợ hãi mà thôi.
Nhiều người cũng bị u nang như anh, nếu bác sĩ siêu âm không kỹ sẽ rất dễ chẩn đoán nhầm là ung thư, khiến bệnh nhân lo lắng, cuối cùng bị khủng hoảng tinh thần, vô phương cứu chữa. Thật ra họ chẳng bị bệnh gì cả.
Nghe lời giải thích của bác sĩ, bốn chàng thanh niên liền nghĩ là anh ta vốn dĩ chẳng bị bệnh thì đâu cần chúng ta khiêng nên quẳng lấy cáng bỏ đi mất. Bác sĩ nói: tôi viết giấy chứng nhận sức khỏe cho anh, tôi chịu trách nhiệm về sự đảm bảo của mình. Đến lúc này anh mới dám tin là mình khỏe mạnh, sau khi quay về Đông Bắc, anh ăn uống bình thường, đi làm trở lại. May là anh ấy có lòng tin nơi bác sĩ, nếu không chắc đã thành đống tro tàn mất rồi!
Lời nói của một chuyên gia giúp xoa dịu mối nghi ngờ của anh ta; nước biển có tác dụng như morphine chỉ vì tác dụng thôi miên của ám thị.
Câu chuyện máy trợ tim và morphine giả: tôi từng gặp một người bệnh luôn miệng rên đau, nhưng khi kiểm tra máy trợ tim gắn trong cơ thể, thấy vẫn chạy tốt, chẳng có vấn đề vì cả. Sau đó bệnh nhân đã thú thật với tôi: mới đây gặp người bạn, tôi cho anh ta biết mình đang gắn chiếc máy trợ tim trị giá 70 triệu đồng. Anh ta nói rằng: cậu mắc phải căn bệnh gì, tôi trả lời: đó là bệnh tim khó thở và hay làm mệt. Anh ta liền nói: chao ôi, căn bệnh của cậu cần chi dùng tới máy này. Tốn tiền đã đành, điện cực trên máy có cái móc ngược, móc vào tim và cơ bắp sẽ đau lắm đó, chẳng may dây điện bị đứt, móc sẽ trôi trong mạch máu, chạy tứ tung từ bộ phận này sang bộ phận nọ, gây tắc nghẽn thì sau? Ngoài ra, máy trợ tim gắn bên trong phổi sẽ cảm thấy làm anh bị nghẹt thở.
Người bệnh này nghe xong tá hỏa tam tinh, càng nghĩ càng lo sợ, thế là cảm thấy khó chịu và đau đớn, cuối cùng anh đành tìm tới tôi cầu cứu. Tôi giải thích và khẳng định với anh ta rằng: máy trợ tim có móc ngược chỉ là loại máy cũ, máy đời mới được cải tiến, chiếc móc không tồn tại, cho dù có, thì màng trong của tim cũng không cảm giác đau đớn, nên cơn đau mà anh ta kể chỉ là ảo giác do tưởng tượng, hơn nữa, dây điện của máy không bao giờ bị đứt, đồng thời vị trí gắn máy cũng không ở phổi, mà là lồng ngực, dưới da, nên chẳng thể nghẽn tắc hoặc gây cảm giác đau.
Song người bệnh này cứ luôn miệng rên rỉ, tôi đành phải nói: không sao, tôi sẽ chích thuốc cho anh, để anh ngủ một giấc thật ngon, đây là loại thuốc nhập từ Pháp. Bảo đảm anh sẽ thấy thoải mái. Hai tuần trôi đi, người bệnh này vẫn kêu đau và tức ngực.
Nên chẳng thể đi làm việc. Chỉ vì một câu nói vô căn cứ của người bạn, anh ấy đã tin 100%, dù giải thích thế nào cũng không chấp nhận, anh đã nghỉ việc.
Cuối cùng cũng một câu nói của người nước ngoài đã giải thoát cho anh ta.
