Anh biết nói yêu không?

Mười Ba

Người kể: Kim Đào, nam, phóng viên một tờ báo ở Bắc Kinh.

Nhật ký phỏng vấn: Làm người nghe là dễ chịu nhất.

Năm 2001, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi từ Quảng Tây tới Bắc Kinh để nhận công việc ở một tờ báo. Một tháng nữa, tôi và Tiểu Lỗi sẽ kết hôn.

Với tôi, việc nên vợ nên chồng là một hạnh phúc lớn lao, không chỉ bởi vì Tiểu Lỗi là người con gái tôi yêu mà còn vì tình yêu của chúng tôi đã nếm trải quá nhiều cả cay đắng lẫn gian khổ. Hai năm qua, chúng tôi từng nhiều lần hợp tan - tan hợp, bây giờ có thể coi là tận khổ cam lai. Nếu hồi đầu không phải là tôi yêu đến mức ngoan cố và Tiểu Lỗi không chịu kể thật chuyện ấy thì có lẽ chúng tôi đã không cùng bước tới được hôm nay. Và hai đứa vốn yêu nhau thắm thiết sẽ phải chia tay bởi những lý do vớ vẩn, để rồi ân hận suốt đời.

Tôi và Tiểu Lỗi quen nhau cũng thật kỳ lạ. Là phóng viên văn hoá, tôi chụp ảnh tất cả những tin tức, sự kiện có liên quan đến văn học, nghệ thuật. Một chiều hè, tôi tới công viên Triều Dương dự khai mạc một cuộc triển lãm điêu khắc, với nhiệm vụ chụp vài ba gương mặt và dăm bảy tác phẩm mang về. Tôi không hiểu lắm về điêu khắc, và những thứ gọi là trừu tượng đề vô vị với tôi. Sau khi làm xong vài kiểu ảnh về mất cái hình thù khá quái dị, tôi chuồn về nhà kiếm giấc ngủ bù. Đang đi ra cổng công viên, tôi chợt thấy một cô gái đi ngược lại, và… chưa từng thấy cô gái nào mặc váy đỏ đẹp đến như vậy. Thân hình nàng cao ráo, nước da trắng nõn, và trên khuôn mặt xinh xắn là cặp kính đen. Khi nàng lướt qua tôi, một cơn gió nhẹ thoảng tới, nàng khẽ vuốt mái tóc dài thướt tha. Tôi như hoá đá, ánh mắt chăm chắm gắn vào thân hình uyển chuyển. Khi nàng đã đi qua chừng mươi mét, bất giác tôi quay lại.

Nếu ai đó hỏi có tình yêu sét đánh thật không, nhất định tôi sẽ đáp rằng có. Cảm giác lần đầu tiên nhìn thấy Tiểu Lỗi cũng giống in hệt vậy. Sau hai năm, giờ đây nhớ lại, người tôi vẫn lâng lâng ngây ngất.

Hôm đó, nàng ngắm nghía kỹ càng từng bức phù điêu, từng pho tượng, đọc kỹ cả lời giới thiệu đặt trước chúng. Nàng di chuyển chậm chạp. Tôi cũng vậy, tất nhiên. Không biết đã theo sau nàng bao nhiêu đường đất, bao nhiêu thời gian, nhưng tôi không hề cảm thấy mệt mỏi hay sốt ruột. Nàng không phát hiện ra tôi, có lẽ bởi còn mải ngắm nhìn, hoặc cũng có thể vì tôi cố tình giữ khoảng cách an toàn. Lúc đó tôi còn ao ước bước chân nàng chậm hơn, chậm nữa, và mong sao khu triển lãm này kéo dài ra, mãi mãi không hết.

Nhưng con đường nào rồi cũng chấm dứt ở một đâu đó. Sau hơn tiếng đồng hồ, gần như đã xem hết mọi tác phẩm, nàng quay ra phía cổng công viên. Nàng sắp biến mất rồi, sắp bị chìm vào biển người mịt mùng rồi, và tôi sẽ hó mà được gặp lại. Nghĩ đến đấy, lòng tôi đau nhói. Bước trong chiều hè nắng tràn trề và rực rỡ mà tôi lại có cảm giác lạnh lẽo và mất mát. Chẳng lẽ đành cứ nhìn nàng bỏ đi? Lẽ nào không có cách gì làm quen được với nàng? Tôi đau đớn tự hỏi. Cuối cùng, lấy hết dũng khí, tôi liều chạy theo.

