Ba Ngày Ở Nước Tí Hon

Những Người Yêu Tranh Luận

Docsach24.com

Phòng chật ních những người.

Trên bục kê một chiếc bàn trọng tài lớn, hai bên là hai chiếc bàn nhỏ. Phía bên phải và phía bên trái có hai nền bằng tựa như hai võ đài.

Một hồi chuông reo vang. Ba vị trọng tài khoác áo choàng đỏ bước lên bục. Trọng tài chính đưa loa lên miệng tuyên bố:

- Thưa các bạn yêu tranh luận! Hôm nay chúng ta mở cuộc tranh luận thường kỳ lần thứ hai triệu bốn trăm bốn mươi mốt của chúng ta. Cuộc tranh luận này do những chú học trò nhỏ của chúng ta khơi ra bữa qua. Cuộc tranh luận bắt đầu nổ ra trong lớp và còn tiếp diễn khi ra tới tận đường phố. Cả hai bên đều có người sứt đầu mẻ trán. Cô giáo cũng bó tay không biết xử trí ra sao với mấy cô cậu hay gây gổ ấy. Và thế là chúng ta, những người yêu tranh luận, có được một dịp may. Chúng ta đưa cuộc tranh luận đó đến Câu lạc bộ này. Hoan nghênh các nhà tranh luận! Không có họ khơi ra cuộc tranh luận thì chẳng biết chúng ta sẽ làm gì đây? Bây giờ tôi xin chuyển qua nội dung vấn đề: một bên quả quyết

rằng phân số  4 lớn hơn phân số  2

Bên kia thì nói trái lại. Xin mời thủ quân hai

 3

đội lên.

Docsach24.com

Hai cô nữ sinh Tí Hon là Số Một và Số Năm bước lên bục. Họ ngồi vào những cái ghế bé tí xíu.

Căn phòng ồn ào, người huýt sáo, kẻ vỗ tay. Họ thi nhau la ó:

- Số Năm, đừng lăn kềnh ra đấy nhé!

- Đứng cho vững đấy, Số Một ạ!

- Đề nghị im lặng! - Trọng tài chính hét khản cả tiếng. Phòng họp đành thôi không xôn xao nữa.

- Để cho được thật cụ thể, xin mời hai phân số là nguyên cớ gây ra cuộc tranh luận lên đây.

Bốn cô chú Tí Hon, trong đó có cả cô bé Số Bốn cài nơ của chúng tôi bước lên đài, hợp thành hai phân số:

4

3  và  7

- Xin mời Số Một phát biểu, - tiếng loa vang lên.

Số Một đứng dậy, cúi chào ban trọng tài rồi bắt đầu nói:

- Tôi cam đoan rằng  4

7

lớn hơn  2

3

(Có tiếng huýt sáo, tiếng vỗ tay). Đừng huýt sáo thế! Tôi có dẫn chứng xác đáng đây.

Số Một giơ một cái gậy lên khỏi đầu và vung lên như dọa nạt. (Căn phòng ồn ào, sôi nổi). Rồi cô bé đến gần phân số thứ nhất và dựng đứng cả hai bên cạnh phân số này.

Docsach24.com

- Các bạn xem nhé, cái gậy này cao bằng đầu Số Bốn, ngang với cái nơ. - Số Một nói. - Bây giờ ta hãy đo phân số thứ hai... A ha, tôi nói sai đâu? Cái gậy cao quá đầu Số Hai nhiều!

- Đấy là vì hôm nay tôi đi dép! - Số Hai kêu lên choe chóe, ra vẻ bực mình lắm.

Phòng họp lại ồn lên tiếng cười, tiếng huýt sáo, tiếng vỗ tay.

Trọng tài chính phải vất vả lắm mới lấy lại được yên lặng. Bây giờ đến lượt

Số Năm phát biểu, cô ta điềm đạm mào đầu:

- Không biết tôi phải phản đối cái gì đây. Nếu đối phương của tôi không cười nhạo chúng tôi thì rõ rằng là họ ngu xuẩn.

- Đề nghị ghi biên bản là họ đã thóa mạ tôi! - Số Một kêu lên.

- Số Năm, tôi yêu cầu giữ trật tự. - Trọng tài chính nói.

- Kính thưa trọng tài, - Số Năm nói với ông ta, - sao họ lại dùng gậy để đo các phân số kia chứ? Chữ số thì học sinh có người viết to, có người viết nhỏ.

Nếu cứ đo các chữ số theo tầm vóc thì chưa chừng Số Chín lại nhỏ hơn Số

Không cũng nên.

- Bạn không thích cái gậy của tôi à, được! Tôi sẽ đưa dẫn chứng khác. - Số Một đứng phắt dậy cãi. - Ta sẽ đem cân hai phân số. Rồi bạn sẽ thấy phân số thứ nhất nặng hơn phân số thứ hai cho mà coi.

- Có phải các người vừa ám chỉ sáng nay tớ vừa ăn no căng bụng bánh nướng nhân thịt không?! - Số Bảy béo phị hét to (Hội trường lại ồn ào, cười rộ, vỗ tay).

- Tôi phản đối! Đề nghị ghi biến bản là tôi bị người ta thóa mạ.

- Yêu cầu Số Bảy yên lặng, - Trọng tài ra lệnh. - Hình như tôi chưa chỉ định bạn phát biểu ý kiến... Số Năm nói tiếp di.