Hôm nọ, cơ quan anh này cử một đoàn đại biểu đi Mỹ. Anh đã đi theo, và nhờ người ở Đại sứ quán tìm giúp một danh y khoa tim để chữa căn bệnh này. Anh đã tốn 100USD để tìm đến vị chuyên gia Mỹ, tư vấn xem bệnh của mình có cần dùng tới máy trợ tim hay không. Bác sĩ Mỹ đã kiểm tra cặn kẽ cho anh, và phán: theo tiêu chuẩn ở Mỹ, bệnh này cần mang máy trợ tim, bác sĩ chúng tôi chia thành hai nhóm, một nhóm cho rằng nên gắn, nhóm kia cho rằng không cần gắn, song nhóm cho gắn là nhóm bác sĩ có trình độ quốc tế.
Nghe xong lời tư vấn trên, trở về, anh chẳng thấy đau hoặc tức ngực gì cả. Thế là khỏe lại và trở về cơ quan làm việc. Các bạn đã thấy tác dụng của ám thị mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn lao chưa! Vậy thế nào gọi là tác dụng của ám thị? Thí dụ: bác sĩ cho người bệnh cao huyết áp viên thuốc mềm hai đầu xanh đỏ thật đẹp mắt. Và phán: đây là thuốc xịn nhập khẩu từ Mỹ, uống một tuần sau đó quay lại tái khám. Thật ra đó chỉ là vỏ thuốc trong đó đựng toàn bột mì. Song một tuần sau đó, người bệnh dùng thuốc đều có huyết áp bình thường, ngủ khỏe, chẳng đau gì cả. Hoặc đối với người bệnh kêu đau sau phẫu thuật, được bác sĩ hứa tiêm morphine để giảm đau, thật ra chỉ tiêm nước biển, nhưng chỉ cần tiêm xong, khoảng 40% người bệnh đều thấy hết đau.
Trên thực tế, dù tiêm morphine thật, cũng chỉ giúp cho khoảng 95% người bớt đâu, 5% còn lại chẳng có tác dụng. Đó chính là tác dụng của thôi miên do ám thị.
Theo nhận xét của bác sĩ, người bệnh kia vốn sẽ chết sau nửa tuần, song do giữ được tâm trạng thoải mái, 10 năm sau anh ta vẫn sống tốt.
Câu chuyện chống ung thư: người Mỹ thường chia bệnh nhân ung thư thành từng nhóm để điều trị, vì giới bác sĩ Mỹ cho rằng, chia riêng lẻ từng người, bệnh nhân sẽ chết sớm hơn.
Hàng tuần, họ cho 7 – 8 bệnh nhân tọa đàm với nhau, có chuyện gì buồn hãy mang kể hết, để mọi người cùng giải khuây, động viên cho nhau. Sự điều trị theo nhóm này giúp bệnh nhân sẽ giữ được tâm trạng tốt, giảm bớt tác dụng do hóa trị và hạn chế bớt tỉ lệ tử vong.
Ở Bắc Kinh cũng có những bệnh nhân ung thư vốn được phán là chỉ sống thêm nửa năm. Nhưng 10 năm trôi qua, họ vẫn còn sống. Bác sĩ lấy làm lạ, tại sao với tỉ lệ di căn như thế mà vẫn sống được lâu vậy? Hóa ra số bệnh nhân này vẫn đi tập thể dục, vui đùa, trò chuyện nơi công viên hàng sáng đều đặn, họ còn quyết định thành lập câu lạc bộ chống ung thư!
Tổng kết kinh nghiệm trên, tấc cả bệnh nhân đều khẳng định rằng, họ không chết không phải nhờ thuốc tốt, mà vì họ đều giữ được tâm trạng tươi vui, tràn đầy niềm tin, hy vọng về tương lai, không chút lo sợ, mới là nguyên nhân giữ được mạng sống.
Tóm lại, điều thứ nhất, họ có trạng thái tâm lý tốt và cân bằng.
Thứ hai, sống trong gia đình hòa thuận, được người nhà quan tâm, công ty quan tâm, có sự động viên ủng hộ của cộng đồng, đó mới là nhân tố chủ yếu, còn thuốc men điều trị chỉ là thứ yếu.