Đến trước nàng, tôi cúi đầu chào, tự giới thiệu là phóng viên, muốn được phỏng vấn nàng về cảm giác sau khi xem xong triển lãm, nhất là, khi đã chứng kiến nàng xem các tác phẩm một cách chăm chú, tôi giải thích thêm vậy. Tiểu Lỗi nhìn tôi ngượng ngùng, cười rất thiện ý, rồi khua tay bảo không hiểu lắm về điêu khắc nên không biết nói gì. Tôi tự thề với mình phải giữ bằng được nàng, nên hỏi thêm nàng làm nghề gì mà xem kỹ đến vậy. Nàng bảo mình chỉ là một hộ lý, thấy thích thì xem thôi. Rồi chúng tôi nhìn nhau cười, và không khí trở nên dễ thở hơn với tôi. Ra khỏi công viên, chúng tôi chào nhau. Tôi xin địa chỉ. Sau một hồi chần chừ, nàng cho tôi số máy di động.

Vài ngày sau, tôi gọi cho Tiểu Lỗi, thoạt tiên chỉ vì muốn đuợc nghe giọng nói ngọt ngào của nàng. Qua điện thoại, chúng tôi trò chuyện thật vui. So với lần đầu tiên gặp mặt, nàng sôi nổi hơn nhiều. Và còn tinh nghịch nữa. Rồi tôi biết được Tiểu Lỗi là người Bắc Kinh, kém tôi hai tuổi, làm hộ lý ở một bệnh viện nhà nước. Sau đó, những lần trò chuyện giữa chúng tôi ngày càng nhiều hơn, dài hơn và hai bên cùng hiểu nhau kỹ hơn.

Năm đó tôi 25 tuổi, cuộc sống cô độc ở Bắc Kinh thực không dễ chịu chút nào. Trước khi quen Tiểu Lỗi tôi đã từng yêu một lần song thời gian không dài, cảm giác cũng rất nạht. Tôi khát vọng có một mái ấm gia đình ở Bắc Kinh hoặc chí ít thì cũng phải có bạn gái. Nếu kết hôn, tôi sẽ phải tìm một cô gái như Tiểu Lỗi. Nàng phù hợp mọi tiêu chuẩn về người vợ trong suy nghĩ của tôi. Một tuần sau ngày đầu gặp gỡ, sau những lời mời tha thiết của tôi, nàng chấp thuận cuộc hẹn hò đầu tiên. Tôi mời nàng đi ăn tiệm, đi thả diều trong công viên, đi dạo trên quảng trường tây Đơn lúc chiều tà… và tôi đã tìm được cảm giác yêu. Nàng cũng vậy, mặc dù chưa chịu thừa nhận. Tình cảm hai bên phát triển rất nhanh, ngoài sức tưởng tượng của tôi. Nhưng tôi cũng cho rằng nó nhanh là phải, bởi vì khi hai người đều đã có cảm giác gần gũi và ấm áp thì tình yêu tự nhiên sẽ sớm xuất hiện.

17 tháng Chín là sinh nhật tôi. Vì hôm đó Tiểu Lỗi phải đi dã ngoại cùng cơ quan nên nàng muốn làm sinh nhật cho tôi sớm hơn, tức là vào buổi tối hôm trước. Và chúng tôi đã có một ngày vui không tả nổi ở ngoại ô Bắc Kinh. Lúc trở về, trời lắc rắc mưa, ánh sáng cảu thành phố bị sương mù bao phủ, tạo nên một lớp quầng bóng tuyệt đẹp. Hai đứa tay trong tay bước vào căn phòng của tôi. Nàng bảo tôi đưa nàng đi chơi cả ngày, chắc mệt lắm, bèn bắt tôi nằm xuống giường, rồi nàng tắt đèn đi. Chúng tôi mặt kề mặt, ngực kề ngực, hơi thở gấp gáp. Từ lần hò hẹn đầu tiên tới hôm nay mới tròn một tháng… Không cách nào kìm được, tôi dụt dè hôn lên môi nàng, hôn xong hỏi có trách tôi không. Nàng bảo sớm muộn gì cũng là của tôi, cũng sẽ đi tới nụ hôn ấy. Tôi ngất ngây như người say. Biểu hiện của nàng tối hôm đó thật bất ngờ nhưng cả hai chúng tôi đều rất lý trí, chưa ai muốn rủ ai đi tới bước cuối cùng. Vậy mà tôi đã thấy mình là người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới.

