Con trai của bố:
Từ trại hè về, con tuyên bố với bố mẹ một bí mật – bạn Hà Phong ở lớp con đến giờ vẫn còn bị tè dầm…
Chứng tè dầm chính là đái dầm mà bố đã từng nói đó, nó thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, vì lúc đó hệ thống thần kinh và chức năng sinh lý của bàng quang còn chưa hoàn thiện, các con đứa nào hồi bé cũng tè dầm mà.
Cho dù sau này khi đã lớn dần lên, vấn đề đái dầm không còn là chuyện kỳ lạ nữa. Theo một số tài liệu thống kê cho thấy, ở HongKong có khoảng hơn 40 nghìn học sinh trung học tuổi từ 15 ~ 19 mắc chứng đái dầm ban đêm, hơn nữa nói một cách thông thường thì con trai dễ mắc bệnh này hơn con gái.
Trong khoảng một thời gian khá dài, người ta đã cho rằng đái dầm không phải là bệnh, chính vì thế không cần thiết phải có những trị liệu đặc biệt. Nhưng một số nghiên cứu hiện nay lại chỉ ra rằng, đái dầm chính là một loại bệnh. Trẻ nhỏ từ 5 ~ 6 tuổi trở lên, ngoài những trường hợp nếu như gặp phải tình huống quá mệt mỏi, hay bị kích thích bởi những tác nhân ở bên ngoài ra, thì đã có thể khống chế được chức năng bài tiết nước tiểu của mình rồi, cho dù ban đêm cũng đã có thể tỉnh dậy để đi tiểu tiện. Nhưng cũng có người, sau khi lớn lên vẫn thường xuyên đái dầm, điều này không những ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và giấc ngủ của người đó mà còn tạo nên một áp lực tâm lý khá nặng nề - lúc nào cũng cảm thấy xấu hổ, tự ti, thiếu tự tin, dũng khí khi giao tiếp với người khác, thường xuyên trốn tránh, lảng tránh những hoạt động xã giao và các hoạt động tập thể thông thường, năng lực đối nhân xử thế kém, thường xuyên đái dầm khiến cho cơ thể cảm thấy tiều tụy, mệt mỏi, và cũng vì nguyên nhân đó mà tính tình trở nên cố chấp, thậm chí xuất hiện những hành vi bốc đồng, tiêu cực….
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái dầm có rất nhiều.
Đầu tiên phải kể đến đó chính là yếu tố di truyền. Có những nghiên cứu liên quan chứng minh cho thấy, nếu như cả hai bố mẹ đều mắc chứng bệnh đái dầm, thì tỉ lệ đứa con của họ mắc chứng bệnh này lên đến 77%. Nếu như một trong hai người bố hoặc mẹ mắc chứng bệnh đó thì tỉ lệ đứa con của họ mắc chứng đái dầm lên đến 44%. Nếu như trong trường hợp cả bố và mẹ đều không có ai bị mắc chứng đái dầm, thì tỉ lệ đứa con của họ mắc chứng này chỉ có 15% mà thôi. Vì thế đái dầm chính là một căn bệnh có liên quan đến nhân tố di truyền.
Tiếp theo đó phải kể đến sự phát dục của hệ thống thần kinh không hoàn thiện cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc mắc chứng bệnh đái dầm. Chính vì hệ thống thần kinh phát triển không hoàn thiện, nên khi trong giấc ngủ, bàng quang bị đầy quá, không kịp thời phát tín hiệu lên đại não, mà đại não cũng không kịp thời phát tín hiệu và ra lệnh để cho người ta tỉnh dậy mà dẫn đến đái dầm.
Kế đến là nhân tố sinh lý như niệu đạo có hình dạng dị thường bẩm sinh, viêm bàng quang hay viêm đường tiết niệu… cũng là những nhân tố gây nên chứng bệnh đái dầm.
Và cuối cùng, một tâm trạng hay trạng thái không tốt cũng là một nhân tố khiến người ta rơi vào chứng bệnh đái dầm. Chẳng hạn áp lực học hành quá lớn, quá nặng nề khiến cho người ta căng thẳng, tiều tụy, lo lắng hay có những mâu thuẫn với người thân, gia đình, bạn bè hoặc trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày có những xáo trộn đột ngột… tất cả những yếu tố đó cũng trở thành một trong những nhân tố khiến người ta mắc phải chứng bệnh đái dầm.
Đối với việc chữa trị bệnh này, đầu tiên phải kể đến dùng các loại thuốc, mục đích của nó là thông qua việc khống chế cảm xúc tiêu cực của con người mà khống chế việc đái dầm. Nhưng các con cũng cần phải lưu ý, việc dùng thuốc chỉ có thể giảm thiểu số lần bị đái dầm, chứ không thể chữa trị triệt để gốc rễ của bệnh, một khi dừng thuốc thì số lần bị đái dầm có khi còn tăng thêm nhiều hơn nữa. Ngoài ra, việc dùng thuốc để điều trị bệnh đái dầm còn có nhiều tác dụng phụ, chính vì thế phải hết sức cẩn trọng, cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng, bắt buộc phải đến bác sĩ để bác sĩ khám và kê cho đơn thuốc hợp lý và hiệu quả nhất.
Tiếp theo đó là vấn đề điều trị tâm lý, phải tìm ra nguyên nhân có thể dẫn đến chứng đái dầm. Nếu như bệnh đái dầm đó có liên quan đến những xung đột với bố mẹ, thì bố mẹ phải tự mình kiểm điểm lại hành vi của mình, và phải tiến hành một buổi nói chuyện, giao lưu với con cái, vứt bỏ đi gánh nặng, trở ngại trong tâm lý của con mình. Nếu như nguyên nhân từ áp lực tâm lý và áp lực học hành quá nặng nề thì chi bằng hãy để cho nó phát tiết ra ngoài, hoặc tìm biện pháp để giải tỏa, giảm thiểu nó, chẳng hạn dùng giấy bút viết ra hoặt tìm đến bạn bè để nói chuyện, tâm sự, tán gẫu… tất cả những cái đó đều có lợi cho việc giảm thiểu đi áp lực, hòa giải mọi xung đột, có lợi cho việc điều trị chứng đái dầm.
Cuối cùng là phương pháp huấn luyện tỉnh giấc để đi vệ sinh. Điều này phải do bố mẹ chủ động hàng đêm đúng giờ gọi con thức giấc đi vệ sinh, hoặc có thể dùng thiết bị đặc thù thông báo dậy đi vệ sinh để gọi con cái thức giấc, mục đích cuối cùng chỉ là gọi người bị mắc chứng đái dầm thức giấc đi vào nhà vệ sinh để tiểu tiện. Hành động đó cứ thường xuyên lặp đi lặp lại, người bị mắc chứng đái dầm sẽ dần có phản ứng đối với việc bàng quang đầy ứ nước tiểu, và sẽ chủ động đi vệ sinh. Việc huấn luyện này tuy rằng rất phiền phức, cần sự kiên trì, kiên nhẫn rất nhiều, cần một khoảng thời gian khá dài nhưng hiệu quả của nó lại rất cao, lên đến 70%.
Hay con cũng có thể nói nhỏ với bạn Hà Phong, để bố mẹ bạn ấy có thể đưa bạn ấy đến bệnh viện …
Bố của con.