Thưa các bạn, trạng thái tâm lý tốt chính là liều thuốc chống ung thư tốt nhất. Trên thực tế, chỉ cần chúng ta đều giữ được tâm, sinh lý cân bằng sẽ ít bị bệnh tật, dù có bệnh cũng mau lành hơn. Sức mạnh tinh thần hết sức to lớn, lắm lúc vượt quá sự tưởng tượng của bạn!
Hạnh phúc không nhờ giàu sang, nhà lầu xe hơi, địa vị quyền quý mà có, hạnh phúc là một sự cảm nhận nội tâm.
Có một nghiên cứu sinh từng đi sâu cho chủ đề “mức độ hạnh phúc của người cao tuổi”. Vậy người cao tuổi làm thế nào để có hạnh phúc? Có người cho rằng: giàu sang, nhà cao cửa rộng, tiền tài địa vị đều là nhân tố không thể thiếu. Nào ngờ, kết quả nghiên cứu lại hoàn toàn khác
Hạnh phúc không có tiêu chuẩn cố định, một nghiên cứu sinh của tôi từng đi sâu khai thác chủ đề “Mức độ hạnh phúc của người cao tuổi”. Vậy người cao tuổi làm thế nào để có hạnh phúc? Có người cho rằng: giàu sang, nhà cao cửa rộng, tiền tài địa vị đều là nhân tố không thể thiếu. Nào ngờ, kết quả nghiên cứu lại hoàn toàn ngược lại. Tôi từng quen một đôi vợ chồng là giáo sư nổi tiếng, hai người con họ đều có học vị thạc sĩ tiến sĩ, đang sống ở Mỹ, ngờ đâu, cuộc sống của các cụ rất buồn thảm, tại sao như vậy? Vì có hôm, vị giáo sư già xuống cầu thang do trượt chân té ngã, gãy xương cổ và xương háng, phải nằm liệt giường, bà vợ già lại yếu sức, không thể giúp chồng trở mình thường xuyên. Đành phải thuê người làm, nhưng vẫn làm không tốt. Chẳng bao lâu, ông bị lở loét do do nằm bất động, phì tiền liệt tuyến dẫn tới tiểu khó, phải cho đặt ống tiểu, con cái đều sống xa nhà, chỉ có thể gửi thiệp hỏi thăm vào dịp Noel, nên ông bà cụ đều sống trong tâm trạng đau khổ và cô đơn. Còn chi là hạnh phúc?
So với giáo sư già thì ông lão chạy xe lôi hạnh phúc hơn nhiều, tuy sống đạm bạc, mỗi sáng thức dậy, ông đều mang theo hai lồng chim đi dạo công viên, nghe người ta tập hát, sau đó uống ly sữa đậu nành và ăn vài chiếc bánh ngọt. Thật thoải mái. Con trai ông chỉ mới tốt nghiệp phổ thông, làm nghề sửa xe ở vỉa hè, con gái thì bán mì gõ, song họ đều sống gần cha, chăm sóc hỏi han sớm tối, chiều về ông chơi đùa với con cháu. Ông nói, thời trẻ tôi dành dụm từng tí nuôi để nuôi con, nay con cháu cho mình nào trái cây, bánh ngọt, nhìn họ sống vui vẻ, tôi cũng thật mừng, thật an tâm.
So sánh hai cụ với nhau, thì ông lão xe lôi hạnh phúc hơn vị giáo sư kia nhiều phải không các bạn!
Bát canh hiệu nghiệm: “Canh Dưỡng Tâm Bát Trân”
Nhiều người cho dán cách nấu canh “Dưỡng Tâm Bát Trân” lên tường nhà, hoặc lót dưới tấm kiếng bàn làm việc, hoặc lẩm bẩm bên miệng, hoặc nhớ mãi trong tim.
Hạnh phúc không có một chuẩn mực tuyệt đối. Điều quan trọng là giữ được tâm trạng cân bằng.
Món quà mà người ta mến tặng cho nhau thịnh hành nhất trong thập niên 70 của thế kỷ 20 là gì? Đó là điểm tâm. Còn thập niên 80 là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Những năm 90 chuyển sang tặng hoa tươi. Bệnh viện của tôi, người ta đến thăm tặng nhau toàn hoa tươi.