Nhưng chưa đầy một tuần nàng lại đột nhiên bảo tôi. “Chúng ta không hợp nhau. Bạn bè em cũng không đứa nào thích anh. Hay là chúng ta chỉ làm bạn thông thường thôi.” Tôi sững người, không hiểu mình đã làm sai điều gì. Lẽ nào chỉ vì chưa (chứ đâu là không) muốn đi tới cùng mà một đôi yêu nhau lại có thể chia tay? Tôi đòi nàng giải thích. Nàng bảo không tin tôi có thể đem lại hạnh phúc cho nàng, tôi không phải là đối tuợng kết hôn phù hợp với nàng, bởi một nguyên nhân thực tế.

Thực tế ư? Là thực tế gì? Tôi hỏi. Nàng thản nhiên đáp, tôi là người ngoại tỉnh, thu nhập chưa đầy 4000 tệ một tháng, nếu muốn ở Bắc Kinh mua nhà, mua xe, nói tóm lại là sắm sửa đầy đủ điều kiện để kết hôn thì chút thu nhập này là muối bỏ bể. Trầm ngâm hồi lâu tôi nói, được, nhưng chúng ta cũng không cần đóng vai bạn bè bình thường làm gì cho mệt, chia tay hẳn cho xong. Nàng đồng ý ngay, và với một vẻ rất dứt khoát khiến tôi kinh ngạc. Lẽ nào nàng thật sự không chút lưu luyến gì? Ô kìa, nhưng chính đưa ra giải pháp đó cơ mà?

Đêm đó tôi thức trắng, chỉ mong trời mau sáng để lê tấm thân mệt mỏi đi làm. Thế rồi ngay chiều hôm sau nàng đã gọi điện tới, nói là mẹ nàng muốn gặp tôi, dặn thêm nhớ mang theo bằng tốt nghiệp, thẻ nhà báo, và cả… chứng minh thư nữa. Hôm đó lại đúng vào ngày Quốc khánh. Lần đầu tiên trong đời được gặp nhạc mẫu tuơng lai, tôi ôm lỉnh kỉnh túi này bọc nọ. Có thể thấy ngay là mẹ nàng rất hài lòng về tôi, và đã nói thẳng ra về chuyện kết hôn, chuyện tạo dựng cuộc sống gia đình, nhiều nhất là chuyện nhà cửa. Đó là những gì mà mọi bậc bề trên đều nghĩ tới, vì thế tôi cũng không thấy là sự khác lạ, bèn cũng thẳng thắn trình bày dự định của mình. Cơ quan tôi có khu tập thể, vậy trước tiên không nên vội mua nhà, nhân còn trẻ trung, hãy tranh thủ kiếm tiền, lập nghiệp, dù sao tôi tốt nghiệp cũng mới chưa đầy hai năm. Mẹ nàng rất tán thành, nhưng bà nói muốn con gái phải có được gia đình yên ấm, đầy đủ để bậc cha mẹ có cảm giác an toàn.

Tôi hiểu mong muốn ấy không có gì là quá đáng, bèn hứa với bà, ngay khi có số tiền vừa đủ tôi sẽ mau nhà ngay, mặc dù với tôi, đó là một lời hứa không mấy sáng suốt. Nhưng tôi hy vọng khi tình cảm của chúng tôi sâu nặng hơn, nàng sẽ hiểu được nỗi khổ của tôi, sẽ ủng hộ tôi tập trung xây dựng sự nghiệp. Tối đó, nàng dựa vào vai tôi, nói rằng ngủ như vậy có cảm giác an toàn, vững chắc. Tôi nghe mà sung sướng.

Nhưng rồi lại chỉ được mấy hôm nàng đã không thèm trả lời tin nhắn của tôi, không nhận những thứ tôi tặng, thậm chí còn đem trả lại những quà tặng mà tôi đã đem tới trong lễ ra mắt mẹ nàng, và lại vẫn chỉ với lý do chúng ta không hợp nhau chứ chẳng còn gì khác. Tôi thấy nàng giống hệt một đứa trẻ, mặc dù chỉ ít hơn tôi 2 tuổi, và mặc dù đi làm sớm hơn tôi mấy năm. Tôi nghĩ, chắc là do khởi điểm của chúng tôi không giống nhau nên mục tiêu sống cũng khác nhau. Rồi tuần sau, vào một buổi tối, nàng đột nhiên nhắn tin vào máy di động xin lỗi tôi, nói nàng vẫn luôn thật lòng yêu tôi, sở dĩ rút lui chỉ vì không tự tin vào tương lai vợ chồng. Lúc đó tôi mới biết nàng có nỗi khổ không dễ nói ra.