- Tôi không nói về việc ấy. - Số Năm phản đối. Tôi biết các số có trọng lượng nhưng đấy là theo nghĩa bóng chứ không phải theo nghĩa đen.

- Tôi phản đối cái kiểu tranh luận như thế, - Số Một có ý kiến. - Số Năm bác hết các chứng minh của tôi, nhưng chính bạn ấy lại chẳng đưa ra được lý lẽ nào hết. Bởi vì bạn ấy có lý lẽ gì đâu cơ chứ! (Có tiếng huýt sáo, tiếng vỗ tay)

Số Năm bình tĩnh trả lời:

- Tôi chỉ có thể nhắc lại cái ý kiến tôi đã phát biểu lúc đầu. Độ lớn của một phân số không phải đo trọng lượng hay tầm vóc quyết định mà do giá trị của nó quyết định.

- Cách làm! Hãy nói cách khác đi! - Số Một nổi nóng. - Chỉ được cái ba hoa, khoác lác.

- Đề nghị ghi vào biến bản là họ vừa thóa mạ tôi! - Số Năm lớn tiếng yêu cầu.

- Tôi nghiêm khắc cấm cả hai bên không được có lời lẽ quá đáng! - Trọng tài chính lại phải hét lên. - Tranh luận thì phải lịch sự với nhau chứ. Số Năm nói tiếp đi.

- Tôi quả quyết rằng 2 lớn hơn 4. - Số Năm nói. Bây giờ tôi xin chứng minh.

 7

Xin mời những người bạn giúp việc của tôi lên đài. Hai anh em sinh đôi. Bạn

MSC thân mến, xin mời bạn lên đây cùng với chú em của bạn.

Hai số giống hệt nhau là các số 21 bước lên đài.

- Sao bạn ấy lại gọi họ là MSC nhỉ? - Xê-va thì thầm hỏi.

- Chắc đấy là tên tắt, - Ô-lếch đoán, - à, đúng rồi, đấy là mẫu số chung, các

MSC.

Số Năm tiếp tục nói:

- Hai người anh em này chẳng qua là tích của hai mẫu số của hai phân số kia là Số Ba và Số Bảy. Bảy nhân với ba chẳng thành hai mươi mốt là gì. Các bạn

sinh đôi thân mến, đề nghị các bạn đứng vào chỗ mẫu số của hai phân số, thay cho số Ba và Số Bảy.

Cả hai Mẫu số chung đồng thanh phản đối:

- Số Năm thân mến, chúng tôi không thể làm theo lời bạn được. Nếu bây giờ chúng tôi đứng ngay vào chỗ các mẫu số thì bạn thua cuộc mất: phân số thứ nhất hóa ra lớn hơn phân số thứ hai!

- A… ha, tôi chẳng nói rồi là gì! - Số Một mừng rỡ nói.

- Chớ vội mừng. - Số Năm liền ngăn lại. - Tôi hơi hấp tấp đấy. Các bạn MSC, xin cảm ơn các bạn đã góp ý kiến. Dĩ nhiên là phải thay đổi đồng thời cả tử số của hai phân số. Tôi chưa kịp nói điểm này. Vì phải giữ nguyên giá trị của phân số khi thay mẫu số cho nên phải đồng thời thay đổi cả tử số nữa.

Thế là xảy ra một chuyện khác thường: Số Bảy nhảy tót lên đứng cạnh Số Hai, Số Ba nhảy lên đứng cạnh Số Bốn và giữa mỗi cặp số ấy bỗng xuất hiện một dấu nhân.

Đèn phụt tắt trong giây lát, rồi chúng tôi thấy trên sân khấu hiện lên hai phân

số mới: 12 và 14.

 21

Số Năm giải thích:

- Tuy hai phân số này không giống trước, nhưng giá trị của chúng thì không thay đổi. Các bạn nghĩ thế nào?

Số Một bĩu môi tỏ vẻ khinh thường, nhưng không trả lời.

- Như vậy là tôi đã chứng minh xong! Các bạn thấy, mẫu số của hai phân số này như nhau, còn tử số thì khác nhau. Thế thì phân số nào lớn hơn?

- Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn! - Xê-va không kìm được, buột miệng trả lời.

- Đề nghị không nhắc! - Trọng tài chính lên tiếng.

- Bạn phát biểu hoàn toàn đúng, bạn học sinh đáng yêu của tôi ạ, - Số Năm

nhận xét. - Dĩ nhiên phân số 14 lớn hơn phân số 12. Thành ra bên tôi nói đúng.

 21

Khán giả vỗ tay ran. Các trọng tài hội ý với nhau đứng cả lên. Trọng tài chính giơ loa lên nói:

- Tôi xin công bố quyết định của ban trọng tài: Số Năm thắng! (Giỏi lắm! - Khắp phòng ran ran tiếng hoan hô). Từ nay trở đi tôi cấm dùng cách nào khác để so sánh các phân số! Cuộc tranh luận đến đây là kết thúc!

- Tất cả chú ý! - Có tiếng ai hét to. - Tôi xin đọc thông báo! Hôm nay sẽ biểu diễn xiếc cho những người tham gia cuộc tranh luận này. Một tiết mục chưa

từng thấy: phân số nhào lộn trên đu! Chỉ cần có thẻ câu lạc bộ là được vào cửa. Ai yếu thần kinh không nên xem.

Đám đông chen chúc nhau ra khỏi câu lạc bộ.