Bước sang thế kỷ 21, người ta chú tâm nhất là vấn đề giữ gìn sức khỏe. Vậy tặng cho nhau sức khỏe ư? Tặng như thế nào? Tốt nhất là tặng cho nhau bát canh “Dưỡng Tâm Bát Trân”. Đó là bát canh gà tâm hồn, giúp mang lại sức khỏe thật sự.
Canh gà này gồm 8 vị thuốc:
• Vị thuốc thứ nhất là: có tấm lòng từ thiện, có lòng thương yêu đối với mọi người.
• Vị thuốc thứ hai: tốt bụng, hiền lành, chịu giúp đỡ người khác.
• Vị thuốc thứ ba là: chính trực không gian tà.
• Vị thuốc thứ tư là: khoan dung. Mức độ khoan dung luôn luôn phải nhiều hơn chính trực, vì con người không ai thập toàn thập mỹ, khó tránh khỏi sai sót, nên chúng ta cần sống với tấm lòng tha thứ, bao dung.
• Vị thuốc thứ năm : hiếu thảo. Theo thống kê của chúng tôi, nhân tố khiến người cao tuổi sống hạnh phúc không phải là tiền tài, địa vị mà chính là có con cái hiếu thảo chăm sóc bên cạnh. Nếu không hiếu thảo, dù con cái nhiều cũng chẳng tác dụng. Tôi từng trò chuyện với một ông giám đốc đến từ Hồng Kông, khi nhắc tới vấn đề tuyển chọn nhân viên dưới quyền tôi cứ ngỡ rằng điều kiện đầu tiên chắc chắn là trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng máy vi tính, nào ngờ trả lời của ông khác hoàn toàn. Ông nói, tiêu chuẩn tiên quyết là hiếu thảo, nếu nhân viên không biết hiếu thảo với cha mẹ của chính mình, thì đừng hòng họ sẽ tốt bụng với người khác, chắc chắn sẽ là tên lòng lang dạ sói, trái lại, con cái hiếu thảo chắc chắn là người tốt, không làm gì trái với đạo đức.
• Vị thuốc thứ sáu: thật thà ngay thẳng, Con người không thể quá thật thà một cách ngu xuẩn, nhưng không nên xảo quyệt.
• Vị thuốc thứ bảy là: đóng góp càng nhiều càng tốt.
• Vị thuốc thứ tám: không đòi hỏi người khác trả ơn sau khi cứu giúp.
Hãy cho tám vị thuốc này vào “Chiếc ấm độ lượng” sắc chung với lượng lửa và thời gian vừa phải. Nghiền ngẫm cho thật nhuyễn, suy tư cho thật kỹ, với “tấm lòng đạm bạc” làm tá dược, trươc khi thực hành nên suy nghĩ thật chín chắn, không nặng nề về lợi lộc. Sau đó chế biến thành dạng thuốc viên như trái bồ đề, uống cùng với canh “hòa thuận”. Uống vào mỗi buổi sáng tối, lúc gió dịu trăng sáng, sẽ giúp bạn tỉnh táo tâm hồn, thăng hoa nhân cách, đi tới thanh đạm cao thượng, không hám danh trục lợi.
Bát canh Dưỡng Tâm Bát Trân gồm 6 công dụng như sau:
1. Sống thật thà chất phác.
2. Chăm chú với công việc.
3. Đóng góp cho xã hội.
4. Tận hưởng cuộc sống.
5. Kéo dài tuổi thọ.
6. Diệt trừ tai họa
Nhìn chung người đời thường có hai thái độ sống, một số người thích nhìn đời bằng con mắt lạc quan, tích cực. Cũng có số người luôn sống với thái độ bi quan tiêu cực. Điều này cũng nói lên trạng thái cân bằng của tâm hồn, chỉ cần bạn chịu nhìn đời bằng thái độ lạc quan, thì cuộc đời vẫn đẹp sao!