Ngay tối đó, tôi đến nhà nàng. Chúng tôi ghì siết lấy nhau, hôn nhau mê mệt ở cầu thang, cho tới khi đôi chân mỏi rũ ra. Những ngày đó, tâm trạng tôi rất tệ, lại thêm biếng ăn, mết ngủ. Nàng trách tôi là chưa một lần nói ra lời yêu nàng mãi mãi, rồi lại bảo không bao giờ muốn nghe tôi nói lời chia tay.

Cuối tuần, tôi dẫn nàng tới chơi nhà một người bạn học cũ. Bạn tôi trước đây làm chủ tịch hội sinh viên ở trường đại học, có chồng là nhân viên công vụ. Tôi muốn nàng biết điều kiện của bạn tôi tốt hơn chúng tôi rất nhiều, nhưng họ vẫn sống trong căn nhà tập thể mà cơ quan phân cho. Cuộc sống hạnh phúc chỉ cần đến bàn tay và khối óc hai chúng tôi đồng tâm hiệp lực tạo dựng mà thôi.

Hôm sau nàng mời tôi đi ăn cơm. Không biết hành vi bất thường này có ý gì, tôi từ chối, nói rằng bận. Hai tuần tiếp sau đó tôi rất ít liên lạc với nàng. Vả lại nàng đang chuẩn bị thi, tôi cũng không muốn làm nàng mất tập trung. Buổi tối hôm nàng thi xong, tôi rất bình tĩnh khi một lần nữa nghe nàng nói chúng ta không hợp nhau. Hôm đón chúng tôi đi ăn tối, ăn xong tôi còn nắm tay nàng tiễn về nhà. Tôi chìm trong đau khổ, càng nghĩ càng không hiểu chúng tôi không hợp nhau ở điểm nào. Khi bên nhau hai đứng vui vẻ thế cơ mà?

Nghĩ vậy, tôi thực không cam tâm chịu đựng. Hôm sau tôi tới gặp mẹ nàng, chỉ để muốn biết nàng có thực sự yêu tôi, hay tình yêu của nàng chỉ là lời nói? Mẹ nàng nói đâu thấy con gái nói chia tay với ai và gia đình đâu có ai phản đối chúng tôi yêu nhau. Hơn nữa bà còn tin rằng tôi sẽ thành công về sự nghiệp. Tôi hỏi, “Tiểu Lỗi có phàn nàn với bác điều gì về cháu không ạ?”. Bà ngạc nhiên nhìn tôi. “Tiểu Lỗi luôn khen cậu trước cả nhà, nói cậu là người tốt, làm việc cũng giỏi.” Tôi nghe mà đờ đẫn cả người.

Đúng lúc đó, Tiểu Lỗi về. Nàng sẵng giọng bảo sau này đừng có tự động tới nhà nàng nữa. Khi tôi chào tạm biệt, nàng còn đem trả lại toàn bộ quà tặng trước đây của tôi. Khi tôi dùng ánh mắt bất hạnh nhất, nặng tình cảm nhất, hy vọng và mong đợi nhất nhằm níu kéo thì nàng bực tức gắt lên, “Một khi người ta đã đánh mất lòng tự trọng thì chẳng còn gì cả.” Tối đó, nàng còn đâm cho tôi một vết thương cuối cùng bằng tin nhắn Xin lỗi, tôi không yêu anh. Tất cả tình yêu mà tôi thể hiện trước đây đều là giả tạo! Thế này là thế nào? Nhất định đã có chuyện gì hệ trọng xảy ra với nàng.

Lòng trĩu nặng, tôi trở về nhà với ý nghĩ nếu Tiểu Lỗi không chịu kể ra hết sự thật thì tình yêu của chúng tôi dứt khoát tiêu tan. Và tôi không dễ dàng chấp nhận, bởi là chuyện liên quan đến hạnh phúc cả đời. Hôm đó tôi một mình uống rất nhiều rượu, bời quá phiền não và đau khổ. Khi đầu óc choáng váng, không hiểu ma xui quỷ khiến nào, tôi bỗng bấm số gọi cho Tiểu Lỗi. Rượu làm đầu óc tôi mụ mị, và tôi đã nói rất nhiều, rất nhiều lần câu Anh yêu Em. Tôi thề qua điện thoại rằng dù nàng có một vạn lần nói chia tay thì tôi sẽ một vạn lần nói Anh Yêu Em. Sau đó tôi nghe thấy tiếng khóc cảu mình, oan ức và bất hạnh. Đàn ông lẽ ra không nên khóc nhưng tôi không kiềm chế nổi bi phẫn trong lòng, chí muốn trút hết đau khổ cùng phiền muộn đã phải kìm nén bao lâu nay. Tiểu Lỗi cũng khóc, nói rằng thực ra rất yêu tôi nhưng không thể tiếp tục được. Tôi hỏi lý do, và hỏi có nhất định phải tàn nhẫn vậy không?

