ôm nay, ngày cuối cùng của chúng tôi, quả là gặp nhiều bất ngờ.
Nàng tiên phúc đức là cô bé Số Bốn cài nơ lại đến tìm chúng tôi để trao tấm thiếp của Hội đồng Bô lão mời tới dự cuộc tiếp đón long trọng.
Bọn trẻ hơi cuống một tí, bởi vì họ chưa bao giờ được dự một cuộc tiếp đón, nhất là lại tiếp đón long trọng.
Ta-nhi-a lo lắng hỏi tôi:
- Anh nghĩ thế nào, áo dài của em như thế này có coi được không? Tôi trả lời bằng một giọng tin tưởng:
- Tốt rồi! Ở nước Tí hon người ta không thích phô trương, nhưng người ta rất coi trọng sự chỉnh tề.
Ta-nhi-a hể hả nhận xét rằng nếp gấp chiếc áo nữ sinh của cô rất phẳng, còn cái yếm thì trắng bong.
Áo quần của Ô-lếch cũng chỉnh tề. Riêng Xê-va có gay hơn một chút: sơ mi đứt mất hai khuy, túi quần thì phồng lên vì nhét trăm thứ bà dằn. “Chẳng khác gì Tôm Xôi-e”1. Ta-nhi-a đã nhận xét cậu ta như vậy. Tuy thế, sửa sang một chút ít thì Xê-va cũng tạm coi được. Và chúng tôi đi đến Quảng Trường Số, trong lòng xao xuyến, e ngại.
Một tòa nhà tròn, mười tầng đồ sộ hình như xây toàn bằng kính có thể trông thấu qua, sừng sững đứng đó như một chiếc đèn lồng khổng lồ.
Chín vị lãnh đạo nước Tí hon, mỗi vị ngự một tầng của tòa nhà. Tầng trên cùng, tầng thứ mười là địa diểm chung. Hội đồng Bô lão họp bàn ở đây, trong một gian phòng tròn gọi là Phòng Nhận Thức. Đứng ở phòng này chẳng những có thể thấy hết các phố xá, quảng trường, ngõ ngách của thủ đô A-ra-ben-la mà còn nhìn thấy cả những cánh đồng, những khu rừng, những bình nguyên và núi non nhiều vô tận của quốc gia Số học, tức là đến tận mọi nơi sơn cũng thủy tận của nước này.
Bốn bậc thềm lớn đã mòn vẹt dẫn tới một cửa lớn, rộng thênh thang, ở mỗi bậc chỉ thấy đề một chữ.
Kể từ dưới lên, lần lượt đọc được những chữ Q. S. T. K.
Xê-va vừa toan bước lên bậc thứ nhất thì cô hé Số Bốn cài nơ đã kịp ngăn lại. Cô bé kêu to:
- Chớ, chớ bước lên đấy! Các bạn chưa được trèo các bậc đó đâu. Có lối riêng cho các vị khách ở tuổi các hạn.
- Thế những chữ kia có nghĩa là gì? - Xê-va thắc mắc, trong lúc chúng tôi leo lên theo các bậc thang mở mé bên cạnh.
- Đó là những chữ đầu của bốn từ hợp thành phương châm chính của chúng tôi đấy. Đó là những từ quan trọng nhất, cần thiết nhất, đáng giá nhất, cao cả nhất trong toàn đất nước Số Học này.
- Nhưng đó là những từ gì vậy? - Xê-va hỏi gặng. Số Bốn chưa kịp trả lời thì cánh cửa đã rộng mở.
Trước mắt chúng tôi là một quang cảnh hùng vĩ. Có tả ra đây cũng chằng ích gì. Thà cứ để mỗi người hình dung theo trí tưởng tượng của mình còn hơn.
Chúng tôi bước vào. Chín vị bô lão đều đứng cả đậy niềm nở chào chúng tôi. Chờ cho chúng tôi ngồi yên chỗ xong các cụ mới ngồi xuống ghế. Trong phòng này người ta không để phí lời và phí thời gian, ở đây không bao giờ người ta nói những chuyện dông dài, những chuyện bịa đặt, gièm pha. Mỗi giây được đánh giá bằng một khối lượng thông thái, mà cái đó thì quý hơn vàng.
Vị bô lão thứ nhất lên tiếng:
- Thưa các vị khách thân mến! Hôm nay chúng tôi mời các bạn tới Phòng Nhận Thức để giúp các bạn mở rộng tầm mắt hơn một chút. Qua những bức tường thủy tinh các bạn có thể nhìn tới những nơi xa xôi vô tận. Ở đấy, không có đâu là giới hạn. Đó cũng chính là thực chất của nhận thức. Bất kỳ nhận thức nào, dù là nhỏ mọn, cũng không phải dễ dàng mà có được. Bốn bậc Q. S. T. K. dẫn đến phòng này là Quan sát, Suy nghĩ, Tính toán, Kết luận! Qua hàng trăm thế kỷ đã có biết bao người bước lên theo bốn bậc đó: họ vào phòng Nhận Thức để rồi sau đó kể lại cho người khác nghe về những điều mình thấy và dẫn dắt người khác đi vào con đường khoa học. Nhiều người đã vấp ngã và không leo nổi quá bậc thứ nhất hay bậc thứ nhì.
Cũng có những người toan lẻn vào Phòng Nhận theo theo con đường tắt. Nhưng làm như thế không đi đến kết quả gì hết. Đối với hạng người này các bức tường của Phòng Nhận thức sẽ trở nên mờ đục, không trong suốt nữa. Chính những kẻ đi lừa sẽ trở thành người bị lừa. Họ bảo rằng trong phòng Nhận thức chẳng có gì lý thú cả, và khi trở về kể chuyện lại, họ đã làm quẫn trí những ai muốn bước vào Phòng này theo con đường chính trực. Cũng may là số kẻ ngu dốt như vậy ít hơn nhiều so với số người tốt, ham hiểu biết. Không phải vô cớ mà bốn bậc dẫn đến đỉnh cao của khoa học lại bị mòn vẹt đến thế.
Hôm nay chúng tôi đón chào các bạn như đón chào những vị khách thân thiết của mình. Nhưng chúng tôi tin rằng, sẽ có lúc các bạn cũng bước lên theo bốn bậc kia vào đây với tư cách là người chủ chứ không phải là người khách.
Vị bô lão thứ nhất ngừng lời. Sau khi nghỉ một lát, vị bô lão thứ hai lên nói tiếp.
Dưới đây là câu chuyện của ông ta.
Chú thích:
1 Tôm Xôi-e: Tên một nhân vật chính trong một cuốn truyện phiêu lưu của nhà văn Mỹ Mác Tu-ên.