Chúng tôi có một người bệnh bị hành hạ bởi căn bệnh tắc nghẽn cơ tim. Do anh ấy sống xa quê nhà, lại mắc căn bệnh tai ương này, kèm theo khối u thành tâm thất, bị tụ máu khối, bác sĩ cũng đành bó tay, hy vọng duy nhất chỉ là đề nghị bệnh viện An Trinh Bắc Kinh làm phẫu thuật thông động mạch vành, tách bỏ khối u.
Tôi nói với anh này: trước khi cho phẫu thuật, ông phải làm cuộc thử nghiệm về khả năng tồn tại của cơ tim, nếu cơ tim vẫn còn chịu được, thông ống đáp cầu mới có tác dụng. Nhưng kết quả cho thấy cơ tim đã hỏng. Thế là tiêu đời ư? Rất may hôm đó chúng tôi có lớp giáo dục về sức khỏe, lớp này học hàng tháng một lần, ông xin dự thính, sau đó, ông cho biết: lớp học này cho tôi nhiều kiến thức, còn hơn học sách 10 năm, tâm hồn dường như được soi sáng, tuy giữ trọng trách giám đốc ngân hàng một khoảng thời gian dài, song tôi chưa từng hiểu thấu thế nào là sức khỏe, làm thế nào để có được nó? Sau khi dự lớp học, tôi đã hiểu biết thế nào là bốn nền tảng của sức khỏe. Ông đã tổng kết tâm đắc thu hoạch qua lớp học thành bốn câu nói sau đây:
• Câu thứ 1: Quên đi quá khứ. Vì ông đã về hưu, song chưa thể quên đi những cảnh sống náo nhiệt, nhộn nhịp, sang trọng, bạn bè, khách khứa viếng thăm liên tục lúc còn tại chức, nên cảm thấy tiếc nuối và nhớ thương. Sống không yên lòng, bình tâm.
• Câu thứ 2: Bỏ qua hiện tại. Đừng so đo người tại chức tốt số oai phong hơn mình biết bao, để tránh tâm trạng căng thẳng bực tức.
• Câu thứ 3: Tận hưởng hôm nay. Hàng ngày tận hưởng niềm vui trồng cây, hoa cảnh, nuôi cá, nghe nhạc.
• Câu thứ 4: Hướng tới ngày mai. Nhắc nhở bản thân nhớ rằng chỉ cần chịu khó giữ trái tim được khỏe mạnh, sẽ sống tới 90 tuổi, rồi cảm thấy vui tươi và thanh thản.
Chuyện này đến nay đã hơn hai năm, trở lại tái khám, tim của ông khi kiểm tra X quang cho thấy đã có hiện tượng rút nhỏ, trưởng khoa xạ trị còn tưởng chụp phim thiếu chính xác, kiểm tra lần nữa quả nhiên đã thu nhỏ.
Đây là chuyện chưa từng thấy, vì tim to sống được hai năm đã là kỳ tích, tim sẽ có thể to hơn dần, sao tự thu nhỏ lại. Hơn nữa chức năng tim cũng được cải thiện, khối u máu biến mất, hiện nay ông sống rất khỏe, leo núi hàng ngày.
Chỉ cần có tâm trạng tốt, khả năng đề kháng của cơ thể cũng sẽ tăng theo. Trái lại, khi tinh thần suy sụp, thì cơ thể cũng ngã quỵ
Có một vị Viện sĩ khoa học nổi tiếng ở Viện khoa học Bắc Kinh bỗng nhiên nhận được một tin báo rằng anh X đã qua đời, anh X nguyên là thư ký của ông, hai người rất thân, theo ông cộng sự nhiều năm, nay chết vì một chứng bệnh, ông cảm thấy vô cùng xót xa, đêm đó ông cũng qua đời.
Nhìn chung, giữa trạng thái tâm lý và phát sinh bệnh tật có mối liên quan rất lớn, những căn bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, tiểu đường… đều có thể xảy ra. Cho nên ổn định tâm lý là việc làm hết sức quan trọng, phải ổn định như thế nào? Tóm lại có 3 điều:
“Đối xử với bản thân, người khác, xã hội đều phải có giữ thái độ đúng đắn”.