Tiểu Lỗi khóc dữ hơn, đòi gặp để kể về cái chuyện xảy ra với nàng vào đúng hôm sinh nhật tôi. Tôi vặn hỏi chuyện gì, nàng bảo nói qua điện thoại không tiện, vì bố mẹ đang ở nhà, rồi hứa sẽ đến gặp tôi ngay. Vừa đặt điện thoại xuống tôi đã tỉnh phắt ra. Hôm sinh nhật tôi đã xảy ra chuyện gì? Còn có thể xảy ra chuyện gì, với tôi và nàng?

Khi Tiểu Lỗi tới, tôi đang nôn trong nhà vệ sinh. Hôm đó tôi uống quá nhiều. Tiểu Lỗi dịu dàng lau mặt cho tôi, nước mắt tuôn lã chã. Nhìn thấy người phụ nữ mình yêu thương phải khóc, tôi xiết bao đau khổ. Sau đó, Tiểu Lỗi dìu tôi lên giường, rồi giống như buổi tối trước hôm sinh nhật tôi, hai đứa tôi lại ngực áp ngực, ma95t kề mặt, môi sát môi. Nàng âu yếm nhìn tôi, như muốn để tôi tin rằng nàng yêu tôi thật, và cứ lặp đi lặp lại “Em yêu anh.” Tôi tin! Một người phụ nữ có thể nói Em Yêu Anh tới kiệt sức thì nhất định phải là đáng tin. Tôi hỏi, “Hôm đó xảy ra chuệyn gì khiến em nhẫn tâm đòi bỏ anh hết lần này tới lần khác?”

Im lặng hồi lâu, rồi nàng ngước nhìn tôi, thổn thức kể lại.

Nghe xong, tôi nhỏm phắt dậy, cười và vỗ yêu liên tục lên đầu nàng mà mắng. “Đồ ngốc, sao em lại ngốc nghếch thế không biết. Cái vật cản đó quan trọng đến thế sao? Có hơn tình vợ chồng của chúng ta không?”

Thì ra đầu đuôi nó là thế này.

Hôm sinh nhật tôi, cơ quan Tiểu Lỗi đi chơi rất vui. Nàng còn vui hơn mọi người vì vừa hôm trước đã cùng với tôi có một ngày vui vẻ, một tối nằm ôm nhau, mặt kề mặt môi áp môi. Vì ở nhà về muộn nên Tiểu Lỗi chuẩn bị không tốt lắm, con gái leo núi ai lại mặc váy và đi dép, vì vậy nàng theo đoàn đi rất vất vả. Lúc lên núi thì không cảy ra chuyện gì. Đùa nghịch cho tới khi mặt trời sắp lặn họ mới xuống núi ra về. Đáng ghét là lúc đó 1 đồng nghiệp nam của nàng bỗng phởn chí đưa ra lời thách đố, rằng ai xuống nhanh nhất sẽ được thưởng còn ai xuống cuối cùng sẽ phải mua đồ giải khát cho cả đoàn, khoảng 50 tệ. Thế tất cả ra sức mà chạy. Đường mòn xuống núi tuy không nguy hiểm nhưng cũng có chỗ gập ghềnh, vả lại, xuống bao giờ chẳng khó hơn leo lên. Tiểu Lỗi xúi quẩy nhất, đi dép vốn đã không thuận tiện nhưng lại vẫn muốn thi với mọi người, nên mới xuống được lưng chừng dốc thì nàng bị ngã. Cú ngã thật ác, toàn bộ thân thể không hề bị sây sát, chỉ đúng cái vật cản cần gìn giữ nấht của phụ nữ thì lại bị hư hại. Thoạt đầu nàng không để ý, chỉ thấy nơi đó hơi đau nên vẫn tiếp tục xuống núi. May nàng không phải là người cuối cùng nên không mất 50 tệ ngớ ngẩn.