Muốn giữ ổn định tâm trí, cần phải đối xử bản thân một cách đúng đắn, không quá đáng, cũng không mặc cảm tự ti. Ngoài ra cần đối xử đúng đắn với người khác và xã hội, luôn giữ bên mình tấm lòng cảm ơn đối với xã hội, làm được điều này, rất nhiều chuyện có thể giải quyết tốt.
Nhìn chung người đời thường có hai thái độ sống, một số người thích nhìn đời bằng con mắt lạc quan, tích cực. Cũng có số người luôn sống với thái độ bi quan tiêu cực. Điều này cũng nói lên trạng thái cân bằng của tâm hồn, chỉ cần bạn chịu nhìn đời bằng thái độ lạc quan, thì cuộc đời vẫn đẹp sao!
Trong giai đoạn xã hội không ngừng thay đổi như hiện nay, rất nhiều lợi ích phải điều chỉnh, quá nhiều những chuyện không ổn định, thiếu công bằng, bạn phải nhìn nhận sự việc như thế nào? Nếu nhìn đời bằng con mắt bi quan, chẳng phải luôn thấy chán nản bực tức hay sao? Cứ tức giận oán trách từ sáng tới tối đủ làm bạn tức chết!
Ngược lại, nếu nhìn đời bằng con mắt lạc quan, theo dõi chuyện trong nhà ngoài phố, trên trời dưới đất, thế giới đây đó trên truyền hình, chẳng phải đủ để cho bạn vui tươi suốt ngày hay sao?
Cho nên, hãy theo lời nói của vị triết gia:“Cuộc sống như tấm gương, anh cười nó cũng cười, anh khóc nó khóc theo!”
Giữ mãi tâm trí thanh thản, tránh xa sầu não phiền muộn. Không quá mừng vì cái vinh quang, cũng không qua bực tức vì bị chịu thiệt. hãy tận ưởng niềm vui tươi cung với thiên nhiên trời đất, đừng bao giờ để ý tới sự thắng thua ngoài đời.
• Một là phải phụng sự cho xã hội một cách toàn tâm toàn ý, đồng thời tận hưởng cuộc đời lành mạnh vui khỏe.
• Hai là yêu đất nước, góp sức vì mọi người, biết phấn đấu vì sự nghiệp, song cũng biết giữ tâm hồn thanh đạm, chấp nhận cuộc sống bình dị đạm bạc.
• Ba là vừa tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời cũng bồi dưỡng sở thích đa dạng, nghỉ ngơi đúng lúc.
Chỉ có như vậy, tâm trí, tình cảm, hiểu biết và cảm nhận của một con người được mở rộng và có chiều sâu. Mới không rơi vào tâm trạng buồn tủi hoặc ganh đua vì biết bao sự vật bên ngoài, không quá mừng vì vinh quang, cũng không quá bực tức vì thiệt thòi. Hãy tận hưởng niềm vui tươi cùng với thiên nhiên trời đất, đừng bao giờ để ý tới sự thắng thua ngoài đời. Biết nghỉ ngơi đúng lúc, điều độ, tranh thủ những phút giây gần gũi với thiên nhiên, sông núi, không bị giam hãm bởi cuộc sống vật chất, biết tận hưởng cách sống thanh đạm, ăn uống điều độ, giữ tâm hồn vui vẻ trong giải trí cầm kỳ thi họa.
• Thứ nhất: giúp đỡ mọi người.
• Thứ hai: biết trân trọng nhưng gì mình có, không tham lam.
• Thứ ba: biết tận hưởng niềm vui xung quanh.
Chỉ cần giữ được tâm trạng tốt đẹp, thì bạn sẽ cảm thấy mọi việc trên thế gian này đều tốt đẹp.
Ví dụ, khi gặp chuyện vui, tâm trí bạn trở nên nhẹ nhõm, bước ra đường, thấy ánh nắng đẹp, bầu trời xanh, không khí trong lành, sắc mặt mọi người cũng dường như trở nên tươi tỉnh, nói chung cả thế gian đều vui tươi tốt đẹp cả. Ngược lại, khi gặp phải chuyện buồn, dù cảnh vật xung quanh tươi mắt biết mấy, bạn cũng chẳng cảm giác, dù món ngon thịnh soạn đến đâu, bạn cũng thấy vô vị. Dù chiếc giường mềm mại, môi trường yên tĩnh tới đâu, bạn vẫn trằn trọc ngủ khó ngon giấc. Tâm trạng xấu, mọi việc đều chẳng hay ho.
Nhà thơ Đỗ Phủ có câu: “Cảm thời thế hoa đầm nước mắt, hận biệt ly chim khắc khoải lòng”, chim chóc, hoa lá, là cảnh trí đẹp biết mấy, tại sao lại cảm thấy xót thương và kinh hãi? Đó là vì “Lửa hiệu liên miên liền ba tháng, một lá thư nhà đáng bạc muôn”, vì dưới thời chiến tranh loạn lạc, người thân quê nhà chẳng biết bình an hay không, nên nhìn thấy chim hoa chỉ khiến lòng thêm xót xa mà thôi.
Nhà thơ Bạch Cư Dị cũng có thơ: “Thấy trăng luống những đau người, đêm mưa đứt ruột canh dài tiếng chuông”, hành cung của hoàng đế lộng lẫy xiết bao, ánh trăng hữu tình, nhưng dưới mắt vị vua toàn là màu sắc đau thương, tiếng chuông tuy vô cùng êm dịu, song đối với vị vua chỉ là âm thanh đoạn trường.
Tại sao? Vì nhà vua nhớ thương cái chết của Dương Quý Phi, đau khổ tột cùng. Với tâm trạng bi thương, nên mọi vật, mọi tiếng động đều cho nhà vua cảm giác ảm đạm mà thôi.
Qua đó chứng tỏ sức ảnh hưởng to lớn của tâm trạng, muốn giữ được tâm trạng vui tươi ngay thẳng hãy nhớ lấy 3 nhân tố là:
• Thứ nhất: giúp đỡ mọi người.
• Thứ hai: biết trân trọng nhưng gì mình có, không tham lam.
• Thứ ba: biết tận hưởng niềm vui xung quanh.
Tại sao phải giúp đỡ mọi người. Vì trong quá trình giúp đỡ người khác, tâm hồn bạn cũng được trong lành, nhân cách bạn từ đó thăng hoa, mang lại niềm vui lớn lao cho bạn.
Trong phòng bệnh tôi phụ trách, thường thu nhận nhiều bệnh nhân giàu có, tôi thường khuyên họ đừng ham mê tửu sắc, ăn uống phè phỡn, chỉ hại cho sức khỏe, một khi mắc bệnh AIDS là coi như tiêu đời. Chẳng thà dùng số tiền dư thừa quyên góp cho công tác từ thiện xã hội. Giúp đỡ người nghèo khó vùng sâu vùng xa, mọi người vui, bạn cũng vui, toàn xã hội đều có ích.
Cũng có người thích so đo, ghen tức người khác tốt số hơn mình, có tiền tài, địa vị hơn mình, tôi khuyên bạn đừng bao giờ so đo như vậy, vì mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, anh A tuy giàu hơn, nhưng mối rủi ro của anh ấy cũng cao hơn; Chị B tuy địa vị cao hơn, nhưng chịu sức ép cũng nhiều hơn, hãy nhìn nhận sự việc bằng hai mặt, bạn nên trân trọng nhũng gì mình đang có, không tham lam, so đo.
Khi bạn gặp chuyện xui xẻo, càng phải giữ cho tâm trạng vui, tại sao? Vì “Ánh trăng có khi tròn khi khuyết, đời người tránh sao lúc vui lúc buồn”, không có ai suốt đời lận đận, cũng chẳng có ai may mắn suốt đời! “Sự đau khổ chính là người thầy tốt nhất của cuộc sống”, qua khỏi sự xui xẻo, tốt đẹp sẽ xuất hiện trước mặt bạn, nên phải giữ tâm trạng tươi vui, hãy tận hưởng mọi niềm vui xung quanh.
Tóm lại, các bạn nên giữ mãi cho mình một tâm trạng tươi vui mọi lúc mọi nơi.