Sau đó Tiểu Lỗi còn vui vẻ trêu chọc cô bạn gái xuống cuối cùng, nghĩa là nàng vẫn không có cảm giác gì hết. Nhưng khi về nhà, nàng thấy phía dưới mỗi lúc một đau hơn. Vào phòng tắm kiểm tra, nàng giật mình khi thấy quần lót ướt máu. Sờ nắn khắp người một lượt, nàng không thất vết thương nào, vậy thì máu chỉ có thể từ chỗ kín mà ra. Nàng sợ phát run, chỉ lo vật cản bị rách hỏng. Nhưng lúc đó bố mẹ đều ở nhà, lại khuya rồi, nên không thể đến bệnh viện, nàng đánh nhịn đau chờ đến hôm sau. Sáng ra, nàng thấy chổ đó vẫn rất đau và vẫn rỉ máu. Không phải kỳ kinh, sao máu lại ra nhiều vậy? Tiểu Lỗi sợ hết hồn vội chạy tới phòng phụ khoa trong bệnh viện mà nàng làm việc. Bác sĩ kiểm tra là một phụ nữ hơn 40 tuổi, quan hệ với nàng vốn rất tốt. Kiểm tra xong, bà nhìn Tiểu Lỗi bằng ánh mắt rất kỳ lạ rồi cười mà hỏi có phải nàng đã từng làm tình với người yêu trước khi cưới không? Tiểu Lỗi đỏ mặt lắc đầu quầy quậy. Bà bác sĩ nạgc nhiên. “Thế sao màng trinh lại bị rách? Tiểu Lỗi giật mình oà khóc. Rồi kệ lại sự việc leo núi hôm qua. Bà bác sĩ nghe xong cứ lắc đầu. “Làm thế nào bây giờ? Đối với phụ nữ thì là chuyện lớn đấy. Cô chứa kết hôn mà màng trinh đã rách thế này, sau giải thích với chồng ra sao?” Rồi bà kể một loạt chuyện có liên quan tới việc đàn ông coi trọng cái vật cản đó thế nào. Tiểu Lỗi nghe xong sợ quá, khóc rất lâu, mãi mới bình tĩnh lại được. Bà bác sĩ an ủi. “Thôi, đã vậy thì phải tìm cách qua lọt đêm tân hôn. Hay là làm phẫu thuật vá nó lại?” Tiểu Lỗi hồi hộp. “Phẫu thuật ấy có tác dụng không?” Bà bác sĩ do dự. “Khó mà nói chắc chắn, chỉ chắc chắn là không bảo đảm trăm phần trăm.”

Từ sau sự việc đó, nàng luôn nghĩ tới việc chia tay với tôi, bời cho rằng tôi là một người đàn ông truyền thống thì nhất định sẽ đòi hỏi vợ mình phải trong trắng theo nghĩa còn nguyên vẹn cái vật cản kia.

Đó chính là nguyên nhân của việc Tiểu Lỗi năm lần bảy lượt đòi chia tay tôi. Nghe xong, tôi muốn cười ra nước mắt. Hỏi sao không kể hết ngay cho tôi nghe, nàng lập tức hỏi lại, vậy lúc đó liệu tôi có tin đó là sự thật không? Miệng tôi đáp Tin nhưng trong lòng thì tự hỏi có thật là mình sẽ không chút nghi ngờ? Rất khó nói, quả thực rất khó nói. Nhưng bây giờ thì tôi lại hoàn toàn tin tưởng vào nàng.

Thế là đám mây u ám vẫn đè nặng trong lòng tan biến, chúng tôi lại quay về với sự ngọt ngào vốn có trước đây, và càng yêu thương nhau hơn, vô chừng vô kể. Nếu hôm đó tôi không say tới mức khóc lóc như vậy, có thể nàng vẫn chưa chịu kể hết sự thật. Tiểu Lỗi cũng bảo do thời gian yêu nhau còn quá ngắn nên những lần nói chia tay trước không cảm thấy đau đớn lắm, nhưng khi nghe tiếng khóc lóc của tôi trong điện thoại tim nàng đột nhiên thắt lại, lòng dạ cực kỳ đau đớn, và đánh quyết định nói ra sự thật, mặc cho tôi tin hay không.

Đó chính là sự kiện suýt phá vỡ hạnh phúc của cả tôi và Tiểu Lỗi, người vợ thân yêu đang âu yếm chăm sóc tôi đây. Tôi muốn nói với mọi người rằng, dù đàn ông hay đàn bà cũng không cần phải quá coi trọng cái chuyện trinh tiết đó nếu không muốn tự mình gây ra nỗi đau đớn cho người mình yêu, và cho cả mình.