Tan sở về nhà với tâm trạng vui tươi, nghỉ ngơi bên tách trà và tờ báo, trò chuyện tâm sự cùng vợ con.
Sức khỏe con người được chia làm ba tầng thứ: sinh lý, tâm lý và tâm hồn. Nên cũng có thể nói giới hạn cao nhất của sức khỏe là lành mạnh tâm hồn, điều này có được đòi hỏi sự phối hợp của cả gia đình. Có như vậy, việc giữ gìn sức khỏe mới thành công. Khi gia đình lành mạnh, thì xã hội mới lành mạnh. Vì gia đình là tế bào của Xã hội. Cho nên, trên cơ sở chăm lo sức khỏe cá nhân, sự êm ấm của gia đình mới là điều đáng quan tâm nhất.
Sự hài hòa và lành mạnh của một gia đình được gói gọn trong ba điệp khúc hạnh phúc.
• Thứ nhất, gia đình là mái ấm tốt nhất giành cho mọi người, tuy bình thường nhưng ấm áp, dù thế giới bên ngoài tốt đẹp bao nhiêu, cũng không sánh nổi niềm vui gia đình.
• Thứ hai, gia đình là thang thuốc điều trị tốt dành cho mọi căn bệnh tâm hồn và thể xác. Tâm sự làm xua tan hiểu lầm, giúp mọi người trở nên vui vẻ, thông cảm lẫn nhau, khi tâm trạng tươi tỉnh, sức khỏe sẽ tốt lên, nên cũng có tác dụng ngăn ngừa khả năng mắc bệnh cao huyết áp, ung thư, tiểu đường. Giúp xả hết mọi bực tức, nâng cao sức đề kháng.
• Thứ ba, dành cho sức khỏe của đàn ông, hiện nay tuổi thọ chung của đàn ông thường thấp hơn so với đàn bà vài ba tuổi. Vì đàn ông không thích thổ lộ tâm sự, dồn nén thương đau trong lòng, có bệnh làm biếng chữa trị, thích lang thang xa nhà. Chính sự nặng nhọc của công việc xã hội khiến giới đàn ông chịu nhiều căng thẳng cả về tâm hồn lẫn thể xác.
Làm thế nào để giảm mối căng thẳng đó? Chỉ có gia đình, muốn giữ sức khỏe tốt, các ông hãy giữ tâm trạng tươi vui khi về nhà, ngồi xuống uống trà đọc báo, bàn chuyện tâm sự cùng vợ con nhé!
Bọn tham quan ô lại thường mang tâm trạng lo sợ, hối hận, tự trách, thù địch với mọi người, đứng ngồi không yên, toàn do tự chuốc lấy. Lịch sử cho chúng ta hiểu: những kẻ đùa với lửa phải trả giá bằng mạng sống.
Một vị bác ở Brasil, từng tốn thời gian 10 năm để theo dõi quan sát 583 tên quan lại bị xử tội danh ăn hối lộ, kết quả cho thấy, có hơn 60% mắc bệnh hoặc tử vong, còn đối với số quan lại liêm chính, con số này chỉ 16%. Trong số 116 tên tham quan tử vong kia, có 60% chết vì ung thư, 23% chết vì bệnh tim và 17% chết vì bệnh tật khác, trong số 232 tên tham quan bị bệnh kia, có 53% bị ung thư, 15% bệnh tim và 30% các bệnh khác.
Đặc biệt là trong số 16 tên tham quan thuộc Cục phúc lợi xã hội, tuổi thọ bình quân là 41. Bọn này bị thôi chức với tội danh ỷ quyền cậy thế, mưu lợi cá nhân. Trong đó có 15 kẻ sau 3 năm bị cách chức đã mắc bệnh, 6 người chết bởi ung thư (4 người) và xuất huyết não (2 người), 1 bị chứng Parkinson, 2 người mù.
Bọn tham quan ô lại thường mang tâm trạng lo sợ, hối hận, tự trách, thù địch với mọi người, đứng ngồi không yên, toàn do tự chuốc lấy. Lịch sử cho chúng ta hiểu: những kẻ đùa với lửa phải trả giá bằng mạng sống.